[Funland] Norodom Sihanouk và Campuchia

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Vậy là ý cụ muốn nhà nước phải thay đổi quan điểm về nhà Nguyễn phỏng? Cái này em không quan tâm vì em cũng chỉ coi sách nn là một nguồn thôi, với em tự do học thuật mới là yếu tố quan trọng nhất!
Đó là cái em muốn đấy. Chứ dân người ta vẫn thờ nhiều như Dương vân Nga, lê hoàn, Lữ gia....toàn các nhân vật tranh cãi
Đối với người dân tự trong lòng họ biết, cũng chẳng cần ai định hướng!
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Norodom Sihanouk sinh ngày 31 tháng 10 năm 1922. Con trai của Quốc vương Norodom Suramarit và Nữ hoàng Sisowath Kossamak.
Sihanouk học tại một trường tiểu học ở Phnom Penh. Vì trường Baudouin ở Phnom Penh không có lớp luyện thi Tú tài, ông về học ở Sài gòn. Trước 1945, ông học tại trường Lycée Chasseloup Laubat ở Sài gòn cho đến khi người Pháp bất ngờ nhấc ông lên thành Quốc vương.
Tại Lycée Chasseloup Laubat Sài gòn, lúc ấy, ông là một hoàng tử không được chú ý. Ông nói thông thạo tiếng Việt, thích kể chuyện tếu, chơi đàn mandoline khá hay, thường hát nhạc Pháp, nuôi mộng đóng phim, mê món ăn Việt và... ước mơ “cưới vợ VN”. Trong chuyến công du năm 1958 tại Sài gòn, ông vui mừng gặp lại các bạn cũ như Nguyễn Ngọc Thơ (phó Tổng thống), Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn (Tham mưu trưởng), Trần Tử Oai, Lâm Lễ Trinh (B.ộ trưởng Bộ Nội Vụ thời Ngô Đình Diệm) ...vv.. để nhắc kỷ niệm xưa.
Đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng học trường này với Sihanouk
Bản chất mỗi cá nhân con người đều mang tính chung của dân tộc mình!
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
Tranh cãi công tội triều Nguyễn vui hỉ....Bảo Đại ông vua cuối cùng còn có thêm tội tày đình : đứng ra lập cái Quốc gia VN để kéo dài cuộc chiến Đông Dương đến tận 30 năm. Trước đó, 1945-1947, Pháp đã nhiều lần lập chính phủ bù nhìn mà không được, vì không có thằng con hoang nào đủ uy tín.
 

zhou99

Xe đạp
Biển số
OF-321940
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
14
Động cơ
289,650 Mã lực
Sài Gòn chỗ cháu chưa thấy. Không biết vì sao ??
Rất nhiều người Sài gòn cũng thắc mắc tại sao Đà nẵng và nhiều Tỉnh miền tây nam bộ có tên đường Lê Văn Duyệt, thậm chí tại huyện An Biên, An Giang có Đình thần Lê Văn Duyệt mà Sài gòn thì chưa có?. Hãy xem tiểu sử của Tả quân Lê Văn Duyệt để biết Ông có công với đất Sài gòn-Gia Định như thế nào nhé:

"Công lao của Lê Văn Duyệt đối với người dân vùng Đồng Nai -Cửu Long thật vô cùng to tát. Đó là công khai hoang, lập ấp; làm cho một vùng rừng rậm, đầm lầy… trở nên trù phú với một nền an ninh vững chắc, bởi chiến lược bảo vệ và phòng thủ phía Nam và phía Tây rất hữu hiệu của ông. Ông cũng chính là người góp nhiều công sức cho việc đào kênh Vĩnh Tế, làm cho dân Miền Nam ít nhiều cũng có được một xã hội khá yên ổn, ấm no...Phan Thanh Giản, cũng là một vị quan có tài đức thời bấy giờ, đã thốt lên lời khen ngợi :
Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đại quan. Tôi ở Kinh Thành, ở Bắc Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến, dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vóc, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt…. Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.
Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận: Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng.
Sau đó ông còn ghi lại trong quyển nhật ký của ông về những sinh hoạt của thành phố Sài Gòn lúc đó và tiếng tăm của Ngài Tổng trấn như sau:
Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều người rất kính trọng vị Tổng Trấn của họ.
Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ, Tổng Trấn biết được cũng bị phạt rất nặng.
Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rất nhiều người Sài gòn cũng thắc mắc tại sao Đà nẵng và nhiều Tỉnh miền tây nam bộ có tên đường Lê Văn Duyệt, thậm chí tại huyện An Biên, An Giang có Đình thần Lê Văn Duyệt mà Sài gòn thì chưa có?. Hãy xem tiểu sử của Tả quân Lê Văn Duyệt để biết Ông có công với đất Sài gòn-Gia Định như thế nào nhé:

