[Funland] Nồi cơm tách đường - Sự thật hay lừa đảo???

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Nhu cầu của con người rất đa dạng bác ạ. Có rất nhiều chế độ dĩnh dưỡng/tập luyện phù hợp với người tiểu đường, trong đó có giảm cơm hay thay thế cơm bằng loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tiểu đường mà "nghiện" cơm thì đây là một giải pháp phù hợp - nếu nó làm giảm được chỉ số đường huyết (GI).
Ví dụ, cơm làm từ gạo có chỉ số GI khoảng 85-87, nhưng bún, phở cũng làm từ gạo thì chỉ số GI chí khoảng 26-30 thôi.
Nhu cầu đa đạng với chỉ số đường huyết chẳng liên quan đến nhau!
Tất nhiên, người bị đường huyết phải ăn kiêng do cơ chế kiểm soát tự động của cơ thể họ không còn bình thường.
Nhưng chẳng có cái loại nồi nào tách được đường, hay phân loại được các loại tinh bột chỉ bằng 1 động tác nấu.
Như mấy bác trên kia đã viết, muốn cơ thể hấp thụ ít đường hơn từ cơm, thì đáng lẽ ăn 2 bát, chỉ ăn 1 bát đã giảm 50%, ăn nửa bát giảm 75%,...!
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Nhiều thông tin phản biện nghe cũng hợp lý, hóng các cụ khác thêm ý kiến
 

Virus Love

Xe buýt
Biển số
OF-490995
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
879
Động cơ
5,572 Mã lực
Tuổi
47
Chưa cần phải đến kiến thức của hóa sinh đâu!
Chỉ cần xem lại sách phổ thông là đủ.
Đó chỉ là những kiến thức rất phổ thông về dinh dưỡng.
Còn nói đến hóa sinh thì đường-bột là chất dinh dưỡng lành nhất, trong quá trình chuyển hóa đường bột khác chất béo hay chất đạm, không sinh ra bất cứ hợp chất trung gian có hại nào!
Cái em đang nói về sản phẩm nồi cơm tách đường là khó hiểu cụ lại miên man với em về tinh bột và chuyển hóa khi ăn tinh bột:bz
 

thinhtd

Xe container
Biển số
OF-347592
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
5,545
Động cơ
418,127 Mã lực

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Em đang thấy quảng cáo (cả trên VTV1) nồi cơm điện nấu cơm tách đường (em xin phép ko viết tên để tránh nghi là quảng cáo), theo kết quả nghiên cứu công thì "Hàm lượng đường khử giảm từ 22,2 - 33,3%đường tổng số giảm từ 13,7 - 20,2% trong cơm gạo tẻ trắng và gạo lứt nấu bằng nội cơm tách đường". Thấy chCông nghệ của nó gồm 4 giai đoạn:
1. Gia nhiệt - nồi cơm được tích hợp công nghệ cảm ứng thông minh giúp sản phẩm có thể gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định để tạo ra quá trình dẻo hóa. Loại bỏ tinh bột xấu - vẫn giữ được chất dinh dưỡng
2. Phân tách - hàm lượng Amylopectin (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ nhanh) ra khỏi hạt gạo và hòa tan vào nước, trong khi vẫn duy trì hàm lượng Amylose (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ chậm) giữ trong gạo.
3. Loại bỏ - Hệ thống thoát nước thông minh tích hợp trong nồi cơm, sẽ tự động loại bỏ hoàn toàn nước và tất cả tinh bột tiêu hóa nhanh (RDS) nhằm ngăn hấp thụ trở lại vào cơm giúp cơm sau khi nấu vẫn lưu giữ được mùi vị tự nhiên và nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong gạo.
4. Nấu chín - Điều đặc biệt là là những hạt cơm được nấu qua nồi cơm điện tách đường có giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng vượt trội so với cơm nấu thông thường.
(cái này em copy trên site sản phẩm)

Em muốn hỏi các cụ of biết tuốt 1 số vấn đề sau:
- Nguyên lý như vậy có khoa học không?
- Với cấu tạo em thấy trông giống như nồi hấp thì có thể thực hiện được việc tách đường không? Nếu có thì có thể đạt được kết quả như công bố không?
- Đã có nhà cụ nào dùng thử chưa? Thực tế sử dụng như thế nào?

