Kiến thức lịch sử của Cụ có vấn đề hay lý do tư thù nào khác !... hay Cụ chăm đọc sách nên quá thuộc bài.
Dân Miền Nam nói chung từ Bình Thuận trở vào đều m ơn Chúa nguyễn, Gia long và các tướng lãnh triều Nguyễn và lập rất nhiều đền thờ trước cả thời VNCH (Võ Tánh, Ngô tùng Châu , Nguyễn Hữu Cảnh - Thoại Ngọc Hầu, Lê Văn Duyệt,...) . Cụ đã đọc quyển Sách
Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802 cua Tạ Chí Đại Trường chưa? Nguyễn Anh bị Tây Sơn đánh bại,truy lùng, may nhờ có dân miền nam che dấu (như VM thời Mỹ) mà dần dần lập lại binh mã mà đánh Tây Sơn. Các đình làng thờ miền nam đều thờ ngài Thần Hoàng Bổn Thổ hay một vị tướng nào đó triều Nguyễn đều có sắc phong của Vua Nguyễn Làng, Dân lấy làm vinh dự, bây giờ còn xin di tích văn hoa LS....
Cha Ông Nam Bộ là người nghĩa khí, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Dù ban Đầu Nguyễn Ánh có mượn quân Xiêm nhưng sau đó cũng thấy sai lầm do quân Xiêm không quản lý được, cướp bóc vô tội... nhưng dân miền nam lúc đó loạn lạc toàn Cam, Hoa (Quảng đông - Phúc Kiến), Chăm... người Việt rất ít. Cụ chưa biết Chuyện Tây Sơn tàn sát toàn bộ gần cả Huyện người Hoa, đốt sạch nhà cửaở khu Cù Lao Phố, máu chảy đỏ sông Đồng nai vì tội góp tiền, vàng ủng hộ Nguyễn Ánh mua khí giới khi Nguyễn Ánh còn thất thế,... Người Hoa phải bỏ xứ lưu lạc len vùng chợ Lớn lập nghiệp. Và cũng chính dân miền nam nêu trên đã nhiều lần che dấu truy nã, góp tiền, xung quân lính để Nguyễn Ánh tái tập hợp quân đánh
Tây Sơn. Năm 1802, sau khi đánh bại Tây sơn, Vua Nguyễn Ánh, Minh Mạng, Triệu Trị đã mở mang bờ cõi xây dựng vùng đất Nam bộ và nước VN thành một nước hùng mạnh ở ĐNA. Thế mà chăm chăm cứ nói dân chúng miền nam, trung oán giận Nguyễn Ánh thích Tây Sơn.
Tây sơn Thua Quang Toản bỏ Thăng long chạy thoát về phía Bắc, nhưng nhà vua lại bị chính nhân dân của mình bắt trói giao nộp cho Quân tướng nhà Nguyễn. Hỏi nếu được lòng dân mới chạy một lần mà đã bị dân bắt nộp như tội phạm. Sao Vua không xuống chiếu Cần Vương, dựng cờ phục Quốc.
Lược trích :
Triều Nguyễn với các vị Vua có chống Pháp có thân Pháp trong từng giai đoạn, có công có tội. Nhưng, lịch sừ phải công minh, lịch sử phải là sự thật. Mà sự thật thì với những gì đã làm được cho đất nước, triều Nguyễn đã có những đóng góp hết sức to lớn cho dân tộc. Đấy là sự thật mà ta không thể phủ định !
Tội trạng của triều Nguyễn có hay không ? Xin thưa là “Có”....
Nhân cơ hội được đọc những bài tham luận của các học giả trong và ngoài nước trong quyển Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, tôi xin được mạn phép chia sẻ về những công trạng của vương triều này thông qua một vài tham luận của những nhà nghiên cứu. Hội thảo này đã minh chứng cho việc xem xét Vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc một cách khách quan hơn....
***
Vương triều Nguyễn chính thức thành lập vào năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
Trong tổng số 90 bài tham luận được in trong Kỷ yếu, xin phép được tổng kết lại những công trạng mà các nhà nghiên cứu, các học giả đã nhìn nhận và công nhận các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn đã làm được cho đất nước.
ụ thể,
4 đóng góp lớn của nhà Nguyễn trong việc phát triển đất nước:
- Thống nhất và mở rộng lãnh thổ
– Xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
– Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa
– Hình thành những cảng thị có vai trò quan trọng.
4 đóng góp này có ý nghĩa nhất mà các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn đã làm cho dân tộc vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Về Thứ nhất, thống nhất và mở rộng lãnh thổ: Người ta cứ bảo nhau Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà” khi cầu viện quân Xiêm. Nhưng xét lịch sử, năm 1801, Cảnh Thịnh cũng cầu viện quân Thanh. Nếu quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta thì như thế nào ? Như vậy, đặt trong tình thế phong kiến Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm cũng là lẽ thường tình. Hoàng Tuấn Phổ nhận xét:
“…Cái người xưa gọi là “khí số” chính là vai trò lịch sử. Khi nhà Tây Sơn hết vai trò lịch sử, lịch sử tất phải chọn ai đó, không người này thì người khác, đứng ra dọn dẹp đống đổ nát để xây dựng trên nền tảng quốc gia ngôi nhà mới. Và lịch sử đã chọn Nguyễn Ánh. với Nguyễn Ánh, là nhân vật xứng đáng nhất vì ông đã thành công nhất. Nếu không chọn Nguyễn Ánh, lịch sử chọn ai bây giờ ?...…” [10: 631].
