Nối tháng đến Trường Sa

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Lão 3Gai 1 trai cho thêm vài ảnh Trường sa ngày trước đi.
Hừ! Post phục vụ lão đây, nhưng nhớ hôm nào bồi dưỡng cái công lục ảnh, post giữa lúc nắng nôi, điều hòa hỏng, chạy quạt cọt kẹt này, cốc bia hơi đấy nhá!..


Cách đây 24 năm (5/1988), đảo Trường Sa Lớn nó hoang sơ và... Mù Căng Chải thế này đây.


Đây nữa nhá: Vũ khí - khí tài "xịn" nhất đấy


Dãy nhà ở khang trang nhất đảo - Quần đảo...

(Nguồn hình: Phòng Chính trị, Vùng 4)

Thế thôi, biến khỏi cái phòng nóng chết người để ra đường làm cốc bia phát.
 

hanoien

Xe điện
Biển số
OF-21838
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
3,879
Động cơ
534,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Hôm nào rảnh lão pm em nhá, e thích nghe chuyện Trường sa lém.
 

codon.4150

Xe buýt
Biển số
OF-129478
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
666
Động cơ
381,405 Mã lực
Mình có cả xe tăng ngoài đó hả cụ?
Ngày xưa ta đưa xe tăng ra vừa làm pháo vừa cơ động.
Giờ thì khác rồi.
Chúng em đã nổ súng là tan tành hết.


Tan xác địch luôn.




Các Cụ thấy yên tâm chưa. Chúng em còn là nhà còn, đảo còn.
Không một thế lực nào ngăn cản được cờ Việt Nam tung bay.
 

Ut.Minh

Xe container
Biển số
OF-133798
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
5,644
Động cơ
427,380 Mã lực
Nơi ở
HCM
Hay quá à, cảm ơn cả nhà. Mới đọc 5 trang, mai đọc tiếp
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Tiếp câu chuyện nhé các lão: Bài bê bên Blog sang -

THƯỢNG ÚY HUÂN Ở ĐẢO LEN ĐAO



Mai Thanh Hải
- Mình lên đảo chìm Len Đao (đọc thêm ở đây). Xuồng vừa gí hông bờ đảo bê tông, đám chó con lổn nhổn to bé đã sủa nhặng chào hỏi và rối rít theo mình lẩn nhanh vào phía bếp, hóng hớt: "Mang gì ăn không đấy?".


Trong bếp, cậu Thượng úy QNCN đang lúi húi cất nồi niêu, dọn dẹp lại cho sạch sẽ để khách lên thăm, khỏi phàn nàn và thương hại đời sống bộ đội gian lao vất vả.

Mở túi bảo quản, lôi ra ít đồ đã chuẩn bị sẵn: 5 chai Men to ghi chữ "Hàng biếu tặng - không bán" của lão Kinh Kha, 1 kg ớt tươi, 1 kg chanh tươi, cậu QNCN mắt sáng ngời: "Toàn những thứ, vài tháng nay chúng em thiếu".

Loanh quanh nửa tiếng, hết sạch mấy tầng nhà lô cốt đóng trên đảo chìm, bé tin hin quá cái lỗ mũi. Vừa xuống tầng 2, đã thấy cậu QNCN hùng hục lao đến, níu tay: "Anh về phòng em chơi tý!".


Ừ thì về thăm cái phòng bé tý, để vừa cái giường và cái bàn, được xây dựng theo kiểu vòng tròn, bao quanh cái lõi ngôi nhà.

Cậu Thượng úy QNCN tên Nguyễn Văn Huân, sinh năm 1973, quê Bắc Giang. Huân gắn bó với Trường Sa cũng đến mấy tăng, riêng với Len Đao - do đặc thù tiền tiêu, sát cánh cùng Cô Lin giáp mặt, trừng mắt với quân Trung Quốc đóng trên Gạc Ma, nên thời gian đi đảo của Huân và anh em, cũng dài hơn rất nhiều.

