[TT Hữu ích] Norodom Sihanouk và Campuchia

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Tháng 3 năm 1782, vua Tây Sơn là Thái Đức đế Nguyễn Nhạc cùng em trai là Nguyễn Huệ mang quân thủy bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảycửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm, họ đã phá tan quân Nguyễn, tuy vậy quân Tây Sơn cũng thiệt hại khá nhiều binh lực.[45] Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp[46] (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4 âm lịch, bắt vua quan Chân Lạp là Ang Eng hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp. Tướng Tống Phước Thiêm bị quân Đông Sơn bắt giết.[47]

Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam Bộ thì gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Tháng 4 âm lịch năm 1782, tiết chế dinh Bình Thuận là Tôn Thất Dụ đem Tả chi Trần Xuân Trạch, thuộc tướng là Trần Văn Tự, và thuộc tướng đạo Hòa Nghĩa là Trần Công Chương vào cứu viện Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh giết được Hộ giá Tây Sơn là Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương (Hóc môn).[47]
Đô đốc Phạm Ngạn, người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi đánh dẹp.[48][49]

Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và cho rằng người Hoa có tham gia trong đội quân Hòa Nghĩa giết Phạm Ngạn.[47] Để trả thù, ông tiến hành tàn sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù lao Phố.[48][49] Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều hơn với Nguyễn Ánh, nay quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng cho đến hết cuộc chiến, khiến cho ông có được một nguồn lực kinh tế rất lớn.[50][51] Ngoài ra, việc này còn cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ (Lữ Phụ)[52].

Một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh thu giữ được 80 thuyền của Tây Sơn.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
Tây Sơn mà Nguyễn Huệ không mất sớm thì còn lâu nhé cụ. Ai nói Nguyễn Huệ không được lòng dân. Nguyễn ánh được lòng dân sao dân không ra nhập làm quân mà phải đi cầu viện quân xiêm. Cụ nói ngược quá làm em tầu ngầm cũng phải ngứa mồm thả còm phát.
Khi bắt đầu khởi nghĩa chống TS thì NA đã chẳng còn gì và ở chiều ngược lại thì NH đang mạnh như chẻ tre khi loại bỏ được nhà Lê thì cầu viện cũng chẳng có gì khó hiểu, NH khi mang quân ra bắc lùa LCT cũng mượn cớ dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh lấn quyền vua và tiện thể lùa luôn LCT chứ không thì còn khướt mới vượt đc qua vùng Thanh-Nghệ yên lành. Còn như em đã nói ở trên 1 triều đại có thể tồn tại đến hàng trăm năm qua các đời con cháu như nhà Lê , Nguyễn thì sao có thể không được lòng dân ? Lịch sử từ cổ đại đến chống Pháp- Mỹ và cả Tàu đến bây giờ nếu không được lòng dân, không được dân che giấu trong quá trình làm cách mạng thì đã thất bại lâu rồi giống như nhà Hồ - Mạc - Tây Sơn mà thôi cho nên cụ phải khách quan nhìn nhận vấn đề
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
4,238
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Em nói vậy thôi, em đã viết thớt Nhà Nguyễn, đỉnh cao và bại-trận, nhưng bị khóa.
Có ông atlas cũng chém sử tốt nhưng hơi cực đoan ...ra đảo suốt=))=))=))
Cũng hay hóng chuyện ngoài chính sử nhưng ...thớt hay bị phá
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
Con người thành công người ta thể hiện qua lối sống cách hành xử văn minh, còn loại thất bại thì thường phủ nhận và ảo tưởng như cụ em gặp hơi nhiều rồi. Thế nên tu dưỡng bản thân và tìm công việc làm để nâng cao cái văn hoá giao tiếp ứng xử đi cụ ạ . Đời vẫn còn dài chưa hết cơ hội đâu đừng bất mãn vội:)
Cụ cũng thôi cái chuyên đề NA của cụ đi. Ăn cây nào rào cây đấy, đừng chơi trò hai mang. Người như cụ xã hội giờ đầy, luồn lách kiếm được miếng ăn thì cố mà giữ. Sắp tới người ta giải tán hết mấy cái hội ba sàm lại đói. Tôi thì vượt qua cái tầm như cụ quá xa rồi, nên cụ khỏi phải ra vẻ kẻ cả.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có ông atlas cũng chém sử tốt nhưng hơi cực đoan ...ra đảo suốt=))=))=))
Cũng hay hóng chuyện ngoài chính sử nhưng ...thớt hay bị phá
Em có được ảnh chụp của tập thư các giáo sĩ ở Vn hồi ấy, họ tận mắt chứng kiến sự việc kia, 34 trang tường thuật Tây Sơn đánh quân Thanh của giáo sỹ Séram, ngoài ra còn rất nhiều thư nữa. Tất cả lưu tại thư viện Vatican...
Mời cụ xem 1 phần, cụ thấy trong bản tường trình, có những từ chữ Quốc Ngữ như : Tiết Chế, Bua (vua) ...


download.png
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,395
Động cơ
316,497 Mã lực
Khi bắt đầu khởi nghĩa chống TS thì NA đã chẳng còn gì và ở chiều ngược lại thì NH đang mạnh như chẻ tre khi loại bỏ được nhà Lê thì cầu viện cũng chẳng có gì khó hiểu, NH khi mang quân ra bắc lùa LCT cũng mượn cớ dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh lấn quyền vua và tiện thể lùa luôn LCT chứ không thì còn khướt mới vượt đc qua vùng Thanh-Nghệ yên lành. Còn như em đã nói ở trên 1 triều đại có thể tồn tại đến hàng trăm năm qua các đời con cháu như nhà Lê , Nguyễn thì sao có thể không được lòng dân ? Lịch sử từ cổ đại đến chống Pháp- Mỹ và cả Tàu đến bây giờ nếu không được lòng dân, không được dân che giấu trong quá trình làm cách mạng thì đã thất bại lâu rồi giống như nhà Hồ - Mạc - Tây Sơn mà thôi cho nên cụ phải khách quan nhìn nhận vấn đề
Theo cụ là n.a chả còn gì và n.h dẹp được nhà lê và mạnh như trẻ tre? Vậy cụ có đặt câu hỏi do đâu mà vậy không? Hay n.h sinh ra đã tự nhiên mạnh ? Hay n.h được nước ngoài chống lưng, tuồn viện binh, lương thảo ? Hay ức hiếp, đe dọa ,khủng bố bắt dân đi lính, đẩy ra hòn tên mũi đạn, bắt gia đình làm con tin để có được sức như " trẻ tre" theo ý của cụ ?.Sau khi n.h mất thì tại sao nhà tây sơn lại không mạnh nữa ? Đang đánh đông dẹp bắc thế như nước lũ kia mà ? Thôi, em cũng còm vậy để cụ suy ngẫm và bút chiến với các cao nhân khác thôi. Em không đủ tầm.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Thấy 2 bác cũng ...kỳ phùng địch thủ=))=))=))
Mở thớt khác phân cao thấp cho thiên hạ mở mắt, kẻo thớt của bác Ngao5 bay mất
Cảm ơn Bác, Em tài hèn sức mọn không dám múa rìu qua mắt thợ.

Đề tài Triều Nguyễn là nhạy cảm, hiện chỉ nên có cái nhìn khách quan và đa chiều hơn chứ không thể trắng đen ngay được. Kế cả các nhà sử học như DTQ cũng chỉ gợi ý có hội thảo này nọ...
Tuy nhiên lịch sử vẫn là lịch sử, thời gian dần trôi qua nó sẽ là giải pháp đánh giá công bằng nhất. Lịch sử trung cận đại nay đúng mai sai hay ngược lại là điều bình thường.

Vì sao Em khâm phục Tạ Chí Đại Trường là ông tự nghiên cứu LS, viết sách phục vụ việc học lên thạc sĩ, không phải nhà giáo, hay thành viên Viện nghiên cứu này nọ, cũng không phải sống bằng nghề lịch sử hay viết sách kiếm tiền. Đó chỉ là đam mê và các tư liệu đều lấy từ những nguồn đáng tin cậy, có minh chứng mà không áp đặt thiên kiến cá nhân.

Tạ Chí Đại Trường sinh 1938 tại Nha Trang, quê gốc ở Bình Định. Tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử nhân Hán học Tạ Chương Phùng,

Năm 1964 Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử tại Viện Đại học Sài Gòn rồi nhập ngũ VNCH(tổng động viên). Ông phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1964 cho tới năm 1974 với quân hàm đại úy.
Trong thời gian chiến tranh, ông bắt đầu sưu tập tiền cổ ??? và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian này sau đó đã được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964 trong thời gian học cao học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời tiểu luận về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802 xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây SơnNguyễn Ánh.
Tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng văn chương toàn quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802".
Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến ông gặp nhiều rắc rối, bị cấm lưu hành tại Việt Nam và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
(Sưu tập)
Chuyện cho nhà chép sử và người đọc sử thời nay suy ngẫm!

