[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2024 Vol 8

landaumuaxe

Xe điện
Biển số
OF-201728
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
2,315
Động cơ
350,244 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Dạo này tinh thần em ko vui nên ko nhớ kể chưa. Nhân cccm đang nói về thờ cúng, rồi sinh 1 bề là gái em mới nghĩ tới chuyện mình. Đó là nhà 1 con nó lắm cái tréo ngoeo .
Bỏ qua các chuyện quá khứ cho tới khi mẹ em mất.
Mẹ em ốm mấy năm . Biết bệnh ko chữa đc nên cũng xác định . Hôm ấy sáng ra mẹ bọn trẻ gọi em giật giọng . Em chạy xuống vs bên phòng mẹ em thì bà mệt rồi , chân khuỵu xuống. Đỡ cho ra giường nằm thì kêu nóng quá dù trời rất mát. Em bảo mẹ bọn trẻ trông . Em tranh thủ đưa con sang lớp cách nhà 1km rồi về ngay . Mẹ bọn trẻ bảo : nghỉ học 1 hôm cũng đc xong bảo em đi mua loại thuốc gì đó . Sang đc quầy vừa dừng xe thì lại alo em về ngay , chưa mua cũng về.
Em về đến nhà lên t2 vào phòng bà thì mẹ bọn trẻ nói : khéo bà đi rồi..anh gọi c cứu đi.
Em gọi c cứu . Ít phút họ đến và xác định mẹ em đã đi. Mẹ bọn trẻ nói với nhân viên cc : anh xem lại hộ lần nữa. Nhân viên nói chắc chắn mẹ em đã đi.
Nhà có 2 ng . Em alo anh bạn hỏi giờ làm thế nào . Anh ấy nói liên hệ nhà tang lễ đưa bà vào đó đã.
Em và mẹ bọn trẻ theo xe đưa mẹ em vào bảo quản lạnh trong nhà tang lễ..vẫn chơ chọi không có ai theo bên.
Tạm xong cv đưa mẹ em đến đài hóa thân hôm sau nhận cốt thì thày nói chưa đc ngày..phải gửi tro cốt ở đó vài hôm .
Lại về gặp bên nghĩa trang , tìm phiếu mộ mẹ em đã mua từ lâu. Tìm gặp quản lý nghĩa trang.. gặp cty môi trường,..họ nói giờ bql quận giữ hồ sơ. May em ở địa phương quan hệ bạn bè khi đó khá ổn nên tất cả chỉ qua đt là ae bạn xử lý gọn tất. Ngay cả 1 số khâu luật bất thành văn em cũng không phải chấp hành..
Hôm đưa mẹ em về mộ lại chuẩn bị tinh thần 1 mình. Anh em chị em của mẹ em đã quá già . Con cháu tản mát. Đứa ở gần thì mê tín kiêng tuổi vv..
Thày bảo hạ huyệt 4h15 đến 4h 45 phải xong.
Em lại phải bố trí mẹ bọn trẻ và ông thày lên nghĩa trang sớm. Đứa em họ và anh họ qua xem huyệt mộ lần cuối ổn chưa , họ bắc bạt chưa (may anh phụ trách ng trang là chỗ từng biết nhau và sếp anh là bạn em nên anh cũng để ý hơn ) . Còn em đi đưa mẹ em từ Văn Điển về. Khi đi thày dặn từ hôm trước : 1 ng ôm bát nhang và cành tre gọi là Cành Phan. 1 ng ôm di ảnh nhưng trên đường phải úp ảnh vào bụng . 1 ng vừa tụng kinh vừa rắc vàng mã dọc đường về.
Em thì 1 mình nên tính toán .
Thày nói 4h15 phải hạ huyệt có nghĩa em phải đưa mẹ em tới trước 4h là tốt nhất. Từ nhà em tới VĐ hết 20 phút nhưng về sẽ phải 40 phút do phải đi chậm. Đề phòng tắc đường hoặc sự cố 30 phút. Làm thủ tục đưa mẹ em ra xe tối thiểu 30 phút. Vậy em phải có mặt tại VĐ trước 4h tầm 120 phút mới đảm bảo an toàn. Chính xác là 2h sáng là muộn nhất em đã phải xuất phát từ nhà. Và 2h20 phải lùi xong xe vào vị trí cửa phòng nhận tiểu quách.
2 hàng ghế sau lật úp lót bìa cacton để đặt tiểu quách. 1 cuộn băng dính khổ 5cm để dán bát nhang bên cạnh. Gương trần xe sẽ bẻ nhìn đc bát nhang đề phòng hương cháy rơi ra xe còn biết mà xử lý. Cành phan đặt dọc cạnh quách. Tiền vàng mở dây để sẵn ở hộc cạnh cần số, kính xe hạ 2 bên để vừa 1 tay lái 1 tay thả ..ảnh ôm trước bụng , dùng dây an toàn giữ úp vào . Và mở màn hình tìm các bài tụng kinh trên youtube phát dọc đường đi.
Em tính quách khá nặng. Mình em bê đc lên xe nhưng không an toàn nên bỏ sẵn vài tờ 5 chục nhờ luôn amh bảo vệ đỡ 1 tay .
Tính toán xong em chuẩn bị mọi thứ cần cho lên xe . 2 h kém lùi xe ra đường. May sao vừa ra cửa thì gặp anh bạn từ thủa C1 đã đứng cửa . Nhìn ra trời tối đen như mực lại có 1 ng nữa..té ra cậu út từ quê vừa hay tới..thế là có 2 ng giúp đỡ.