Ngồi "buôn dưa", mới thấy chung... hoàn cảnh: Đều 2 đứa con gái, nhưng con của Huân ít tuổi hơn gái yêu nhà mình rất nhiều. Con gái đầu tên Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 2006, năm nay mới vào học lớp 1, giống như Khoai. Còn gái sau của Huân, tên Nguyễn Thùy Linh, sinh năm 2008.

Nghe chuyện của Huân, mới thấy thấm thía bản lĩnh Trường Sa, ở nơi giáp mặt với lưỡi lê, đạn nhọn của quân thù.


Thượng úy Huân nói chuyện với vợ con, qua những tấm hình


Đơn cử như chuyện riêng gia đình: Tháng 5/2011, Huân nhận nhiệm vụ ra công tác tại đảo Len Đao.

Tháng 6/2011, bố đẻ của Huân mất vì bệnh nặng.

Mặc dù là con cả, nhưng gia đình vẫn thống nhất không báo tin, để Huân yên tâm công tác.

Mãi vài tháng sau, linh tính và mơ ngủ, Huân cứ liên tục gọi điện gặng hỏi, người em của anh không đành lòng, mới buột miệng: "Bố mất rồi, anh ơi!".

Nghe tin bố mất, Huân lặng đi, mặt đanh lại, cũng lại giấu anh em, những mong mọi người không vì thấy chuyện buồn của đồng đội, mà ảnh hưởng tinh thần, trong những ngày báo động, ôm súng cả khi thức lẫn khi ngủ, trước những động thái khác lạ của địch bên đảo Gạc Ma và tàu hộ vệ tên lửa của chúng.

Mấy ngày liền xin gác thay, cho anh em khác nghỉ, mặt Huân đanh lại, già sắt khiến đồng đội sinh nghi gặng hỏi và rút cục cũng biết chuyện. Cả đảo lại đanh lại, gượng mở to mắt cho mi ướt khỏi lăn nước, làm mềm lòng nhau và cùng giúp Huân lập bàn thờ nhỏ, ngày ngày thắp hương cho bố, như thể 1 gia đình...


Vậy là từ ngày bố mất đến nay, Huân vẫn chưa có dịp về thăm nhà, thắp hương lên mộ bố.

Tất cả cũng chỉ vì nhiệm vụ, phải đối mặt với lũ cướp biển, đang hằm hè người nhái, lưỡi lê, ngay sát nách đảo nhỏ thân yêu.

Chia tay nhau, Huân kể với mình mà mắt cứ ngân ngấn: "Tụi em cũng quen rồi, tất cả việc hiếu hỉ - gia đình đều có vợ lo hết. Bố em trước cũng là bộ đội, nên cũng tha thứ cho em. Riêng vợ con, tối nào cũng gọi điện nói chuyện, nên cũng vơi đi nỗi nhớ!" và cười: "Con gái tình cảm, 2 đứa lại càng tình cảm anh nhỉ?"...

Đã cho nhau số điện thoại và dặn, khi nào về phép thì gặp nhau ở Bắc Giang hoặc Hà Nội, mà chưa biết đến khi nào...

May mà hôm rồi, có chị Hậu Khảo cổ đi đoàn TP. Hồ Chí Minh có ghé thăm đảo, mình nhờ chị Hậu mua cây thuốc lá gửi cho Huân và đồng đội, đêm đến, tin nhắn của Huân chấp chới từ đảo bay về, đậu nhẹ xuống điện thoại, thành tin nhắn: "Tối nay, cả đảo pha 1 ấm trà và hút nửa bao thuốc!".

Viết mấy dòng cùng sẻ chia nỗi nhớ, có ai ở Bắc Giang, tiện đường ghé thăm cô giáo Tạ Thị Thanh Thủy (Giáo viên Trường THCS Hoàng Thanh, Hiệp Hòa, Bắc Giang) - vợ của Thượng úy Huân với.

Xin nhắn giúp với cô giáo Thủy là Thượng úy Huân vẫn khỏe và cuối giờ mỗi ngày, đều dành vài phút để gượng nhẹ vuốt ve gương mặt vợ con qua ảnh, được đặt cẩn thận trên bàn, đầu giường, phía ngoài xa đảo nhỏ Len Đao...