Sử quan Lê Nghĩa

Đời vua Lê Thánh Tông có viên sử quan tên Lê Nghĩa. Ông già, người gầy guộc, nhỏ thó. Mái đầu bạc trắng, lưa thưa vài sợi tóc, râu cằm cứng bết lại thành một đám vểnh nhọn lên như cái mũi mác. Chẳng hiểu ông có gia đình vợ con gì không, hay nhà xa kinh thành, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong Hàn lâm viện, làm công việc biên chép sử.
Chiều đến, khi hoàng hôn xuống, tím ngắt kinh thành, ông ngồi lặng tờ như cái bóng, nhâm nhi chén rượu suông. Những lúc như thế, có cảm tưởng ông già mảnh khảnh, như sắp tan hoà vào không gian bảng lảng, u tịch của chiều hôm... Vào một buổi chiều thu, ông già chép sử một mình cặm cụi trước một trang sách ố vàng đầy bụi bặm.
Dường như tất cả nhãn lực, cùng trí não, tâm hồn ông đều tập trung vào nội một chữ "Trần" hình thành bởi hai chữ Đông và A ghép lại. Cái mẫu tự có cấu trúc kỳ lạ, có thể viết thành một cuốn sách ngõ hầu bổ sung và mở mang thêm kiến văn cho các bậc thức giả vốn đã uyên thâm, lịch duyệt.
Ông làm việc say mê đến nỗi không biết có một người từ trong cung đi ra và đang thẳng bước tới Viện. Khách cũng đã dặng hắng ba lần, kính cẩn chào tới ba lần, nhưng đều không được đáp lại, còn lúc này đã đứng sát ngay trước mặt mà ông già vẫn chưa hay biết. - Kính chào sử quan!
Nghe tiếng chào, ông già giật mình, ngẩng lên. - Tôi là nội quan hầu cận Hoàng thượng. Hoàng thượng sai tôi đến Hàn lâm viện để mượn "Thực lục".
- Thực lục! Lê Nghĩa khẽ kêu lên, ngạc nhiên, không dấu được vẻ sợ sệt, hốt hoảng: - Thực lục là sách sử gia ghi chép các công việc của vua làm hàng ngày, không ai được xem.
Nội quan nói: - Nhưng đây là lệnh vua. Vua sai tôi...
- Vua càng không được tuỳ tiện. Tôi là sử quan trong Viện hàn lâm, không thể không giữ nghiêm quy chế đã ban hành, ông về lựa lời tâu vua như thế. - Lê Nghĩa cắt ngang lời nội quan, giọng dứt khoát. Xem thái độ và lời nói cương quyết của vị sử quan già nua, viên nội quan đành phải lui ra khỏi Viện.
Việc đến đó tưởng là xong. Không ngờ hôm sau đích thân vua Lê Thánh Tông vào Viện tìm gặp Lê Nghĩa: - Hôm qua ta sai nội quan đến hỏi mượn sách, sao nhà ngươi từ chối là nghĩa thế nào? Có phải vì không có tín bài chăng?
- Tâu Hoàng thượng, phải thế mà cũng chẳng phải thế. Việc hệ trọng, quan được vua sai đi làm mà không có tín bài, ai dám tin. Vả lại dẫu Hoàng thượng có trao tín bài cho nội quan thì thần cũng không dám làm việc khinh suất. Lệ đã định...
Không để Lê Nghĩa tâu trình tiếp, vua Thánh Tông đã gạt đi: - Ta biết rồi. Nhà ngươi biết giữ gìn phép nước. Ta khá khen. Nhưng ta chỉ muốn xem qua, không có ý định can thiệp vào những công việc của sử thần thì có hề gì.
- Hoàng thượng là bậc minh quân, từ ngày lên ngôi làm nên bao công nghiệp rỡ ràng được bốn phương hướng về. Ngoài, giữ yên bờ cõi. Trong, dân tình no đủ, văn học chưa thời nào phồn thịnh như bây giờ, khiến cho kẻ sĩ hết thảy đều hớn hở, nức lòng. Thần tin yêu Hoàng thượng nhưng càng tin yêu chúa mình bao nhiêu, các bề tôi càng phải giữ mình, không được một mảy may sai sót.
Vua Thánh Tông căng trán, nhíu mày. Đoạn nhà vua hỏi: - Này Lê Nghĩa! Ta hỏi thực nhé! Sử cũ chép: Trước kia Phòng Huyền Linh làm sử quan. Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?
Lê Nghĩa kiêu hãnh đáp: - Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Đường Thái Tông giết Kiến Thành và Nguyên Cát, Phòng Huyền Linh chỉ dám chép qua loa mập mờ, chung chung là "sự kiện ngày mồng 4 tháng 6" thôi. Thế mà khi Đường Thái Tông xem, bắt phải viết lại cho rõ ràng. Như vậy thì thần cho rằng Huyền Linh cũng vẫn chưa phải là hiền thần!
- Ta hiểu rồi. Như vậy là nhà ngươi tự coi mình còn hơn Huyền Linh, còn ta thì không được như Đường Thái Tông. Ta không thể bắt bẻ được những điều ông nói. Nhưng sao ông vẫn không hiểu được thiện ý của ta. Ta chỉ cốt xem lại những ghi chép hàng ngày của các sử gia để còn biết trước đây có lỗi gì để còn sửa được.
Lê Nghĩa thấy vua đã nhận ra lẽ phải, nhưng vì vẫn chưa vượt qua được thói thường tò mò, nên cố nài thêm đó thôi. Viên sử quan già dịu giọng tâu lên:
- Muôn tâu chúa thượng! Thánh chúa mà muốn sửa bỏ lỗi lầm, đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc. Ngoài ra nếu bệ hạ suốt ngày chỉ lo điều hay thôi thì cần gì phải để mắt đến quốc sử. Còn nếu như bệ hạ quyết xem thì cho phép thần được ghi một câu: "Ngày... tháng... năm... này, đức vua vào Hàn Lâm viện đòi Lê Nghĩa cho xem Thực lục. Sử quan họ Lê quyết một lòng bảo vệ phép nước nhưng không được. Đành phải tuân theo".
Lê Thánh Tông lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vua nhìn viên sử quan già nua mảnh khảnh bé như cái tăm, bộ râu cằm cứng đờ vểnh cong lên ra tuồng cao ngạo, mà vừa kính vừa ghét.... cuối cùng, nhà Vua đành phải quay về.

Lời bình:
Thời trước, người được cử viết sử là những Quan có tài và phải nói là cực kỳ can đảm. Theo luật người làm vua đương triều không được quyền xem nó. Do đó sách sử thời xưa rất đáng để chúng ta xem và trân trọng cái giá trị thực của lịch sử. Nhưng đôi lúc, từng thời kỳ mà nhà viết sử cũng không dám viết đủ, viết đúng, vì thế lực của vua (vua phá luật)... nhưng điều này là rất ít.

Còn thời nay, từ ngày nước ta độc lập, không biết có nhà viết sử nào được như thế không? Vì như thế thì con cháu mới học hỏi được giá trị thực của cuộc sống. Viết về thành tựu thành đạt là nhiều, còn những sai lầm đáng tiếc sao không thấy viết ra để cho con cháu đời sau học để tránh.

Mặt khác, về môn Sử nói chung, có nên viết trung thực, khách quan không? Có nên nói theo quan điểm một phía của tầng lớp cai trị phong kiến, tư bản không? Có nên tốt khoe xấu che để bảo vệ một nhóm người có quyền nào đó không? Có ai được đứng trên lịch sử không? Câu hỏi này xin bỏ ngỏ cho nhân dân và lịch sử tự phán xét, thậm chí cho nghìn năm sau, khi lịch sử đã sang trang?
Trả lời những câu hỏi trên xong, rồi ta mới nên chọn sách sử, đọc sử và... bàn sử.


Trên cũng là hồi âm cho các comment, mà Em không muốn tranh luận... !
Cái này cho thời phong kiến thôi, thời nay mà tự nhiên ổ cứng không cho phép truy cập file cá nhân hay iCloud báo những cái file Audio, video của anh nay đã thuộc về .... nhân loại thì vui nhỉ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51


"Cần phải tiếp tục nghiên cứu về triều Nguyễn"

Xin nói ngay đây không phải là lời GS. Phan Huy Lê mà là ý của nguyên TBT Đỗ M.ười trong buổi làm việc với Thầy.

Vào tháng 10 năm 2008 có một sự kiện từng thu hút sự quan tâm đặc biệt cả trong và ngoài nước. Đó là Hội thảo cấp quốc gia Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức. Với sự tham gia của hơn 600 đại biểu, trong đó có cả một số Việt kiều,
Hội thảo đã nâng nhận thức khoa học về thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn lên một tầm cao mới. Đặc biệt, bài tổng kết Hội thảo sâu sắc và có tầm của GS. Phan Huy Lê đã ngay lập tức đã trở thành chỗ dựa cho những công trình nghiên cứu và bài giảng về thời kỳ lịch sử này.

Thế nhưng, ngay sau Hội thảo cũng bắt đầu xuất hiện một số ý kiến phản ứng gay gắt cho rằng những đánh giá về nhà Nguyễn, một triều đại ********* đã bị cách mạng lật đổ cần phải lên án là quan điểm có tính nguyên tắc. Ai nói khác đi hoặc đánh giá lại nhà Nguyễn là vi phạm nguyên tắc này và cần phải phê phán. Với cách đặt vấn đề như vậy, một số người đã viết bài xuyên tạc kết quả Hội thảo, đả kích GS. Phan Huy Lê, người được coi là linh hồn của Hội thảo. Không dừng lại ở đó, họ còn viết thư dưới danh nghĩa “tố cáo”, “kiến nghị” gửi lên các cấp quản lý và một số đồng chí lãnh đạo lãnh, nguyên lãnh đạo Đ.ảng và N.hà nước.

Trong một chuyến công tác cùng Thầy ở TPHCM, tôi nhận được điện thoại của nguyên TBT Đỗ M.ười. Không rõ ai đã tác động đến mức độ nào mà đồng chí nguyên TBT hết sức bức xúc. Sau một hồi suy nghĩ, Thầy quyết định phải trực tiếp gặp nguyên Tổng Bí thư. Tôi đã được cùng Thầy tới cuộc làm việc này.

Đúng như dự đoán, nguyên TBT đã phê phán gay gắt những quan điểm (không biết do ai đã cung cấp) nhằm “tìm cách chạy tội cho vua quan nhà Nguyễn”. Sau khi nghe ý kiến của đồng chí Đỗ M.ười, GS. Phan Huy Lê đã trình bày với lời lẽ hết sức ôn tồn, bình tĩnh. Không phê phán ngược trở lại những ý kiến phản ánh không đúng về Hội thảo hay tranh luận về quan điểm, Thầy tập trung nói ba ý:

" - Nếu nhìn từ quan điểm duy vật lịch sử thì bất kỳ triều đại phong kiến nào cũng có những đóng góp với lịch sử và tìm ra những hạn chế (hay theo dân gian là “công và tội”). Điều này hãy để cho lịch sử phán xét."