Nghĩ cảnh đấy cũng chẳng buồn nhưng quả là phả suy nghĩ .
Trước đó vài năm 1 mẹ bạn em mất . Sau hôm đưa bà cụ đi VĐ về thì tối nó gọi. : mai mày đi nhận cốt mẹ tao với tao nhá. Xuống có mỗi 2 thằng ..nhìn chị nhân viên xếp hình cụ em bảo nó : mày nhìn lại đi, liệu có nhầm không ? Sao tao nhìn sọ bà bé thế. Nó là bs nên biết . Nó nói đúng răng kia rồi..hỏa táng xong cốt co lại đấy. Dọc đường về 2 thằng không im lặng . Mỗi đứa 1 suy nghĩ. Em phải phá tan không khí :
Này. Tao nghe nói trà dùng rải trong áo quan ng ta thu lại bán ra thị trường..thảo nào tao uống trà vỉa hè xong không ăn sáng cũng ko thấy đói.
Này . Tao nghe nói gỗ áo quan đc ng ta thu lại bán cho bọn làm nội thất..thảo nào cả cái kệ tv gỗ tự nhiên mà có 3 tr..phần nào ko sd đc thì đốt làm than bán cho bọn bún chả ..
Thằng bsqy nó cũng lờ đờ : mịa ..tao toàn ăn bún chả xong ra làm chén nc mới bỏ mịa..
Đấy. Cái cảnh neo người, ít con ở TP nó vậy đấy cccm.nghi lễ phúng viếng thì rất đông..nhưng sau đó cv khá là hưu quạnh .
Thực sự khi đó mới thấy vai trò của ng con trai là cần thiết . Nếu là pn thì khá vất vả. Qua đó cũng mới thấy cụ nào có vợ đảm đang nhanh nhẹn nó quan trọng như nào.. Số em vất vả nên cứ 1 mình từ lo việc, qh đủ thứ. Xong việc lại 2 lần đi tìm làng đá Ninh Vân ở NB mua 1 ngôi mộ đá nho nhỏ cho bà.
Đó là mẹ em khi sống đã chuẩn bị mọi thứ vât chất cho mình nên em đc đỡ nhiều lắm . Ốm hay mất không phiền con 1 đồng dù em đủ khả năng lo việc ấy. Chết còn để lại mớ tiền cho con cháu. Tiếc thay có kẻ chẳng ra gì..mẹ mất em cũng ko nghĩ xa để đến mức em giao giữ tiền mà dám mang cả tiền đó ăn tiêu. ..thứ tiền mà em đinh ninh sau này góp vào phần trả lễ mọi người đã qua phúng viếng. Hoặc ít nhất là thêm vào lo cv lễ nghi đối ngoại cho gia đình sau này.
chuyện xong rồi, nhưng công nhận là khi có việc nhà neo người, đúng là cũng vất thật, nhà e 3 ace , mà khi bố e mất còn loạn mất , may là họ hàng anh e ở cạnh hết, nên mọi ng tự lo chia nhau giúp, chứ lúc đó, buồn, chả muốn làm gì , may có họ hàng đỡ, không cũng oải lắm.
Nên giờ ng ta đẻ 3 cho nó đống anh e cụ ạ
Bà đồng chỉ áp vong, không làm lễ cho ai bao giờ. Đến gọi vong các cụ bảo sao thì về tự tìm cách giải quyết. Đặc biệt không ưu tiên ai cả, đến sau thì phải xếp hàng. Nhưng cũng có vài lần đang khấn gọi vong nhà này thì vong nhà khác nhẩy vào "cướp nốt" luôn...
vầng, ở đây e nói là chỗ thầy xem này, có hẳn 1 người ngồi, để khi cần cho vong nhập nc với người nhà. Chứ lễ bái nếu cần vẫn là thầy kia, trước nhà e hay đi kiều , nhưng sau mấy vụ vong nhập người nhà không ra, toàn vong ở đâu đâu, nên giờ sợ rồi, giờ mấy người nhẹ vía là k dám đến, còn đi xem thì chỉ có nhập vào bà đồng thì đi, ko là thôi
 

TRÂU VÀNG II

Xe tăng
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,149
Động cơ
72,939 Mã lực
Tựu chung lại, khi ta muốn biết là Hương linh tổ tiên có về được không là vẫn phải qua miệng người khác
Ngoài ra không có cách nào khác, cụ ợ
Hầu hết thông tin cụ nhận đc trong cuộc sống bằng ngũ giác nhưng là gián tiếp và cũng qua người khác. Đâu có gì hơn mấy ?
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,933
Động cơ
868,430 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Hầu hết thông tin cụ nhận đc trong cuộc sống bằng ngũ giác nhưng là gián tiếp và cũng qua người khác. Đâu có gì hơn mấy ?
Không đúng Cụ ạ

Một lượng đáng kể là trực tiếp cảm nhận bằng giác quan: nhìn, nghe, sờ ...

Một lượng không nhỏ là nghe người khác nói và có kiểm chứng lại bằng giác quan, bằng kết quả

Một lượng lớn là Tri thức, kiến thức đã được kiểm chứng bằng khoa học

Lượng thông tin tiếp nhận bằng miệng, chưa/không thể kiểm chứng chỉ là 1 phần không phải là đa số
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,561
Động cơ
201,921 Mã lực
Tuổi
49
Cuộc sống áp lực ko phải đến từ cơm áo gạo tiền mà đến từ chính trong bản ngã của mình, bị ảnh hưởng bởi 1 tỷ tác động bên ngoài truyền thống, gia đình, văn hoá, xã hội. Sống thì cố sinh bằng được con trai, lúc chết lo lắng ai là thừa tự. Những lớp người cũ như vậy, trong suy nghĩ cá nhân em thì họ thật là đáng thương.