Nhắn giúp đến 2 con gái yêu là bố Huân sẽ sớm về với quê hương Hiệp Hòa, sẽ đưa mẹ cùng 2 con ra thắp hương cho ông Nội, đang thanh thản nằm, chờ con trai dưới ướt cỏ nghĩa trang...
 
Chỉnh sửa cuối:

vanthong196

Xe hơi
Biển số
OF-31784
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
198
Động cơ
481,530 Mã lực
Nơi ở
15 Đê Tô Hoàng, Bạch Mai, HN
Website
www.facebook.com
em vừa xem bài của cụ codon.4150 , em co xem http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/chu-tich-ubnd-tinh-binh-duong-ao-ngu.html đc biết cụ đã quyên góp mua 1 bộ dàn âm thanh tặng tàu HQ-936, em đọc bài CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG "ĐÀO NGŨ" KHỎI TRƯỜNG SA xong em thấy đúng là bọn này chỉ ăn của dân thôi. em cảm ơn cụ đã tặng món quà ý nghĩa cho tàu HQ-936 nha ! chúc cụ sức khỏe nhé !
 
Chỉnh sửa cuối:

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Tiếp tục đưa bên lốc sang cho nhanh:

VỞ HOÀNG SA DẠY CON CHỮ TRƯỜNG SA




Mai Thanh Hải
- Đồ đoàn mình mang ra Trường Sa dịp này, ngoài vài chục thùng... rượu VodkaMen của lão Kinh Kha, để bộ đội bờ - tàu - đảo được biết hương vị rượu gạo nếp chính hiệu Hưng Yên - Miền Bắc xịn, là vài trăm cuốn vở Hoàng Sa - Trường Sa, in trang trọng câu nói của bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: "Chủ quyền Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm", cho bọn trẻ con trên đảo.


Cái khoản rượu, ban đầu cứ tưởng nan giải, té ra lại rất đơn giản vì lão Kinh Kha gọi điện thẳng vào Tổng Đại lý ở Nha Trang, Khánh Hòa chuẩn bị thùng xếp ngay ngắn, kèm theo mấy chục hộp ly uống rượu, tặng quân và dân trên đảo.

Chính quy và chu đáo như bộ đội, mà cũng phải tấm tắc khen, khi nhận được những thùng - ly "quà đặc biệt" của lão Kha - Gặp nhau chuyên hô hào mua Kilo bảo vệ biển đảo bằng món uống... tàu ngầm và suốt ngày chít chít nhắn tin ủng hộ Góp đá - Góp nước xây Trường Sa của Tuổi trẻ, Đất Việt.


Nan giải nhất là vài trăm cuốn vở. Mình hì hục chở xe máy ra đầu ngõ, chất lên thùng xe cơ quan.

Lên sân bay, đưa vào quầy thủ tục, cô nhân viên nhón đuôi bút bi khẽ khàng kiểm tra rồi nhất quyết: "Mang ra kia đóng gói ni lông, không thể để trong bao thế này được!". Chả chấp với bọn độc quyền, mất toi 100k tiền đóng gói.

Hì hục vác lại, đặt lên băng chuyền, cô bé mặt lạnh như *** bom, thủng thẳng: "Quá cước, đề nghị ra kia nộp tiền!".

Năn nỉ ỉ ôi, đưa lý do: "Quà gửi cho học sinh ngoài Trường Sa", mặt bé con càng lạnh: "Xa xôi gì! Quy định là quy định!". Lại nhớ đến hôm từ Lý Sơn về, làm thủ tục ở sân bay Đà Nẵng, TS Khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên mang ít cát Hoàng Sa - nước biển Lý Sơn về đưa vào di tích cho trang trọng và tặng mọi người để "nuôi dưỡng ý thức chủ quyền Tổ quốc", nhưng nhân viên vẫn lắc đầu quầy quậy: "Cát Hoàng Sa chứ cát... Hoàng Gần thì cũng phải đóng quá cước!".