"- Nhận thức là một quá trình mà lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi lịch sử lùi càng xa, nhìn nhân vật, sự kiện sẽ càng rõ hơn. Theo quan điểm đó, trên tinh thần Đổi mới của Đ.ảng, nhiều vấn đề của LS cần được xem xét lại một cách khách quan, khoa học hơn. "

" Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX có rất nhiều kết quả nghiên cứu mới, cần được tổng kết và định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo. Hội thảo vừa tổ chức nhằm mục đích như vậy.
- Về đánh giá vai trò của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn thì những gì, những ai có “tội” với dân tộc thì họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Phán xét của lịch sử luôn công bằng, không ai có thể bào chữa hay chạy tội cho họ được. Tuy nhiên, không thể vì những hạn chế mà phủ nhận mọi đóng góp. Công lao của các chúa Nguyễn trong việc tổ chức khai phá và xác lập chủ quyền trên vùng đất phía Nam là vô cùng to lớn. Nhà Nguyễn xây dựng một quốc gia thống nhất sau bao năm chia cắt và để lại một di sản văn hóa đồ sộ cho dân tộc là những đóng góp không hề nhỏ. Đặc biệt, sự nghiệp khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, nhất là dưới thời hai Hoàng đế Gia Long và Minh Mạng, là hết sức lớn lao. Nếu hạ thấp vai trò lịch sử của các chính quyền này vô hình chung sẽ làm giảm giá trị những tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền của chúng ta."

Bằng thái độ khách quan khoa học và lập luận vững vàng, Thầy Lê đã hoàn toàn thuyết phục nguyên TBT khiến ông trở lại vẻ hồn hậu vốn có, cười và nói: "Vậy thì các đồng chí cần phải tiếp tục nghiên cứu về triều Nguyễn..."

theo bài viết của GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN
 
Chỉnh sửa cuối:

drquyenbg

Xe buýt
Biển số
OF-186887
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
562
Động cơ
331,555 Mã lực
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Cụ không thể kế thừa căn nhà của người khác nhưng miệng vẫn sang sảng rủa sả người ta. Đó không phải kiểu của người VN!
Kiểu gì thì cũng phải công tội phân minh, tây hay ta đều thế cụ nhỉ...
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Hành trình vạn dặm của một bộ giáo trình lịch sử

Cuối năm 1975 tôi có may mắn được tham gia đoàn của Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp vào công tác tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Khi ấy, trên danh nghĩa Miền Nam vẫn được điều hành bởi chính quyền quân quản các cấp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Chuyện là thế này: Sau khi vào Sài Gòn, đoàn chúng tôi được bố trí ở ngay trong khuôn viên Trường Đại học Văn khoa. Tuy không lớn, nhưng trường có một tài sản quý được các thế hệ giáo sư và sinh viên rất tự hào là Thư viện. Chúng tôi được mời tới đó để tham quan và làm thẻ đọc. Quả là một thư viện đáng ngưỡng mộ.
Ở đây, lần đầu tiên tôi được thấy đầy đủ nguyên bộ các tập san như BEFEO (Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient), BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hué), BSEI (Bulletin de la Société d'Études Indochinoises)… Khi tới tủ đựng sách hiếm, đập ngay vào mắt tôi là hai quyển sách dày dặn với kích thước rất quen thuộc, được đóng bìa cứng cẩn thận. Tôi tới gần thì gần như không tin vào mắt mình khi đọc trên gáy hàng chữ Lịch sử chế độ phong kiến tập II mà tác giả là Phan Huy Lê. Cuốn kế bên là tập III cùng bộ do Thầy làm chủ biên.

Tôi thắc mắc hỏi vị thủ thư, rằng Sài Gòn mới giải phóng, nhà trường ĐH vẫn còn chưa mở cửa trở lại, làm thế nào mà thư viện đã có được hai bộ giáo trình này của Thầy Lê nhanh như vậy?

Vị thủ thư cho biết: những cuốn sách này đã hiện diện ở thư viện từ nhiều năm trước ngày Sài Gòn giải phóng.
Như thấy được vẻ mặt ngạc nhiên và những cặp mắt tò mò của chúng tôi, thủ thư đã thong thả giải thích vì đâu mà tác phẩm của GS. Phan Huy Lê được đặt trong tủ sách quý của nhà trường sớm thế... Hóa ra đó là một câu chuyện dài và ly kì.
Số là trong thời kỳ hai Miền còn bị chia cắt, mặc dù Trường Đại học Văn khoa hầu như không có liên hệ gì với Miền Bắc, nhưng một số giáo sư thường xuyên qua lại nước Pháp nên có dịp tiếp xúc và nhanh chóng nhận ra giá trị khoa học của những bộ sách này. Trường Đại học Văn khoa đã phải nhờ các học giả Pháp mua giúp một bộ qua đường Moskva???

Như vậy, bộ giáo trình (của chế độ Bắc Việt nam ?) của Thầy Lê đã vượt qua chặng đường gần 2 vạn km từ Hà Nội đến được Sài Gòn vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước??? Sự kiện này tự nó đã nói lên giá trị đặc sắc của công trình.

Có lẽ vì tên tuổi của GS. Phan Huy Lê đã vượt qua mọi ngăn cách đến với giới sử học Miền Nam sớm như vậy nên khi Thầy vào dạy ở Trường Đại học Văn khoa lần đầu tiên, thầy và trò nhà trường đã bày tỏ những thiện cảm đặc biệt....

theo GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN
 
Chỉnh sửa cuối:

Nghen loc

Xe tăng
Biển số
OF-491484
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,660
Động cơ
223,883 Mã lực
Tuổi
45
Bỏ qua những lời lẽ công kích thì e thấy những tranh luận của hai bên về triều Nguyễn rất hay, bổ ích. Chính những tranh luận này giúp cho vấn đề được rõ ràng, đa chiều, góc cạnh và khách quan hơn. E thấy bên nào cũng có những bác rất uyên thâm, chuyên sâu. Về triều Nguyễn chính những năm trở lại đây giới sử gia cũng đang đặt vấn đề xem xét lại một số khía cạnh; trong xã hội, vùng miền cũng có tình cảm khác vì vậy ý kiến trái chiếu trong diễn đàn là đương nhiên, rất mong các cụ bình tĩnh, tranh luận với nhau dựa trên sự cầu thị, xây dựng, gay gắt nhưng lịch sự, đừng phỉ báng nhau. Có như thế, những người đọc, đang tìm hiểu như bọn e sẽ được bổ sung kiến thức hơn, hiểu sâu và đa chiều hơn, vì chính các cụ cũng là những người viết sử trong dân gian rồi. Xin cảm ơn các cụ ạ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Trích: ....

Tháng 11 Nhâm Dần (1782), Chỉnh đi theo Tây Sơn, "ngày đêm vì giặc bày mưu thiết kế". Sử quan nhà Nguyễn thấy rõ rằng Chỉnh "rốt lại thành mối lo cho Bắc Hà" 5 . Nhưng vượt trên sự lo lắng cho cơ nghiệp một dòng họ, ta cũng thấy việc Chỉnh vào Quy Nhơn là quan trọng: đó là sự tập trung, hợp tác của những năng lực làm gẫy đổ cơ cấu chính trị đương thời, đó là sự tiếp sức làm đổ vỡ nốt cái thế phân tranh cũ kéo dài hơn hai trăm năm rồi. Tây Sơn mạnh, điều đó không ai là không nhận thấy. Lê Quý Đôn đem chuyện sấm ký, nói Tây Sơn có đất thiên tử chẳng qua cũng chỉ thay người đương thời ý thức được cái sức mạnh đó mà thôi.
Từ khi đuổi đánh quân Xiêm vào đầu năm 1785, quân Tây Sơn bắt đầu dòm ngó phía bắc, nơi kinh đô cũ của Chúa Nam Hà. Chiếm được Thuận Hoá mới là đạt đến cùng đích mơ ước của Nguyễn Nhạc như khi ông thổ lộ với Chapman từ 1778. Trong khi con hổ non Tây Sơn gầm gừ nhìn ra thì con sư tử già Trịnh đã tàn tạ đến mức không thể cử động được. Những Linh mục thời bấy giờ ở Bắc Hà đã ghi lại những thiên tai, thuỷ loạn mà dân chúng phải gánh chịu. Đó là những trận hạn hán ghê gớm "làm dân xứ Nghệ không gặt được hột nào". Trận dịch trâu bò tiếp theo vào năm 1784 làm chết 2/3 súc vật khiến cho người phải cày bừa thay. Nghề chài, nghề đã làm giàu cho cha Nguyễn Hữu Chỉnh ở xứ Thanh Nghệ cũng tàn tạ vì bão tố năm 1785. Trước khi Tây Sơn tới Bắc Hà phải chịu nạn đói vì lụt to, hạn lớn, sâu bọ nhiều, vì dịch đi tướt 6 . Những tai hoạ do nhà cầm quyền gây ra càng làm cho dân chúng điêu đứng hơn nữa.

Những chương đầu của quyển Hoàng Lê nhất thống chí cực tả được tình trạng rối loạn chính quyền ở Bắc Hà vào những năm này. Chúng ta thấy được đám quần thần văn võ chuyên nịnh bợ đưa đón lời Trịnh Sâm, chúc mừng Trịnh Cán. Có kẻ chuyên tố cáo người để làm quan như Đốc đồng Nguyễn Huy Bá ở trấn Thái Nguyên, có kẻ như Đặng Mậu Lân cậy quyền Thứ phi, làm nhục quan quân, bắt hiếp vợ con dân gian, thậm chí đến giết sứ giả Trịnh Sâm sau khi hỏi một câu rất hách: "Chúa là cái gì?" Chúa là cái gì? Thực vậy, Chúa bị khinh khi vì gia đạo không yên. Trịnh Sâm yêu quý Thứ phi Đặng Thị Huệ, muốn cho con Huệ là Trịnh Cán lên nối nghiệp. Con trưởng Sâm là Trịnh Tông tưởng có thể nhân lúc Sâm nổi chứng đau bụng kinh niên nguy kịch mà mưu đồ giành quyền binh, nhưng thất bại gây ra vụ án Canh Tý (1780) mà lời than van uất ức của một nạn nhân là lời kết án chế độ: "Trời không có mắt, trào không có quan để cho Quốc Chấn chết oan".

