Nối tháng đến Trường Sa

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,251
Động cơ
-63,692 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
Nhìn các bia mộ của liệt sĩ mà đau lòng, trong số đó có 1 liệt sĩ cùng quê với em, họ Hoàng cùng chi với bác nguyên chủ tịch hà nội
 

mr_kang

Xe điện
Biển số
OF-49819
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
3,099
Động cơ
487,870 Mã lực
Nơi ở
Kang Company
:(( :(( :(( Chú ruột em giai đoạn 1985-1989 cũng ở trường sa.Lúc bấy giờ là Đại Úy - Đảo trưởng đảo sơn ca. Về đất liền hơn 20 năm rồi mà chuyện Trường Sa kể vẫn chưa hết :D Nào là bắn nhau với tầu khựa rồi là câu cá voi, giả gái đóng kịch trong đêm văn nghệ .v.v.v. Lúc ý cả nhà em đường đc ăn và nấu nướng thoải mái hơn trong làng là nhờ chế độ của chú em ở Trường sa mang về :(( :(( :((
 
Biển số
OF-44694
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
213
Động cơ
465,530 Mã lực
Đọc topic của bác xong e cũng muốn đi TS luôn, khâm phục các đồng chí bộ đội ngoài đảo xa quá dù vất vả thiếu thốn mà vẫn lạc quan vững tay súng, e cũng muốn hỏi cụ tại sao vẫn có nhiều liệt sỹ ở thời điểm hiện tại trên đảo chìm thế ạ.
 

tamngocle

Xe tải
Biển số
OF-59314
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
278
Động cơ
445,970 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Em rất thích các bài của Cụ chủ, nhất là ở trang cá nhân, không hiểu Cụ có họ với anh Dâu không? Bài "Bố Tướng" Cụ chụp ở đâu mà đường đẹp thế, cho em biết địa danh để hôm nào còn thưởng thức món ... lo lo ti ca. Vodka Cụ
 

xebanhxich

Xe tải
Biển số
OF-86459
Ngày cấp bằng
24/2/11
Số km
337
Động cơ
412,160 Mã lực
Thêm nữa về Trường Sa nhé các bác

Nhà cháu làm anh nuôi


Thịt hộp truyền thống
Thịt hộp Vissan à cụ, thế là hoành rồi đấy :). Hồi năm 2002 (10 năm trước) bọn em cũng ra TS, gặp anh em bộ đội nói là ko ăn nổi thịt hộp, tụi em lạ lắm, vì nghĩ thịt hộp như của Vissan hay "cá hộp Hạ Long" thì cũng có j khó ăn đâu. Đến lúc được bộ đội lấy ra mời thì thấy khó nuốt thật, vì toàn là thịt hộp của bên Hậu cần họ làm, theo tiêu chí đủ chất và dễ bảo quản là chính, ngon nghiếc chỉ là thứ yếu, nên đúng là nuốt không nổi. :D
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Đọc topic của bác xong e cũng muốn đi TS luôn, khâm phục các đồng chí bộ đội ngoài đảo xa quá dù vất vả thiếu thốn mà vẫn lạc quan vững tay súng, e cũng muốn hỏi cụ tại sao vẫn có nhiều liệt sỹ ở thời điểm hiện tại trên đảo chìm thế ạ.
Cái này bác phải tự tìm hiểu thôi
 

bmtbuon

Xe tải
Biển số
OF-87529
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
444
Động cơ
410,077 Mã lực
Nơi ở
đã từng daklak
Rời Sơn Ca, tàu tiếp tục hành quân đến các điểm đóng quân khác. Hành trình trên biển, còn thú vị hơn khi đêm đêm, sau khi công việc đã xong, mọi người hú nhau ra boong tàu câu cá. Đợt đi này, do thời tiết và cũng phải cơ động nhiều, không neo tàu ở những điểm nhiều cá, nên tình hình câu kéo hơi tệ. Tuy nhiên, cũng được vài con dư thế lày:


Chú ý: Hình này cấm các mợ và các em dưới 18 tuổi. Hi! Hi!..

a em thấy hồng xiêm hehehe X_X
Ặc. Ảnh Bác ý tả chân thực và cả " chân giả " nữa nên mới lộ hồng xiêm đó. Không biết trong đoàn có chị văn công nào không các bác?
 

codon.4150

Xe buýt
Biển số
OF-129478
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
666
Động cơ
381,405 Mã lực
Nhìn những hình ảnh về Trường Sa của cụ chủ em thấy rất xúc động nhất là khi xem những hình ảnh nghĩa trang mini ở ngoài đó.Nhưng sao vẫn có những chiến sĩ hi sinh ở thời điểm này ạ?.
Ở ngoài biển rất nhiều nguy hiểm rình rập, nhất là sự cố giông gió bất thường. Đã có những quy định rất cụ thể rút ra từ các bài học xương máu như khi đi câu cá phải đi từ 3 người trở lên, từ giờ nào đến giờ nào mới được đi câu...
Ngoài Tường Sa còn có nghĩa trang để chôn cất các anh chứ ở nhà dàn DK chúng em thì lòng biển cả là nghĩa trang vĩ đại nhất ( Ngã vào lòng mẹ những chiến binh của thời đại....) Thắp một nén nhang kính cẩn nghiêng mình trước các anh...[-O<[-O<[-O<
 