Ối Giời! Tiền quá cước bao vở, lên đến 400k... Sư bố nó chứ, đành ngậm ngùi, chứ lằng nhằng, các bé con chuyển minh sang bay chuyến "So rì e nai" thì hỏng hết bánh kẹo...

Lên Trường Sa Lớn, mình gọi điện ngay cho cô giáo Nhung, để kiếm chỗ cất bao vở.

Nhung cuống quýt: "May quá, tụi học trò đang thiếu vở" và gọi đám lít nhít học sinh, đang phải nặn cười dưới giời nắng, cho các khách quý chụp hình, lại chia vở.

Em Lanh, bên Ngân hàng đi cùng Đoàn, thấy vậy cũng lật đật lôi ra 1 túi to truyện tranh in màu sặc sỡ, bảo: "Dưa góp" khiến cô giáo Nhung buột miệng: "Các Đoàn ra thăm, có lẽ không để ý nên tặng nhiều thứ quà, chả dùng được. Em toàn phải gọi điện vào đất liền, nhờ mua sách vở - giấy bút - đồ dùng học tập và gửi theo tàu cho học sinh!".


Nhìn lũ trẻ con à à nhận vở, sách truyện và líu ríu cắm đầu hít hà trang giấy, dán mắt vào tranh vẽ, mới thấy thương chúng nó, vượt qua mọi vất vả để học cái chữ, nơi thiếu thốn đủ bề, chả bao giờ dùng đến tiền, mua được hàng, quay đi quay lại toàn súng với đạn, tăng với pháo, bộ đội với dân quân...

Ai ra Trường Sa dịp tháng 5-6, nhớ mua tặng trước trẻ con trên 3 đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Song Tử Tây ít giấy vở, sách truyện, đồ dùng học tập nhé!.. Bởi hết tháng 6, biển lại động, đảo lại vắng như chùa Bà Đanh, chả khách khứa nào dám ra thăm sóng to gió lớn, trong khi lũ trẻ vẫn phải khai giảng, bước vào năm học mới 2012-2013 dịp tháng 9, như trong đất liền...

Xin cảm ơn những nhà hảo tâm ở TP.HCM, đã gửi vở Hoàng Sa cho học sinh Trường Sa...


Đây là vở Hoàng Sa
Mẹ con cô giáo Nhung đều thích
Xem trước có những truyện gì?
Em Lanh nói chuyện với cô giáo Nhung
Nào cùng khoe vở mới
Vở này đẹp hơn vở khác, cô nhỉ?
Chụp chung phát hình nào
Bàn giao sách vở, dụng cụ học tập dưới sự chứng kiến của Chính trị viên đảo
 
Chỉnh sửa cuối:

Ut.Minh

Xe container
Biển số
OF-133798
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
5,644
Động cơ
427,380 Mã lực
Nơi ở
HCM
cảm ơn mọi người , cảm động quá
 

vanthong196

Xe hơi
Biển số
OF-31784
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
198
Động cơ
481,530 Mã lực
Nơi ở
15 Đê Tô Hoàng, Bạch Mai, HN
Website
www.facebook.com
Một câu chuyện khác, về những người lính biển:

THƯỢNG ÚY HUÂN Ở ĐẢO LEN ĐAO




Mai Thanh Hải
- Mình lên đảo chìm Len Đao (đọc thêm ở đây). Xuồng vừa gí hông bờ đảo bê tông, đám chó con lổn nhổn to bé đã sủa nhặng chào hỏi và rối rít theo mình lẩn nhanh vào phía bếp, hóng hớt: "Mang gì ăn không đấy?".


Trong bếp, cậu Thượng úy QNCN đang lúi húi cất nồi niêu, dọn dẹp lại cho sạch sẽ để khách lên thăm, khỏi phàn nàn và thương hại đời sống bộ đội gian lao vất vả.

Mở túi bảo quản, lôi ra ít đồ đã chuẩn bị sẵn: 5 chai Men to ghi chữ "Hàng biếu tặng - không bán" của lão Kinh Kha, 1 kg ớt tươi, 1 kg chanh tươi, cậu QNCN mắt sáng ngời: "Toàn những thứ, vài tháng nay chúng em thiếu".