"Công lao của Lê Văn Duyệt đối với người dân vùng Đồng Nai -Cửu Long thật vô cùng to tát. Đó là công khai hoang, lập ấp; làm cho một vùng rừng rậm, đầm lầy… trở nên trù phú với một nền an ninh vững chắc, bởi chiến lược bảo vệ và phòng thủ phía Nam và phía Tây rất hữu hiệu của ông. Ông cũng chính là người góp nhiều công sức cho việc đào kênh Vĩnh Tế, làm cho dân Miền Nam ít nhiều cũng có được một xã hội khá yên ổn, ấm no...Phan Thanh Giản, cũng là một vị quan có tài đức thời bấy giờ, đã thốt lên lời khen ngợi :
Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đại quan. Tôi ở Kinh Thành, ở Bắc Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến, dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vóc, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt…. Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.
Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận: Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng.
Sau đó ông còn ghi lại trong quyển nhật ký của ông về những sinh hoạt của thành phố Sài Gòn lúc đó và tiếng tăm của Ngài Tổng trấn như sau:
Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều người rất kính trọng vị Tổng Trấn của họ.
Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ, Tổng Trấn biết được cũng bị phạt rất nặng.
Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông
Ông Lê Văn DUyệt là 1 trong số rất ít các quan nhà Nguyễn có tài quân sự và kinh-tế, thu- phục lòng người tốt, được vua Gia Long ( N.A) cho phép " nhập triều bất bái"...làm cho Gia Định phát triển, ông ủng hộ con cái Hoàng tử Cảnh nối ngôi, mời người Anh vào làm kinh tế, mở của đất nước, ..
Tất nhiên những việc ông làm đều bị Minh Mạng căm-ghét tột cùng, ngay sau khi ông mất đã vu vạ và chu di cả họ nhà ông.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,173
Động cơ
113,354 Mã lực
Nói linh tinh, QT mất sớm, NA còn quậy phá... còn chưa thoát được binh đao chứ đã kịp làm kinh tế đâu. QT chưa mất thì NA sợ mất mật chứ giỏi qs cái nỗi gì?
Không mất sớm thì thưa với cụ là cứ bắt dân đi oánh nhau suốt ngày thì cũng tàn cái đất nước thôi, Về qs người thắng cuối cùng 1 cuộc chiến tất nhiên là giỏi hơn rồi, ai cũng nói Hạng Vũ giỏi đánh thắng trăm trận và Lưu Bang thì chỉ thắng đúng có 1 trận thôi nhưng kết cục thì sao ? NA sợ mất mật thì đã không oánh nhau bằng đấy năm vs QT đâu cụ. Mang cái sử bây giờ của mấy ông hằn học chế độ phong kiến tôn sùng khởi nghĩa nông dân dựng người này lên hạ người này xuống để phán xét và bôi nhọ 1 vĩ nhân, nhưng kỳ tình những người nông dân cũng chẳng hề ủng hộ QT
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Em vào em xem ảnh và nghe kể chuyện về vương quốc và vua Cham-pa.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
(Sưu tập)
Chuyện cho nhà chép sử và người đọc sử thời nay suy ngẫm!