Đám ưu binh Tam phủ mà số lượng độ chừng 25 - 30.000 người 7 dùng để bảo vệ Chúa, thường ngày không có việc gì làm ngoài việc phá phách dân chúng, đe doạ các quan, bây giờ mới chen vào việc nhà Chúa. Trịnh Sâm mất sau hàng năm sống tránh ánh sáng mặt trời 8 để Trịnh Cán lên ngôi gây nên cái hoạ tương tranh. Kiêu binh phế Cán sau khi giết Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, người che chở Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi lập Trịnh Tông lên ngôi Chúa trong một cảnh mà Ngô Thì Chí tả một cách mỉa mai. Quyền binh từ nay ở trong tay Kiêu binh. Chúa lập được thì vua cũng do họ lập được nốt. Họ hoành hành tàn phá phố phường dữ dội nhất vào những tháng đầu năm Giáp Thân (1781) 9 .

Tình hình Bắc Hà như vậy, Chỉnh hay biết cặn kẽ nhờ căn vặn một thuyết khách của Chúa Trịnh. Cuối mùa xuân Bính Ngọ (1786), Trịnh Phu Như từ Thuận Hoá vâng mệnh trấn tướng Phạm Ngô Cầu vào Tây Sơn điều đình việc biên giới nhưng lại thóc mách nói cho Chỉnh rõ về tình hình đói kém ở Bắc Hà, dân với lính không ưa gì nhau. Với một viên trấn tướng đần độn, chậm chạp như Phạm Ngô Cầu thì ba vạn quân dưới quyền điều khiển của các viên Đại tướng, Phó tướng, Đốc thị, Phó Đốc thị cũng không thành một lực lượng gì hết, huống hồ là cách cai trị gay gắt, cướp bóc trong một xứ vừa qua nạn đói lại khiến cho người dân càng thù ghét lính tráng.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cho nên, cuối tháng tư âm lịch Bính Ngọ, quân Tây Sơn trực phát Thuận Hoá dưới quyền Nguyễn Huệ có Vũ Văn Nhậm làm Tả Đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hữu Đô đốc với Tiết chế Nguyễn Lữ đi tiếp ứng 10 . Đánh trúng vào tâm lý mê tín của Phạm Ngô Cầu, Tây Sơn mưu khiến Cầu lập đàn chạy suốt 7 ngày đêm, mệt mỏi tướng sĩ, để hoảng hốt thấy giặc ầm ầm kéo đến không đường chống cự 11 .

Đại diện cho nhóm "treo cờ điều" quyết chiến 12 ba cha con Hoàng Đình Thể và tướng Vũ Tá Kiên chết ở ngoài thành Phú Xuân vì Cầu muốn hàng đã không tiếp tế thuốc đạn. Số mệnh của ông quan Đại muốn "treo cờ bạc" này cũng không hơn gì: ông bị tống về Quy Nhơn rồi bị giết. Tây Sơn ca khúc khải hoàn vào Huế ngày 14-6-1786. Trong trận này, quân lính Bắc Hà ở Phú Xuân rất ít người chạy trốn được về, lớp bị Tây Sơn giết, lớp bị dân chúng Thuận Hoá trừ. Chiến tranh tàn sát vẫn được coi là vết nhơ cho Tây Sơn, nhưng không phải họ không có lý do để bào chữa.

Lý do đó nằm trong nguyên tắc hành quân của họ. Đánh mau, đánh mạnh, đánh bất thần thì tất luật lệ giết chóc của chiến tranh được thi hành triệt để. Người ta cũng có thể coi việc Tây Sơn trong trận đánh Thuận Hoá phá huỷ một chiếc tàu Bồ từ Macao tới, dìm nước anh em viên chủ tàu, giết hai người thuỷ thủ 13 như là một chứng cứ về lòng hiếu sát của họ.

Thực ra, chúng ta lưu ý rằng thuỷ quân của họ chỉ là một đoàn thuyền 14 tuy tới hơn 400 chiếc, nhưng vẫn ọp ẹp so với chiếc tàu đồng Tây phương ở vùng tiến quân. Họ đã có kinh nghiệm của trận chiến mùa xuân 1782 ở sông Ngã Bảy. Phải đánh ồ ạt để lấp liếm cái yếu kém kỹ thuật của họ. Cho nên, phải tàn sát. Chứ bình thường họ cũng biết cố tìm cách lôi kéo các nước Tây phương theo họ.
Cuối năm 1785, một chiếc tàu Macao bị gió bạt vào Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc tịch thu chiếc tàu đó, cho người lái nhưng vụng về để chìm mất. Chủ tàu và thuỷ thủ được trả về Macao có lẽ vào lúc xuất quân đánh phú Xuân (5-1786). Tây Sơn cho người theo mang thư cho toàn quyền Manille xin giao thương và mua đại bác để đánh giặc, mua đồng để đúc tiền và luôn thể dò xét xem Nguyễn Ánh có đi Manille với Bá-đa-lộc không 15 .

Nhưng dù sao chiến tranh cũng đưa họ tới chỗ cô lập với bên ngoài cũng như sẽ cô lập với dân chúng vì tính cách tận dụng nhân lực của họ. Sau khi chiếm được Đồng Hới, đuổi tướng Ninh Tốn chạy về Bắc, Tây Sơn dừng lại. Thực vậy, vì như đã nói, đó là cùng tột ước muốn của Nhạc: chiếm để làm chủ cả giang sơn "họ ngoại" của mình. Ý định đó thể hiện trong việc xây lại luỹ Thầy cao 19 bộ, dày 1 sào. Không ai được ở nhà, cả đàn bà, con gái, người goá - trừ người còn cho con bú, đều phải đi đắp luỹ hoặc vào rừng đốn cây. Dịch vụ đó lại làm hao tốn thêm một xứ sở đã ít người sẵn vì chiến tranh, dịch tể, đói kém. 16 Nhưng nếu Tây Sơn của Nguyễn Nhạc bắt đầu phải dè dặt thì Tây Sơn của Nguyễn Huệ với viên tướng chưa hề thua 33 tuổi tất không thể dừng lại bên dưới sông Gianh mà phải làm cái gì để "phô trương lòng gan dạ của họ". Lại thêm vào đó là viễn tượng chiếm lại số vàng trong kho Phú Xuân mà Trịnh đã lấy về 12 năm trước, chưa kể kho vàng của chính họ Trịnh 17 .

Nếu Nguyễn Huệ còn ngần ngừ thì có Nguyễn Hữu Chỉnh để đốc xúi thêm vào. Đem binh pháp ra để khuyến dụ Huệ, vạch rõ đất Bắc chỉ còn cái vỏ rỗng không "tướng trễ, binh kiêu, triều đình không kỷ cương", dùng chiêu bài Phù Lê, diệt Trịnh để tiến quân, dùng viễn tượng thành công lớn trong lời sấm để ngăn cái sợ trái lệnh Vua Anh, Chỉnh thực đã hết lòng tìm cách để trở về quê cũ với uy danh sấm sét vậy.

Nhưng đi đánh một xứ xa cũng phải cần tổ chức thêm lực lượng. Quân của họ lúc từ Quy Nhơn cũng lẫn lộn đủ thứ hạng và giống người. Ngoài người Việt Nam Hà, tất nhiên, họ còn có "những người Mường, Man di và các bọn mọi khác như Cao Miên, Cambien (?), Xiêm..". 18 , nghĩa là có thể nói đám người thiểu số miền núi, đồng bằng Nam Hà, đám tù binh ở chiếc tàu Bồ, trong các trận chiến thắng trước ở Gia Định. Bây giờ họ phải lấy thêm quân Thuận Hoá, Bố Chính. Tù binh Bắc Hà thì không còn nữa. Dân số ở đây lại sụt xuống nhiều vì đói, dịch tể đến nỗi người ta phải lôi đàn bà đi đắp luỹ sửa đường. Chỉ còn những người của các tôn giáo lẩn lút đứng ngoài chiến tranh là còn đông đúc. Cho nên, từ Phú Xuân cho tới sông Gianh, chỉ trong 5 ngày, tất cả đều bị bắt đi. Tây Sơn phá các chùa chiền và ép các nhà sư phải mang khí giới đi đánh giặc 19 . Những tín đồ Công giáo cũng không được chừa, hầu hết đều phải gia nhập vào đoàn quân viễn chinh ra Bắc 20 .

Ngoài ra, Tây Sơn cũng cần kim khí. Họ phá nhà thờ, chùa chiền, một phần để bắt người, một phần để tìm các tượng và các chuông về đúc súng đại bác 21 . Đáng lưu ý là đám tân binh bị bắt buộc vác súng này, một khi bị lôi cuốn vào trận địa, vẫn trở nên những người lính can đảm, có kỷ luật. Trước khí thế ào ạt như vậy, Thăng Long lại không nghĩ gì đến chống đánh. Họ cho đất Thuận Hoá là đất Nam Hà, mất đi cũng là "điều may", chỉ cần giữ Nghệ An là được. Quân tướng sai đi trấn Nghệ An dưới quyền Trịnh Tự Quyền thì trùng trình đến 10 ngày chưa xong việc chỉnh bị.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Trong lúc đó thì Tây Sơn đã ra. Nguyễn Hữu Chỉnh lãnh 150 thuyền 22 . đi trước vào cửa Đại An nhắm vào kho lương Vị Hoàng (Nam Định) tấn phát. Trên đường đi, trấn thủ Nghệ An Bùi Thế Toại, Thanh Hoá - Tạ Danh Thuỳ nghe gió bỏ thành chạy. Tướng giữ Vị Hoàng cũng không hơn gì. Chỉnh thu được ở đây hàng trăm vạn hộc lương, giải quyết chắc việc tiếp tế cho quân đội rồi đốt lửa làm hiệu cho Nguyễn Huệ hay biết chiến thắng mà đến (16-7-1786).