Nếu xét công tội “cõng rắn cắn gà nhà” và “thống nhất và mở rộng lãnh thổ” đem cân để xem xét, thiết nghĩ việc thống nhất và mở rộng lãnh thổ là đáng quan tâm hơn.
“… Chưa đầy hai thế kỷ tính từ thời điểm mở đất Phú Yên, chúa Nguyễn đã vượt qua được một quãng đường dài suốt mấy trăm năm mà thời Lý, Trần, Hồ, Lê thực hiện. So với quá trình mở mang lãnh thổ của các triều đại trước, thì công cuộc mở đất của chúa Nguyễn tiến hành với tốc độ nhanh hơn, quyết liệt hơn…” [9: 307].
cụ thể hóa tiến trình bằng mốc thời gian [4: 82 – 85]:
- Từ thế kỷ IX đến XVI, vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt dân cư, đất đai chưa được khai phá.
- Từ đầu thế kỷ XVII, cư dân người Việt từ Thuận – Quảng đến vùng đất Mô Xoài, Đồng Nai khai hoang, lập ấp.
- Năm 1620, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho vua Chân Lạp Chey Chetta II.
- Năm 1623, Chúa Nguyễn cho lập sở thu thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé, cử quan quân đến đóng đồn trấn giữ.
- Năm 1679, cựu thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên tới xin cư trú. Chúa Nguyễn cho vào khai phá vùng Lôi Lạp, Bàn Lân.
- Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt phủ Gia Định.
- Năm 1732, Chúa Nguyễn lập châu Định Viễn và dinh Long Hồ.
- Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, chúa Nguyễn đưa Nặc Ông Tôn lên ngôi. Để tạ ơn, Nặc Ông Tôn cắt đất cho chúa Nguyễn để tạ ơn.
- Năm 1790, Nguyễn Ánh cho xây thành Gia Định.
- Ngày 15/6/1801, Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn và lên ngôi trong năm sau.
- Năm 1804, đặt quốc hiệu là Việt Nam.…
Như vậy, về cơ bản, kể từ năm 1802, Việt Nam đã trở thành một chỉnh thể thống nhất có góp sức rất nhiều của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.
Mở rộng lãnh thổ của đất nước dưới thời các Chúa Nguyễn. mà mở rộng lãnh thổ bằng con đường hôn nhân là một phương thức quen thuộc: giữa Công nữ Ngọc Vạn – con của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (sau này là Hoàng hậu Ang Cuv) với quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II vào năm 1620.
là những động thái khôn khéo dưới thời các Chúa Nguyễn là bàn đạp vững chắc để sau này Gia Long có cơ sở phát triển đất nước.
Thứ hai, xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
giới Sử học đã tìm thấy những minh chứng về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc thông qua các tư liệu như:
“Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” (1686) trong
Hồng Đức Bản Đồ,
“Toản Tập An Nam Lộ” trong
Thiên Hạ Bản Đồ hay trong
Phủ Biên tạp Lục (1776) của Lê Quý Đôn đã xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này dưới thời các Chúa Nguyễn (là các Chúa Nguyễn chứ không phải chờ đến Vương triều Nguyễn).
“… đội Hoàng Sa được thành lập vào đầu thời Chúa Nguyễn cho thấy, các Chúa Nguyễn được xem như những người mở cõi ra vùng biển lớn.
Vương triều Nguyễn đã có những hành động như cho tiến hành đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho xây dựng chùa miếu và trồng cây tại Hoàng Sa và Trường Sa, v.v…
Dấu ấn nổi bật mà ta không thể không nhắc đến chính là Vua Minh Mạng Những động thái kịch liệt của ông về chỉ đạo khai thác và cắm mốc chủ quyền tại hai hòn đảo này đã được dẫn chứng.
Ý thức về biển của Minh Mạng là rất mạnh ! là bằng chứng rõ ràng nhất về chủ quyển biển đảo của nước ta.
Trong tham luận
“Ý thức về biển của vua Minh Mệnh” : khoảng thởi gian 21 năm trị vì của Minh Mạng là đỉnh cao của sự phát triển hàng hải thuyền buồm và hải quân của Việt Nam. Vua Minh Mạng luôn theo dõi việc đóng tàu thuyền và nâng cao kỹ thuật hàng hải; … Những việc làm trên cho ta thấy được tầm nhìn của vị vua này trong việc nhận định tầm quan trọng của hải đảo nước ta.