Sử quan Lê Nghĩa

Đời vua Lê Thánh Tông có viên sử quan tên Lê Nghĩa. Ông già, người gầy guộc, nhỏ thó. Mái đầu bạc trắng, lưa thưa vài sợi tóc, râu cằm cứng bết lại thành một đám vểnh nhọn lên như cái mũi mác. Chẳng hiểu ông có gia đình vợ con gì không, hay nhà xa kinh thành, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong Hàn lâm viện, làm công việc biên chép sử.
Chiều đến, khi hoàng hôn xuống, tím ngắt kinh thành, ông ngồi lặng tờ như cái bóng, nhâm nhi chén rượu suông. Những lúc như thế, có cảm tưởng ông già mảnh khảnh, như sắp tan hoà vào không gian bảng lảng, u tịch của chiều hôm... Vào một buổi chiều thu, ông già chép sử một mình cặm cụi trước một trang sách ố vàng đầy bụi bặm.
Dường như tất cả nhãn lực, cùng trí não, tâm hồn ông đều tập trung vào nội một chữ "Trần" hình thành bởi hai chữ Đông và A ghép lại. Cái mẫu tự có cấu trúc kỳ lạ, có thể viết thành một cuốn sách ngõ hầu bổ sung và mở mang thêm kiến văn cho các bậc thức giả vốn đã uyên thâm, lịch duyệt.
Ông làm việc say mê đến nỗi không biết có một người từ trong cung đi ra và đang thẳng bước tới Viện. Khách cũng đã dặng hắng ba lần, kính cẩn chào tới ba lần, nhưng đều không được đáp lại, còn lúc này đã đứng sát ngay trước mặt mà ông già vẫn chưa hay biết. - Kính chào sử quan!
Nghe tiếng chào, ông già giật mình, ngẩng lên. - Tôi là nội quan hầu cận Hoàng thượng. Hoàng thượng sai tôi đến Hàn lâm viện để mượn "Thực lục".
- Thực lục! Lê Nghĩa khẽ kêu lên, ngạc nhiên, không dấu được vẻ sợ sệt, hốt hoảng: - Thực lục là sách sử gia ghi chép các công việc của vua làm hàng ngày, không ai được xem.
Nội quan nói: - Nhưng đây là lệnh vua. Vua sai tôi...
- Vua càng không được tuỳ tiện. Tôi là sử quan trong Viện hàn lâm, không thể không giữ nghiêm quy chế đã ban hành, ông về lựa lời tâu vua như thế. - Lê Nghĩa cắt ngang lời nội quan, giọng dứt khoát. Xem thái độ và lời nói cương quyết của vị sử quan già nua, viên nội quan đành phải lui ra khỏi Viện.
Việc đến đó tưởng là xong. Không ngờ hôm sau đích thân vua Lê Thánh Tông vào Viện tìm gặp Lê Nghĩa: - Hôm qua ta sai nội quan đến hỏi mượn sách, sao nhà ngươi từ chối là nghĩa thế nào? Có phải vì không có tín bài chăng?
- Tâu Hoàng thượng, phải thế mà cũng chẳng phải thế. Việc hệ trọng, quan được vua sai đi làm mà không có tín bài, ai dám tin. Vả lại dẫu Hoàng thượng có trao tín bài cho nội quan thì thần cũng không dám làm việc khinh suất. Lệ đã định...
Không để Lê Nghĩa tâu trình tiếp, vua Thánh Tông đã gạt đi: - Ta biết rồi. Nhà ngươi biết giữ gìn phép nước. Ta khá khen. Nhưng ta chỉ muốn xem qua, không có ý định can thiệp vào những công việc của sử thần thì có hề gì.
- Hoàng thượng là bậc minh quân, từ ngày lên ngôi làm nên bao công nghiệp rỡ ràng được bốn phương hướng về. Ngoài, giữ yên bờ cõi. Trong, dân tình no đủ, văn học chưa thời nào phồn thịnh như bây giờ, khiến cho kẻ sĩ hết thảy đều hớn hở, nức lòng. Thần tin yêu Hoàng thượng nhưng càng tin yêu chúa mình bao nhiêu, các bề tôi càng phải giữ mình, không được một mảy may sai sót.
Vua Thánh Tông căng trán, nhíu mày. Đoạn nhà vua hỏi: - Này Lê Nghĩa! Ta hỏi thực nhé! Sử cũ chép: Trước kia Phòng Huyền Linh làm sử quan. Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?
Lê Nghĩa kiêu hãnh đáp: - Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Đường Thái Tông giết Kiến Thành và Nguyên Cát, Phòng Huyền Linh chỉ dám chép qua loa mập mờ, chung chung là "sự kiện ngày mồng 4 tháng 6" thôi. Thế mà khi Đường Thái Tông xem, bắt phải viết lại cho rõ ràng. Như vậy thì thần cho rằng Huyền Linh cũng vẫn chưa phải là hiền thần!
- Ta hiểu rồi. Như vậy là nhà ngươi tự coi mình còn hơn Huyền Linh, còn ta thì không được như Đường Thái Tông. Ta không thể bắt bẻ được những điều ông nói. Nhưng sao ông vẫn không hiểu được thiện ý của ta. Ta chỉ cốt xem lại những ghi chép hàng ngày của các sử gia để còn biết trước đây có lỗi gì để còn sửa được.
Lê Nghĩa thấy vua đã nhận ra lẽ phải, nhưng vì vẫn chưa vượt qua được thói thường tò mò, nên cố nài thêm đó thôi. Viên sử quan già dịu giọng tâu lên:
- Muôn tâu chúa thượng! Thánh chúa mà muốn sửa bỏ lỗi lầm, đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc. Ngoài ra nếu bệ hạ suốt ngày chỉ lo điều hay thôi thì cần gì phải để mắt đến quốc sử. Còn nếu như bệ hạ quyết xem thì cho phép thần được ghi một câu: "Ngày... tháng... năm... này, đức vua vào Hàn Lâm viện đòi Lê Nghĩa cho xem Thực lục. Sử quan họ Lê quyết một lòng bảo vệ phép nước nhưng không được. Đành phải tuân theo".
Lê Thánh Tông lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vua nhìn viên sử quan già nua mảnh khảnh bé như cái tăm, bộ râu cằm cứng đờ vểnh cong lên ra tuồng cao ngạo, mà vừa kính vừa ghét.... cuối cùng, nhà Vua đành phải quay về.

Lời bình:
Thời trước, người được cử viết sử là những Quan có tài và phải nói là cực kỳ can đảm. Theo luật người làm vua đương triều không được quyền xem nó. Do đó sách sử thời xưa rất đáng để chúng ta xem và trân trọng cái giá trị thực của lịch sử. Nhưng đôi lúc, từng thời kỳ mà nhà viết sử cũng không dám viết đủ, viết đúng, vì thế lực của vua (vua phá luật)... nhưng điều này là rất ít.

