Nối tháng đến Trường Sa

PARASUCO

Xe tăng
Biển số
OF-14896
Ngày cấp bằng
19/4/08
Số km
1,907
Động cơ
531,877 Mã lực
Sao lại hy sinh 2010 vậy các cụ, ốm đau hay đạn lạc vậy?
Lê Văn Tuấn, sinh ngày 2/2/1988, hy sinh 26/10/2010
Hoàng Văn Nghĩa, sinh ngày 3/7/1986, hy sinh 29/3/2010

Xin một nén nhang tưởng nhớ các anh, các anh hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ. Xin linh hồn của các anh hãy yên nghỉ. Em rất xúc động khi nhìn thấy các nghĩa trang mini trên các đảo. Cám ơn cụ 3gai đã cho ace thấy được sự hy sinh cao cả của các liệt sỹ vì chủ quyền của đất nước. TS và HS mãi mãi là một phần lãnh thổ thiêng liêng của VN.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,710
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Vụ này thì hơi chuối, nhà cháu lại bê từ Blog cá nhân sang:

Nguồn đây: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/chu-tich-ubnd-tinh-binh-duong-ao-ngu.html

Bài đây:

CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG "ĐÀO NGŨ" KHỎI TRƯỜNG SA VÀ XUẤT XỨ DÀN ÂM THANH TRÊN TÀU HQ-936




Mai Thanh Hải
- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung người thấp, nhưng to ngang lịch bịch rất ngộ.


Hôm đầu tiên vào Nhà khách Vùng 4, mình hơi bị ngạc nhiên khi thấy 1 ông, già chưa đến, trẻ đã qua, đầu hói bóng lọng, chân ngắn tũn cứ quần đùi, áo ba lỗ, không dép chạy loăng quăng khắp 4 tầng cầu thang, dưới sự... kính trọng, e sợ của 1 Thiếu tướng Quân đội và 1 Đại tá Công an, cùng khối người khác nghiêm trang comple, ca vát ra dáng quan chức.

Hỏi cu Hưng, Trợ lý Dân vận của Vùng 4, Hưng ghé tai thì thầm: "Đấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tham gia Đoàn Công tác ra Trường Sa!" và cung cấp thêm: Thiếu tướng Quân đội là Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Đại tá Công an là Giám đốc Công an tỉnh cùng 1 số lãnh đạo Sở ngành, báo chí trong tỉnh, văn công đoàn Ca múa nhạc Bình Dương...


Chủ tịch Cung trong buổi họp đoàn ra Trường Sa

Ớ! Thế là Đoàn khách dân sự đầu tiên của mùa ra thăm Trường Sa này, oách quá rồi: Chủ tịch UBND tỉnh dẫn vài chục người ra thăm Trường Sa, với mấy cái xe ôtô từ 7 chỗ đến 40 chỗ, xe nào cũng dán băng rôn to phạc, chữ vàng chóe trên nền đỏ: "Đoàn tỉnh Bình Dương thăm và làm việc tại Trường Sa" và thành viên của Bình Dương đi lại trong Nhà khách, ai cũng giậm chân uỳnh uỵch, ưỡn ngực, mặt vác lên hiên ngang.

Mấy ngày ở Nhà khách, đợi thời tiết tốt để xuống tàu ra đảo, càng thấy nể Bình Dương "lắm tiền nhiều của".

Này nhé: Suốt ngày nhậu nhẹt, toàn rượu ngon và mồi thửa, mang từ Bình Dương, chất đầy trong xe ca 40 chỗ; các ca sĩ - diễn viên - nhạc công trong Đoàn Ca múa nhạc của tỉnh, chả kể sáng chiều vác loa đài ra hành lang, tập luyện hát múa cứ rộn ràng, oang oang như bắt người nghe phải nhảy.


Văn công bất đắc dĩ


Chờ đến ngày thứ 3, thấy Chủ tịch Cung có vẻ sốt ruột, cứ chân đất, áo may ô chạy huỳnh huỵch từ trên xuống dưới, từ sân ra biển, cho dù anh em Hải quân chiều hơn chiều vong, bố trí cho riêng 1 buổi chiều thăm nghía trong tàu Lý Thái Tổ mới nhập về, ăm ắp vũ khí đạn dược, trang thiết bị hiện đại.