Biển số
OF-44694
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
213
Động cơ
465,530 Mã lực
Ở ngoài biển rất nhiều nguy hiểm rình rập, nhất là sự cố giông gió bất thường. Đã có những quy định rất cụ thể rút ra từ các bài học xương máu như khi đi câu cá phải đi từ 3 người trở lên, từ giờ nào đến giờ nào mới được đi câu...
Ngoài Tường Sa còn có nghĩa trang để chôn cất các anh chứ ở nhà dàn DK chúng em thì lòng biển cả là nghĩa trang vĩ đại nhất ( Ngã vào lòng mẹ những chiến binh của thời đại....) Thắp một nén nhang kính cẩn nghiêng mình trước các anh...[-O<[-O<[-O<
Cám ơn cụ đã giải thích giúp, e có hỏi nhưng cụ chủ thớt bảo tự tìm hiểu, e cũng phỏng đoán một số lý do như ốm đau, thiên tai nhưng dù lý do gì đi chăng nữa thì cũng xin được thắp 1 nén nhang gửi đến các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh bảo vệ biển đảo chủ quyền của Tổ quốc VN thân yêu.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Tiếp quả nữa với các bác. Nhà cháu dạo này hơi bận, hơi phân tán và lại đang cong người tìm chỗ cho bọn trẻ con đi chơi mấy ngày 30/4-1/5 nên post bài từ bên Blog sang vậy: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/truong-sa-o-hop.html

TRƯỜNG SA... ĐỒ HỘP


Mai Thanh Hải - Rất nhiều bạn, khi nói hoặc hỏi chuyện Trường Sa với mình cứ nức nở: "Sướng quá còn gì!. Bộ đội mình sống khỏe, quá đầy đủ chất nhờ bao nhiêu loại đồ hộp!" khiến mình cứ băn khoăn: Hình như vẫn còn có rất nhiều người coi Trường Sa là điểm du lịch, nơi đi chơi cho "biết đó biết đây" và hành trình ra đảo là "tour" đặc biệt, dùng để chém gió - khoe khoang với bạn bè trong các cuộc bia, chầu nhậu, mà không hiểu rằng những người lính đảo, thiếu từ tiếng cười thật đến ca nước ngọt, cọng rau xanh?..

Nói chuyện "đồ hộp" với anh em Vùng 4 (nhất là những người đã có "thâm niên" ở đảo cấp II, III từ nhiều năm trước), rất dễ nghe tiếng... nôn khan - Mấy ông bạn mình đã khẳng định vậy, khi đề cập đến "cuộc sống hàng ngày của bộ đội".

Mình thì đã chứng kiến cảnh 1 ông bạn, khi nhìn thấy đĩa thịt hộp xào rau cải, để cả cục to bằng nắm đấm, đã chạy vội ra ngoài, trớ luôn và thành thật kể nguyên nhân: "Đó là món ăn kinh hoàng, sau 4 năm ở đảo!"...

Thật ra ở ngoài đảo, không ăn đồ hộp thì chẳng biết ăn gì. Đảo nổi có cây cối xanh tươi đấy, nhưng toàn là cây chịu mặn như phong ba, bàng vuông, muống biển... Rau cỏ có trồng, cũng phải mang đất từ bờ, từng nắm theo tàu và gượng nhẹ chăm chút, yêu thương.

Với những đảo chìm, rau tươi - thịt tươi là những khái niệm xa xỉ, có khi chỉ hiện hữu trong những giấc mơ vật vã cùng bão biển, hú lên từng chặp bên ngoài cử sổ nhà lâu bền, dày khự bê tông.

Cũng cứ báo cáo, ghi thành tích là "tăng gia sản xuất" đấy, nhưng những khay rau xanh mướt, bò lợn vịt gà đồng ca trên đảo chỉ để... ngắm cho mát mắt và khách đến thăm, báo chí chụp ảnh - quay phim tuyên truyền.

Chứ thật ra, trồng cả tháng mới được ngọn rau chứ ăn thì chỉ vài phút, ai dại gì "kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ". Nuôi gia súc - gia cầm khó ngang nuôi người ốm, cũng chả dại gì, hơi tý ngả ra đánh chén, thớt dao.

Và thế, cứ quanh năm suốt tháng, lính đảo phải gắng sống bằng thức ăn khô, đồ hộp. Nếu chi tiết kể ra, có đến hàng vài chục loại đồ ăn đóng hộp: Thịt (bò, gà, lợn) các món xay, hấp, sốt cà, pa tê; cá; rau; măng; hoa quả; mắm muối... quen thuộc với lính đảo.

Quen đến nỗi, đến các đảo tinh ý là thấy vỏ đồ hộp chất đống trong bếp ăn và còn được lính ta khéo tay, rỗi rãi mang vỏ hộp kì cạch "tái chế" thành rất nhiều vật dụng khác: Hộp đựng bút, kem bàn chải đánh răng; trồng rau - hoa; cốc uống nước; gạt tàn thuốc; dây báo động...