Còn thời nay, từ ngày nước ta độc lập, không biết có nhà viết sử nào được như thế không? Vì như thế thì con cháu mới học hỏi được giá trị thực của cuộc sống. Viết về thành tựu thành đạt là nhiều, còn những sai lầm đáng tiếc sao không thấy viết ra để cho con cháu đời sau học để tránh.

Mặt khác, về môn Sử nói chung, có nên viết trung thực, khách quan không? Có nên nói theo quan điểm một phía của tầng lớp cai trị phong kiến, tư bản không? Có nên tốt khoe xấu che để bảo vệ một nhóm người có quyền nào đó không? Có ai được đứng trên lịch sử không? Câu hỏi này xin bỏ ngỏ cho nhân dân và lịch sử tự phán xét, thậm chí cho nghìn năm sau, khi lịch sử đã sang trang?
Trả lời những câu hỏi trên xong, rồi ta mới nên chọn sách sử, đọc sử và... bàn sử.


Trên cũng là hồi âm cho các comment, mà Em không muốn tranh luận... !
 
Chỉnh sửa cuối:

xuanmanhnguyen

Xe điện
Biển số
OF-374954
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
2,094
Động cơ
-242,380 Mã lực
Em chao cụ Ngao5 !! Mấy hôm roi ranh rỗi trong tg cách ly em hay xem kênh lịch sử va em đã dc xem 1 trong những thước phim lịch Hay nhất ve cuộc chiến tranh Đông Dương
20200406_232529.jpg
20200406_232514.jpg
20200406_232435.jpg
20200406_232421.jpg
20200406_231224.jpg
20200406_231219.jpg
20200406_231059.jpg
20200406_231051.jpg
20200406_231041.jpg
20200406_231034.jpg
20200406_231016.jpg
20200406_230516.jpg
20200406_230512.jpg
20200406_230503.jpg
của kênh National Geographic . Đây là 1 trong nhung phim tài liệu em thấy hay nhất, thú vị nhất và hào hung nhất của lịch sử Việt Nam. Em kịp chụp lại nhưng hình ảnh về 2 người Anh hùng dân tộc Việt Nam.
20200406_233226.jpg
20200406_233221.jpg
20200406_232732.jpg
20200406_232724.jpg
20200406_232706.jpg
20200406_232659.jpg
20200406_232656.jpg
20200406_232557.jpg
20200406_232554.jpg
20200406_232552.jpg
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,852
Động cơ
314,233 Mã lực
Cụ nói chuẩn!

Pol Pot là người Cam gốc Hoa, bản chất nó vẫn là người Trung quốc (chỉ có quốc tịch Cam) do TQ nâng đỡ từ trứng nước, để xây dựng CQ chư hầu. Nó có thương xót dân Cam đâu, mới đối xử tàn ác trong chế độ của nó. Cấp dưới của nó tàn ác vì bị nhồi sọ và sợ bị xử tử nếu trái ý Chủ.
Bọn Khơme đỏ mê muội không cho nó một phát, để đảo chánh.
VD người Việt gốc Cam ở VN, nếu có cơ hội nó cũng vùng lên quay đầu về Cam.
Là người gốc Hoa nhưng nó cũng ghét người Hoa, cụ thể trong giai đoạn cầm quyền, nó đã giết hại khoảng 200 ngàn người Hoa, và toàn bộ người VN khoảng trên 20 ngàn. Còn việc TQ ủng hộ Polpot là vì muốn tạo thế gọng kìm với VN, vì ghét VN đi liên minh với LX. Nói chung chính trị cũng lắm đường, khó hơn lên trời.
 

trung_cadan

Xe tải
Biển số
OF-108552
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
494
Động cơ
219,874 Mã lực
Nơi ở
Các quán cafe
Website
www.thanglongkydao.com
Em chao cụ Ngao5 !! Mấy hôm roi ranh rỗi trong tg cách ly em hay xem kênh lịch sử va em đã dc xem 1 trong những thước phim lịch Hay nhất ve cuộc chiến tranh Đông Dương ..
Cụ cho em xin cái link phim được không ạ ...
 

uahktam

Xe tải
Biển số
OF-623448
Ngày cấp bằng
14/3/19
Số km
235
Động cơ
117,250 Mã lực
Nhất trí với cụ là đó là cuộc đấu giữa Mỹ và TQ: Mỹ tìm mọi cách cô lập Trung Cộng và Đông Dương là điểm quan trọng để khoá Trung Cộng.
Không đồng ý với cụ khi cho rằng bắt tay với Trung Cộng là sai lầm của Mỹ. Theo tôi nghĩ, đó là một đánh đổi mà Mỹ chấp nhận để đánh đổ Liên Xô và chia rẽ khối CS.

Cảm ơn Cụ Ngao5, Các hình ảnh rất đẹp, rõ, chân thực và truyền tải nhiều thông điệp lịch sử, chứ không phải hình tuyên truyền một chiều .