Đến ngày thứ 4 thì đúng là... vỡ trận. Buổi tối, đang thiu thiu trong phòng, bống thấy chiêng trống dập ầm ầm, cả bọn bực quá định thò đầu ra rủa: "Bọn điên, ngủ đi" mới tẻ ngửa là Đoàn Bình Dương đang nhậu nhẹt, làm lễ chia tay để sáng mai... vào lại Bình Dương.

Mình lại thấy Chủ tịch Cung chân ngắn, quần đùi, áo ba lỗ lạch bạch không dép từ bàn này sang bàn nọ, hô: "Chia tay! Dô! Dô!". Cánh Hải quân, từ lãnh đạo Quân chủng đến Vùng, mặt dài như cái bơm, thi nhau thuyết phục: "Có lịch phê duyệt từ Chính phủ xuống Bộ, Quân chủng, anh đợi 1-2 ngày nữa thời tiết tốt, rồi xuất phát!". Chủ tịch Cung vẫn ngúng nguẩy cái đầu hói: "Hông! Tôi phải zìa để mấy ngày nữa đi Nhựt Bổn!".

Cánh Hải quân quen kỷ luật, mặt xạm lại nhưng vẫn nín nhịn: "Nếu không thì anh để Đoàn ở lại, nhất là Văn công để phục vụ bộ đội!". Cung Chủ tịch vẫn: "Hông! Hông! Tui zìa thì chúng nó phải zìa!".


Nhạc công bất đắc dĩ


Và sáng sớm hôm sau Đoàn Cung Chủ tịch về thật, mấy cái xe chất đầy người, ai nấy mặt buồn xo tiếc nuối, trên xe vẫn chật cả trăm lít rượu ngâm và đồ nhậu, bên thành xe vẫn sót lại mảnh giấy của bảng khẩu hiệu: "Đoàn tỉnh Bình Dương đi thăm và làm việc tại Trường Sa", cậu lái xe mới bóc, vì xấu hổ.

Cũng sáng hôm sau, Bình - Chính trị viên tàu HQ-936 mặt tái dại, thì thầm với mình: "Văn công về, dàn âm thanh của họ cũng về, lấy gì phục vụ trên tàu vài chục ngày bây giờ?".

Chết thật! Chuyến đầu tiên của năm, các đảo đã biết có Đoàn ra, có cả văn công miền Nam phục vụ, sau nửa năm giời không có bóng con gái, nên rộn ràng, háo hức lắm. Bây giờ, để lính thất vọng, biết ăn nói ra sao?..

Thêm nữa, đằng đẵng bao nhiêu đêm trên biển, cũng phải văn nghệ văn gừng - giao lưu và chiếu phim, mở nhạc về biển đảo, đặc biệt là 2 Lễ Tưởng niệm các Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma - Cô Lin, DK1 lấy đâu ra dàn âm thanh, đàn nhạc đáp ứng?..


Đoàn Bình Dương hát múa chia tay bộ đội Trường Sa tại... Nhà khách Vùng 4


Mình hỏi Bình: "Tàu mình không có gì à?". Bình lúng búng: "Cũng có loa đài để tuyên truyền đặc biệt, nhưng hôm rồi ampli bị hỏng, chưa xin chữa được" và hớt hải chạy lên Phòng Chính trị, mướt mát mồ hôi nửa ngày, mới xin cấp phát được cái đài Tàu chạy đĩa CD bé tý, loa rè như đập mẹt.

Thế là mệt rồi!. Khái niệm "tuyên truyền đặc biệt" của Hải quân Vùng 4, không chỉ dừng lại ở việc đến đảo nào, phát đĩa giới thiệu về đảo ấy (dĩ nhiên là phải kèm theo "thành tích chiến đấu anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam", hi! hi!..) mà còn để phát loa cảnh báo, đẩy đuổi lũ tàu Trung Quốc xâm nhập vào hải phận Tổ quốc, trước khi đâm ủi chúng chạy te tua...

Các tổ trong Đoàn công tác cấp tốc họp. Phương án được thống nhất: Tất cả chị em, tuy nhừ như "đăng ký hộ khẩu trong nồi áp suất", toàn làm nghiên cứu nhưng cũng phải học thuộc một số bài hát in gấp trên giấy A4, trong tiếng ghi ta đệm phừng phừng và lời nhạc từ... điện thoại di động, để lên đảo giao lưu, phục vụ chống cháy bộ đội.

Không chỉ chị em, mà ngay các anh em cũng phải học hát để "phát động phong trào" cùng chị em và lính đảo, vốn thiếu vắng tình cảm nửa năm nay.

