Tỷ lệ mặt hàng xuất khẩu của 1 nước là thứ chậm thay đổi, vì nó liên quan rất nhiều đến ngoại giao, cấu trúc quan hệ quốc tế, chính trị.
Chắc nhiều người vẫn tư duy như của thế kỷ trước, nghĩ rằng nông nghiệp thì lạc hậu để phân biệt với công nghiệp thì hiện đại chăng?
Bây giờ nông nghiệp cũng là nơi để sử dụng công nghệ cao đó thôi. Nga, cũng như các nước phát triển khác, đã bắt đầu thử nghiệm các máy gặt tự động không người lái đó.
Bản thân Nga còn làm cái này trước nhiều nước phương tây. Các máy móc nông nghiệp cũng là thị trường tốt cho các ngành công nghiệp chế tạo đấy thôi.
Mỹ cũng đi lên từ xuất khẩu tài nguyên thô và vũ khí. Đầu thế kỷ 20, Mỹ bán dầu thô, nguyên liệu cho Nhật và mua về hàng dân dụng, nhưng ai dám nói Mỹ lúc đó là nước đang phát triển?
Thực ra, Mỹ và Nga đều có điểm mạnh y hệt nhau, đó là vũ khí, tài nguyên, vì thế nên hai nước sẽ mãi xung đột nhau, không quan trọng thể chế chính trị là gì.
Châu Âu do không có thế mạnh tài nguyên, nên họ đi chiếm thuộc địa để móc tài nguyên, và xuất khẩu thành phẩm của mình, từ đó hình thành trong suy nghĩ rằng, cứ chỉ nước nghèo, thuộc địa mới xuất khẩu tài nguyên thô. Úc cũng xuất khẩu phần lớn tài nguyên thô, vậy không lẽ nó cũng là nước đang phát triển?
Thực ra, mặt hàng không phải là yếu tố xác định nước nào là "thuộc địa", "đang phát triển" (hiểu theo nghĩa nước yếu, nghèo), nước nào là "chính quốc" (hiểu theo nghĩa nước phát triển, giàu có), mà chính vị thế trong buôn bán mới xác định.
Một nền kinh tế xuất khẩu kiểu "thuộc địa", hay có vị thế kinh tế "thuộc địa" so với nước nhập khẩu là như sau:
- Nước nhập khẩu thích mua từ nước xuất khẩu thì mua, không mua thì tìm cách ngăn chặn, mà nước xuất khẩu chả làm gì được, ngoài việc thuyết phục, vận động
- Các nhà nhập khẩu ăn phần lớn lợi nhuận của nước xuất khẩu.
Hãy nhìn tình cảnh VN xuất khẩu con cá ba tra, con tôm vào các nước Âu Mỹ thì thấy, phần lớn lợi nhuận bị các nhà nhập khẩu của nước này ăn hết, và họ thích mua thì mua, không mua thì VN cũng không làm gì được.
Vì thế mà Mỹ dù bán tài nguyên thô cho Nhật suốt đầu thế kỷ 20, nhưng không thể nói Mỹ là "thuộc đia" của Nhật. Vì Mỹ và Nga không bị rơi vào tình cảnh này.
Nếu như Mỹ và Nga bị các nhà nhập khẩu của châu Âu, TQ nó mua rẻ tài nguyên (tức là họ chén phần lớn lợi nhuận), đồng thời họ ỏng ẹo làm mình làm mẩy, làm chảnh mà Nga, Mỹ phải chịu theo mọi ý muốn oái oăm của họ, thì mới nói thế được.
Bây giờ, Mỹ còn đang tìm cách cưỡng ép EU phải mua nguyên liệu thô của mình ấy chứ, còn đòi ở đó mà làm chảnh, thích chối là chối được à?
Ngược lại, các nước bán nguyên liệu thô của mình vào Mỹ còn khướt mới có vị thế như vậy với Mỹ.
Tương lại, Nga đang hướng đến việc là nhà xuất khẩu năng lượng hỗn hợp, vì phong trào môi trường sẽ ngày càng đề phòng với dầu và gas. Vì thế, hiện công ty khí đốt của Nga Gazprom sẽ bắt đầu sản xuất khí Hydro xanh (clean hydrogen) vào năm 2024 theo kế hoạch mới của chính phủ nhằm phát triển nền kinh tế hydro.Trước đó Rosatom cũng đã lên kế hoạch thử nghiệm sử dụng nhiên liệu hydro cho tàu hỏa vào năm 2024. Novatek cũng quan tâm đến việc tham gia sáng kiến về hydrogen. Mục đích là biến Nga thành một nhà xuất khẩu năng lượng đa dạng (export mix), để đáp ứng với sự thay đổi thái độ của 1 bộ phận thế giới đối với dầu và gas. Hiện công nghệ sản xuất hydrogen ngày càng rẻ, dự đoán đến năm 2050, hydro sẽ chiếm khoảng 18% tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Chiến lược của Nga là như thế, và Nga sẽ còn xuất khẩu năng lượng nhiên liệu dài dài, vì chính họ cũng muốn vậy. Mặt hàng này vừa đem lợi nhuận cao, vừa đem lại quyền lực chính trị, phù hợp với thế mạnh của Nga, ngu gì không làm
Cái gì Nga xuất được thì quan trọng, còn cái gì Nga không xuất được thì không quan trọng cụ nhỉ.
Ngay từ thời còn LX, lúc đó đang là siêu cường thế giới, người ta đã nói nhìn vào danh mục xuất khẩu của LX người ta tưởng là nước đang phát triển. Toàn xuất nguyên, nhiên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp.
Liên xô đến năm 70 đã tạo khối Sev, có phân công lao động hẳn hoi, Lúc đó không xuất khẩu sản phẩm nữa mà chủ yếu đào tạo nhân lực về khoa học công nghệ, cách quản lý. Nhẽ ra sẽ rất hay ho nếu không bị sự xơ cứng của Brejnev và sự xốc nổi của Chốp làm hỏng.
khéo còn hay hơn EU mới chung nhau làm mỗi cái ảibus, cái thiết thực là auto vẫn mạnh ông nào ông ấy chiếm thị phần, phang nhau chết bỏ, như Rơ nôn còn đi liên doanh Nhật chứ có liên doanh với ai trong EU đâu.