Lịch sử cận đại Của Cam và của VN, với phe tả đều có bàn tay trợ giúp và khuấy đảo của TQ thông qua các khí tài chiến tranh, thiết bị quân sự. Thực chất đó là cuộc đấu giữa hai cường Quốc Mỹ -Trung, với Chi phí viện trợ cho cuộc chiến là rất lớn.

Hiện tại Cam vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của TQ, dù quy mô có giảm. Với tính cách cùa người Cam thì TQ sẽ vẫn anh đỡ đầu phù hợp nhất trên thế giới.

Sai lầm lớn nhất của Mỹ là bắt tay ngầm với TQ năm 1972 của TT Nixon và việc trao cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn năm 2000, cũng như đồng ý cho TQ gia nhập WTO (2001) của Bill Clinton đã tạo điều kiện cho con Quái vật thức dậy và Hiện nay TT Trump phải tìm cách khống chế con Quái thú đó. Và các nước thuộc Đông dương: Cam, VN cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trong ba thằng đầu sỏ lớn nhất thế giới, thì VN có ân oán, dính với cả ba.

Đúng là số phận!
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cụ nói đúng! Mỹ không sai lầm vào thời điểm bắt tay với TQ hồi đó (TQ còn yếu và nhẫn nhịn), để chống LX.
Nhưng đến bây giờ TQ lớn mạnh còn nguy hiểm hơn LX (Nga Bây giờ) nữa, thêm vào tính chơi bẩn của Khựa. Cái này là ngoài dự đoán của Mỹ.

Nước Mỹ đã đánh giá sai TQ.
Nói sai lầm là xét tình hình của ngày nay, TT Trump giờ vẫn đang tìm cách dìm Tq lại mà không dìm nổi. Nếu LS được phép lập lại, TT Mỹ có tầm nhìn hơn sẽ hành xử khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Mẽo thì lúc nào chẳng thổi phồng các nguy cơ lên để lấy cớ can thiệp: xưa thì Liên Xô để kéo bè kết cánh 1 loạt tổ chức từ NATO, SEATO... Việt Nam, Nam Tư.
Nay thì Iran, Triều Tiên, TQ...
Còn siêu cường thì TQ còn lâu mới ngang Mẽo nhưng cũng khiến Mẽo mất 1 số mảng quan trọng ở Nam Mỹ, Phi, Á..
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
Dân Nam Bộ ở khu vực Mỹ Tho xuống tận miền Tây, bị bọn giặc Xiêm nó giết cũng vài nghìn người, phụ nữ bị hiếp dâm cỡ chắc con số vạn người. Những người dân này hình như được coi ngang với vượn, nên không đáng để kết tội Nguyễn Ánh. May có QT tiêu diệt hết bọn khốn nạn Xiêm, nếu không ( tiếc là lịch sử không có chữ Nếu ) có lẽ Nam Bộ giờ nói tiếng Xiêm vì Nguyễn Ánh lúc đó không có khả năng đuổi con voi do chính mình mời vào. Sử lol gì mà toàn nhận cái hay về mình, còn cái thối tha thì lờ tịt. Giống mấy /// luôn kêu thua vì phe mình nhân đạo, văn minh, trong khi lờ tịt hàng nghìn bức ảnh chặt đầu mổ bụng moi gan VC ăn sống. Chém gió OF cho vui.... =)) =))
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Dân Nam Bộ ở khu vực Mỹ Tho xuống tận miền Tây, bị bọn giặc Xiêm nó giết cũng vài nghìn người, phụ nữ bị hiếp dâm cỡ chắc con số vạn người. Những người dân này hình như được coi ngang với vượn, nên không đáng để kết tội Nguyễn Ánh. May có QT tiêu diệt hết bọn khốn nạn Xiêm, nếu không ( tiếc là lịch sử không có chữ Nếu ) có lẽ Nam Bộ giờ nói tiếng Xiêm vì Nguyễn Ánh lúc đó không có khả năng đuổi con voi do chính mình mời vào. Sử lol gì mà toàn nhận cái hay về mình, còn cái thối tha thì lờ tịt. Giống mấy /// luôn kêu thua vì phe mình nhân đạo, văn minh, trong khi lờ tịt hàng nghìn bức ảnh chặt đầu mổ bụng moi gan VC ăn sống. Chém gió OF cho vui.... =)) =))
Kiến thức lịch sử của Cụ có vấn đề hay lý do tư thù nào khác !... hay Cụ chăm đọc sách nên quá thuộc bài.