À, mà chắc làng xóm người thân làng quê Bắc bộ này cũng khối người lắc đầu cám cảnh cho nhà em, đã đẻ con gái lại còn đẻ nhõn 1 đứa nữa chứ :)
Cái này nhạy cảm lắm, thêm nữa là em cũng chỉ có 1 con gái nên em không dám ý kiến vì sẽ phần nào chủ quan.
Tuy nhiên việc sau này nhà mình sẽ/nên làm thế nào thì em thi thoảng có chém gió, vì nó là thực tế nhà mình. Em khẳng định là sau này nếu con gái em không thờ cúng được em thì chấm dứt luôn không cần gửi ở đâu hết, không thể theo được quan niệm từ thời xưa. Về phần chồng em thì tùy ý kiến của ông ấy: như em hoặc về quê ông ấy (phải nhờ cháu trai con ông anh ruột).
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,649
Động cơ
293,536 Mã lực
chuyện xong rồi, nhưng công nhận là khi có việc nhà neo người, đúng là cũng vất thật, nhà e 3 ace , mà khi bố e mất còn loạn mất , may là họ hàng anh e ở cạnh hết, nên mọi ng tự lo chia nhau giúp, chứ lúc đó, buồn, chả muốn làm gì , may có họ hàng đỡ, không cũng oải lắm.
Nên giờ ng ta đẻ 3 cho nó đống anh e cụ ạ

vầng, ở đây e nói là chỗ thầy xem này, có hẳn 1 người ngồi, để khi cần cho vong nhập nc với người nhà. Chứ lễ bái nếu cần vẫn là thầy kia, trước nhà e hay đi kiều , nhưng sau mấy vụ vong nhập người nhà không ra, toàn vong ở đâu đâu, nên giờ sợ rồi, giờ mấy người nhẹ vía là k dám đến, còn đi xem thì chỉ có nhập vào bà đồng thì đi, ko là thôi
Thực ra lo đc tất cụ ạ. Chỉ cần có 3 thứ . chỉ là làm mình suy nghĩ chút thôi.
1 có quan hệ tốt với những ae bạn bè có kiến thức và có tử tế có vị trí dù nhỏ.
2 có đủ tiền.
3 có 1 chút kiến thức và bản lĩnh. 1 chút ko cần nhiều.
Em chứng kiến nhà có 6 ông con trai mà vào việc dạng nầy là loạn đấy. Tiền thì việc này ko lón. Nhà thì họ hàng chật sân nhưng 6 ông thì 2 ông nói tiến 4 ông bảo lùi. Trưởng sợ vợ hơn sợ mẹ..2 thằng làm gì cũng phải nhìn sắc mặt vợ ..3 thằng đùn đẩy..họ hàng ko ai dám bàn ra bàn vô .
Khi đó hoàn cảnh đó mới thấy thà thằng trưởng nó là anh xe ôm quân phiệt còn hơn là thằng ts ẻo lả .
Khi ấy mới thấy các cụ xưa đặt vai trò con trưởng là hoàn toàn đúng đắn. Trưởng có thể thiếu rất nhiều tố chất như ko thông minh như các em, nghèo khó hơn em v v nhưng chỉ cần có 3 thứ đó là chính trực , gương mẫu và bao dung ắt các em sợ.. khi đó việc có khó ko làm đc ắt có thằng em nổi lên mượn danh anh quyền biến lâm thời.

Hồi hơn 20 năm trước em gái em mất . Cô ấy mất trên tay em vào 1 chiều hè..em đỡ cổ nâng cô và cảm nhận rõ cái chết đến từ chân lên đầu cô . Mẹ em kêu khóc lăn lộn..em hỏi là chửi em. Em cũng 1 mình.
Rồi hx dân phố sang , bạn em đến , họ hàng đến. đồng nghiệp mẹ em tới.
Em em cũng ốm hơn 3 tháng. Mọi sự ko phải bất ngờ . Khi cô ấy mất em đã ngầm hỏi từ trước 1 số nghi lễ. Ông ngoại lên tới nơi em ghé tai cụ : Ông làm giám việc cho con. Ông ko làm gì , ko đi đâu cứ ngồi ghế đây. Có gì chưa đủ chưa đúng từ bây giờ ông nói vào tai con . Trước tiên ông xem giờ mọi việc đọc và sai 1 đứa ghi đưa con. Ngồi đó để có gì con còn có ng để hỏi .
Em ra cắt việc ai tắm rửa thay đồ cho em em. Ai đi mua áo quan. Ai đi kiếm bàn vong...ghi tất ra giấy rồi giao từng ng. Có cả ng đc cắt theo phụ việc , cắt người dự phòng, tính cả các pa dự phòng cho từng việc . Ai mua bán và cầm tiền phân phối các mối việc.
Ai giỏi văn chữ viết cáo phó , lời cám ơn..ai khỏe leo bắc rạp. Hx phụ kê bàn ghế ,mời nc khách, dẫn khách . Đồng nghiệp mẹ và hx đang còn ctac trong tp đi lo thủ tục hành chính. . Tóm lại 100% phải dùng ng đúng việc. . Em tính toán và cắt không sót 1 chi tiết nhỏ nhất dù đó là khúc chuối, lọ hoa, vài cân trà hay bộ chắn cũ hay lễ nghi tiếp mọi ng từ đại diện họ hàng , bạn bè ,hàng xóm cũ mới , ub, mttq sang viếng vv ..nên mọi việc ko vấn đề gì. Chỉ có mệt do ko ăn đc vì luôn mồm luôn chân tay . rồi hôm sau đứng đáp lễ từ sáng tới giữa chiều. May sao có 1 lúc cô chú hx đối diện nhè vắng khách vào rỉ tai : sang cô nấu cháo cho cháu rồi. Cô còn để nguội sẵn mới gọi . Em chạy sang giờ vẫn nhớ. Trong khoảng 3 4 phút em húp hết 8 bát cháo và nuốt 2 quả trứng vịt xong lại về nhà đứng đáp lễ.
Đưa em gái xong trời đã chiều muộn . Mấy hôm sau lại thêm chuyện mẹ em thấy em gái về ngồi chơi lúc nhọ mặt người trong phòng khách khiến bà đang nấu ăn bỏ chạy ra hè chờ em về . Rồi chuyện bà thấy 1 2 lần em em về nằm sau lưng khi bà đang ngủ . Rồi Dì em thấy tiếng ai đi lên đi xuống cầu thang v v vài lần khi đêm về .. Em nhờ ông ngoại về quê rồi mau chóng lên để khi em đi đâu còn có bóng ng ở nhà.. mẹ em sợ , Dì em sợ chỉ qua quýt rồi về. Ông chú sợ , ông cậu cũng có vẻ run..em lại bất đắc dĩ đứng giữa nhà hô to khi mọi ng qua chơi : cả nhà sao mà sợ ..cô là thân nhân mà. Con ko sợ . Cô ấy sống con còn không sợ nữa là đã mất..
Mẹ em thấy em nói thế tức em lắm. Nhưng khi đó em ko thế thì chắc chỉ mỗi em và ông ngoại em là không sợ . Em cũng muốn sau đó vài tuần ông em về quê thì nhà chỉ còn 2 mẹ con . Em lại đi làm cả tháng mới về mà nhà em hồi đó tuy phố xá nhưng lại hơi rộng. Có đợt sau em mới biết . Khi em đi vắng hầu như mẹ em hạn chế xuống T1 vào buổi tối.
Thực ra nó buồn chút thôi cụ ạ. Nhưng nỗi buồn đó qua nhanh và nhẹ nhàng. Cs còn nhiều cái buồn và nặng nề gấp trăm lần .
Số em sao ấy. Mẹ thực chất là mất trên tay mình mà ko biết . Em gái mất trên tay, bạn mất trên tay tới cả ngưòi dưng cũng có ng mất trên tay .
Khi tới 1 mức buồn và chai lỳ nào đó ta sẽ không hề biết sợ . Thậm chí còn mong nhìn thấy hay nc đc với những thân nhân mà giờ không còn nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,426
Động cơ
359,598 Mã lực
Hồi bố em bị bệnh ốm rồi mất mới thấy may mắn vì mình có được mụn em trai ngoan dù khi ấy nó còn rất ít tuổi. Nên sau này nhà em có luôn 3 đứa con, khi có việc chúng có thể hỗ trợ nhau. Nhà nào có con một về sau sức ép tinh thần khi cha già mẹ héo quả là nhọc. Tuy nhiên xã hội hiện đại, sinh một con sẽ là đa số.
 