Loanh quanh nửa tiếng, hết sạch mấy tầng nhà lô cốt đóng trên đảo chìm, bé tin hin quá cái lỗ mũi. Vừa xuống tầng 2, đã thấy cậu QNCN hùng hục lao đến, níu tay: "Anh về phòng em chơi tý!".


Ừ thì về thăm cái phòng bé tý, để vừa cái giường và cái bàn, được xây dựng theo kiểu vòng tròn, bao quanh cái lõi ngôi nhà.

Cậu Thượng úy QNCN tên Nguyễn Văn Huân, sinh năm 1973, quê Bắc Giang. Huân gắn bó với Trường Sa cũng đến mấy tăng, riêng với Len Đao - do đặc thù tiền tiêu, sát cánh cùng Cô Lin giáp mặt, trừng mắt với quân Trung Quốc đóng trên Gạc Ma, nên thời gian đi đảo của Huân và anh em, cũng dài hơn rất nhiều.

Ngồi "buôn dưa", mới thấy chung... hoàn cảnh: Đều 2 đứa con gái, nhưng con của Huân ít tuổi hơn gái yêu nhà mình rất nhiều. Con gái đầu tên Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 2006, năm nay mới vào học lớp 1, giống như Khoai. Còn gái sau của Huân, tên Nguyễn Thùy Linh, sinh năm 2008.

Nghe chuyện của Huân, mới thấy thấm thía bản lĩnh Trường Sa, ở nơi giáp mặt với lưỡi lê, đạn nhọn của quân thù.


Thượng úy Huân nói chuyện với vợ con, qua những tấm hình


Đơn cử như chuyện riêng gia đình: Tháng 5/2011, Huân nhận nhiệm vụ ra công tác tại đảo Len Đao.

Tháng 6/2011, bố đẻ của Huân mất vì bệnh nặng.

Mặc dù là con cả, nhưng gia đình vẫn thống nhất không báo tin, để Huân yên tâm công tác.

Mãi vài tháng sau, linh tính và mơ ngủ, Huân cứ liên tục gọi điện gặng hỏi, người em của anh không đành lòng, mới buột miệng: "Bố mất rồi, anh ơi!".

Nghe tin bố mất, Huân lặng đi, mặt đanh lại, cũng lại giấu anh em, những mong mọi người không vì thấy chuyện buồn của đồng đội, mà ảnh hưởng tinh thần, trong những ngày báo động, ôm súng cả khi thức lẫn khi ngủ, trước những động thái khác lạ của địch bên đảo Gạc Ma và tàu hộ vệ tên lửa của chúng.

Mấy ngày liền xin gác thay, cho anh em khác nghỉ, mặt Huân đanh lại, già sắt khiến đồng đội sinh nghi gặng hỏi và rút cục cũng biết chuyện. Cả đảo lại đanh lại, gượng mở to mắt cho mi ướt khỏi lăn nước, làm mềm lòng nhau và cùng giúp Huân lập bàn thờ nhỏ, ngày ngày thắp hương cho bố, như thể 1 gia đình...


Vậy là từ ngày bố mất đến nay, Huân vẫn chưa có dịp về thăm nhà, thắp hương lên mộ bố.

Tất cả cũng chỉ vì nhiệm vụ, phải đối mặt với lũ cướp biển, đang hằm hè người nhái, lưỡi lê, ngay sát nách đảo nhỏ thân yêu.

Chia tay nhau, Huân kể với mình mà mắt cứ ngân ngấn: "Tụi em cũng quen rồi, tất cả việc hiếu hỉ - gia đình đều có vợ lo hết. Bố em trước cũng là bộ đội, nên cũng tha thứ cho em. Riêng vợ con, tối nào cũng gọi điện nói chuyện, nên cũng vơi đi nỗi nhớ!" và cười: "Con gái tình cảm, 2 đứa lại càng tình cảm anh nhỉ?"...

Đã cho nhau số điện thoại và dặn, khi nào về phép thì gặp nhau ở Bắc Giang hoặc Hà Nội, mà chưa biết đến khi nào...