Dân Miền Nam nói chung từ Bình Thuận trở vào đều nhở ơn Chúa nguyễn, Gia long và các tướng lãnh triều Nguyễn và lập rất nhiều đền thờ trước cả thời VNCH (Võ Tánh, Ngô tùng Châu , Nguyễn Hữu Cảnh - Thoại Ngọc Hầu, Lê Văn Duyệt,...) . Cụ đã đọc quyển Sách Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802 cua Tạ Chí Đại Trường chưa? Nguyễn Anh bị Tây Sơn đánh bại,truy lùng, may nhờ có dân miền nam che dấu (như VM thời Mỹ) mà dần dần lập lại binh mã mà đánh Tây Sơn. Các đình làng thờ miền nam đều thờ ngài Thần Hoàng Bổn Thổ hay một vị tướng nào đó triều Nguyễn đều có sắc phong của Vua Nguyễn Làng, Dân lấy làm vinh dự, bây giờ còn xin di tích văn hoa LS....

Cha Ông Nam Bộ là người nghĩa khí, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Dù ban Đầu Nguyễn Ánh có mượn quân Xiêm nhưng sau đó cũng thấy sai lầm do quân Xiêm không quản lý được, cướp bóc vô tội... nhưng dân miền nam lúc đó loạn lạc toàn Cam, Hoa (Quảng đông - Phúc Kiến), Chăm... người Việt rất ít. Cụ chưa biết Chuyện Tây Sơn tàn sát toàn bộ gần cả Huyện người Hoa, đốt sạch nhà cửaở khu Cù Lao Phố, máu chảy đỏ sông Đồng nai vì tội góp tiền, vàng ủng hộ Nguyễn Ánh mua khí giới khi Nguyễn Ánh còn thất thế,... Người Hoa phải bỏ xứ lưu lạc len vùng chợ Lớn lập nghiệp. Và cũng chính dân miền nam nêu trên đã nhiều lần che dấu truy nã, góp tiền, xung quân lính để Nguyễn Ánh tái tập hợp quân đánh

Tây Sơn. Năm 1802, sau khi đánh bại Tây sơn, Vua Nguyễn Ánh, Minh Mạng, Triệu Trị đã mở mang bờ cõi xây dựng vùng đất Nam bộ và nước VN thành một nước hùng mạnh ở ĐNA. Thế mà chăm chăm cứ nói dân chúng miền nam, trung oán giận Nguyễn Ánh thích Tây Sơn.

Tây sơn Thua Quang Toản bỏ Thăng long chạy thoát về phía Bắc, nhưng nhà vua lại bị chính nhân dân của mình bắt trói giao nộp cho Quân tướng nhà Nguyễn. Hỏi nếu được lòng dân mới chạy một lần mà đã bị dân bắt nộp như tội phạm. Sao Vua không xuống chiếu Cần Vương, dựng cờ phục Quốc.





Lược trích :
Triều Nguyễn với các vị Vua có chống Pháp có thân Pháp trong từng giai đoạn, có công có tội. Nhưng, lịch sừ phải công minh, lịch sử phải là sự thật. Mà sự thật thì với những gì đã làm được cho đất nước, triều Nguyễn đã có những đóng góp hết sức to lớn cho dân tộc. Đấy là sự thật mà ta không thể phủ định !

Tội trạng của triều Nguyễn có hay không ? Xin thưa là “Có”....

Nhân cơ hội được đọc những bài tham luận của các học giả trong và ngoài nước trong quyển Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, tôi xin được mạn phép chia sẻ về những công trạng của vương triều này thông qua một vài tham luận của những nhà nghiên cứu. Hội thảo này đã minh chứng cho việc xem xét Vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc một cách khách quan hơn....
***
Vương triều Nguyễn chính thức thành lập vào năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
Trong tổng số 90 bài tham luận được in trong Kỷ yếu, xin phép được tổng kết lại những công trạng mà các nhà nghiên cứu, các học giả đã nhìn nhận và công nhận các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn đã làm được cho đất nước.
ụ thể, 4 đóng góp lớn của nhà Nguyễn trong việc phát triển đất nước:
- Thống nhất và mở rộng lãnh thổ
– Xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
– Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa
– Hình thành những cảng thị có vai trò quan trọng.

4 đóng góp này có ý nghĩa nhất mà các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn đã làm cho dân tộc vẫn còn giá trị đến ngày nay.

Về Thứ nhất, thống nhất và mở rộng lãnh thổ: Người ta cứ bảo nhau Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà” khi cầu viện quân Xiêm. Nhưng xét lịch sử, năm 1801, Cảnh Thịnh cũng cầu viện quân Thanh. Nếu quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta thì như thế nào ? Như vậy, đặt trong tình thế phong kiến Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm cũng là lẽ thường tình. Hoàng Tuấn Phổ nhận xét: “…Cái người xưa gọi là “khí số” chính là vai trò lịch sử. Khi nhà Tây Sơn hết vai trò lịch sử, lịch sử tất phải chọn ai đó, không người này thì người khác, đứng ra dọn dẹp đống đổ nát để xây dựng trên nền tảng quốc gia ngôi nhà mới. Và lịch sử đã chọn Nguyễn Ánh. với Nguyễn Ánh, là nhân vật xứng đáng nhất vì ông đã thành công nhất. Nếu không chọn Nguyễn Ánh, lịch sử chọn ai bây giờ ?...…” [10: 631].