Em đang quan tâm đến sản phẩm này vì nhà đang có 2 người bị tiểu đường, nhờ các cụ tư vấn giúp vì thấy giá của nó cũng khá đắt, mua về mà vứt đi cũng phí :)
Cụ xem cái chứng nhận sản phẩm thì thấy nó trưng cái rõ to của Viện hoá học hay gì đó thuộc Viện hàn hàn lâm khoa học Việt Nam - em không nhớ chính xác. Nhưng xem thêm thì lại thấy có chứng nhận gì đó của Viện Dinh dưỡng mà "khách hàng" lại chính là cái Viện hoá kia.
Đọc xong em không biết thằng nào kiểm nghiệm cái gì?
Xem clip giới thiệu sản phẩm thì nó mô tả cái nồi nấu như bình thường, đến khi sôi thì nó xả nước xuống khay đựng, chờ cơm chín.
Em thấy cứ ảo ảo thế nào, chả tin được :D.
Giá khá chát :)):)):))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Cái em đang nói về sản phẩm nồi cơm tách đường là khó hiểu cụ lại miên man với em về tinh bột và chuyển hóa khi ăn tinh bột:bz
Sao lại miên man?
Tách đường để làm gì khi mà tinh bột vào trong hệ tiêu hóa của người đều được biến thành đường đơn glucose.
Và người ta tránh chất bột đường chủ yếu để giảm béo, còn khẳng định đó là chất hầu như không sinh ra sản phẩm độc hại so với đạm vả chất béo thì có nên tránh tinh bột để chọn 2 chất kia hay không, việc này có liên quan hay không?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Cụ xem cái chứng nhận sản phẩm thì thấy nó trưng cái rõ to của Viện hoá học hay gì đó thuộc Viện hàn hàn lâm khoa học Việt Nam - em không nhớ chính xác. Nhưng xem thêm thì lại thấy có chứng nhận gì đó của Viện Dinh dưỡng mà "khách hàng" lại chính là cái Viện hoá kia.
Đọc xong em không biết thằng nào kiểm nghiệm cái gì?
Xem clip giới thiệu sản phẩm thì nó mô tả cái nồi nấu như bình thường, đến khi sôi thì nó xả nước xuống khay đựng, chờ cơm chín.
Em thấy cứ ảo ảo thế nào, chả tin được :D.
Giá khá chát :)):)):))
Thời bao cấp, thiếu sữa, nhiều nhà nấu cơm cho nhiều nước để chờ cơm sôi một chút chắt lấy nước bổ sung thêm cho các em bé.
Nếu gạo để lâu thì nước cơm ấy cũng chẳng đục và sền sệt được như khi người ta nấu cơm gạo mới (gạo vừa gặt về phơi nhanh xong sát).
Như đã mô tả ở trên, gạo mới có nhiều tinh bột mạch ngắn dễ tan hơn gạo cũ để lâu, nên nước cơm sệt hơn.
Nếu cái nồi này theo nguyên lý như vậy, thì cứ đổ đầy nước, để sôi chắt hết nước, trong cơm còn lại mất hết các chất khác trong gạo, chỉ có tinh bột mạch dài, khó tiêu hơn. Làm như vậy thì chẳng cần phải chọn kiểu nồi nào cả.
Nhưng dễ hơn nữa vẫn là ăn ít cơm đi!
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,290
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Em đang thấy quảng cáo (cả trên VTV1) nồi cơm điện nấu cơm tách đường (em xin phép ko viết tên để tránh nghi là quảng cáo), theo kết quả nghiên cứu công thì "Hàm lượng đường khử giảm từ 22,2 - 33,3%đường tổng số giảm từ 13,7 - 20,2% trong cơm gạo tẻ trắng và gạo lứt nấu bằng nội cơm tách đường". Thấy chCông nghệ của nó gồm 4 giai đoạn:
1. Gia nhiệt - nồi cơm được tích hợp công nghệ cảm ứng thông minh giúp sản phẩm có thể gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định để tạo ra quá trình dẻo hóa. Loại bỏ tinh bột xấu - vẫn giữ được chất dinh dưỡng
2. Phân tách - hàm lượng Amylopectin (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ nhanh) ra khỏi hạt gạo và hòa tan vào nước, trong khi vẫn duy trì hàm lượng Amylose (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ chậm) giữ trong gạo.
3. Loại bỏ - Hệ thống thoát nước thông minh tích hợp trong nồi cơm, sẽ tự động loại bỏ hoàn toàn nước và tất cả tinh bột tiêu hóa nhanh (RDS) nhằm ngăn hấp thụ trở lại vào cơm giúp cơm sau khi nấu vẫn lưu giữ được mùi vị tự nhiên và nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong gạo.
4. Nấu chín - Điều đặc biệt là là những hạt cơm được nấu qua nồi cơm điện tách đường có giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng vượt trội so với cơm nấu thông thường.
(cái này em copy trên site sản phẩm)