Thế là từ chiều ấy, cả boong trên boong dưới, phòng trong phòng ngoài, đi đâu cũng gặp các thành viên trong Đoàn cúi gằm mặt vào giấy, lẩm nhẩm hoặc rống lên hát, nhạc sai be bét, rất ngộ...


Chính hiệu: Đội Văn nghệ xung kích


Thế nhưng, vẫn còn âm thanh?.. Cả lính tàu lẫn Chính trị Vùng, cứ thở dài thườn thượt... Thôi đành!.

Mình gọi điện cho anh Nguyễn Xuân Quang, thành viên HĐQT Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO ở mãi tít Biên Hòa, Đồng Nai kể câu chuyện của HQ-936.

Anh Quang vốn lính Quân khu 7, mới nghỉ hưu và làm thêm kinh tế, mới nghe qua đã quyết: "Gì chứ, bộ đội Trường Sa thì ủng hộ ngay" và nhắn mình: "Có tiền cứ ứng hoặc vay tạm đâu đấy, anh sẽ gửi vào Tài khoản trả sau!".

Vẫn chưa đủ tiền, bởi gọi điện ra Hà Nội hỏi Phú (người bạn làm trong ngành âm thanh - hình ảnh đã ủng hộ đầu DVD-KARAOKE cho Trạm Biên phòng Mã Lủng Kha, Lũng Cú, Hà Giang và chỉ giúp mình mua cả dàn tặng Trạm) và bấm ngón tay tính toán: Vẫn thiếu, bởi ít nhất là phải 15 triệu đồng.

Lại ngập ngừng sờ đến điện thoại, hiện ngay số của anh Thanh - Một doanh nghiệp Xây dựng ở Tuyên Quang. Cũng giống anh Quang, nghe qua chuyện, anh Thanh ngắn gọn: "Anh góp 3 triệu, gửi sau!".


Chị Chi, Dầu khí Nam Côn Sơn dạy hát cho từng người

Lại lẩn mẩn điện thoại cho chú Sơn - Cũng làm doanh nghiệp Xây dựng bên Đông Anh. Chú Sơn đang trốn vợ lọ mọ phượt... nửa mùa ở Hà Giang, vừa thở vừa quyết: "Em góp 2 củ, cũng gửi sau!"...

Oái! Ấm rồi!. Sáng hôm sau, chiếc xe Uoát của Lữ tàu 162 mang danh "mới và hiện đại nhất Vùng 4", ậm ạch chở mình và Bình ra Nha Trang mua sắm dàn âm thanh tặng tàu HQ-936.

Chọn lựa, so sánh và ngắm nghía mãi rồi cũng chọn được đồ cho HQ-936 hoạt động trên biển: 01 tivi 29inch; 01 ampli; 01 đầu DVD - KARAOKE; 01 đôi loa thùng; 2 micro... chật hết cả xe Uoát.

Đến đoạn tính tiền, hơi ngỡ ngàng khi số tiền lên đến 17 triệu. Thôi! Góp tý cho bộ đội mình thì cũng có sao. Lật đật rút thẻ ATM, lạch xạch cắm vào rút ra, cũng chỉ tròn... 12 triệu và "SỐ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN ĐÃ HẾT".

Mặt mình lúc này xanh hơn cả Bình, đang thì thào trong nuối tiếc: "Hay mình trả lại thứ nào đấy, anh nhỉ?".


Có dàn âm thanh nghe nhìn rồi, sướng quá


Ơ! Sao vậy được. Lại rút điện thoại gọi anh Nguyễn Thanh Bình, EVN Khánh Hòa tiếp cứu, anh Bình mang ra cho "vay nóng" 3 triệu, cộng thêm 2 triệu vay của em Lanh-CĐ Ngân hàng VN. Thế là đủ.

Mấy anh em rung rinh sướng, chở thẳng xe thiết bị, về cất ngay trong tàu.

Và chuyến đi của chúng mình ra Trường Sa hôm ấy, dù bão gió, dù chả có Văn công văn keo nhưng đến đâu cũng rộn ràng, thánh thót cả vùng biển, những lời hát về biển đảo, Trường Sa...

Và chuyến đi của mình, thiêng liêng gấp bội khi dừng trên vùng biển Gạc Ma - Cô Lin, DK1 làm Lễ Tưởng niệm những người lính ngã xuống, trong tiếng nhạc trầm hùng, giọng loa xướng tên các anh sang sảng...