Quen đến nỗi, những đảo chìm khó khăn, mỗi tuần phải co kéo tổ chức vài bữa... ăn tươi: Lính tráng mắt sáng rực, gõ bát rầm rập khi anh nuôi bê ra nồi to đùng nghi ngút khói, bên trong lóng bõng nước, ngọt lừ mì chính với loáng thoáng màu rau xanh chiều nay mới được tỉ mẩn chọn tỉa, gượng nhẹ thái nhỏ, vào nồi rồi, những "mẩu rau" ấy cuống quýt lộn nhào trốn đũa gắp, muôi múc và những gương mặt bộ đội rạng ngời xì xụp, đặt mẩu rau trên đầu lưỡi mút mát, ngon hơn cả mỹ vị cao lương.

Quen thế đấy, nhưng trúng ngày dài bão biển, rau cỏ cây cối trên đảo chết hết, tàu tiếp tế lại không ra được, các anh nuôi trên đảo lớn đánh vật với mưa gió - bão bùng để hoàn thành "kiệt tác" là nồi cơm nóng, cho bộ đội ăn với đồ hộp, mắm kem... Ăn mãi cả tháng như vậy có những đảo, có đến già nửa quân số bị táo bón, ôm bụng khóc dở với nhau.

Ở đảo chìm - nhà giàn những ngày bão biển, mạng sống con người mong manh trước đại dương, chuyện ăn uống cũng chỉ dừng lại ở lương khô, cơm sấy và khẩu phần ăn dã chiến.

Nói đến cái gọi là Khẩu phần ăn dã chiến (KPADC), lính đảo ai cũng quen thuộc bởi đó là định lượng ăn (có thể ăn liền) được cấp đến từng người để sử dụng trong tác chiến.

Nếu như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, KPADC của bộ đội chủ yếu là gạo rang, cơm nắm… thì đến thời kỳ chống Mỹ, quân đội ta đã nghiên cứu chế biến thực phẩm và khẩu phần chế biến sẵn như lương khô, cơm sấy, đồ hộp (bộ đội Đặc công có khẩu phần ĐC1, ĐC2, trong khẩu phần có viên tăng lực, viên chống lạnh, giảm khát, thậm chí những năm 90 của thế kỷ trước, ta còn nghiên cứu khẩu phần ăn dạng tuýp sử dụng cho đặc công nước. Bộ đội có thể vừa bơi vừa ăn và ăn liên tục từ 2-3 ngày vẫn bảo đảm sức chiến đấu) và đến nay, quân đội ta cũng đã nghiên cứu khẩu phần KP1, KP2 phục vụ bộ đội tác chiến trên đảo…
Hôm ngồi nhậu ở Đoàn Trường Sa trong bờ, thấy mình thun thút món thịt lợn xay đổ ra đĩa, lấy tăm cắt thành mấy khoanh và cũng lấy tăm xiên lên chén, thay đũa... anh em lắc đầu: "Chịu bố!".

Trưa rồi qua Sơn Ca, 1 thành viên trong đoàn công tác cũng theo mình xuống bếp, thấy mấy cậu chiến sĩ đang lúi húi mở nắp hộp măng, liền hít hà: "Măng ngon thế! Tươi như không!" khiến mấy anh em dẹt mắt: "Bác thử ăn ngày 3 bữa măng hộp, trong chỉ 1 tuần liền thôi, xem sao?. Chịu bố!".

Buổi chiều ở Trường Sa Đông, mấy đồng hương gặp nhau, lục tung cái hầm tăng kiêm nơi ở của anh em vũ khí đạn tìm đồ đãi khách, bê ra toàn những hoa quả đóng hộp.

Bật nắp hộp dứa và ngồi khoanh tay nhìn mình cắm tăm ăn ngon lành, các đồng hương lại lắc đầu: "Chịu bố!" khiến mình tò mò dò hỏi: Thì ra tháng trước, đảo dính liền vài cơn bão - áp thấp nhiệt đới, đồ ăn phải dè sẻn bóp miệng, rút cục anh em cũng phải mang hoa quả hộp ngọt lịm ra... nấu canh ăn hàng ngày, nên giờ cứ thấy đồ ngọt là sợ".

Mình nghe chuyện của lính đảo, cũng buột miêng: "Chịu các bố!".
Có rất nhiều người ước chỉ 1 lần ra với Trường Sa, dù phải bỏ tiền tỉ, nhưng mơ ước vẫn chỉ là ước mơ, bởi Trường Sa không phải resort 5 sao, cứ có tiền là vào ở được.

Có rất nhiều người may mắn được ra thăm Trường Sa, nhưng với họ hình như chuyến đi cũng chỉ là chuyến đi, thi thoảng được nhắc đến khi họ chợt sờ đến cục đá san hô, con ốc biển mà họ đã dành hết thời gian khi lên "thăm và làm việc" với các đảo, để tìm kiếm moi móc, giờ nằm yên trong ngăn kéo bàn.

Có những người chuyên làm kinh tế, nhìn mọi thứ bằng ánh mắt "quy ra thóc" và "liên hệ thực tiễn" từ đời sống sung sướng, thừa mứa của mình, trong câu chuyện "kinh tế lan sang chính trị" cho đẹp lòng cấp trên ngồi cạnh, cũng nhắc đến Trường Sa theo cách: "Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền!"...

Ừ! Thời buổi này, có tiền là sẽ có tất cả. Với Trường Sa, tiền cũng làm thay đổi diện mạo biên đảo và cuộc sống của những người giữ đảo đỡ vất vả hơn.