Nếu xét công tội “cõng rắn cắn gà nhà” và “thống nhất và mở rộng lãnh thổ” đem cân để xem xét, thiết nghĩ việc thống nhất và mở rộng lãnh thổ là đáng quan tâm hơn. “… Chưa đầy hai thế kỷ tính từ thời điểm mở đất Phú Yên, chúa Nguyễn đã vượt qua được một quãng đường dài suốt mấy trăm năm mà thời Lý, Trần, Hồ, Lê thực hiện. So với quá trình mở mang lãnh thổ của các triều đại trước, thì công cuộc mở đất của chúa Nguyễn tiến hành với tốc độ nhanh hơn, quyết liệt hơn…” [9: 307].
cụ thể hóa tiến trình bằng mốc thời gian [4: 82 – 85]:
  • Từ thế kỷ IX đến XVI, vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt dân cư, đất đai chưa được khai phá.
  • Từ đầu thế kỷ XVII, cư dân người Việt từ Thuận – Quảng đến vùng đất Mô Xoài, Đồng Nai khai hoang, lập ấp.
  • Năm 1620, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho vua Chân Lạp Chey Chetta II.
  • Năm 1623, Chúa Nguyễn cho lập sở thu thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé, cử quan quân đến đóng đồn trấn giữ.
  • Năm 1679, cựu thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên tới xin cư trú. Chúa Nguyễn cho vào khai phá vùng Lôi Lạp, Bàn Lân.
  • Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt phủ Gia Định.
  • Năm 1732, Chúa Nguyễn lập châu Định Viễn và dinh Long Hồ.
  • Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, chúa Nguyễn đưa Nặc Ông Tôn lên ngôi. Để tạ ơn, Nặc Ông Tôn cắt đất cho chúa Nguyễn để tạ ơn.
  • Năm 1790, Nguyễn Ánh cho xây thành Gia Định.
  • Ngày 15/6/1801, Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn và lên ngôi trong năm sau.
  • Năm 1804, đặt quốc hiệu là Việt Nam.…
Như vậy, về cơ bản, kể từ năm 1802, Việt Nam đã trở thành một chỉnh thể thống nhất có góp sức rất nhiều của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.
Mở rộng lãnh thổ của đất nước dưới thời các Chúa Nguyễn. mà mở rộng lãnh thổ bằng con đường hôn nhân là một phương thức quen thuộc: giữa Công nữ Ngọc Vạn – con của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (sau này là Hoàng hậu Ang Cuv) với quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II vào năm 1620.
là những động thái khôn khéo dưới thời các Chúa Nguyễn là bàn đạp vững chắc để sau này Gia Long có cơ sở phát triển đất nước.

Thứ hai, xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
giới Sử học đã tìm thấy những minh chứng về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc thông qua các tư liệu như: “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” (1686) trong Hồng Đức Bản Đồ, “Toản Tập An Nam Lộ” trong Thiên Hạ Bản Đồ hay trong Phủ Biên tạp Lục (1776) của Lê Quý Đôn đã xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này dưới thời các Chúa Nguyễn (là các Chúa Nguyễn chứ không phải chờ đến Vương triều Nguyễn). “… đội Hoàng Sa được thành lập vào đầu thời Chúa Nguyễn cho thấy, các Chúa Nguyễn được xem như những người mở cõi ra vùng biển lớn.
Vương triều Nguyễn đã có những hành động như cho tiến hành đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho xây dựng chùa miếu và trồng cây tại Hoàng Sa và Trường Sa, v.v…
Dấu ấn nổi bật mà ta không thể không nhắc đến chính là Vua Minh Mạng Những động thái kịch liệt của ông về chỉ đạo khai thác và cắm mốc chủ quyền tại hai hòn đảo này đã được dẫn chứng. Ý thức về biển của Minh Mạng là rất mạnh ! là bằng chứng rõ ràng nhất về chủ quyển biển đảo của nước ta.
Trong tham luận “Ý thức về biển của vua Minh Mệnh” : khoảng thởi gian 21 năm trị vì của Minh Mạng là đỉnh cao của sự phát triển hàng hải thuyền buồm và hải quân của Việt Nam. Vua Minh Mạng luôn theo dõi việc đóng tàu thuyền và nâng cao kỹ thuật hàng hải; … Những việc làm trên cho ta thấy được tầm nhìn của vị vua này trong việc nhận định tầm quan trọng của hải đảo nước ta.
Về phía hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngay từ dưới thời vua Gia Long (bắt đầu từ năm 1815) đã bắt đầu tiến hành đo đạc hải trình nhằm giúp cho các tàu thuyền di chuyển an toàn trên biển. Bên cạnh đó, lực lượng thủy quân – một lực lượng đặc nhiệm nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ vua Minh Mạng (sau này có vua Thiệu Trị cũng như vậy) hằng năm theo định kỳ đều đặn ra Hoàng Sa, Trường Sa để “… đi vãng thám, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, và các hoạt động khác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…” [8: 163].
Thứ ba, phát triển nền văn hóa dân tộc,để lại những di sản văn hóa:
cố giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định: “Không thời nào văn hóa phát triển như thời Nguyễn. Những nhà tư tưởng của thời Nguyễn cao hơn những nhà tư tưởng trước, những nhà văn cao hơn những nhà văn trước, những nhà làm sử cũng giỏi hơn những nhà làm sử trước. Có thể nói, sự phát triển văn hóa dưới thời Nguyễn tương đương với sự thống nhất của quốc gia. Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều”.
bài viết này giới thuyết nội hàm khái niệm văn hóa ở hai lĩnh vực: Vật chất (vật thể) và tinh thần (phi vật thể).
Về văn hóa vật chất của triều Nguyễn, tại phiên họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới tại Colombia (từ ngày 6 – 11/12/1993), UNESCO đã công nhận Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới.
  • Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người lao động.
  • Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hóa của thế giới.
  • Quần thể kiến trúc tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử quan trọng.
  • Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
Những giá trị văn hóa (trong đó bao gồm giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, phong thủy, …) tại đây thực sự là một kho tàng văn hóa nghiên cứu đa dạng và đầy thú vị. Những giá trị văn hóa vật thể mà triều Nguyễn để lại còn rất nhiều, tôi chỉ nêu ra công trình Quần thể Di tích Cố đô Huế để minh chứng