Tự dưng cứ nghĩ: Bao năm nay, khẩu hiệu "Cả nước vì Trường Sa" đã thành mệnh lệnh từ trái tim của những người Việt. Những người lính đảo canh giữ Trường Sa nhận được nhiều lắm. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng để ra với Trường Sa, người ta phải đi trên tàu và bảo vệ Trường Sa cũng là những con tàu đó...


Vẫn phải trao quà, tượng trưng thôi vì rất nặng

Và những gì mà anh Quang, anh Thanh và chú Sơn - Những người chưa bao giờ được đặt chân xuống tàu, ra với Trường Sa - giúp cho tàu HQ-936, chẳng phải là điều để ta thấm thía hơn, về khẩu hiệu: "Tất cả vì Trường Sa thân yêu"...

Mình về đất liền, tàu HQ-936 lại tất tưởi quay mũi, đón Đoàn khác ra Trường Sa, tiếp "mùa đón khách" có khi gần chục Đoàn liên tục trong vài tháng biển lặng.

Hôm rồi, xem hình thấy mấy nhà sư giao lưu trên HQ-936, tay cầm micro không dây nói chuyện, mừng vô kể, muốn gọi anh em mình xem "thành quả thực", với bộ đội Trường Sa, nhưng toàn ò e í, chắc đang lụi hụi đất đá kiếm tiền.

Ra với Trường Sa, không bao giờ người ta nói đó là chuyến đi chơi, tùy hứng mà bao năm nay đều gọi là "thăm và làm việc". Cái tùy hứng bỏ chuyến làm việc, kéo cả Đoàn phải về của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, theo cách gọi của bộ đội, chính xác là đào ngũ. Nhưng cũng may mà Chủ tịch Bình Dương Lê Thanh Cung... đào ngũ khỏi Trường Sa, mình mới có cơ hội sắm cho HQ-936 cái để nói, để xem và bao nhiêu người cùng thấm thía cái câu: "Nghĩa tình biển đảo".

Chuyện này có thật, ai xuống Quân chủng Hải quân, vào Vùng 4 hay ra Trường Sa trên HQ-936, cứ hỏi là bộ đội biết ngay. He! He!..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hóa đơn



Lại hóa đơn

Quá thích khi được hát karaoke ngay trên biển Trường Sa


Dán mắt vào màn hình

Đi ca xong, háo hức chọn bài để thử giọng hát ngay

Phục vụ Lễ Tưởng niệm trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma

Lễ Tưởng niệm trên vùng biển DK1
 
Chỉnh sửa cuối:

xebanhxich

Xe tải
Biển số
OF-86459
Ngày cấp bằng
24/2/11
Số km
339
Động cơ
412,160 Mã lực
em đã đọc bài này của cụ trên blog hôm qua. Đọc xong lộn cả ruột! Không hiểu cái lão quan chức ấy có là người Việt Nam không nữa :(
 

vietanh01333

Xe tải
Biển số
OF-137631
Ngày cấp bằng
8/4/12
Số km
237
Động cơ
370,200 Mã lực
Nơi ở
Nơi có Rượu ngon và Gái đẹp
Cảm ơn bác chủ thớt đã cho mình mở mang tầm mắt, thật sự khi đọc xong bài của bác mình thấy tự hào vô cùng, nơi khóe mắt thấy cay cay.... thật sự xúc động, Dân tộc VN mình nói chung và các chiến sĩ ngoài hải đảo nói riêng, cần cù, chịu khó, chấp nhận hy sinh và gian khổ...ngày đêm bám biển baỏ vệ toàn vẹn lãnh hải của Tổ Quốc. Dân tộc VN mình là 1 dân tộc anh hùng điều đó đã đc chứng minh qua những năm tháng chiến tranh. Lũ Dog Tầu Khựa kia có 3 đầu 6 tay cũng ko thể nào ve vãn cướp đc tất của tổ quốc mình đâu. Chúng nó dù vũ khí hiện đại....nhưng làm sao chiến thắng đc ý chí kiên cường của các đồng chí ấy. Chúc các anh luôn mạnh khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ... Cầu cho bọn Dog tầu khựa rơi thằng nào xuống biển bị Cá Mập chén hết.
 