May mà hôm rồi, có chị Hậu Khảo cổ đi đoàn TP. Hồ Chí Minh có ghé thăm đảo, mình nhờ chị Hậu mua cây thuốc lá gửi cho Huân và đồng đội, đêm đến, tin nhắn của Huân chấp chới từ đảo bay về, đậu nhẹ xuống điện thoại, thành tin nhắn: "Tối nay, cả đảo pha 1 ấm trà và hút nửa bao thuốc!".

Viết mấy dòng cùng sẻ chia nỗi nhớ, có ai ở Bắc Giang, tiện đường ghé thăm cô giáo Tạ Thị Thanh Thủy (Giáo viên Trường THCS Hoàng Thanh, Hiệp Hòa, Bắc Giang) - vợ của Thượng úy Huân với.

Xin nhắn giúp với cô giáo Thủy là Thượng úy Huân vẫn khỏe và cuối giờ mỗi ngày, đều dành vài phút để gượng nhẹ vuốt ve gương mặt vợ con qua ảnh, được đặt cẩn thận trên bàn, đầu giường, phía ngoài xa đảo nhỏ Len Đao...

Nhắn giúp đến 2 con gái yêu là bố Huân sẽ sớm về với quê hương Hiệp Hòa, sẽ đưa mẹ cùng 2 con ra thắp hương cho ông Nội, đang thanh thản nằm, chờ con trai dưới ướt cỏ nghĩa trang...
đọc cái này xong em thấy mắt cay cay cụ à.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Em nà em quí cụ Ba Gai nắm! Xem blog và các thớt của cụ thật xúc động. Cụ cứ ba gai như thế cho AE nhờ.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Em nà em quí cụ Ba Gai nắm! Xem blog và các thớt của cụ thật xúc động. Cụ cứ ba gai như thế cho AE nhờ.
3 Gái lão ợ! Đọc sai cả nick mà cũng bảo quý, chả tin lão, lại còn... quý "nắm" nữa. Hi! Hi!..
 

trantam410

Xe tải
Biển số
OF-94429
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
316
Động cơ
404,760 Mã lực
Bài của bác 3 gái lúc nào cũng thấy hay không những mang tính thời sự mà còn đậm tính nhân văn.Em kính bác một ly tràn
 

hungmanh

Xe tải
Biển số
OF-90650
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
275
Động cơ
407,659 Mã lực
hay quá!
lâu lắm không vào of đọc bài của bác xúc động thật
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Lại câu chuyện về Trường Sa, vẫn đưa bên Lốc sang hầu các lão:

MUỐI RẤT MẶN, Ở AN BANG




Mai Thanh Hải
- Mình kể lại chuyện Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương "đào ngũ" khỏi Trường Sa và nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc, qua comment, email, điện thoại.


Một chị ở Bình Dương có chồng đóng quân ngoài đảo An Bang, kể: Cuối tháng 3 vừa rồi, anh chồng nghe tin có đoàn Bình Dương ra thăm, cứ thấp thỏm đợi các đồng hương.

Sau nghe tin Bình Dương không ra, mấy anh em cùng quê buồn hẳn, ghen tỵ ra mặt với anh em quê TP. Hồ Chí Minh, có đến mấy đoàn đạp bão gió, ra tận nơi, thăm mọi ngóc ngách của đảo

Hôm rồi, có 1 Đoàn cao cấp của Bộ T... ra thăm đảo (điểm khó tiếp cận nhất Trường Sa), anh chồng cùng anh em lái xuồng, quanh co gần 1 tiếng đồng hồ mới lên được. Anh em đưa xuồng lên bãi cát, vội vã về phòng thay quân phục khô ráo ra nói chuyện, giao lưu với khách và nghe Văn công hát.


Thế nhưng nói chưa hết câu chuyện, bộ đội mới nghe được đúng 1 bài hát, thì các bác cao cấp Bộ T đã đứng dậy... đòi về.