Thế nhưng duy nhất có 1 thứ mà không tiền bạc nào mua được, đó là sự sẻ chia - đồng cảm và yêu thương giữa con người với con người, giữa đất liền và đảo nhỏ, giữa nơi đầy đủ và chốn khó khăn. Niềm yêu thương này, dĩ nhiên cũng phải xuất phát từ sự thông hiểu về cuộc sống thực của những người lính thực, với những khó khăn thực. Giống như câu chuyện đồ hộp, rất thực ở Trường Sa, từ bao nhiêu năm nay...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vỏ này chắc là thịt bò sốt vang Toàn khô và hộp
Tớ với món yêu thích mà anh em gọi là "chịu bố": Thịt lợn xay Nhà giàn có rất nhiều đồ chấm, tương ớt ăn với cơm những ngày sóng gió
Ớt khô - mì chính - nước mắm là món chủ lực Mì tôm cũng sắp hết rồi
Thịt hộp gà hầm
Tớ nấu canh rau tươi, tạ Len Đao

Măng lá hộp, dứa hộp dự trữ của 1 phân đội đảo chìm 14 hộp thịt, làm thức ăn cho cả đảo cấp II cả trăm người trong 1 bữa
Măng này phải luộc lại mới hết mùi đấy
Nhũn như bún nhưng cũng phải thái lát Trên dưới là đồ hộp
 

wavechien

Xe container
Biển số
OF-87953
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
7,465
Động cơ
481,359 Mã lực
Chaú đọc 1 lèo thớt này của cụ 3 Gái, mỗi chuyến đi là 1 trải nghiệm, mỗi hành trình mang lại những cảm xúc khác nhau, nhưng bài nào về TS cũng làm cháu nao nòng, đọc những dòng Blog hay comment của cụ mà mắt cháu cứ nhòe hết đi.

Chưa 1 lần đặt chân lên miền đất ấy, nhưng được trải nghiệm qua từng góc ảnh, từng dòng văn của cụ. Cháu thực sự chỉ muốn cảm ơn cụ đã cho cháu hiểu hơn về những giá trị thiêng liêng, sự chia sẻ, đồng cảm, những khó khăn vất vả mà chiến sĩ Hải Quân đang từng ngày, từng giờ đối mặt.

Cháu chúc cụ chân cứng đá mềm, chúc các anh chắc tay súng bảo vệ biên cương hải đảo của đất nước Việt Nam thân yêu.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Chaú đọc 1 lèo thớt này của cụ 3 Gái, mỗi chuyến đi là 1 trải nghiệm, mỗi hành trình mang lại những cảm xúc khác nhau, nhưng bài nào về TS cũng làm cháu nao nòng, đọc những dòng Blog hay comment của cụ mà mắt cháu cứ nhòe hết đi.

Chưa 1 lần đặt chân lên miền đất ấy, nhưng được trải nghiệm qua từng góc ảnh, từng dòng văn của cụ. Cháu thực sự chỉ muốn cảm ơn cụ đã cho cháu hiểu hơn về những giá trị thiêng liêng, sự chia sẻ, đồng cảm, những khó khăn vất vả mà chiến sĩ Hải Quân đang từng ngày, từng giờ đối mặt.

Cháu chúc cụ chân cứng đá mềm, chúc các anh chắc tay súng bảo vệ biên cương hải đảo của đất nước Việt Nam thân yêu.
He! He! Nao lòng chứ không phải "nao nòng" bác ui!.

Tiếp câu chuyện Trường Sa, vẫn post lại từ Blog nhà cháu: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/cong-chua-yeu-kieu-tren-bien-truong-sa.html

CÔNG CHÚA YÊU KIỀU TRÊN BIỂN TRƯỜNG SA


Mai Thanh Hải - Đó là nhà giàn Huyền Trân (DK1/7), nằm trên vùng biển Trường Sa, cách TP. Vũng Tàu gần 254 hải lý về phía Đông Nam.

Thượng tá Lê Đình Việt, Phó Chính ủy Lữ đaàn 171, Vùng II Hải quân bảo: Dịp biển lặng như... ao, nhà giàn soi bóng xuống nước, lung linh như 1 nàng công chúa. Chả thế mà nhà giàn mang tên Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, từ thủa giữ nước bộn bề, tít tắp quá khứ xa xưa.

Anh Việt gắn bó với nhà giàn từ khi những cái nhà cao cẳng, mọc lêu nghêu trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc, nên tỷ thứ chuyện liên quan, đều thuộc làu làu hơn cháo. Thế nên, câu chuyện của tụi mình, trong cả tháng hành quân từ bờ biển, từ đảo đến đảo, từ đảo qua nhà giàn, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là DK1.

Lẩn mẩn tính ra, trên toàn thế giới, chả có lực lượng Hải quân nào giống như Hải quân Việt Nam, mà trực tiếp là Lữ đoàn 171, bởi Lữ này, ngoài tàu bè, súng pháo, còn có 1 Tiểu đoàn rất đặc biệt, mang tên Tiểu đoàn DK1, chuyên làm nhiệm vụ canh trời giữ biển Tổ quốc trên những nhà giàn giống y tổ chim, cắm cheo leo trên mặt biển.

Diễn giải ra, thì vắn tắt thế này: DK1 là Cụm Dịch vụ kinh tế-khoa học-kỹ thuật, được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý.