landaumuaxe

Xe điện
Biển số
OF-201728
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
2,315
Động cơ
350,244 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Thực ra lo đc tất cụ ạ. Chỉ cần có 3 thứ . chỉ là làm mình suy nghĩ chút thôi.
1 có quan hệ tốt với những ae bạn bè có kiến thức và có tử tế có vị trí dù nhỏ.
2 có đủ tiền.
3 có 1 chút kiến thức và bản lĩnh. 1 chút ko cần nhiều.
Em chứng kiến nhà có 6 ông con trai mà vào việc dạng nầy là loạn đấy. Tiền thì việc này ko lón. Nhà thì họ hàng chật sân nhưng 6 ông thì 3 ông nói tiến 4 ông bảo lùi. Trưởng sợ vợ hơn sợ mẹ..2 thằng làm gì cũng phải nhìn sắc mặt vợ ..3 thằng đùn đẩy . Khi đó hoàn cảnh đó mới thấy thà thằng trưởng nó là xe ôm quân phiệt còn hơn là thằng ts ẻo lả .

Hồi hơn 20 năm trước em gái em mất . Cô ấy mất trên tay em vào 1 chiều hè..em đỡ cổ nâng cô và cảm nhận rõ cái chết đến từ chân lên đầu cô . Mẹ em kêu khóc lăn lộn..em hỏi là chửi em. Em cũng 1 mình.
Rồi đồng nghiệp bà tới. Hx dân phố sang , bạn em đến , họ hàng đến.
Em em cũng ốm hơn 3 tháng. Mọi sự ko phải bất ngờ . Khi cô ấy mất em đã ngầm hỏi từ trước 1 số nghi lễ. Ông ngoại lên tới nơi em ghé tai cụ : Ông làm tổng tham mưu trưởng cho con. Ông ko làm gì , ko đi đâu cứ ngồi ghế đây. Có gì chưa đủ chưa đúng ông nói vào tai con từ bây giờ. Trước tiên ông xem giờ mọi việc đọc và sai 1 đứa ghi đưa con. Ngồi đó để có gì con còn có ng để hỏi .
Em ra cắt việc ai tắm rửa thay đồ cho em em. Ai đi mua áo quan. Ai đi kiếm bàn vong...ghi tất ra giấy rồi giao từng ng. Có cả ng đc cắt theo phụ việc , cắt người dự phòng, tính cả các pa dự phòng cho từng việc . Ai mua bán và cầm tiền phân phối các mối việc.
Ai giỏi văn chữ viết cáo phó , lời cám ơn..ai khỏe leo bắc rạp. Hx phụ bàn ghế mời khách. Đồng nghiệp mẹ và hx đang ctac đi lo tt hành chính. . Tóm lại 100% phải dùng ng đúng việc. . Em tính toán và cắt không sót 1 chi tiết nhỏ nhất dù đó là khúc chuối, lọ hoa, vài cân trà hay bộ chắn cũ vv ..nên mọi việc ko vấn đề gì. Chỉ có ko ăn đc vì muôn mồm luôn chân tay rồi hôm sau đứng đáp lễ từ sáng tới giữa chiều. May sao có 1 lúc cô chú hx đối diện nhè vắng khách vào rỉ tai : sang cô nấu cháo cho cháu rồi. Cô còn để nguội sẵn mới gọi . Em chạy sang giờ vẫn nhớ. Trong khoảng 3 phút em húp hết 8 bát cháo và nuốt 2 quả trứng vịt xong lại về nhà đứng đáp lễ.
Đưa em gái xong trời đã chiều muộn . Mấy hôm sau lại thêm chuyện mẹ em thấy em gái về ngồi chơi lúc nhọ mặt người trong phòng khách khiến bà đang nấu ăn bỏ chạy ra hè chờ em về . Rồi chuyện bà thấy 1 2 lần em em về nằm sau lưng khi bà đang ngủ . Rồi Dì em thấy tiếng ai đi lên đi xuống cầu thang v v vài lần khi đêm về .. Em nhờ ông ngoại về quê rồi mau chóng lên để khi em đi đâu còn có bóng ng ở nhà.. mẹ em sợ , Dì em sợ chỉ qua quýt rồi về. Ông chú sợ , ông cậu cũng có vẻ run..em lại bất đắc dĩ đứng giữa nhà hô to khi mọi ng qua chơi : cả nhà sao mà sợ ..cô là thân nhân mà. Con ko sợ . Cô ấy sống con còn không sợ nữa là đã mất..
Mẹ em thấy em nói thế tức em lắm. Nhưng khi đó em ko thế thì chắc chỉ mỗi em và ông ngoại em là không sợ . Em cũng muốn sau đó vài tuần ông em về quê thì nhà chỉ còn 2 mẹ con . Em lại đi làm cả tháng mới về mà nhà em hồi đó tuy phố xá nhưng lại hơi rộng. Có đợt sau em mới biết . Khi em đi vắng hầu như mẹ em hạn chế xuống T1 vào buổi tối.
Thực ra nó buồn chút thôi cụ ạ. Nhưng nỗi buồn đó qua nhanh và nhẹ nhàng. Cs còn nhiều cái buồn và nặng nề gấp trăm lần .
Số em sao ấy. Mẹ thực chất là mất trên tay mình mà ko biết . Em gái mất trên tay, bạn mất trên tay tới cả ngưòi dưng cũng có ng mất trên tay. 1 ng làm em ân hận là không thể mất trên tay em chính là bà nội em.
Khi tới 1 mức buồn và chai lỳ nào đó ta sẽ không hề biết sợ . Thậm chí còn mong nhìn thấy hay nc đc với những thân nhân mà giờ không còn nữa.
đọc chia sẻ cụ mà tự dưng nghẹn ghê gớm , ngày bố e mất, e vừa ra khỏi nhà đến cơ quan vì nghỉ lâu, đi độ 15p thì vợ gọi về mà về đến nhà ông đã đi rồi,
giờ nhiều lúc nghĩ vẫn buồn quá.
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,624
Động cơ
210,166 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Thực ra lo đc tất cụ ạ. Chỉ cần có 3 thứ . chỉ là làm mình suy nghĩ chút thôi.
1 có quan hệ tốt với những ae bạn bè có kiến thức và có tử tế có vị trí dù nhỏ.
2 có đủ tiền.
3 có 1 chút kiến thức và bản lĩnh. 1 chút ko cần nhiều.
Em chứng kiến nhà có 6 ông con trai mà vào việc dạng nầy là loạn đấy. Tiền thì việc này ko lón. Nhà thì họ hàng chật sân nhưng 6 ông thì 3 ông nói tiến 4 ông bảo lùi. Trưởng sợ vợ hơn sợ mẹ..2 thằng làm gì cũng phải nhìn sắc mặt vợ ..3 thằng đùn đẩy . Khi đó hoàn cảnh đó mới thấy thà thằng trưởng nó là xe ôm quân phiệt còn hơn là thằng ts ẻo lả .