Trịnh phải vội vã tổ chức quân chống cự. Trịnh Tự Quyền xuống giữ Sơn Nam đóng ở Kim Động. Bùi Thế Dận đem bộ binh yểm hộ cho Đinh Tích Nhưỡng dẫn thuỷ binh đến cửa Luộc. Nhưng quân Tây Sơn cũng vừa đến đánh tan quân Nhưỡng, xua Dận, Quyền chạy rồi chiếm giữ phố Hiến ngày 19-7. Hôm sau đoàn thuyền trực chỉ Thăng Long 23 .
Tướng tá Kinh đô lo chạy vợ con, cất giấu của cải, không một người nào dám đánh giặc. Tham tụng Bùi Huy Bích bị công kích rồi bị Tông bãi chức, bắt ra trận đốc chiến. Trần Công Xán hiến mưu Chúa, gọi Hoàng Phùng Cơ, bộ tướng Hoàng Ngũ Phúc trước kia, từ Sơn Tây về góp 300 bản bộ binh với 1.000 người vội vã chiêu mộ bằng 5.000 lạng bạc quân phí, tất cả đem ra đóng ở hồ Vạn Xuân.
Thuỷ quân của Kinh kỳ cũng đến đóng ở bến Thuý Ái chờ giặc.

Nếp sống thái bình, lừ đừ đã quen thói, quân Trịnh không lường được sức đánh hoả tốc của Tây Sơn. Giặc đến mà lính tráng không kịp lên thuyền để viên Thiên tướng Ngô Cảnh Hoàn một mình đầu thuyền cự chiến, bị súng lớn bắn chết lôi theo cái chết thảm thương hơn của người vợ bé Phan Thị Thuấn. Quân Tây Sơn đã ùa lên bộ mà quân Phùng Cơ còn ăn cơm thì cái thế thua thật đã rõ rệt nghiêng về phía nào rồi. Tây Sơn chém giết cho chán rồi tiến quân lên bến Tây Long.

Đám lính hộ vệ kinh thành bây giờ mới cho người ta thấy xấu hổ với danh vị ưu binh. Nghe súng hoả mai của giặc họ "sợ mất vía, bỏ cả khí giới, chạy thục mạng". Cây cờ "Diệt Trịnh phù Lê" phất phới trên thành Thăng Long khiến cho "chỉ có Chúa Trịnh, bộ hạ cùng binh lính chạy trốn thôi" (21-7-1786) 24 . "Giặc Quảng" tiến vào Trịnh phủ lấy vàng bạc, súng lớn, súng tay, đồ đạc, voi ngựa, chỉ để lại cái xác vôi gạch. Quân tướng Tây Sơn chui rúc ở các chùa, vứt chôn các pho tượng, không một mặc cảm nào hết 25 . Binh lính cũng mang tinh thần cương cường của chủ tướng.

L.M Le Roy ở Kẻ Vĩnh thấy họ đi lính "không lương, không tiền", mà "không lấy cái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời" 26 . Ở cửa Bạng, La Mothe thấy họ cướp bóc, đốt phá, nhưng giết người rất ít, vì có lệnh cấm của "bạo chúa" 27 . Họ trị tội bọn trộm cướp một cách giản dị đến thành thô kệch, tàn nhẫn: có ai cáo là không cần phải dông dài, họ chặt đầu tức khắc 28 . Hình phạt cũng không miễn trừ cho binh lính họ.

Nhưng chiến thắng không đủ, người ta còn phải hợp pháp hoá việc tiến quân đối với dân chúng. Thực ra, ở cửa miệng người mạnh việc gì không phải. Ở đây, như đã thấy, người ta có sẵn để lợi dụng một chiêu bài cũ kỹ: "Phò Lê diệt Trịnh" và một lời sấm truyền tụng từ lâu trong dân gian rằng Trịnh sẽ mất nghiệp Chúa. Lẽ Trời như vậy, Tây Sơn chỉ là kẻ đại Thiên hành đạo thôi. Cho nên, Lý Trần Quán dù có tự phụ "đạo hiếu 3 năm đã trọn" có nhắc đến nghĩa vua tôi, tình thầy trò cũng không ngăn được tên học trò Tuần huyện Trang bắt Đoan Nam vương Trịnh Tông đem nạp cho Tây Sơn với cái lẽ giản dị "sợ thầy không bằng sợ giặc, quý Chúa không bằng quý thân". Điều đó cho ta thấy sức phân ly của xã hội Bắc Hà đương thời.

Những biến loạn trước xưng là diệt Trịnh phò Lê nhưng không có được những lực lượng kết tập to lớn. Đám nông dân trung châu đi theo Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương... chẳng hạn, vì nghèo đói, bất mãn quan lại mà vác bừa vác gậy làm giặc, mỗi nơi mỗi nhóm chứ thương gì Lê!

Đám sĩ phu, võ tướng thấy ngồi ở phủ Chúa cũng không khác gì Điện Vua, làm Bồi tụng cũng giữ ngôi Tể tướng thì có gì mà thắc mắc đổi thay? Còn Nguyễn chúa ở phương Nam muốn nói đến nghĩa tôn phù - để giữ độc quyền tôn phù, thì cũng không đủ sức đem binh qua 7 huyện Nghệ An. Những lực lượng phân tán của xã hội Đại Việt chỉ vừa đủ để giữ ngôi vua Lê chứ không đủ để trao lại thực quyền cho dòng họ này.
Rồi theo dần với thời gian, các vua Lê không dự vào chính sự trở nên vô tài, dung thường. Điển hình nhất là ông vua già, bệnh Lê Hiển Tông. Làm vua mà "khoanh tay rũ áo, tìm trò mua vui", bị Trịnh Sâm đè nén mọi cách vẫn cười cợt mới có thể làm vua lâu dài. Nhưng lâu dần tính cầu an thành trầm trệ đến nỗi không muốn Trịnh chúa mất nghiệp, sợ "mất kẻ gánh cái lo", đến nỗi Kiêu binh xin tôn phò, chính ông doạ tố cáo với Đoan Nam vương, đến nỗi được Nguyễn Huệ trao quyền thì không mấy vui, coi đó là "một gánh nặng", gả Ngọc Hân cho người để họ chia sớt "lo lắng".

Nhưng ông mai giảo hoạt Nguyễn Hữu Chỉnh chắc không ngờ mình vừa làm một việc thay đổi lớn lao con người của viên tân Nguyên suý Uy quốc công của triều Lê tàn tạ. Viên tướng thường thắng Nguyễn Huệ tuy cầm quân nhiều lần, tuy làm em vua một cõi, có lúc hãnh diện là "kẻ bố y", nhưng không thoát khỏi mặc cảm làm kẻ mường mán trong hang hốc xa xôi. Làm rể một giòng vua có quá khứ 400 năm, có người vợ kinh sử làu thông, Nguyễn Huệ lớn lên trước chính mình sau mười mấy năm hiên ngang trước binh tướng. Can dự vào việc lập Tự Hoàng, lo lắng cho việc chôn cất Hiển Tông, ông đã không là khách trong nước An Nam này nữa.
Mối dè dặt, e ngại can thiệp vào đất Lê cứ dần dà xoá tan trong đầu óc ông cho đến khi có những cuộc tiến quân sau. Nhưng hiện tại ông chưa dám bỏ ý tôn Lê. Tây Sơn còn lo đề phòng loạn ở các trấn của các tướng mất chức biến thành cướp như Đinh Tích Nhưỡng chiếm Cẩm Giang ở Hải Dương, của viên văn quan trở thành tướng bất đắc dĩ, Dương Trọng Tế, chiếm huyện Gia Lâm ngay bên thành Thăng Long. Nguyễn Huệ lo tìm cách cải thiện, tăng cường chiến cụ bằng cách tìm thợ rèn, và chỉ chăm chú rút về. Việc Nguyễn Nhạc hối hả ra Thăng Long làm cho ý định thêm chắc chắn.

Họ hàng Tây Sơn bàn mật ngày rút quân về mà không cho Chỉnh dự vào. Ngô Thì Chí cho là Vũ Văn Nhậm ghét Chỉnh, xúi Huệ bỏ rơi cho người Bắc Hà giết, tiện cho việc chiếm đất sau này. Nguyên cớ hiềm khích nhỏ mọn, lễ vật dân chúng đưa cho Chỉnh nhiều hơn cho Nhậm - cho ta thấy một lý do là sự cô lập của Tây Sơn giữa dân Bắc Hà. Tây Sơn chưa hẳn thù ghét Chỉnh, nhưng trước sự đắc thế, quen thuộc, cá trong nước của Hữu quân họ, một người vốn tự nhận có tài, dễ muốn làm việc độc lập, họ phải nghi kỵ.

Thế rồi nửa đêm 31-8-1786 Tây Sơn lén lút đi, thình lình như khi họ tới, duy không có Chỉnh cùng về. Biết được tình hình Bắc Hà yếu ớt, họ không nề hà gì mà không chiếm lấy một ít đất. Đóng quân ở dinh Vĩnh mươi ngày, họ cho Nguyễn Văn Duệ giữ Nghệ An, Vũ Văn Dũng 29 ở Hà Trung (Thanh Hoá) lui về châu Bố Chính, để Vũ Văn Nhậm giữ Đồng Hới ứng tiếp nhau.
Nhân dịp đó, họ vơ vét kho tàng phủ Yên Trường chứa bảo vật của họ Trịnh ở xứ Thanh. Quân lính cũng thừa cơ trên đường về mà "cướp đoạt hai bên sông, bắt cóc đàn bà, con nít, làm nhiều điều nhơ uế" 30 . Nguyễn Hữu Chỉnh ở Kinh đô vội vã cướp thuyền chạy theo kịp. Nguyễn Huệ khôn khéo lấy cớ ngoài Bắc còn có Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng chưa trừ được nên cho vàng bạc, lưu Chỉnh lại Nghệ An rồi rút binh về thành Phú Xuân trong khoảng tháng 9-1786 31 .