abc_cad

Xe tăng
Biển số
OF-37734
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
1,372
Động cơ
483,850 Mã lực
Nơi ở
Trên xe.......
Bố tiên sư cái ông đảo ngũ.:)) Mà pác 3G cũng liều ghê, viết đụng chạm dư thế mà chả sợ. Pái phục nhà pác.
 

nhinhim2003

Xe buýt
Biển số
OF-40062
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
812
Động cơ
1,292,419 Mã lực
Có mà thằng cu đảo ngũ kia đang sợ bác 3G vãi ra ấy chứ..
Có Bác nào làm báo máu lửa ko sợ chửa như bác # mà cho lên trang nhất vnexpress hay tương tự cho cái lão ấy chừa thói cái nhể
 

cdv

Xe buýt
Biển số
OF-20063
Ngày cấp bằng
17/8/08
Số km
794
Động cơ
507,992 Mã lực
thằng lùn Bình Dương, quan trọc phú này khéo phải xử để làm gương thôi các anh trên TW ơi.....mất uy tín cho lãnh đạo quá
 

luudanchua

Xe buýt
Biển số
OF-96902
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
638
Động cơ
405,510 Mã lực
"Hông! Tôi phải zìa để mấy ngày nữa đi Nhựt Bổn!". - Không có những người đêm ngày canh giữ đất trời thì lấy đâu cho tay này phát biểu như thế?.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,710
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Thay đổi không khí bằng hình ảnh Trường Sa, tháng 5/1988 các lão nhá!


Phút nghỉ giữa giờ luyện tập


Có những người vừa nằm xuống, ngay biên đảo yeu thương


Cũng có tý zô zô, nhưng bằng... cà phê và nước trà, tàu tiếp tế mới mang ra

(Nguồn hình: Phòng Chính trị, Vùng 4 Hải quân)
 

hoanganh2208

Xe tải
Biển số
OF-8186
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
228
Động cơ
539,620 Mã lực
Chuyến đi và bài viết của bác Hải hay quá.
Vodka bác 1 chén.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,710
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Một câu chuyện khác, về những người lính biển:

THƯỢNG ÚY HUÂN Ở ĐẢO LEN ĐAO




Mai Thanh Hải
- Mình lên đảo chìm Len Đao (đọc thêm ở đây). Xuồng vừa gí hông bờ đảo bê tông, đám chó con lổn nhổn to bé đã sủa nhặng chào hỏi và rối rít theo mình lẩn nhanh vào phía bếp, hóng hớt: "Mang gì ăn không đấy?".


Trong bếp, cậu Thượng úy QNCN đang lúi húi cất nồi niêu, dọn dẹp lại cho sạch sẽ để khách lên thăm, khỏi phàn nàn và thương hại đời sống bộ đội gian lao vất vả.

Mở túi bảo quản, lôi ra ít đồ đã chuẩn bị sẵn: 5 chai Men to ghi chữ "Hàng biếu tặng - không bán" của lão Kinh Kha, 1 kg ớt tươi, 1 kg chanh tươi, cậu QNCN mắt sáng ngời: "Toàn những thứ, vài tháng nay chúng em thiếu".

Loanh quanh nửa tiếng, hết sạch mấy tầng nhà lô cốt đóng trên đảo chìm, bé tin hin quá cái lỗ mũi. Vừa xuống tầng 2, đã thấy cậu QNCN hùng hục lao đến, níu tay: "Anh về phòng em chơi tý!".


Ừ thì về thăm cái phòng bé tý, để vừa cái giường và cái bàn, được xây dựng theo kiểu vòng tròn, bao quanh cái lõi ngôi nhà.

Cậu Thượng úy QNCN tên Nguyễn Văn Huân, sinh năm 1973, quê Bắc Giang. Huân gắn bó với Trường Sa cũng đến mấy tăng, riêng với Len Đao - do đặc thù tiền tiêu, sát cánh cùng Cô Lin giáp mặt, trừng mắt với quân Trung Quốc đóng trên Gạc Ma, nên thời gian đi đảo của Huân và anh em, cũng dài hơn rất nhiều.

Ngồi "buôn dưa", mới thấy chung... hoàn cảnh: Đều 2 đứa con gái, nhưng con của Huân ít tuổi hơn gái yêu nhà mình rất nhiều. Con gái đầu tên Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 2006, năm nay mới vào học lớp 1, giống như Khoai. Còn gái sau của Huân, tên Nguyễn Thùy Linh, sinh năm 2008.

Nghe chuyện của Huân, mới thấy thấm thía bản lĩnh Trường Sa, ở nơi giáp mặt với lưỡi lê, đạn nhọn của quân thù.