Về văn hóa phi vật thể của triều Nguyễn,Vương triều Nguyễn không phải là cái nôi hình thành nên âm nhạc cung đình bởi vì“Nó mang trong mình tất cả những tinh hoa của dòng nhạc cung đình Việt đã hình thành và phát triển trên một nghìn năm” [13: 288]. Nền tảng ban đầu của Âm nhạc Cung đình Huế phát xuất và manh nha phát triển từ thế kỷ XVII dưới thời các Chúa Nguyễn khi vào Đàng Trong. Sự “di chuyển” của thể loại âm nhạc này đã ghi nhận công lao rất lớn của Đào Duy Từ khi chính ông là người đã đem chúng vào Đàng Trong khi theo phò tá Chúa Nguyễn. Thể hiện sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Hoa, Chăm và những ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo; đã hình thành hệ thống lý luận âm nhạc, được xây dựng theo vụ trụ quan cổ đại, thể hiện tính bác học, … đã được ghi nhận với việc UNESCO công nhận Âm nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003.
Thứ tư, hình thành những cảng thị có vai trò quan trọng:
Cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam mà thời Vương triều Nguyễn, các vua Nguyễn đã làm cho ý nghĩa của vùng đất Nam Bộ này càng được thể hiện rõ nét; những cảng thị quan trọng đã dần được hình thành và phát huy vai trò của chúng.
Các cảng thị: Cù Lao Phố, Mỹ Tho Đại phố, Hà Tiên và Sài Gòn; bên cạnh đó còn có thương cảng của những người nước ngoài ngày nay chỉ còn duy nhất Sài Gòn còn giữ được vai trò của nó, các cảng thị khác chỉ còn trong quá khứ, sự biến mất ấy chủ yếu là do nguyên nhân chiến tranh. Tuy đã lụi tàn, thế nhưng chính chúng đã từng tạo nên một diện mạo sống động trong đời sống của cư dân tại vùng đất mới này mà trong đó, dấu ấn của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn là rất đậm nét.
Với cảng thị Bến Nghé – Sài Gòn, được đánh dấu với sự kiện năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất ở phương Nam; nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán, quần tụ trên sông Bến Nghé.
Đánh giá về sự hình thành phát triển cũng như vai trò của các cảng thị Nam Bộ, Trần Thị Thanh Thanh đã nhận xét: “Như vậy, có thể nhận xét rằng trong các thế kỷ XVII – XVIII, các chúa Nguyễn đã để lại những dấu ấn quan trọng cho quá trình đô thị hóa ở Nam Bộ. Các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc quần cư tụ dân, phát triển kinh tế, mở mang hệ thống giao thông, giao thương, chọn đặt và tổ chức xây dựng lập trấn, làm nên các trung tâm hành chính – quân sự, kinh tế – văn hóa, hình thành nên các cảng thị, nền móng và diện mạo ban đầu cho các đô thị này” [11: 702].
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói: “Lịch sử có cách đi của nó. Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa.… nếu không công tâm với lịch sử thì sẽ không thực thi được công bằng xã hội… Minh bạch với quá khứ là phẩm chất tối thiểu của đạo lý”.
Cuối cùng, “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” nên xin phép được dừng bút ở đây. Song, có một chân lý không bao giờ thay đổi: Triều Nguyễn mãi mãi là một phần trong dòng chảy của lịch sử dân tộc !
Huỳnh Thiệu Phong.


 

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
5,864
Động cơ
2,963,222 Mã lực
Chúc cụ Ngao sức khỏe
E chấm cái để theo dõi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top