Hồi hơn 20 năm trước em gái em mất . Cô ấy mất trên tay em vào 1 chiều hè..em đỡ cổ nâng cô và cảm nhận rõ cái chết đến từ chân lên đầu cô . Mẹ em kêu khóc lăn lộn..em hỏi là chửi em. Em cũng 1 mình.
Rồi đồng nghiệp bà tới. Hx dân phố sang , bạn em đến , họ hàng đến.
Em em cũng ốm hơn 3 tháng. Mọi sự ko phải bất ngờ . Khi cô ấy mất em đã ngầm hỏi từ trước 1 số nghi lễ. Ông ngoại lên tới nơi em ghé tai cụ : Ông làm tổng tham mưu trưởng cho con. Ông ko làm gì , ko đi đâu cứ ngồi ghế đây. Có gì chưa đủ chưa đúng ông nói vào tai con từ bây giờ. Trước tiên ông xem giờ mọi việc đọc và sai 1 đứa ghi đưa con. Ngồi đó để có gì con còn có ng để hỏi .
Em ra cắt việc ai tắm rửa thay đồ cho em em. Ai đi mua áo quan. Ai đi kiếm bàn vong...ghi tất ra giấy rồi giao từng ng. Có cả ng đc cắt theo phụ việc , cắt người dự phòng, tính cả các pa dự phòng cho từng việc . Ai mua bán và cầm tiền phân phối các mối việc.
Ai giỏi văn chữ viết cáo phó , lời cám ơn..ai khỏe leo bắc rạp. Hx phụ bàn ghế mời khách. Đồng nghiệp mẹ và hx đang ctac đi lo tt hành chính. . Tóm lại 100% phải dùng ng đúng việc. . Em tính toán và cắt không sót 1 chi tiết nhỏ nhất dù đó là khúc chuối, lọ hoa, vài cân trà hay bộ chắn cũ vv ..nên mọi việc ko vấn đề gì. Chỉ có ko ăn đc vì muôn mồm luôn chân tay rồi hôm sau đứng đáp lễ từ sáng tới giữa chiều. May sao có 1 lúc cô chú hx đối diện nhè vắng khách vào rỉ tai : sang cô nấu cháo cho cháu rồi. Cô còn để nguội sẵn mới gọi . Em chạy sang giờ vẫn nhớ. Trong khoảng 3 phút em húp hết 8 bát cháo và nuốt 2 quả trứng vịt xong lại về nhà đứng đáp lễ.
Đưa em gái xong trời đã chiều muộn . Mấy hôm sau lại thêm chuyện mẹ em thấy em gái về ngồi chơi lúc nhọ mặt người trong phòng khách khiến bà đang nấu ăn bỏ chạy ra hè chờ em về . Rồi chuyện bà thấy 1 2 lần em em về nằm sau lưng khi bà đang ngủ . Rồi Dì em thấy tiếng ai đi lên đi xuống cầu thang v v vài lần khi đêm về .. Em nhờ ông ngoại về quê rồi mau chóng lên để khi em đi đâu còn có bóng ng ở nhà.. mẹ em sợ , Dì em sợ chỉ qua quýt rồi về. Ông chú sợ , ông cậu cũng có vẻ run..em lại bất đắc dĩ đứng giữa nhà hô to khi mọi ng qua chơi : cả nhà sao mà sợ ..cô là thân nhân mà. Con ko sợ . Cô ấy sống con còn không sợ nữa là đã mất..
Mẹ em thấy em nói thế tức em lắm. Nhưng khi đó em ko thế thì chắc chỉ mỗi em và ông ngoại em là không sợ . Em cũng muốn sau đó vài tuần ông em về quê thì nhà chỉ còn 2 mẹ con . Em lại đi làm cả tháng mới về mà nhà em hồi đó tuy phố xá nhưng lại hơi rộng. Có đợt sau em mới biết . Khi em đi vắng hầu như mẹ em hạn chế xuống T1 vào buổi tối.
Thực ra nó buồn chút thôi cụ ạ. Nhưng nỗi buồn đó qua nhanh và nhẹ nhàng. Cs còn nhiều cái buồn và nặng nề gấp trăm lần .
Đọc đến còm này thì em phần nào hiểu rồi cụ ạ. Cụ là người đứng mũi chịu sào, 1 người lo bằng cả kho người làm, để nhất quán từng đường đi nước bước công việc.
Hồi bố em bị bệnh ốm rồi mất mới thấy may mắn vì mình có được mụn em trai ngoan dù khi ấy nó còn rất ít tuổi. Nên sau này nhà em có luôn 3 đứa con, khi có việc chúng có thể hỗ trợ nhau. Nhà nào có con một về sau sức ép tinh thần khi cha già mẹ héo quả là nhọc. Tuy nhiên xã hội hiện đại, sinh một con sẽ là đa số.
Ko sinh con, sinh 1 con hay sinh nhiều con tùy vào quan điểm, ý chí từng gia đình hoàn cảnh. Bạn cùng trang lứa cuối 8x em có đội sinh 3 hơi bị áp đảo :)>- Tuy nhiên, về sau ko biết chứ bây giờ đội đầu 9x thì ko ít chọn nằm thẳng cẳng ko lập gia đình ko sinh con. Xã hội muôn màu, chỉ cần là công dân tích cực, gương mẫu, có ý thức cộng đồng, tuân thủ luật pháp, đóng góp thuế cho xã hội là ổn. Còn hạnh phúc mỗi cá nhân là 1 khác, ko thể nào có mẫu số chung cho tất cả để áp cho toàn xã hội được.