Trên khu vực Biển Đông, chúng ta đã xây dựng cụm 7 khu vực xây dựng nhà giàn, mỗi nhà giàn là một Trạm Dịch vụ Kinh tế-Khoa học kỹ thuật (DVKT-KHKT), giao cho Lữ đoàn 171 thuộc Vùng 2 Hải quân quản lý.

DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ Dịch vụ-Khoa học kỹ thuật, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển.

Số 1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất, so với phía gần đất liền hơn là hệ thống DK2.

Sau cuộc đụng độ 14/3/1988, Trung Quốc bất ngờ nổ súng chiếm đảo Gạc Ma và bắn chết 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng, canh giữ đảo, một số tàu chiến, tàu thăm dò của Trung Quốc được đà, xuất hiện sâu trong thềm lục địa phía Nam Việt Nam, nơi có tiềm năng lớn về dầu khí và có ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng.

Trước tình hình đó, ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (gọi tắt là khu DK1).

Cùng thời gian này, Tư lệnh hải quân Giáp Văn Cương cũng đã khẩn cấp giao cho Lữ đoàn 171 nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Đông Nam.

Với những trang thiết bị đo độ sâu, biên đội tàu HQ-713 và HQ-668 do Trung tá Lữ đoàn trưởng Phạm Xuân Hoa chỉ huy đã ra khơi khảo sát, đo đạc trên vùng biển rộng 60.000km2, tìm ra các điểm cạn và định vị các bãi đá ngầm san hô Ba Kè, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, Tư Chính và Huyền Trân.

Chính từ những dữ liệu đó, hệ thống nhà giàn DK1 được xây dựng

Từ ngày 10 đến 15/6/1989, Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành xây dựng xong nhà giàn đầu tiên tại bãi đá ngầm Phúc Tần (tên địa danh hành chính là Trạm KT-KHDV Phúc Tần). Đây là nhà giàn được khảo sát ở vị trí số 3 nên còn được gọi là nhà giàn DK1/3 và là nhà giàn đầu tiên được xây dựng hoàn chỉnh.

Ngay sau khi nhà giàn được xây dựng xong, một phân đội thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân do Đại úy Nguyễn Văn Nam chỉ huy lần đầu tiên ra bám trụ nhà giàn.

Sau đó, ngày 16/6/1989, nhà giàn DK1/4 cũng hoàn thành.

Từ ngày 27/6/1989, Tổng cục Dầu khí phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh cũng hoàn thành nhà giàn DK1/1.

Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 180U/T về việc xây dựng Cụm DVKT-KHKT thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này.

Ngày 2/11/1989, Trạm DVKT-KHKT Tư Chính B (hay Tư Chính 2, hay Nhà giàn DK1/5) được thành lập, trở thành nhà giàn DK1 thứ 4.

Ngày 10/11/1990, Trạm DVKT-KHKT Phúc Nguyên (hay Nhà giàn DK1/6) được xây dựng xong, trở thành nhà giàn DK1 thứ 5.

Giai đoạn đầu các nhà giàn tương đối thô sơ, kết cấu dạng pông-tông (một dạng phao lớn hình khối hộp làm bằng kim loại) đặt trên nền san hô, dễ bị dịch chuyển bập bềnh trong nước khi có sóng lớn cấp 4 hoặc dòng nước chảy mạnh.

Tháng 12/1990, một cơn bão lớn với gió giật cấp 12 đã giật sập nhà giàn DK1/3 làm 3 CBCS hy sinh (Chỉ huy phó Chính trị Trần Hữu Quảng, Trung sĩ cơ điện Hồ Văn Hiền và Trung úy Quân y Trần Văn Là). Các nhà giàn DK1/4, DK1/6 cũng bị bão giật sập nhưng không thiệt hại về người.

Không quản ngại khó khăn, chúng ta tiếp tục xây dựng thêm các nhà giàn để khẳng định chủ quyền trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Các nhà giàn liên tục được xây dựng.

Những nhà giàn về sau được xây dựng trên 4 cọc thép chắc chắn cắm sâu xuống đáy biển, phía trên là tổ hợp sinh hoạt, công tác có diện tích sàn khoảng 100m2.
Ngày 12/12/1998, cơn bão Faith có sức gió giật trên cấp 12 quét qua vùng Biển Đông. Sáng ngày 13/12, nhà giàn Phúc Nguyên 2A bị sóng cuốn trôi, đánh sập, 9 người bị rơi xuống biển, trong đó có 3 CBCS Tiểu đoàn DK1 (Nguyễn Văn An, Lê Đức Hồng, Vũ Quang Chương) hy sinh.
Sau tai nạn của nhà giàn Phúc Nguyên 2A, Quân chủng Hải quân chấm dứt sử dụng các nhà giàn được xây dựng trên nền thiết kế cũ.

Ngày 28/8/2009, Vùng 2 Hải quân mới được thành lập, nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu, trong đó có khu vực trọng điểm là khu DK1.

Như những cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại vùng thềm lục địa , các nhà giàn được những người lính Hải quân canh giữ trong điều kiện cực kỳ thiếu thốn, không có điện, thiếu nước ngọt, khả năng liên lạc hạn chế.

