Phàm một khi đã là con người, sống trong một quốc gia, thì ai cũng có lòng yêu quê hương đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên.
Còn bảo là không có, thì chỉ trừ loại cặn bã, hay quân hạ tiện, chúng mới không có lòng yêu nước, thậm chí đã không yêu thì chớ, mà còn có những hành động phản lại ích lợi của tổ quốc, của dân tộc, mà người ta thường nói là lũ hay bọn phản quốc!
Trong thực tế, bất kỳ một công dân yêu nước nào, khi đến một nơi nào khác ngoài quốc gia mình, khi nghe ai nói tiếng của nước mình, hoặc thấy màu cờ, cũng như nghe bản quốc ca của nước mình đã từng sống, hay mang quốc tịch, đều có cảm giác bồi hồi xúc động.
Đó là cái biểu hiện đơn giản nhất của lòng yêu nước!
Và cụ thể hơn là, có cái yêu nước thái quá của một số công dân, đến mức luôn luôn muốn quê hương đất nước của mình đứng đầu hay "hàng trước tiên" khi đem ra liệt kê, so kè với những nước khác.
Điều này, xét cho cùng là hoàn toàn tự nhiên: Vì xét ở góc độ nào đó, đó cũng là lòng yêu nước nhưng ......
Đó là ta nói chung, và nói cho nhau nghe để hiểu "
cái mà nhiều người đang muốn trong đầu". Còn thực tế, bước ra trước cộng đồng quốc tế, hay sân chơi chung, thì mọi cái đều phải có quy luật và trật tự.
Nếu ai cũng đòi nước của mình đứng trước nước khác thì có lẽ giết nhau, cũng không có cách nào để giải quyết!
Do đó để tránh những tranh cãi hoặc hiềm khich, Công ước Viên (Vienna) trong phần quy định về nghi thức hay nghi lễ ngoại giao (Diplomatic Protocol - DP) đã quy định rõ điều này, hầu tránh cho những tranh cãi cũng như hiểm khích không đáng có nhất là từ bọn "yêu ngu".
Theo nghi thức hay nghi lễ ngoại giao (DP) quy định thì việc nêu tên, liệt kê tên, treo cờ nước (Quốc kỳ), cũng như quốc hiệu của các quốc gia trong các: danh sách, biểu ngữ, cũng như xếp thứ tự cột cờ trong các biển hiệu, hoặc khi ký các hiệp ước, hiệp định, biên bản gồm nhiều quốc gia ký, sẽ được sắp xếp theo
thứ tự chữ cái theo ngôn ngữ của nước chủ nhà đăng ký, đăng cai hay chủ trì Hội nghị hoặc sự kiện đó.
Do đó cụ thể hơn, ví dụ có nhiều quốc gia tham dự một
hội nghị tại Việt Nam thì tên các nước đó sẽ được sắp xếp theo bảng chữ cái của Việt Nam.
Đồng một thể nếu có nhiều quốc gia tham dự một hội nghị hay sự kiện tại Ý, khi viết hoặc liệt kê tên thì da
nh sách các nước này sẽ liệt kê sắp xếp theo bảng chữ cái của Ý.
Từ điều này, sẽ dẫn tới hệ quả là hầu như Việt Nam luôn luôn xếp sau cùng trong các danh sách hay khi liệt kê tại hội nghị, biển báo, vì
chữ cái V là chữ cái gần cuối!
Tuy nhiên nếu Việt Nam tham dự một hội nghị hay sự kiện, hoặc ký một hiệp ước, mà tổ chức tại Nga thì lúc đó Việt Nam sẽ được xếp gần trên đầu vì trong bảng chữ cái tiếng Nga Việt Nam (Вьетнам) được ghi lại âm B trong bản chữ cái Nga đứng thứ ba, do đó Việt Nam sẽ được sếp ở phần phía trên.
Điều này không phải là ăn may, mà chỉ là vì theo quy định của DP này, tên quốc gia Việt Nam khi ghi theo tiếng Nga thì nó là Вьетнам, và B (
в ) là chữ cái thứ 3 trong chữ cái của Nga sau
А (а) và
Б (б)
Cũng xin nói thêm là trong các hội nghị quốc tế gồm nhiều nước tham dự thì khi ký kết biên bản, hiệp ước, hay hiệp định, bản chính sẽ liệt kê tên các quốc gia ký tên theo chữ cái của tiếng của quốc gia tổ chức, hay đăng cai hội nghị,
tất cả các nước đều ký trong các bạn hiệp ước hiệp định hay biên bản này. nhưng nước chủ nhà luôn đứng đầu!
Tuy nhiên để "
mát mặt anh vừa lòng chị" thì
bản của từng nước đem về,
sẽ có một bản, mà nước đó được ký và ghi tên đầu tiên, đó là bản nước đó đem về để lưu trong hồ sơ, cũng như công bố trước bàn dân thiên hạ tại quốc gia mình!
Thế đấy! Biết, mà biết không tường tận lại không biết ngậm mồm, và còn thích nói, thì chỉ lòi ra cái . ..... của minh thôi!