Còm trước của chị, em đánh dấu tạm ở đây. Chiều có thời gian em sẽ mổ cò kể vài chuyện người thực mới và đang xảy ra trong ngành cũ của em mà em thấy đúng là ở hiền gặp lành chứ ko phải nhờ vào nhiệt tình cúng dường mà nên đâu ;)

Cái này nhạy cảm lắm, thêm nữa là em cũng chỉ có 1 con gái nên em không dám ý kiến vì sẽ phần nào chủ quan.
Tuy nhiên việc sau này nhà mình sẽ/nên làm thế nào thì em thi thoảng có chém gió, vì nó là thực tế nhà mình. Em khẳng định là sau này nếu con gái em không thờ cúng được em thì chấm dứt luôn không cần gửi ở đâu hết, không thể theo được quan niệm từ thời xưa. Về phần chồng em thì tùy ý kiến của ông ấy: như em hoặc về quê ông ấy (phải nhờ cháu trai con ông anh ruột).
Ở đây chúng mình toàn ng nhớn rồi nên đều chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình mà mợ. Có muốn cũng ko thể nào cổ súy hay áp đặt gì cả :-j
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,426
Động cơ
359,598 Mã lực
Đọc đến còm này thì em phần nào hiểu rồi cụ ạ. Cụ là người đứng mũi chịu sào, 1 người lo bằng cả kho người làm, để nhất quán từng đường đi nước bước công việc.

Ko sinh con, sinh 1 con hay sinh nhiều con tùy vào quan điểm, ý chí từng gia đình hoàn cảnh. Bạn cùng trang lứa cuối 8x em có đội sinh 3 hơi bị áp đảo :)>- Tuy nhiên, về sau ko biết chứ bây giờ đội đầu 9x thì ko ít chọn nằm thẳng cẳng ko lập gia đình ko sinh con. Xã hội muôn màu, chỉ cần là công dân tích cực, gương mẫu, có ý thức cộng đồng, tuân thủ luật pháp, đóng góp thuế cho xã hội là ổn. Còn hạnh phúc mỗi cá nhân là 1 khác, ko thể nào có mẫu số chung cho tất cả để áp cho toàn xã hội được.

Còm trước của chị, em đánh dấu tạm ở đây. Chiều có thời gian em sẽ mổ cò kể vài chuyện người thực mới và đang xảy ra trong ngành cũ của em mà em thấy đúng là ở hiền gặp lành chứ ko phải nhờ vào nhiệt tình cúng dường mà nên đâu ;)