Đầu năm 2009, Báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”, vận động quyên góp tài chính để lắp đặt pin mặt trời và hệ thống điện gió trên toàn bộ các nhà giàn.

Ngày 22/8/2009, các nhà giàn DK1/21 và DK1/12 đã có điện mặt trời. Các nhà giàn khác cũng lần lượt được lắp đặt, đến ngày 1/1/2011, DK1/10 là nhà giàn cuối cùng cũng có điện.

Cùng thời gian này, Tập đoàn Viễn thông Quân đội cũng thực hiện việc cải tiến và tăng công suất nâng khả năng phát sóng của trạm BTS ở khu vực biển đảo đi xa 100 km, giúp 9/15 nhà giàn có thể liên lạc bằng điện thoại di động thông thường.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng dùng cách nâng công suất trạm BTS cùng với việc lắp đặt các trạm thu sóng từ vệ tinh Vinasat-1, trạm tiếp sóng, giúp mở rộng cả khả năng kết nối Internet từ các nhà giàn.
Khu vực nhà giàn DK1 gồm 7 cụm­ Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè và Cà Mau với cả thảy 20 nhà giàn, từng được xây dựng trên thềm lục địa.

Chiều sâu mực nước bãi cạn thấp nhấp là 7m tại DK1/3 và sâu nhất là 25m tại DK1/15. Các nhà giàn được xây dựng từ năm 1989 đến 1998.

Hiện tổng cộng có cả thảy 15 nhà giàn đang sử dụng, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng trên nóc, 4 nhà giàn có hải đăng, 1 nhà giàn có trạm quan sát khí tượng. Có 14 nhà giàn ở khu vực giáp với vùng biển Trường Sa và một nhà giàn (DK1/10) ở bãi cạn Cà Mau trên vùng biển Tây Nam...
Kế hoạch của tụi mình, ngay từ khi ở Cam Ranh là chặng dừng chân làm việc tại nhà giàn trên bãi cạn Huyền Trân.

Cụm nhà giàn Huyền Trân được thành lập chính thức từ 11/11/1991, xây dựng trên bãi cạn Huyền Trân (Alexandra Bank) thuộc vùng biển Trường Sa với nhà giàn DK1/7,có ngọn hải đăng và Trạm quan sát khí tượng Huyền Trân

Cơ động từ Trường Sa Lớn đến Huyền Trân, tàu lùi lũi chạy trong đêm đen kịt.

Buổi chiều, biển lặng và đẹp là thế, nhưng đêm buông xuống, biển trở mặt đánh sóng ào ào như ngăn không cho qua nhà giàn.

Càng về khuya, sóng càng mạnh, lên đến cấp 5 khiến tàu nhô lên hụp xuống trên mặt nước sóng trắng lân tinh.

Ca ăn đêm, đã dọn sẵn ngoài boong dưới, cũng phải bê hết vào trong phòng, cho bộ đội lấy dây chằng buộc bàn ghế, xoong chảo nồi niêu.

Buổi chiều ăn cơm xong, mình cắm Headphone nghe Quang Dũng và đút túi quần sóoc mấy lon 333, lững thững ra mũi tàu, vắt vẻo như... Titanic, hút thuốc, uống bia và ngắm biển. Cứ miên man vậy, đến lúc ngất ngây con gà Tây mới phi về phòng, lấy võng ra boong dưới, trùm chăn nghe nhạc thiếp đi...

Gần sáng, chợt tỉnh dậy khi thấy... ướt ướt dưới mông. Tỉnh hẳn: "Ơ! Bằng tuổi này còn tè dầm á?". Sụp phát, tàu khụy xuống, sóng ào phát lên mặt, mới té ngửa: "Biển động!" và tỉnh hẳn khi chú Biên khoác AK, tùm hum trong bộ rằn ri lay đầu: "Biển động, tàu neo, đề nghị các Thủ trưởng vào phòng kẻo sóng tràn ướt hết người!". Lắc đầu sang trái, vầng sáng lung linh huyền ảo trong biển, trên ngất ngây đầu sóng, tỉnh hẳn: "Đã tới nhà giàn Huyền Trân". Thế là tỉnh ngủ luôn, ngồi nghĩ chuyện nhà giàn...
Mình đã mấy lần lên nhà giàn, bởi mỗi chuyến đi, ít nhất cũng có 1 chặng dừng ở 1-2 nhà giàn.

Thế nhưng, có lên nhà giàn, mới thấm thía cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, để phục lăn những đồng đội, mang thân mình đặt lên cái nhà cũ kỹ, trên những cột thép yếu ớt để canh giữ biển trời, như những cột mốc sống, không cho lũ Tàu khựa cải trang trong tàu cá vào thăm dò, thục mũi khoan hút máu biển.

Quay lại câu chuyện của Thượng tá Lê Đình Việt, cứ thấm thía lời trầm trầm, giữa ầm ào sóng biển: "Ở đảo, hy sinh còn giữ được xác. Lính nhà giàn, hy sinh là mất xác trong lòng biển!"