Anh em lại phải thay quần áo công tác, huy động bộ đội toàn đảo giữ xuồng, chắn sóng, lạch tạch cả tiếng đồng hồ, đưa các bác ra lại tàu đậu phía ngoài.

Anh chồng ngoài đảo tâm sự qua điện thoại với chị vợ: "Sao các bác nhạt quá?. Chả hiểu cho bộ đội, mong ngóng có đoàn ra để được giao lưu, được nghe hát. Vậy mà chả ai quan tâm hỏi han gì, trao được mấy gói bánh quy rồi về!"...

Mình nghe xong chuyện của anh chị, cũng chẳng biết nói thêm gì, ngoài câu: "Đó chỉ là số rất ít, những người thờ ơ với Tổ quốc, đồng bào!" và cứ quay quắt với mặn mòi An Bang.


An Bang - Đảo mang cái tên nghe cứ hun hút ấy nằm ở 7 độ 52’ 10” vĩ độ Bắc, 112 độ 54’ 42” kinh độ Đông.

Đảo nằm tận cùng phía Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Thuyền Chài 22 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Trường Sa 72 hải lý về phía Đông Nam.

Đảo nằm trên nền bãi san hô ngập nước, cấu trúc của đảo như một cây nấm san hô khổng lồ tạo nên.

Do đó khi đào công sự, bộ đội thường gặp những chỗ võng nước. Thuỷ triều lên, các hầm hào công sự rất dễ bị ngập nước.

Bờ đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng cao 2m. Bờ Bắc, Đông và Tây của đảo là những bãi cát hẹp.

Đây là đảo nhỏ chạy dài theo hướng Bắc Nam. Hàng năm từ tháng 4-7 mùa gió Tây Nam, bờ Nam của đảo được bồi thêm một bãi cát dài, từ mép nước bãi cát này đến rìa ngoài bãi san hô ngập nước khoảng 30m.

Do cấu trúc san hô của đảo An Bang dựng đứng nên 4 mùa sóng vỗ, việc ra vào đảo gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Nhiều chuyến tàu từ đất liền đến thăm cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang vào đúng mùa sóng dữ đã không thể vào được đảo.


Ra với An Bang dịp biển lặng tháng 4- 5, việc vào đảo cũng không hề đơn giản.

"Đặc sản" của An Bang là sóng dữ.

Có khi vài chục bộ đội trai tráng, khỏe mạnh đánh vật với cái xuồng, nhưng cũng chả giữ được xuồng đứng yên cho người nhảy xuống, mà thậm chí còn bị sóng tạt, đến đứt cả chân.

Thế nhưng chỉ cần ào 1 cái là cái xuồng đã bị sóng đánh bay vèo phát, nằm gọn gàng trên bãi cát, để lại trong lòng xuồng mấy chục khuôn mặt khách khứa từ đất lền thất thần, ngơ ngác, xanh như tàu lá và... nôn ọe ầm ĩ.

Cũng như đảo Phan Vinh, trên đảo An Bang không có giếng nước ngọt, chất đất là cát sạn, san hô nên trồng rau xanh gặp rất nhiều khó khăn.

Trước sự khắc nghiệt đó, bộ đội trên đảo An Bang đã phải chắt chiu từng giọt nước ngọt để trồng cây.

Đảo đã không phụ công người, trải qua hơn 3 thập kỷ cải tạo, đảo An Bang từ đảo bãi đá san hô trở thành một hòn đảo xanh tươi, rợp bóng mát của các loại cây bàng vuông, phong ba, muống biển...

Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam ghi rõ: Đầu tháng 3/1978 tình hình khu vực quần đảo Trường Sa xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Trung đoàn 146 (nay là Lữ đoàn 146, Đoàn Trường Sa) đã cử đồng chí Cao Anh Đăng làm Chỉ huy trưởng và đồng chí Nguyễn Mã làm Phó chỉ huy cùng với cán bộ, chiến sỹ đặc công Đoàn 126 hành trình theo tàu HQ-601.

Đúng 20 giờ ngày 10/3/1978 ta đã triển khai xong nhiệm vụ đóng giữ đảo.