Em muốn hỏi các cụ of biết tuốt 1 số vấn đề sau:
- Nguyên lý như vậy có khoa học không?
- Với cấu tạo em thấy trông giống như nồi hấp thì có thể thực hiện được việc tách đường không? Nếu có thì có thể đạt được kết quả như công bố không?
- Đã có nhà cụ nào dùng thử chưa? Thực tế sử dụng như thế nào?

Em đang quan tâm đến sản phẩm này vì nhà đang có 2 người bị tiểu đường, nhờ các cụ tư vấn giúp vì thấy giá của nó cũng khá đắt, mua về mà vứt đi cũng phí :)
Theo em cứ có bột là có đường...
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,290
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Quảng cáo láo cụ nhé

Để tạo đường từ tinh bột có 2 cách
- Thủy phân tinh bột dưới xúc tác của axit HCL
- Dùng en zym

Nếu nấu cơm mà tạo đường thì cái nồi ấy phải có sẵn enzym hoặc axit HCl
Thì dạ dày, ruột có enzim nên tinh bột trước sau cũng chuyển thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể mờ
 

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
4,431
Động cơ
497,957 Mã lực
Thời bao cấp, thiếu sữa, nhiều nhà nấu cơm cho nhiều nước để chờ cơm sôi một chút chắt lấy nước bổ sung thêm cho các em bé.
Nếu gạo để lâu thì nước cơm ấy cũng chẳng đục và sền sệt được như khi người ta nấu cơm gạo mới (gạo vừa gặt về phơi nhanh xong sát).
Như đã mô tả ở trên, gạo mới có nhiều tinh bột mạch ngắn dễ tan hơn gạo cũ để lâu, nên nước cơm sệt hơn.
Nếu cái nồi này theo nguyên lý như vậy, thì cứ đổ đầy nước, để sôi chắt hết nước, trong cơm còn lại mất hết các chất khác trong gạo, chỉ có tinh bột mạch dài, khó tiêu hơn. Làm như vậy thì chẳng cần phải chọn kiểu nồi nào cả.
Nhưng dễ hơn nữa vẫn là ăn ít cơm đi!
Cái món "nước cơm" thì em biết ạ, cũng bị mắng vì tham chắt nhiều/sớm quá nên cơm khô :)):)):))
Chắt được bát nước cơm rồi cạo thêm ít đường phên pha vào thì nhìn như mật ong =))=))=))
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,214
Động cơ
532,877 Mã lực
Em nghĩ có thể tách được, nhưng lượng tách được quá ít, khả năng như vụ quảng cáo mỳ ăn liền khoai tây ấy, hoá ra chỉ có chưa đến 10% là khoai tây, em nghĩ đây là cách quảng cáo thôi.
Chưa đến 1% cụ ơi. Còn cơm nấu ra làm quái có đường mà tách chứ cụ. Tinh bột qua chuyển hoá thì thành đường nhưng ko phải do nấu trong cái nồi như thế.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhu cầu đa đạng với chỉ số đường huyết chẳng liên quan đến nhau!
Tất nhiên, người bị đường huyết phải ăn kiêng do cơ chế kiểm soát tự động của cơ thể họ không còn bình thường.
Nhưng chẳng có cái loại nồi nào tách được đường, hay phân loại được các loại tinh bột chỉ bằng 1 động tác nấu.
Như mấy bác trên kia đã viết, muốn cơ thể hấp thụ ít đường hơn từ cơm, thì đáng lẽ ăn 2 bát, chỉ ăn 1 bát đã giảm 50%, ăn nửa bát giảm 75%,...!
Có chứ bác. Có người tiểu đường kiêng/giảm được cơm, nhưng cũng có người luôn thèm ăn cơm. Đối với người luôn thèm ăn cơm thì tìm loại cơm có chỉ số đường huyết thấp là một cách phù hợp.
Còn cái nồi này có thể làm giảm chỉ số đường huyết của cơm xuống được hay không tôi không khẳng định, nhưng về nguyên tắc là có thể được, lấy ví dụ từ món bún thì thấy, mặc dù việc làm bún phải qua rất nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian.
 