Ở đây chúng mình toàn ng nhớn rồi nên đều chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình mà mợ. Có muốn cũng ko thể nào cổ súy hay áp đặt gì cả :-j
Chả ai áp đặt ai vaf nhiều khi muốn lại không được và không muốn thì lại tới. Chỉ là chiêm nghiệm từ những gì trải qua thì chia sẻ thôi em. Bố chị ốm và mất đã 14 năm mà giờ nhớ lại vẫn đau, may mắn có ng em hiểu chuyện chia sẻ nên nói vậy. Âu cũng là phúc phận mỗi gia đình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,649
Động cơ
293,536 Mã lực
Đọc đến còm này thì em phần nào hiểu rồi cụ ạ. Cụ là người đứng mũi chịu sào, 1 người lo bằng cả kho người làm, để nhất quán từng đường đi nước bước công việc.
Buộc phải làm thôi mợ . Không có ai thay cho mình thì đành phải chịu.
Cái này phải làm nhiều nó sẽ thành bản năng ..cũng dở lắm đó mợ.
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,426
Động cơ
359,598 Mã lực
Buộc phải làm thôi mợ . Không ai thay cho mình thì đành phải chịu.
Cái này phải làm nhiều nó sẽ thành bản năng ..cũng dở lắm đó mợ.
Em hiểu điều này của cụ. Biến cố lớn mà chỉ có một mình. Em cũng có một người bạn gái như cụ và cô ấy rất mạnh mẽ. Thế nhưng như cụ trên nói, có những nhà đông con mà không có ai cầm trịch thì cũng loạn một vòng. Không có mẫu số chung, mỗi nhà mỗi cảnh
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,649
Động cơ
293,536 Mã lực
Em hiểu điều này của cụ. Biến cố lớn mà chỉ có một mình. Em cũng có một người bạn gái như cụ và cô ấy rất mạnh mẽ. Thế nhưng như cụ trên nói, có những nhà đông con mà không có ai cầm trịch thì cũng loạn một vòng. Không có mẫu số chung, mỗi nhà mỗi cảnh
Pn trong hoàn cảnh đó còn khó khăn hơn nữa. Họ phải rất giỏi . Hay nói đúng hơn hoặc phải giỏi tới độ cầm trịch đc mà muốn toàn vẹn đc thì đã giỏi lại còn phải khéo léo . Họ khác bọn em ở chỗ ko có cái thế do văn hóa tạo ra , giỏi mà cương thì dù đc việc nhưng trong cs sẽ thiệt nhiều cái lớn lao.
Nhưng nói đúng thì đây là vIệc lớn về nghĩa chứ không phải việc khó đời người mợ ạ.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,649
Động cơ
293,536 Mã lực
Cái này nhạy cảm lắm, thêm nữa là em cũng chỉ có 1 con gái nên em không dám ý kiến vì sẽ phần nào chủ quan.
Tuy nhiên việc sau này nhà mình sẽ/nên làm thế nào thì em thi thoảng có chém gió, vì nó là thực tế nhà mình. Em khẳng định là sau này nếu con gái em không thờ cúng được em thì chấm dứt luôn không cần gửi ở đâu hết, không thể theo được quan niệm từ thời xưa. Về phần chồng em thì tùy ý kiến của ông ấy: như em hoặc về quê ông ấy (phải nhờ cháu trai con ông anh ruột).
Thế cứ đi phượt lang thang a mợ 😆
 

Song Do Anh

Xe hơi
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
119
Động cơ
15,501 Mã lực
- Việc thờ cúng, người nhà mình có về được hay không em cũng không biết, nhưng nếu mình làm đầy đủ (theo khả năng của mình). Thì em thấy tâm mình nó thanh thản CCCM ah.
- Việc ai thờ cúng theo em nó tùy tục lệ ,em quê HD có phong tục em thấy cũng rất hay gọi nôm na
" dưới ăn lên, trên ăn xuống" anh cả chỉ thờ bố mẹ và gia tiên, em trai út thì thờ các chị gái chưa lấy chồng (bà cô) và những người anh, em của mình chết trẻ hoặc anh em không có con trai . Như nhà em bố em có 5 anh chị em, bố em là áp út, chú út không may mất sớm và bố mẹ em phải thờ .Đầu tiên em cũng không để ý nhưng có một lần em đi công tác rẽ qua nhà thăm bác cả (anh trai bố em) đúng vào ngày giỗ chú út sau đó về HN ,đang trên đường về thì mẹ em gọi điện cho em " hôm nay giỗ chú út con có về sớm để cúng được không nếu về muộn thì để mẹ cúng, cơm nước làm gần xong rồi", em nói khoảng 1h nữa con về đến nhà, thời điểm đó em còn trẻ chưa vợ con không suy nghĩ gì nhiều nhưng sau đấy vẫn lăn tăn sao ngày giỗ chú út mà bác cả không thấy làm gì nhỉ. Hơn chục năm sau có dịp khi nhớ ra, em mới hỏi các bác thì mới biết quê có tục lệ như vậy .
- Cùng với phong tục đấy em thấy cũng thấy có điểm hay tài sản của các anh chỉ có hai cô con gái , xin lỗi các mợ là chia 3: 1 phần vợ chồng; một phần cho con và một phần cho người sau này có trách nhiệm thờ cúng.Do bố em và bác trai trên bố em đi thoát ly lên Hà Nội từ những năm 1955 nên đất cát của ông bà nội em bác cả vẫn xử dụng sau đấy bác chia cho 4 con trai của bác . Bác có 5 người con trai, con trai cả của bác là LS hy sinh năm 1972 một anh nữa cũng đi làm ăn xa lấy vợ có hai cô con gái ,cách đây gần 10 năm anh ấy bị ung thư lúc sắp mất anh,chị bán một phần đất được chia ở quê để lấy tiền chữa bệnh, cho em trai út anh ấy bằng 1/3 giá thị trường (anh này là người đang thờ cúng anh là LS), lúc đó em cũng có mặt và mọi người thầm hiểu ông được bán đất từ nay vất vả rồi.Có lần về quê có giỗ em trêu ông anh, đất cát lên giá anh khỏe rồi ,ông ấy lườm em nói anh chị ấy có đất để bán nếu không có anh vẫn là người phải thờ cúng, đó là tục lệ rồi trốn thế nào được làng xóm người ta chửi cho . Còn bác trên bố em nhà cũng có 3 con trai, anh cả giờ đang định cư ở nước ngoài, anh con út của bác ấy cũng hai cô con gái hai vợ chồng bác ấy giờ rất cưng chiều thằng út con ông anh trai thứ hai. Ông này là công chức nên trong gia đình tuyên bố luôn sau này nhà đất của tao chia 3, thằng ... thờ cúng vợ chồng tao được 1/3, vợ chồng tao làm di chúc rồi.
Em kể chuyện này không có bất kỳ ý này ý nọ gì . Chỉ nói lên phong tục quê em là vậy và thưa CCCM em cũng nhận thấy hình như phần đa ai cũng sợ sau này chết không có ai thờ cúng hay sao ý . Có cụ nào cùng quê Hải Dương biết, bổ sung cho em về phong tục của quê với !
 