Ra thăm nhà giàn dịp sóng yên biển lặng, khối khách đất liền xuýt xoa: "Đẹp quá! Trong lành quá! Sướng quá!" khiến lính ta cứ quay mặt đi, cười cũng không nổi: Chả sướng đâu. Mỗi năm chỉ có 3-4 tháng biển lặng cho các Đoàn ra thăm và nhìn nhà giàn dưới con mắt "ăn chơi ngủ nghỉ", còn lại chỉ mấy anh em co ro với nhau trên cái chuồng chim bện bẳng sắt thép, sóng to gió lớn là nghiêng ngả. Những lúc ấy, hết thảy lính tráng phải mặc áo phao , đút tài liệu - vũ khí khí tài quan trọng vào túi bảo quản, chờ lệnh nhảy xuống biển, kéo lên tàu trực theo kiểu... "bỏ của chạy lấy người". Hết bão gió, người lại lướt thướt quay ra, với "của".

Cứ lẩn mẩn, trời sáng lúc nào chả biết. Chỉ thấy phía Đông, ửng lên quầng sáng như cà chua chín, thêm chút nữa, quả cà chua chín được nhúng nước ướt rượt thèn thẹn nhô lên, khiến lũ sóng lâu nhâu bu đến, trên đầu đứa sóng nào cũng nhấp nháy những đốm nắng xinh xinh.

Loa phóng thanh trên tàu lại: "Toàn tàu báo thức! Báo thức toàn tàu!", khiến tất cả bừng tỉnh, xô hết sang mạn vẫy tay chào nhà giàn.

Sáng hẳn, kế hoạch lên nhà giàn thay đổi: Sóng to, biển động nên số xuống xuồng chuyển tải chỉ gồm bộ đội, thuộc loại đàn ông đã có kinh nghiệm đi biển, lên nhà giàn...

Buộc chặt túi bảo quản, siết quai mũ, căng quai dép và đợi sóng dềnh lên, nhảy bụp xuống lòng xuồng trước sự thán phục của những người ở lại, đang xanh mặt nhìn sóng cao đến cả mét đập ầm ầm vào thân tàu, xô dúi dụi chiếc cano chuyển tải.

Lại lạch tạch, ngất ngư nhô lên ngụp xuống giữa mênh mông biển. Tiếng bộ đàm léo nhéo trên giàn, chỉ dẫn xuồng cập chân cột thép. Nới dây, cột thừng và đảo ra lắc vào đến cả chục lần, gần 20 con người mới co chân, đạp lên bậc cầu thang rêu bám xanh, theo đà kéo của bộ đội, chính thức đặt chân lên tổ chim Huyền Trân.

Nhà giàn Huyền Trân được đặt ở vị trí có độ sâu từ mặt san hô lên đến mặt nước biển khoảng 12-15m, độ cao từ mặt nước biển lên sân thượng khoảng 15m.

Nhà giàn được thiết kế, chế tạo đáp ứng các hoạt động công tác hằng ngày, thiết kế chống rung lắc khi sóng lớn, bão mạnh trên cấp 12.

Nhà giàn thiết kế như một căn hộ với các phòng khách, ngủ, bếp, các phòng lắp đặt thiết bị nghiệp vụ chuyên môn.

Dưới chỉ có biển và biển, xung quanh đều hợp kim sắt thép, lên xuống bằng các bậc thang thép dốc đứng, nhưng Huyền Trân vẫn có chuồng chăn nuôi ngan, chó, những ô rau xanh mơn mởn với mùng tơi, rau lang, dền, ớt cay…

Khác với các đảo của Lữ đoàn 146, bộ đội trên nhà giàn của Lữ đoàn 171 chủ yếu là QNCN. Cậu Thiếu úy QNCN tên Quang, người Bắc Ninh dẫn mình đi sục sạo khắp 3 tầng của chuồng cu, tủm tỉm: "Báo cáo! Đã hết chỗ đi!".

Xuống tầng... trệt, nhìn lũ cá bâu đen dưới chân cột sắt, mình nổi hứng: "Hay câu tý nhỉ?". Quang lắc đầu: "Bọn cá này, bọn em chả câu làm gì cho... phí công!".

Ối Giời phí!. Té ra ngoài này cá nhiều như vãi trấu. Mỗi bữa ăn, bộ đội thường đổ cơm nguội xuống biển, bọn cá chén cơm thành quen, lấy luôn nhà giàn thành nơi kiếm ăn - sinh sống. Mà thường thì bọn đói khát - gầy ốm mới le ve đợi... ăn sẵn, bộ đội lại chả thích tụi "chế độ chính sách", thi thoảng mới thả dây, câu bọn cá to - béo hú có đến vài chục cân ở mãi tít biển sâu...

Quang kéo mình lên tầng ở, lạch xạch mở cửa bếp, mở vung nồi nhôm to đùng đặt trên bếp dầu: Toàn cá là cá, chặt thành khúc dày khự. "Hôm nào có thời gian, anh ở lại đây 1 đêm, bọn em câu tôm hùm, nấu canh mời anh! Gì chứ tôm cá ngoài đây, có mà đầy!".

Loanh quanh trên sàn thép, thần kinh căng như dây đàn bởi dịp sóng yên biển lặng, là lúc bọn trộm cắp hay lén lút mò vào thềm lục địa, dịp bão gió lại lo chống đỡ giữ thân nhưng lính tráng vẫn hồn nhiên, vô tư và yêu đời lắm lắm.