Trong một chuyến phiêu lưu dài 3 tháng, quân Tây Sơn đã đem lại tan rã cho đất Trịnh từ Thuận Hoá ra Thăng Long. Bắc Hà như một ngôi nhà ọp ẹp, bị xô đổ không gượng dậy được, một cái "nước không" như lời Chiêu Thống nói, chỉ còn chờ Tây Sơn ra cướp lần nữa là xong. Nhưng chuyến phiêu lưu dài này không phải là không có kết quả dội lại trong nội bộ Tây Sơn. Phản ứng dội ngược lại tai hại đến mực không ngờ có ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh của họ
 
Chỉnh sửa cuối:

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
Cụ cũng thôi cái chuyên đề NA của cụ đi. Ăn cây nào rào cây đấy, đừng chơi trò hai mang. Người như cụ xã hội giờ đầy, luồn lách kiếm được miếng ăn thì cố mà giữ. Sắp tới người ta giải tán hết mấy cái hội ba sàm lại đói. Tôi thì vượt qua cái tầm như cụ quá xa rồi, nên cụ khỏi phải ra vẻ kẻ cả.
Tôi không mang cái lịch sử của ông vua nào áp dụng vào cái ch . độ bây giờ , không liên quan đến 3 sọc và cũng khác cụ khi phải kiếm ăn bằng mấy cái hội đó. Cái tầm của cụ nó thể hiện rõ nét ra rồi . Cho nên : Cụ đừng nghĩ ai cũng giống mình . Bỏ đi mà làm người cụ ạ :)
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Chú giải:

1 Những chi tiết cho chương này, trừ xuất xứ khác có ghi, đều lấy ở Hoàng Lê Nhất thống chí, bản dịch của Ngô tất Tố.

2 Thư của Le Roy gởi cho Blandin ở Paris từ Kẻ Vĩnh (Ninh Bình), 6-12-1786 (BEFEO, 1912, t. 7-8). Chữ nghiêng ở trích văn trên là của nguyên văn chữ Việt trong bức thư.

3 Hãy đọc Chinh phụ ngâm khúc chẳng hạn thì thấy rõ.
4 Quá khứ thương nhân của Chỉnh và gia đình khác biệt với đám vua quan còn bằng chứng trong câu chuyện một giáo sĩ kể về lúc Chỉnh nắm quyền ở Thăng Long (1787): "...một hôm nọ, một số người có cửa hàng tại Hoàng thành đến tố cáo với tướng Chỉnh rằng một vài vị hoàng thân, chú bác và cậu vua đến bức hiếp không cho họ buôn bán. Coũ Chỉnh bất bình bắt vua phải trừng phạt những người này. Chiêu Thoũ lập tức phải cho bắt mấy người đó nạp cho Coũ Chỉnh. Sau khi quở trách các vị này, ông bắt họ phải bồi thường do họ gây ra, còn cấm họ từ rầy không được la cà trong phạm vi thành phố nữa. Nếu không tuân lệnh thì sẽ bị trừng phạt". (Sử Địa, số 9-10, 1969, t. 201). Hãy nghĩ, nếu không sở cậy nơi quá khứ buôn bán của gia đình quan Tướng quốc, thương nhân Thăng Long làm gì dám khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của quan quyền, hoàng thân quốc thích?
5 Thực lục q1, 22a
6 Thư ông Breton, gởi ngày 10-7-1787, thư G.M Ceram ở Kẻ Vĩnh (Ninh Bình) (RI. XII, 1910, t. 526, 536, 538).
7 Thư G.M Ceram, 29-5-1784 (RI, XII, 1910, t. 522, 523).
8 Thư ông Breton kể trước
9 Thư G.M Ceram kể trên

10 Chi tiết Nguyễn Lữ làm Tiết chế là của Liệt truyện, q30, 12ab
11 Ngoài Hoàng Lê, Liệt truyện, còn có thư ông Le Breton đã dẫn, thư Labartette gởi cho Le Blandin 23-6-1786 (BEFEO, 1912. t. 12, 13).

12 Thư ông Doussain gởi ông Blandin 6-6-1787 (Sử Địa, số 9-10, t. 232-233)
13 Thư 10-7-1786, 1-8-1786 của Labartette gởi cho Descourvières, của Longer gởi cho Le Blandin (BEFEO, 1912, t. 14, 15, 17), thư của Labartette gởi cho Letondal ở Macao, 10-8-1786 (A. Launay, III, t. 124).

14 Thư Longer gởi cho Le Blandin (BEFEO, 1912, t.15 có một lối nói đáng chú ý: "chiều ngày 13 tháng này (6). Thuỷ quân, hay nói rõ ràng hơn, các ghe thuvền Tây Sơn tiến vào cửa Huế". (Chúng tôi nhấn mạnh).
15 Trích từ nhật ký của ông Letondal (A. Launay, III, t. 154, chú số l).
16 Thư Labartette, G.M Veren, cho Boiret, 15-7-1786 (RI, XIV, 1910, t. 43); thư của Doussain, tạp chí trên, t. 47. Cả hai đều ở Bố Chính trong chiến tranh
17 Thư Labartette cho Le Blandin. 23-6-1786 (BEFEO, 1912, t. 13, 14).
18 Thư Le Roy cho Le Blandin 6-12-1786 kể trước
29 Thư Labartette, 23-6-1786 kể trước. Cũng thấy ở A. Launay, III, t. 122
20 Thư Longer gởi cho Juilhard (A. Launay, III, t. 122).
21 Thư Labartette gởi cho Boiret. 15-7-1786 (A. Launay, III, t. 123)

22 Thư La Mothe, 3-12-1786 (RI, XII, 1910, t. 532.
23 BEFEO, 1912. t. 7
24 Thư Le Roy 6-10-1786 kể trước
25 Thư Le Roy 6-12-1786 kể trước
26 Thư Le Roy 26-7-1787 (RI. XII, 1910. t. 535
27 Thư La Mothe 3-12-1786 kể trước
28 Thư Le Roy, 6-12-1786 kể trước
29 Hoàng Lê ghi là Đô đốc Chiêu Viễn hầu. Thư Quang Trung gởi cho ông này khi sai đi sứ Trung Hoa năm 1792 (Hoa Bằng, Quang Trung Nguyễn Huệ, sđd, t. 329) có câu: "sắc sai Hải Dương Chiêu Viễn Đại đô đốc". So với Qui Nhơn, đất Hải Dương quả là xa để có một viên tướng (Vũ Văn Dũng) về giúp Tây Sơn được phong hàm Chiêu Viễn hầu như vậy.

30 Thư Le Roy 6-10-1786, 6-12-1786 đã kể 31 Thư Doussain đã kể [220 33 Liệt truyện, q30, 13b, 14a
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Tiết 8
NỒI DAXÁO THỊT
Nguyên nhân * Chiến tranh * Kết quả: "ngư ông" Nguyễn Ánh.

Vào đầu năm 1787, trong khi người ta tưởng những lực lượng thống nhất có cơ tập thành thì một biến chuyển lớn lao làm tan vỡ viễn tượng đó: anh em Tây Sơn, hay nói đúng hơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đánh nhau. Tại sao có thể xảy ra như vậy?

Sách Hoàng Lê cho chúng ta biết sự rạn nứt có từ lúc Nguyễn Huệ nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh "tự chuyên" kéo quân ra Bắc. Chúa Tây Sơn vốn biết Huệ "khôn ngoan", "giảo quyệt" sợ Huệ lấy Bắc Hà trở về hợm hĩnh, khó mà kìm chế. Khi tiếp được thư báo Bắc Hà lấy được rồi, Nhạc lại sợ Huệ cầm đại quân ở xa, có tướng tài trong tay sinh biến, nên lật đật ngày đêm dẫn bộ binh ra lôi về. Mối rắc rối quyền bính này tưởng có thể dẹp yên được khi Huệ ra tận ngoài cửa ô Thăng Long đón tiếp Nhạc, dâng binh phù, tạ tội, dẫn về nhà giới thiệu vợ mới cưới, anh em đối đáp "y như anh em các nhà thường dân".

Nhưng chúng ta thấy mối nứt rạn vẫn còn: Nguyễn Nhạc nắm quyền thấy rằng cơ ngũ đã được đổi mới dưới quyền Huệ mà vẫn phải để nguyên. Xung đột nổ bùng khi quân Tây Sơn về đến Huế.

Sách Hoàng Lê mượn lời Nguyễn Hữu Chỉnh tâu với Chiêu Thống mà nói rõ mối biến loạn này: "Vua Tây từ khi về Nam thì kéo về luôn quốc thành, còn Thượng công thì ở Phú Xuân, nghỉ quân mua vui, hoặc là ban bố mệnh lệnh, sửa sang thành lũy. Bao nhiêu quân tướng, khí giới, các vật quý báu lấy được ở Bắc đem về, Thượng công đều chứa vào một chỗ, vua Tây cho người ra vời, Thượng công cũng không chịu vào chầu. Rồi thì phong quan ban chức, Thượng công đều tự quyết định, không hỏi gì đến vua Tây. Vua Tây cho người đem ấn ra phong Thượng công là Bắc Bình vương và hỏi những thứ của báu bắt được ở phủ Chúa Trịnh, Thượng công cũng không chịu trả lời. Vua Tây giận lắm, vì thế anh em mới gây ra cuộc binh đao".