New.Moon

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-889
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
2,330
Động cơ
2,984,171 Mã lực
Nơi ở
24 Ngõ 81 Đường Lâm Du
Website
ruouvangminhnguyet.vn
Em đang thấy quảng cáo (cả trên VTV1) nồi cơm điện nấu cơm tách đường (em xin phép ko viết tên để tránh nghi là quảng cáo), theo kết quả nghiên cứu công thì "Hàm lượng đường khử giảm từ 22,2 - 33,3%đường tổng số giảm từ 13,7 - 20,2% trong cơm gạo tẻ trắng và gạo lứt nấu bằng nội cơm tách đường". Thấy chCông nghệ của nó gồm 4 giai đoạn:
1. Gia nhiệt - nồi cơm được tích hợp công nghệ cảm ứng thông minh giúp sản phẩm có thể gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định để tạo ra quá trình dẻo hóa. Loại bỏ tinh bột xấu - vẫn giữ được chất dinh dưỡng
2. Phân tách - hàm lượng Amylopectin (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ nhanh) ra khỏi hạt gạo và hòa tan vào nước, trong khi vẫn duy trì hàm lượng Amylose (hàm lượng chính có trong tinh bột hấp thụ chậm) giữ trong gạo.
3. Loại bỏ - Hệ thống thoát nước thông minh tích hợp trong nồi cơm, sẽ tự động loại bỏ hoàn toàn nước và tất cả tinh bột tiêu hóa nhanh (RDS) nhằm ngăn hấp thụ trở lại vào cơm giúp cơm sau khi nấu vẫn lưu giữ được mùi vị tự nhiên và nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong gạo.
4. Nấu chín - Điều đặc biệt là là những hạt cơm được nấu qua nồi cơm điện tách đường có giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng vượt trội so với cơm nấu thông thường.
(cái này em copy trên site sản phẩm)

Em muốn hỏi các cụ of biết tuốt 1 số vấn đề sau:
- Nguyên lý như vậy có khoa học không?
- Với cấu tạo em thấy trông giống như nồi hấp thì có thể thực hiện được việc tách đường không? Nếu có thì có thể đạt được kết quả như công bố không?
- Đã có nhà cụ nào dùng thử chưa? Thực tế sử dụng như thế nào?

Em đang quan tâm đến sản phẩm này vì nhà đang có 2 người bị tiểu đường, nhờ các cụ tư vấn giúp vì thấy giá của nó cũng khá đắt, mua về mà vứt đi cũng phí :)
Theo quan điểm cá nhân của e thì nếu muốn giảm lượng đường trong gạo hoặc đỡ vì có người tiểu đường, hoặc muốn giảm béo thì nên ăn gạo lứt thay vì nấu tách đường hoàn toàn. Con người vẫn cần nạp đường 1 cách tự nhiên vào cơ thể để duy trì. Nhà có trẻ nhỏ thì càng cần :) nhưng dùng gạo lứt nên lựa chọn loại nào dùng cho phù hợp vì trong gạo lứt có chưa Asen. hoặc có thể ăn gạo sát dối.
Mẹ e cũng bị tiểu đường, mỗi bữa ăn 1 bát cơm kèm rau và ăn nhiều rau. Gần như ko ăn chè cháo gì, nếu dùng đến đường trong gia đình thì dùng đường đỏ, đường phèn ko dùng đường trắng. trời thương tạm ổn định ạ :)
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Có chứ bác. Có người tiểu đường kiêng/giảm được cơm, nhưng cũng có người luôn thèm ăn cơm. Đối với người luôn thèm ăn cơm thì tìm loại cơm có chỉ số đường huyết thấp là một cách phù hợp.
...
Cơm gạo hẩm chắc chỉ số đó mới thấp nhất,
song đến gạo Khang Dân,...
Các loại gạo thơm chắc cao ngất!
 