Thượng úy Huân nói chuyện với vợ con, qua những tấm hình


Đơn cử như chuyện riêng gia đình: Tháng 5/2011, Huân nhận nhiệm vụ ra công tác tại đảo Len Đao.

Tháng 6/2011, bố đẻ của Huân mất vì bệnh nặng.

Mặc dù là con cả, nhưng gia đình vẫn thống nhất không báo tin, để Huân yên tâm công tác.

Mãi vài tháng sau, linh tính và mơ ngủ, Huân cứ liên tục gọi điện gặng hỏi, người em của anh không đành lòng, mới buột miệng: "Bố mất rồi, anh ơi!".

Nghe tin bố mất, Huân lặng đi, mặt đanh lại, cũng lại giấu anh em, những mong mọi người không vì thấy chuyện buồn của đồng đội, mà ảnh hưởng tinh thần, trong những ngày báo động, ôm súng cả khi thức lẫn khi ngủ, trước những động thái khác lạ của địch bên đảo Gạc Ma và tàu hộ vệ tên lửa của chúng.

Mấy ngày liền xin gác thay, cho anh em khác nghỉ, mặt Huân đanh lại, già sắt khiến đồng đội sinh nghi gặng hỏi và rút cục cũng biết chuyện. Cả đảo lại đanh lại, gượng mở to mắt cho mi ướt khỏi lăn nước, làm mềm lòng nhau và cùng giúp Huân lập bàn thờ nhỏ, ngày ngày thắp hương cho bố, như thể 1 gia đình...


Vậy là từ ngày bố mất đến nay, Huân vẫn chưa có dịp về thăm nhà, thắp hương lên mộ bố.

Tất cả cũng chỉ vì nhiệm vụ, phải đối mặt với lũ cướp biển, đang hằm hè người nhái, lưỡi lê, ngay sát nách đảo nhỏ thân yêu.

Chia tay nhau, Huân kể với mình mà mắt cứ ngân ngấn: "Tụi em cũng quen rồi, tất cả việc hiếu hỉ - gia đình đều có vợ lo hết. Bố em trước cũng là bộ đội, nên cũng tha thứ cho em. Riêng vợ con, tối nào cũng gọi điện nói chuyện, nên cũng vơi đi nỗi nhớ!" và cười: "Con gái tình cảm, 2 đứa lại càng tình cảm anh nhỉ?"...

Đã cho nhau số điện thoại và dặn, khi nào về phép thì gặp nhau ở Bắc Giang hoặc Hà Nội, mà chưa biết đến khi nào...

May mà hôm rồi, có chị Hậu Khảo cổ đi đoàn TP. Hồ Chí Minh có ghé thăm đảo, mình nhờ chị Hậu mua cây thuốc lá gửi cho Huân và đồng đội, đêm đến, tin nhắn của Huân chấp chới từ đảo bay về, đậu nhẹ xuống điện thoại, thành tin nhắn: "Tối nay, cả đảo pha 1 ấm trà và hút nửa bao thuốc!".

Viết mấy dòng cùng sẻ chia nỗi nhớ, có ai ở Bắc Giang, tiện đường ghé thăm cô giáo Tạ Thị Thanh Thủy (Giáo viên Trường THCS Hoàng Thanh, Hiệp Hòa, Bắc Giang) - vợ của Thượng úy Huân với.

Xin nhắn giúp với cô giáo Thủy là Thượng úy Huân vẫn khỏe và cuối giờ mỗi ngày, đều dành vài phút để gượng nhẹ vuốt ve gương mặt vợ con qua ảnh, được đặt cẩn thận trên bàn, đầu giường, phía ngoài xa đảo nhỏ Len Đao...

Nhắn giúp đến 2 con gái yêu là bố Huân sẽ sớm về với quê hương Hiệp Hòa, sẽ đưa mẹ cùng 2 con ra thắp hương cho ông Nội, đang thanh thản nằm, chờ con trai dưới ướt cỏ nghĩa trang...
 

luugutv1

Xe tăng
Biển số
OF-61813
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,170
Động cơ
452,270 Mã lực
vodka hay Men cụ ơi! em đang hóng tiếp.
 

hanoien

Xe điện
Biển số
OF-21838
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
3,962
Động cơ
534,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Lão 3Gai 1 trai cho thêm vài ảnh Trường sa ngày trước đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top