Sử quan nhà Nguyễn khi bàn về chỗ này quy tội thực nhiều cho Nguyễn Nhạc. Họ cho rằng từ lúc đánh Bắc Hà thắng, Nhạc đắc chí, ngày càng buông thả dâm loạn, giết Nguyễn Thung, người cộng sự lúc đầu, lại hiếp vợ Huệ, "người người đều ghê tởm". Trong chuyến Bắc xâm, vàng bạc quý giá của Trịnh phủ Nguyễn Huệ lấy, Nhạc đòi không cho Huệ và ông lại còn tranh chiếm đất Quảng Nam nữa 33 . Do đó, chiến tranh mới nổ bùng.
Một nhân chứng đương thời tại chỗ viết thư nói về việc xảy ra sau ngày Tây Sơn ở Bắc về, kể nhiều điểm tương tự với các người Việt: Nguyễn Huệ "để Nhạc đi về Quy phủ và ngay sau đó bắt dân chúng tôn lên làm Đức Chúa; Nhạc biết tin không bằng lòng nên nhiều lần đe doạ em..." 34 . Như vậy việc Huệ tự chuyên ở Huế, không muốn thuộc dưới quyền Nhạc nữa được xác nhận ngay cả trong lặng yên (lạ kỳ, có vẻ thiên vị đối với Huệ) của sử quan bởi vì Nhạc đã lôi em từ Bắc Hà về mà phải chịu để Huệ ở lại Phú Xuân với vàng bạc cướp được chứ không kéo được về ngay Hoàng Đế thành như những lần Nam chinh.
Sở dĩ Nhạc chịu về Quy Nhơn một mình vì mối lo của Nhạc đã thành sự thực: binh lính quen chịu sự điều khiển của Huệ phần lớn đã theo ông này. Hoàng Lê cho ta thấy lúc Nhạc thu lại binh phù ở Bắc thấy có nhiều sự đổi thay, sắp đặt quân ngũ khác đi nhưng giả vờ không hay biết gì hết. Ông không thể làm khác hơn ở đất địch, nhưng về tới Phú Xuân ông cũng không lấy lại được thực quyền: một phần rất lớn thuỷ quân đã theo Nguyễn Huệ 35 . Do đó, ta thấy hành động "dâm, sát" ở Quy Nhơn của Nhạc có thể coi là vì phẫn chí, vì mối bận tâm thanh toán nội bộ hơn là vì đắc chí như lời sử quan.

Nhưng tại sao bỗng dưng lần này Huệ trở chứng với ông anh khi đã không có gì xảy ra hết trong những chuyến viễn chinh Gia Định? Đó chính là vì Tây Sơn đã tiến đến một giai đoạn khác trong sự phát triển của họ. Một biến cố có căn cớ sâu xa bắt nguồn từ những chuyển biến lịch sử bên trong cũng như bên ngoài nước như biến cố Tây Sơn, tất có những giai đoạn phát triển khác nhau, kế tiếp nhau mà từng cá nhân đang đóng vai tuồng lịch sử đó không thể thấy được vì phải chịu giới hạn của cá tính, giáo dục, thành kiến thu nhận và khoảng thời gian sống nữa.

Hãy trở về Nguyễn Nhạc. Như ta đã nói, ước vọng của Nhạc thổ lộ với Chapman là chiếm cả giang sơn Nam Hà, và chỉ chừng ấy đủ rồi. Ông vẫn tự nhận mình là vua Tây Sơn, "vua Trời" của binh dân đất Nam Hà. Đối với đất Bắc, ông trở lại thời kỳ thường dân xa xưa, mặc cảm tương tự xuất hiện như khi mới gặp Chapman ông đã vội vã thanh minh việc nổi loạn khiến người khách buôn này không khỏi ngạc nhiên. Trên đường lật đật ra Bắc, Nguyễn Nhạc gặp ở Nghệ An một đám dân quê khúm núm dâng lễ vật, gọi "quan lớn", ông gạt đi: "Tôi không phải là quan lớn. Tôi là họ ngoại của Chúa Nam Hà vẫn quen gọi là Biện Nhạc đấy... Các người hậu tình thấy tôi đi xa, lương khô ăn nhạt mà đem những món ăn ngon lành biếu tôi, cám ơn, cám ơn..."

Vì vậy khi Nguyễn Hữu Chỉnh mang mầm mống phá hoại Bắc Hà vào miền Nam ươm giống phát triển, ông đã không biết sử dụng để lật đổ chúa Trịnh. Ông đã lớn tuổi rồi, từ một tên Biện lại làm loạn (cho dù có ý thức) lên được vua Trời, thế là đủ lắm rồi. Nguyễn Nhạc dừng lại, nhưng những động lực vô ý thức của lịch sử vẫn thúc đẩy con người tiến tới.

Ta thấy Nguyễn Hữu Chỉnh xui được Tây Sơn ra Bắc xô nốt dấu vết của nền phân tranh cũ. Rồi trong chuyến đi đó, ta đã thấy Nguyễn Huệ lớn lên như thế nào. Tuổi còn trẻ, ước vọng còn lớn, chuyến ra Bắc với đất Bắc tan rã hé cho ông thấy có cả một xứ sở dưới dấu vết đổ nát vẫn chứng tỏ tràn trề sinh lực, của cải phong phú, xứ sở đó sớm muộn gì cũng vào tay anh em ông. Thế mà ông cứ cản lại, "sợ khó kìm chế" ông. Lời hịch lúc đánh nhau có chữ chê Nhạc "khinh suất, can không nghe" 36 . Khinh suất, can không chịu nghe chính vì Nhạc tự mãn trở nên coi thường những khuyến cáo đổi thay, trong lúc Huệ còn muốn tiến nữa 37 . Thế là anh em chia lìa. Quân đi Bắc đã có cơ ngũ đổi thay, khác với lúc xuất phát, đã luyện thành nếp mới.

Một phần nữa họ là dân Thuận Hoá, Bố Chính, có thể có lính Bắc Hà, họ thích ở lại Huế hơn. Cho nên Nhạc về Nam mà Huệ còn giữ được quân. Khi ra Bắc, Tây Sơn chiếm được kho tàng của Trịnh như các chứng nhân đã nói. Vàng bạc vốn không phải chỉ cần thiết cho bề ngoài một triều đình mà còn thiết yếu cho việc binh nhung nữa. Huệ phải giữ lại, và giữ được vì Nhạc cô thế ở Phú Xuân. Nhưng Nhạc tất nhiên cũng cần vàng bạc. Ta đã thấy Tây Sơn cần tiền như thế nào.
Chỉ cần thêm một chứng cớ nữa. Trước khi chiếm Thuận Hoá, vùng Tây Sơn có xẩy ra một vụ rối loạn phong tục do giáo điều Thiên Chúa gây ra, nên nảy sinh một vụ cấm đạo. Ấy thế mà những kẻ nào, nếu nghèo, nộp 10 cân đồng, nếu giàu, nộp từ 100-200 cân đồng thì khỏi phải chối đạo: Đến nỗi L.M Longer phải đưa ra nhận xét: "Có thể là bạo chúa chỉ làm như vậy vì keo cú bòn mót hơn là vì có ác cảm với đạo Thánh" 38 .

Số chi của quốc gia vì phải trao đổi với bên ngoài trong một tình trạng kém thế nên lại càng gia tăng gấp bội. Tây Sơn, cả Nhạc lẫn Huệ, đều cần rất nhiều tiền. Nhạc đòi vàng đất Bắc, Huệ cố giữ và nhân đã có mâu thuẫn cũng muốn chiếm luôn kho vàng ở Quy Nhơn. Chiến tranh xảy ra. Một bức thư viết ngày 12-5-1787 cho biết chiến tranh xẩy ra đã 3 tháng rồi 39 . Kẻ nào mạnh thì ra tay trước lấn lướt cho nên Nguyễn Huệ mới kéo quân vào Quy Nhơn trong tuần lễ Tro (21-2-1787) 40 . Số lượng quân đi, kẻ ước lượng 60.000 người 41 , người tính đến 100.000 42 . chỉ biết rằng với lối hành quân của Nguyễn Huệ số quân không nhỏ được. "Ông bắt tất cả mọi người phải ra trận", tất cả nghĩa là mọi người "từ 15 đến 60 tuổi". Cho nên vùng Thuận Hoá, nhà thờ biến thành trại lính, tượng thần phật bị lấy ra đúc súng đại bác, đúc nồi 43 . Khi quân đi rồi không còn đàn ông, ở nhà chỉ có đàn bà, kẻ mất cha, người mất con, kẻ lại mất chồng. Họ, những lực lượng quyết định tình thế trên giải đất này họ đánh nhau rất dữ.

Lại bộ Hồ Đồng bị bắt ở trận Đồng Tuyên trước làm cho Nguyễn Huệ một bài hịch, chửi bằng "sài lang, chó heo" để kể tội Nhạc "làm nhơ uế cả một triều", "khinh suất, can không nghe" và cả quyết rằng "ngôi báu tất phải đổi dời".
Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn, đắp núi đất đặt đại bác bắn đổ vào. Nhạc kêu khóc ở đền thờ cha mẹ rồi kêu Đặng Văn Chân ở Gia Định về tiếp cứu. Chân đem binh về đến Tiên Châu (Phú Yên) thì bị đánh tan, chính mình phải đầu Huệ làm tỳ tướng 44 . Hai ba lần giáp công, Huệ cũng bị mất đến nửa số quân và phải lấy thêm lính Thuận Hoá, bắt những kẻ vừa đủ 15 tuổi 45 . Nhạc phải lên mặt thành, khóc kêu gọi tình anh em ruột thịt cho Huệ giải vây.

Tinh thần ăn đều chia đủ của anh em họ thật cũng đáng khen, nhưng đã đem lại tai hại không nhỏ cho triều đại. Trần Văn Kỷ của Nguyễn Huệ bèn lấy Bến Ván làm địa giới ngăn cách đất của Bắc Bình vương và Thái Đức Hoàng đế. Còn "chú Bảy" thì được đất Gia Định với tước Đông Định vương 46 .

