Em thử lý sự tí
Cái tách đường của mấy nồi cơm này là tách các amylose. Đây là các tinh bột hòa tan do có chuỗi ngắn (so với amylopectin), thẳng, ít phân nhánh và phân nhánh ngắn/đơn giản. Do cấu trúc và tính chất hòa tan như vậy nên loại tinh bột này dễ tiêu hóa hơn (so với amylopectin) và nhanh được chuyển thành đường đơn giản hơn.
Khi ăn vào, do dễ tiêu hóa và tiêu hóa nhanh nên về lý thuyết các amylose sẽ nhanh chóng được tiêu hóa thành đường và hấp thu vào máu, làm tăng cao đột ngột lượng đường huyết (spike) trong khoảng thời gian ngắn. Chắc dựa vào cái lý thuyết này mà các nhà 'phát minh sáng chế' ra cái nồi tách đường này đi quảng cáo bán hàng.
Thực tế thì các amylose cũng có kích thước, cấu trúc khác nhau, nên tốc độ tiêu hóa cũng khác nhau. Khi ăn vào thì thường ăn cùng thức ăn, nên thời gian tiêu hóa do đó cũng dàn trải ra. Do vậy nguy cơ các amylose làm tăng cao đột ngột hàm lượng đường huyết là vấn đề lý thuyết và được mang ra dọa nhau hơn là mang tính thực tiễn. Mặt khác, do amylose chỉ chiếm khoảng 1/4-1/5 lượng tinh bột trong gạo nên phải ăn bao nhiêu cơm mới đủ amylose làm tăng cao đột ngột hàm lượng đường huyết thì các nhà 'nồi học' chẳng biết được, nên nếu nghe theo thì chắc lại giống dân Trung Quốc đi mua muối ăn để phòng phóng xạ từ Fukusima.
Nguy cơ từ cái việc tách đường của mấy cái nồi này là nó sẽ loại bỏ hoàn toàn chút vitamin và chất xơ còn lại trong gạo. Gạo hiện thời được xát, đánh bóng, lượng cám còn lại rất ít. Lượng vitamin và xơ trong phần cám ít ỏi còn lại này bị mất nốt trong quá trình tách đường khiến cơm sẽ chỉ còn lại thuần tinh bột và gây nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng. Cám gạo giàu vitamin B1 và là 'thuốc' chữa bệnh do thiếu vitamin B1 từ thời cổ la hi. Trước đây các bà mẹ nuôi con vẫn gạn nước cơm cho húp, trẻ vẫn khỏe mạnh tinh anh, thậm chí mẹ mất/thiếu sữa còn lấy nước cơm bù. Ở VN ta thì nhiều loại bánh ở các vùng quê được làm từ cám gạo, ví dụ như bánh in, ăn thì giờ quen sướng mồm rồi nên có thể hơi khó ăn, nhưng là những thức quà rất tốt về mặt dinh dưỡng/sức khỏe.
Tính ra thì dùng cái nồi này vừa hại ví vừa gây rủi ro tới sức khỏe. Nên ai lắm tiền dửng mỡ thì cứ mua mà dùng thôi. Còn quảng cáo việc tách đường, rồi tốt cho sức khỏe, tiểu đường...thì là hình thức lừa đảo hẳn hoi.
"bất quá nó tính toán thời gian nấu tùy theo lượng gạo, chất lượng gạo và thói quen của người nấu": Nó đo lường Lượng gạo + Chất lượng gạo như nào bác?
à thì em cũng éo rõ, Nhật nó gọi đó là AI; đại khái gạo nhiều ít, mới cũ cho vào nó thay đổi tí thời gian nấu chẳng hạn, thế thôi, cũng chả phải thần thành gì cho lắm, gạo cũ gạo hẩm nó nấu lâu hơn chút đỉnh, ít nước thừa nước nó cũng bù hay bớt đc tí ti. Đây, cái nồi nhà em nó có cái chữ AI trên mẹt thế này:
Nó chẳng đo được chất lượng gạo đâu. Đo được độ xốp hay cứng của (hạt) cơm để điều chỉnh lượng nước thì có thể được, nhưng như vậy thì nó kiểu fuzzy logic như của mấy cái máy giặt chứ chưa đến nỗi AI