Về phía hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngay từ dưới thời vua Gia Long (bắt đầu từ năm 1815) đã bắt đầu tiến hành đo đạc hải trình nhằm giúp cho các tàu thuyền di chuyển an toàn trên biển. Bên cạnh đó, lực lượng thủy quân – một lực lượng đặc nhiệm nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ vua Minh Mạng (sau này có vua Thiệu Trị cũng như vậy) hằng năm theo định kỳ đều đặn ra Hoàng Sa, Trường Sa để
“… đi vãng thám, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, và các hoạt động khác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…” [8: 163].
Thứ ba, phát triển nền văn hóa dân tộc,để lại những di sản văn hóa:
cố giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định:
“Không thời nào văn hóa phát triển như thời Nguyễn. Những nhà tư tưởng của thời Nguyễn cao hơn những nhà tư tưởng trước, những nhà văn cao hơn những nhà văn trước, những nhà làm sử cũng giỏi hơn những nhà làm sử trước. Có thể nói, sự phát triển văn hóa dưới thời Nguyễn tương đương với sự thống nhất của quốc gia. Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều”.
bài viết này giới thuyết nội hàm khái niệm văn hóa ở hai lĩnh vực: Vật chất (vật thể) và tinh thần (phi vật thể).
Về văn hóa vật chất của triều Nguyễn, tại phiên họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới tại Colombia (từ ngày 6 – 11/12/1993), UNESCO đã công nhận Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới.
- Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người lao động.
- Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hóa của thế giới.
- Quần thể kiến trúc tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử quan trọng.
- Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
Những giá trị văn hóa (trong đó bao gồm giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, phong thủy, …) tại đây thực sự là một kho tàng văn hóa nghiên cứu đa dạng và đầy thú vị. Những giá trị văn hóa vật thể mà triều Nguyễn để lại còn rất nhiều, tôi chỉ nêu ra công trình Quần thể Di tích Cố đô Huế để minh chứng
Về văn hóa phi vật thể của triều Nguyễn,Vương triều Nguyễn không phải là cái nôi hình thành nên âm nhạc cung đình bởi vì
“Nó mang trong mình tất cả những tinh hoa của dòng nhạc cung đình Việt đã hình thành và phát triển trên một nghìn năm” [13: 288]. Nền tảng ban đầu của Âm nhạc Cung đình Huế phát xuất và manh nha phát triển từ thế kỷ XVII dưới thời các Chúa Nguyễn khi vào Đàng Trong. Sự “di chuyển” của thể loại âm nhạc này đã ghi nhận công lao rất lớn của Đào Duy Từ khi chính ông là người đã đem chúng vào Đàng Trong khi theo phò tá Chúa Nguyễn. Thể hiện sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Hoa, Chăm và những ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo; đã hình thành hệ thống lý luận âm nhạc, được xây dựng theo vụ trụ quan cổ đại, thể hiện tính bác học, … đã được ghi nhận với việc UNESCO công nhận Âm nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003.
Thứ tư, hình thành những cảng thị có vai trò quan trọng:
Cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam mà thời Vương triều Nguyễn, các vua Nguyễn đã làm cho ý nghĩa của vùng đất Nam Bộ này càng được thể hiện rõ nét; những cảng thị quan trọng đã dần được hình thành và phát huy vai trò của chúng.
Các cảng thị: Cù Lao Phố, Mỹ Tho Đại phố, Hà Tiên và Sài Gòn; bên cạnh đó còn có thương cảng của những người nước ngoài ngày nay chỉ còn duy nhất Sài Gòn còn giữ được vai trò của nó, các cảng thị khác chỉ còn trong quá khứ, sự biến mất ấy chủ yếu là do nguyên nhân chiến tranh. Tuy đã lụi tàn, thế nhưng chính chúng đã từng tạo nên một diện mạo sống động trong đời sống của cư dân tại vùng đất mới này mà trong đó, dấu ấn của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn là rất đậm nét.
Với cảng thị Bến Nghé – Sài Gòn, được đánh dấu với sự kiện năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất ở phương Nam; nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán, quần tụ trên sông Bến Nghé.
Đánh giá về sự hình thành phát triển cũng như vai trò của các cảng thị Nam Bộ, Trần Thị Thanh Thanh đã nhận xét:
“Như vậy, có thể nhận xét rằng trong các thế kỷ XVII – XVIII, các chúa Nguyễn đã để lại những dấu ấn quan trọng cho quá trình đô thị hóa ở Nam Bộ. Các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc quần cư tụ dân, phát triển kinh tế, mở mang hệ thống giao thông, giao thương, chọn đặt và tổ chức xây dựng lập trấn, làm nên các trung tâm hành chính – quân sự, kinh tế – văn hóa, hình thành nên các cảng thị, nền móng và diện mạo ban đầu cho các đô thị này” [11: 702].
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói:
“Lịch sử có cách đi của nó. Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa.… nếu không công tâm với lịch sử thì sẽ không thực thi được công bằng xã hội… Minh bạch với quá khứ là phẩm chất tối thiểu của đạo lý”.
Cuối cùng, “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” nên xin phép được dừng bút ở đây. Song, có một chân lý không bao giờ thay đổi:
Triều Nguyễn mãi mãi là một phần trong dòng chảy của lịch sử dân tộc !
Huỳnh Thiệu Phong.