Cuộc chiến này thực là một kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ 47 . Uy danh của gia đình Tây Sơn bị hạ xuống, người ta trông ngóng về một ông Chủng nào đó mà người ta chỉ biết là kẻ còn sót lại của triều đại vừa trị vì. Theo lời đồn thì người Hồng Mao sẽ đem Nguyễn Ánh trở về ngôi vị cũ. Chứng cớ rõ ràng là từ năm vừa qua có mấy chiếc tàu ngoại quốc đi dọc theo bờ biển Nam Hà, lăng xăng dò đường nước nông sâu, ghé vào cửa Thi Nại, rồi khi gặp thuyền buồm Tây Sơn cản lại thì nổ súng. Rõ ràng lắm là tiếng đại bác vọng lại từ bờ biển. Thế lực ông Chủng mạnh như vậy nên, cũng vẫn theo lời đồn, vua Trời bị ông em quý thúc đánh thái quá đã phái người xin với ông trả lại ngôi báu mà tên bà con họ ngoại này đã chiếm đoạt.

Tiếng đồn chỉ dựa trên một sự thực là các tàu De Castries, La Dryade, Le Pandour lảng vảng ngoài bờ biển Nam Hà để dò xét tình hình xem có tiện cho một cuộc can thiệp không, thế mà gặp dịp lại được dân chúng thổi phồng lên tạo ra một dư luận mong ngóng về một vị cứu tinh nơi xa, trong lúc vị này đang bị giam lỏng và chăm chắm thoát khỏi thành phố Vọng Các.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Trong đám binh tướng Tây Sơn có kẻ ngả theo phe này hay phe khác, nên ngoài chiến tranh giáp công chính thức, Nhạc và Huệ còn lo thanh toán nội bộ. Có hai trường hợp điển hình: Nguyễn Văn Duệ, tướng Nhạc ở vùng Huệ và Nguyễn Đăng Vân, con nuôi Huệ ở vùng Nhạc.

Nguyễn Văn Duệ vốn được Huệ cho giữ Nghệ An để kìm chế Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh ra Bắc đuổi Trịnh Bồng, được thư Duệ hẹn cùng đánh vào, bèn sắp 10 lượng 10 tấm đoạn xúi Duệ mưu chiếm Nghệ An. Việc Duệ làm loạn này cũng là do mưu kế của Nguyễn Huỳnh Đức, người bị Huệ bắt sau trận Đồng Tuyên (1783) được cho làm tướng cùng giữ Nghệ An với Duệ mà lòng cứ đồ mưu về chúa cũ 48 . Việc bị Vũ Văn Nhậm phát giác. Đức xúi Duệ đem quân theo ngả Thượng Lào về Quy Nhơn và lãnh quân đi trước. Nửa đường Đức bày tỏ ý thật và dụ Duệ theo mình đi tìm Nguyễn Ánh. Nghe Duệ tức giận "thằng này định bán ta đây", Đức tính chuyện không êm trốn thẳng qua Xiêm. Còn Duệ xuống Quy Nhơn. Được Duệ về giúp, Nguyễn Nhạc lên tinh thần, tưởng có thể phục thù mối nhục kêu khóc năm ngoái.

Tháng 3-1788, Duệ kéo quân ra Quảng Nam, nơi "biên giới Chăm". Không được may mắn như năm 1775, Duệ bị quân Phú Xuân đánh tan, thân phải bị bắt cho voi giầy, đầu bêu ở thành Hội An 49 . Nhạc hoàn toàn tuyệt vọng không còn sức gượng dậy nữa.

Câu chuyện thanh toán nội bộ cũng xảy ra ở Quy Nhơn: Nguyễn Thung hẳn là một nạn nhân của cuộc xung đột ruột thịt bất ngờ đó. Một nạn nhân khác may mắn hơn vì ở mãi tận Gia Định. Vẫn biết Gia Định của Nguyễn Lữ nhưng vụ Đặng Văn Chân cho ta thấy Lữ theo phe Nhạc.
Sử quan nhà Nguyễn chép rằng Nguyễn Đăng Vân là con nuôi của Huệ vượt bể qua hàng ở Vọng Các mùa thu 1787 vì thấy rõ Tây Sơn là "bạn nghịch" 50 . Nguyên cớ viện ra để được nhận hàng không đáng kể cũng như câu chuyện về hết mệnh đế vương do Nguyễn Văn Trương bịa ra để hàng vậy. Chúng ta phải lưu ý rằng Nguyễn Đăng Vân là con nuôi yêu quý của Huệ đang ở trong vùng Nhạc và thời gian vượt bể sang hàng là ngay sau khi chiến tranh nồi da xáo thịt xẩy ra ở Quy Nhơn. Đăng Vân tất đã trải qua những dao động mà Nguyễn Văn Duệ đã gặp. Duệ không nghe lời Huỳnh Đức, nhưng Nguyễn Đăng Vân ở một vùng đầy vết tích của Nguyễn Ánh trong lúc con đường về Bắc mịt mù tất phải hướng về Vọng Các. Gió mùa không những chỉ chở quân đi chinh phục mà còn trỏ đường cho tướng trốn chạy nữa vậy.

Nhưng không phải chỉ có vài chuyện đó xảy ra là thanh toán xong mối hiềm nghi của tướng và các phụ tá giữa hai miền. Chúng ta thấy người nắm giữ Tả quân của Huệ ở Đồng Hới là Vũ Văn Nhậm lại là con rể của Thái Đức. Mọi người đương thời rõ ràng thấy Nhậm ở vào thế khó xử, dù muốn tỏ lòng trung thành với Huệ cũng vẫn bị gán cho ý nghĩ "trông về bên trong" (Quy Nhơn). Nguyễn Huệ cũng nghĩ vậy. Tuy nhiên, vốn là một tay có thủ đoạn, Huệ vẫn dùng, dùng mà nghi ngờ. Đến khi trao quyền lớn cho Nhậm đem quân hỏi "tội" Nguyễn Hữu Chỉnh, Huệ mới cần phải lo đề phòng biến loạn, khỏi như ông anh ông trước kia đã không lo đề phòng ông. Cho nên, ông dặn nhỏ Ngô Văn Sở "Điều lo của ta không phải tại Bắc Hà mà là tại Nhậm vậy" 51 .

Cái thế quân tướng hoài nghi như vậy làm cho Nguyễn Ánh sẽ có một viên tướng tài giỏi chờ đón ở Long Xuyên và cũng để có dịp cho một kẻ chăn trâu leo lên chức Đại tướng quân: Nguyễn Văn Trương. May mắn cho Nguyễn Ánh hơn nữa là việc chia ba đất nước đã giúp Ánh ngăn cách với kẻ thù nguy hiểm nhất của ông, Nguyễn Huệ, bằng một giải đất của ông vua già Nguyễn Nhạc "ham dật lạc, cầu tạm bợ yên ổn, không tính lo về sau" 52 .

Thực vậy, Nguyễn Nhạc bị em vây đánh phải khóc mới được hoà, tinh thần suy đốn, không có một phản ứng nào khi Nguyễn Ánh về chiếm Gia Định, bỏ mặc cho Phạm Văn Sâm là một viên tướng tài, trung thành, lo toan đến thế cùng lực kiệt, hàng rồi mà vẫn tính chuyện mưu với Nguyễn Huệ phản Nguyễn Ánh.

Nguyễn Huệ cũng không thể làm gì hơn. Như người đồng thời nhận xét: "Ông tập họp quân lính, hoặc để đánh anh, hoặc để đánh ông vua chính thức và có lẽ cả hai mục đích (vì ông không thể đánh ông vua mà không bước qua đất của anh ông" 53 . Nhưng như ta đã nói, hoặc tình anh em ruột thịt đã không cho phép ông làm như vậy. Phải đợi đến con ông, tình thân đã cách xa hơn một ít và tình thế cũng bức ngặt đến nơi, họ mới chiếm Quy Nhơn để trực tiếp đối diện với Nguyễn Ánh. Nhưng bây giờ thì chậm mất rồi.

Trở lại thời phân làm ba của Tây Sơn, "Gia Định đơn nhược yếu ớt" 54 dưới quyền Nguyễn Lữ là một cơ hội tốt cho Nguyễn Ánh và bọn bầy tôi lưu vong. Họ lục tục trở về.
 
Chỉnh sửa cuối:

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
Theo cụ là n.a chả còn gì và n.h dẹp được nhà lê và mạnh như trẻ tre? Vậy cụ có đặt câu hỏi do đâu mà vậy không? Hay n.h sinh ra đã tự nhiên mạnh ? Hay n.h được nước ngoài chống lưng, tuồn viện binh, lương thảo ? Hay ức hiếp, đe dọa ,khủng bố bắt dân đi lính, đẩy ra hòn tên mũi đạn, bắt gia đình làm con tin để có được sức như " trẻ tre" theo ý của cụ ?.Sau khi n.h mất thì tại sao nhà tây sơn lại không mạnh nữa ? Đang đánh đông dẹp bắc thế như nước lũ kia mà ? Thôi, em cũng còm vậy để cụ suy ngẫm và bút chiến với các cao nhân khác thôi. Em không đủ tầm.
NH dấy quân ra bắc dưới mác phù Lê nhé cụ. Và xin hỏi ngược lại câu hỏi của cụ tại sao sau khi Lê Thái Tổ và Vua Gia Long mất lại không bị lật đổ ? Tại sao dân chúng ủng hộ TS mà lại không nuôi dấu cho con cháu nhà TS như NA được dân Miền Nam ? Nhân dân ta có sức mạnh vô địch là nhân dân , nhờ vào sự ủng hộ đồng lòng của Nhân dân chúng ta đã đánh bại được cả Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ xâm lược . Vậy nên 1 triều đại có thể tồn tại cả trăm năm thì không thể nào không có sự ủng hộ của dân chúng và ngược lại với 1 triều đại suy tàn. Dù cho các nhà viết sử có bẻ cong ngòi bút dưới con mắt hận-thù-yêu-ghét thế nào thì sự tồn tại dài trong lịch sử nước nhà là 1 minh chứng cho năng lực của Vua tôi nhà Nguyễn và nhà Lê. Chào cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top