Tháng 11/1978, Hải quân Malaixia đã cho tàu chiến đấu vây ép đảo An Bang trong suốt 11 ngày đêm, nhưng cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, không sợ hy sinh, kiên quyết bám trận địa sẵn sàng chiến đấu cao, bình tĩnh đối phó với địch, buộc chúng phải rút khỏi khu vực.

Mùa biển lặng này, An Bang ở nơi tít tắp xa xôi nên không có nhiều Đoàn ra thăm như Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn... Nhưng chắc chắn một điều, An Bang luôn là dấu son trong ký ức của những người đã một lần đến với đảo.


Cũng như câu hát hôm rồi, mình nghe Bình, Chính trị viên HQ-936 hòa tiếng ghi ta bập bùng trước mũi tàu, dưới đêm trăng vằng vặc: "Ơi Sinh Tồn ơi, An Bang hay Thuyền Chài. Đồng đội tôi canh giữ suốt bao năm" khiến cả bọn nhoài ra mạn tàu, ngóng mắt về chấm đèn biển chớp mắt đưa đường.

Sống ở biển, nhất là nơi tận cùng phía Nam quần đảo, không chỉ nước mà gió cũng mặn, nên bộ đội quen với mặn mòi. Thế nên đồng đội người Bình Dương, đừng vì "vài bác nhạt nhẽo" mà tủi buồn nhé!..

Cả nước vẫn mặn mòi, sẻ chia và thương nhớ với những người con máu đỏ da vàng giữ đảo, ở nơi mang tên An Bang tít tắp, xa xôi...

Phản hồi của độc giả và người trong cuộc:

- "Chuyến đi của các bác Bộ T... khởi hành ngày 28/4/2012, kế hoạch lúc đầu là 6/5/2012 về, nhưng các bác ấy đòi rút bớt 1 ngày, hôm nay đã về bờ rồi. Thời gian bị rút ngắn, trừ hơn 3 ngày đi về, chỉ còn hơn 4 ngày thăm 10 điểm đảo và DK1. Các bác cưỡi ngựa xem hoa, muốn đi ít ngày nhưng xem được nhiều hoa, mới nên nỗi!"

- "Công bằng mà nói, đoàn đó đông, lên An Bang vất vả, mất nhiều thời gian. Từ khi người đầu tiên lên được đảo đến khi người cuối cùng từ đảo về tàu cũng mất vài ba tiếng. Lẽ ra đoàn công tác nên dành nhiều thời gian cho An Bang hơn".

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Kéo xuồng thắng sóng
Đã đưa xuồng lên với đảo Chiến thắng Sóng vẫn cố vớt vát kéo lại xuồng Tường bê tông chắn sóng, cho đảo bình yên
Hải đăng An Bang phía cuối đảo Cổng vào đảo Tuổi còn trẻ con đấy, nhưng vẫn lặn lội ra với An Bang (ảnh: Phạm Thái) Đẩy xuồng, đưa khách về tàu Sóng tràn lên, chỗ 2 chàng lính giả vờ... đọc thư Cả đảo cùng chào
 
Chỉnh sửa cuối:

ym9972

Xe buýt
Biển số
OF-1078
Ngày cấp bằng
1/8/06
Số km
754
Động cơ
583,182 Mã lực
Tôi ở bộ T... đấy ông ạ, cơ quan tôi cũng có mấy người tham gia trong đoàn, tôi không đi vì thuộc loại "không thích đi du lịch trường sa" thì ở nhà,
buồn quá ông ạ
 

luugutv1

Xe tăng
Biển số
OF-61813
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,115
Động cơ
452,270 Mã lực
Bộ T... đi về để viết báo cáo.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Tôi ở bộ T... đấy ông ạ, cơ quan tôi cũng có mấy người tham gia trong đoàn, tôi không đi vì thuộc loại "không thích đi du lịch trường sa" thì ở nhà,
buồn quá ông ạ
Ừ! Thế là lão cũng biết chuyện rồi đấy. Hôm nào ngồi bia bọt tý, bàn chuyện "cái bỉm" nhé! He! He!..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top