TNTuan

Xe điện
Biển số
OF-46460
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
2,179
Động cơ
483,770 Mã lực
Con mèo mẹ nhà em đẻ xong mất sữa vì phải mổ. Gấu nhà e vs mấy đứa toàn cho ti nước cơm nên béo mầm :))
 

happyhn

Xe container
Biển số
OF-82098
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
9,997
Động cơ
510,350 Mã lực
Nghe có vẻ hại điện nhưng có khác gì cách em nấu cơm bếp củi khi bé đâu nhỉ , đun cơm sôi thì chắt cạn nước cơm ra bát xong rút bớt củi . Nước cơm lại cho tí đường vào uống thơm ngon phết , ấm lòng chiến sỹ 1 thời đói ăn
Ờ, món này ngày bé em cũng làm suốt
Mịa, sau này bị lộ, người lớn mới mắng cho. Lồi cơm có tí chát thì ông húp cmn rầu. Từ đấy về sau éo dám tái phạm nữa. Thèm mà cứ nghĩ mình mang tội hưởng hết của cả nhà lại đi ra :))
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
20,723
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Em đếch tin quảng cáo, nước lọc Lavie còn quảng cáo chữa được bách bệnh cơ mà:))
 

chuotdong

Xe điện
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
4,020
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo quan điểm cá nhân của e thì nếu muốn giảm lượng đường trong gạo hoặc đỡ vì có người tiểu đường, hoặc muốn giảm béo thì nên ăn gạo lứt thay vì nấu tách đường hoàn toàn. Con người vẫn cần nạp đường 1 cách tự nhiên vào cơ thể để duy trì. Nhà có trẻ nhỏ thì càng cần :) nhưng dùng gạo lứt nên lựa chọn loại nào dùng cho phù hợp vì trong gạo lứt có chưa Asen. hoặc có thể ăn gạo sát dối.
Mẹ e cũng bị tiểu đường, mỗi bữa ăn 1 bát cơm kèm rau và ăn nhiều rau. Gần như ko ăn chè cháo gì, nếu dùng đến đường trong gia đình thì dùng đường đỏ, đường phèn ko dùng đường trắng. trời thương tạm ổn định ạ :)
Đường đỏ tại sao lại ít đường hơn đường trắng vậy cụ ?
 

thaibom

Xe buýt
Biển số
OF-365335
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
977
Động cơ
63 Mã lực
Theo mớ kiến thức Hóa học phổ thông của em thì ý kiến của em như sau:
- Thành phần chính của gạo là tinh bột (tồn tại ở 2 dạng là Amilozo - mạch không nhánh và amilopectin - mạch phân nhánh) tùy từng loại gạo mà tỉ lệ 2 loại này khác nhau. Cả 2 loại phân tử trên đều là do cá phân tử glucozo liên kết với nhau bằng các liên kết @ 1,4 glicozit (trong amilozo) và @ 1,6 glicozit (trong amilopectin) về bản chất 2 loại lk này là giống nhau.
- Trong quá trình nấu cơm, tinh bột tan 1 phần trong nước, phần còn lại ngậm xác phân tử nước làm trương phồng lên nên hạt cơm mới nở ra và cccm chắt nước cơm nó mới ở dạo keo như vậy. Vì vậy trong quá trình nấu cơm mà để tách loại amilopectin hay amilozo để loại bỏ 1 trong 2 em nghĩ là không thể. Nên quảng cáo là loại bỏ đường là không chính xác --> nhét chữ mị dân.
- Khi chúng ta ăn cơm, trong nước bọt có enzim amilaza thủy phân tinh bột thành glucozo (khi nhai đã bị thủy phân 1 phần nên nhai cơm lâu thấy có vị ngọt). Trong dạ dày và ruột non tinh bột sẽ bị thủy phân hoàn toàn thành glucozo, glucozo tan trong nước và đuọc hấp thụ qua thành dạ dày và ruột non đi vào máu xảy ra các quá trình oxi hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, CO2 và H2O. Một phần không oxi hóa hết sẽ theo máu về gan tại đây xảy ra quá trình ngược lại các phân tử glucozo kết hợp lại tạo thành glicozen (còn gọi là tinh bột động vật) dự trữ trong gan.
- Những người bị tiểu đường là do cơ thể thiếu emzim insulin nên không thể phân giải được hết glucozo vì vậy làm cho lượng đường trong máu cao, thận lọc glucozo và thải qua đường nước tiểu. Lượng đường trong máu cao (> 1%) làm cho một số bộ phận liên quan bị ảnh hưởng (không thể hoạt động bình thường) dẫn đến nhiều loại bệnh khác đi theo. Vì vậy để điều trị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau, củ quả... nếu lượng đường không giảm và quá cao thì phải tiêm insulin.
Với mớ kiến thức hạn hẹp của em như vậy nên em thấy cái nồi đó chỉ là quảng cáo láo, cccm đừng tin vào quảng cáo!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top