Sự yêu đời của những người lính, mình bắt gặp trên vỏ hòm đạn 12,7 ly cải tạo thành thùng trồng rau xanh mướt; trên vỏ đạn gò thành chiếc kẻng báo động, trên vỏ bia 333 mài nhẵn thành cốc uống nước; trên mầm xanh của nhánh xương rồng, được cất cẩn thận sau bậc cầu thang vươn lộc xanh đón gió biển; trên cật tre bu gà, buộc chặt vào cột thép kiên trung...
Chia tay, mấy chàng sĩ quan trẻ gãi đầu ấp úng: "Hôm nay sóng to, chị em không lên được. Lát tàu nhổ neo chạy ngang qua, các Thủ trưởng cho phép chúng em ngắm chị em qua... ống nhòm nhé!. Nửa năm rồi, nhà chưa bóng văn công!" khiến tất cả lặng đi, không nói nổi. Bao năm rồi, cái thiếu thốn của bộ đội vẫn vậy và vo tròn thành nỗi nhớ giọng nói, ánh mắt, vòng eo con gái...

Về tàu, kéo neo. Tiếng loa phóng thanh hôm nay nhẹ hẳn: "Đề nghị các đồng chí nữ lên mạn chào nhà giàn!".

Trên cao chuồng chim, lính ta tràn hết ra lan can, cuống quýt chuyền tay nhau ống nhòm, vẫy tay đến hoa mắt, cho những vòng tay của các chị nữ cũng đáp lại hối hả.

Cô bé trong đoàn bỗng cởi chiếc khăn màu hồng, quàng kín cổ ngăn những trận ho, vẫy lên rối rít khi tàu ngang qua nhà giàn, hụ còi nói lời tạm biệt.

Trên cao nhà giàn, những chiếc mũ trắng Hải quân bỗng được chuyền hết lên tay, xếp thành đường thẳng, chao qua chao lại theo nhịp của lời hát: "Đời mình là một khúc quân hành, đời mình là bài ca chiến sĩ" quen thuộc, mà tất cả mọi người trên tàu, cùng cất lên giữa ầm ầm sóng vỗ, ngày biển động bất thường...

Và đến giờ thì mình mới hiểu: Ở cái nhà giàn xa đất liền nhất này, nằm trên vùng nước biến động của quần đảo Trường Sa này, mọi khó khăn vất vả, gian lao, người lính sẽ vượt qua được, bởi phía sau họ là vợ con, người yêu, bạn gái...

Nỗi nhớ ấy không chỉ là dòng thư nối tháng, tiếng điện thoại bập bõm sóng xa mà còn rành mạch trong từng hơi thở nóng, nụ cười quen, giọng nói trong trẻo và ngón tay mềm vẫy gọi, của con gái đất liền khi ghé ngang qua. Có phải vì nhớ thương, dấu yêu dằng dặc vợ con - người yêu đến cháy lòng, khát khao như vậy, nên căn nhà giàn xa xôi, khó khăn nhất trong các nhà giàn này, được đặt tên theo công chúa - Nàng công chúa yêu kiều trên biển Trường Sa?..
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Tiếp hình ảnh về nhà giàn Huyền Trân, trong Blog:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà giàn Huyền Trân nhìn từ xa
Nghệ thuật... lên giàn
Đồ đặc chủng, cho nhà giàn không có sân bay Có nhà vệ sinh hẳn hoi (nhưng chỉ mở cửa khi có khách đến thăm thôi nhá! Còn bình thường, ngu gì mà chui vào?..) Bia tập bắn trên biển Mình và anh em đều thích gọi bằng tên thực: Bu gà Phao cứu sinh luôn để ở chỗ dễ lấy, dễ nhìn
Giấu kín chậu xương rồng nhưng vẫn bị mình phát hiện được Công nghệ lọc nước ngọt có 1 không 2 Vườn treo rau muống Chật chội quá nên dụng cụ nấu ăn, thực phẩm cũng phải để ngoài lan can, giữa trời
Tàu đỗ ngoài cho nhà giàn thêm nhớ Không đâu có, ngoài Huyền Trân: Cây chanh rất sai quả và quả nào cũng to đùng, mọng nước Để dép ở ngoài cửa, nhá! Góc làm việc và sinh hoạt
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Lại tiếp nữa, các bác nhế!

Dao thớt như ai Kẻng để báo động Hòm đạn thành... hòm rau Có nước ngọt đâu mà giặt giũ?.. Thức ăn dự trữ Toàn lính trẻ Ai thăm cứ thăm, ai gác vẫn gác
Vườn rau mầm đây Chỗ này mà ngồi nhậu hoặc nhảy nhót thì tuyệt Tầng trệt đây. Ai xuống đây cũng phải mặc áo phao Sóng cuộn lên, nhìn khiếp hãi Bãi cạn Huyền Trân có mấy chú cá mập to như cái thuyền, thi thoảng hay vào nhà giàn chờ ăn cơm nguội Ổn định chỗ ngồi chưa nào Chào tạm biệt Ngắm nhau Các gái chào các giai. Hẹn gặp lại Huyền Trân, nhé!
Một kiểu ảnh kỷ niệm với Phó Chính ủy 171, để không quên nhà giàn Huyền Trân, tháng 4/2012
 

codon.4150

Xe buýt
Biển số
OF-129478
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
666
Động cơ
381,405 Mã lực


Cụ xem có đúng đồng chí này dẫn Cụ đi thăm quan ko?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top