Khem

Xe buýt
Biển số
OF-627230
Ngày cấp bằng
27/3/19
Số km
832
Động cơ
123,907 Mã lực
Em biết. Em từng đỡ 1 ông em (76) muốn ngã khi nghe tin kiểu đó. Khi ấy tự nhiên lòng em như đá , khuyên nó với những lời như đá. Nếu ko hiểu thì giờ chắc nó vẫn tức em lắm. Nhưng khi đó không vậy nó sẽ bị tc và cảm xúc chi phổi hết lý trí . Sao đứng lo đc việc cho bố .
Lúc bố em mất, em cũng như đá vậy đó. Mọi người cứ rỉ tai em: Sao không khóc bố, để mỗi cái L. (em dâu em) khóc thế kia à? Nhưng em không khóc được. Em cũng phải lo nhiều việc cho đám tang của bố em, trừ việc tắm rửa, thay quần áo cho ông, thuê phường kèn. Còn mọi việc còn lại em lo tất. Bố em mất 10h30 sáng, ông chú ruột hô 14h được giờ nhập quan, nhà chưa có cái gì, làm thế nào để kịp. Rồi cũng chu đáo đâu vào đấy hết. Giờ cái gì cũng sẵn, tiện và trọn gói, đâu phải long tóc gáy lo toan đâu. Nửa tháng nữa là giỗ bố em rồi. Bố em mất vào một ngày cuối thu, trời đẹp lắm. Hôm sau trời đổ một trận mưa rất to. Lúc đấy cứ nghĩ những dòng nước len lỏi vào người bố, bố nằm hiu quạnh một mình, mà vừa hôm trước mình còn sờ nắn được, giờ muốn cũng không bao giờ còn được nữa, lúc đấy mới ngấm nỗi đau các cụ mợ ạ.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,855
Động cơ
628,314 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Dạo này tinh thần em ko vui nên ko nhớ kể chưa. Nhân cccm đang nói về thờ cúng, rồi sinh 1 bề là gái em mới nghĩ tới chuyện mình. Đó là nhà 1 con nó lắm cái tréo ngoeo .
Bỏ qua các chuyện quá khứ cho tới khi mẹ em mất.
Mẹ em ốm mấy năm . Biết bệnh ko chữa đc nên cũng xác định . Hôm ấy sáng ra mẹ bọn trẻ gọi em giật giọng . Em chạy xuống vs bên phòng mẹ em thì bà mệt rồi , chân khuỵu xuống. Đỡ cho ra giường nằm thì kêu nóng quá dù trời rất mát. Em bảo mẹ bọn trẻ trông . Em tranh thủ đưa con sang lớp cách nhà 1km rồi về ngay . Mẹ bọn trẻ bảo : nghỉ học 1 hôm cũng đc xong bảo em đi mua loại thuốc gì đó . Sang đc quầy vừa dừng xe thì lại alo em về ngay , chưa mua cũng về.
Em về đến nhà lên t2 vào phòng bà thì mẹ bọn trẻ nói : khéo bà đi rồi..anh gọi c cứu đi.
Em gọi c cứu . Ít phút họ đến và xác định mẹ em đã đi. Mẹ bọn trẻ nói với nhân viên cc : anh xem lại hộ lần nữa. Nhân viên nói chắc chắn mẹ em đã đi.
Nhà có 2 ng . Em alo anh bạn hỏi giờ làm thế nào . Anh ấy nói liên hệ nhà tang lễ đưa bà vào đó đã.
Em và mẹ bọn trẻ theo xe đưa mẹ em vào bảo quản lạnh trong nhà tang lễ..vẫn chơ chọi không có ai theo bên.
Tạm xong cv tổ chức tang lễ và đưa mẹ em đến đài hóa thân. hôm sau nhận cốt thì thày nói chưa đc ngày..phải gửi tro cốt ở đó hơn 1 tuần .
Lại về gặp bên nghĩa trang , tìm phiếu mộ mẹ em đã mua từ lâu. Tìm gặp quản lý nghĩa trang.. gặp cty môi trường,..họ nói giờ bql quận giữ hồ sơ. May em ở địa phương quan hệ bạn bè khi đó khá ổn nên tất cả chỉ qua đt là ae bạn xử lý gọn tất. Ngay cả 1 số khâu luật bất thành văn em cũng không phải chấp hành..
Hôm đưa mẹ em về mộ lại chuẩn bị tinh thần 1 mình. Anh em chị em của mẹ em đã quá già . Con cháu tản mát. Đứa ở gần thì mê tín kiêng tuổi xung nên em ko dám ép ..lỡ sau nó sao thì mình biết ăn nói thế nào vv..
Thày bảo hạ huyệt 4h15 đến 4h 45 phải xong.
Em lại phải bố trí mẹ bọn trẻ và ông thày lên nghĩa trang sớm. Đứa em họ và anh họ qua xem huyệt mộ lần cuối ổn chưa , họ bắc bạt chưa (may anh phụ trách ng trang là chỗ từng biết nhau và sếp anh là bạn em nên anh cũng để ý hơn ) . Còn em đi đưa mẹ em từ Văn Điển về.
Khi đi thày dặn từ hôm trước : 1 ng ôm bát nhang và 1 ng ôm cành tre gọi là Cành Phan. 1 ng ôm di ảnh nhưng trên đường phải úp ảnh vào bụng . 1 ng vừa tụng kinh vừa rắc vàng mã dọc đường về. Còn em làm thủ tục hc và lái xe ( thực ra thày bảo tốt nhất là em ôm ảnh - lx để ng khác làm ) . Tất cả cần 5 người.

Em thì 1 mình nên phải tính toán làm tất .
Thày nói 4h15 phải hạ huyệt có nghĩa em phải đưa mẹ em tới trước 4h là tốt nhất. Từ nhà em tới VĐ hết 20 phút nhưng về sẽ phải 40 phút do phải đi chậm. Đề phòng tắc đường hoặc sự cố 30 phút. Làm thủ tục đưa mẹ em ra xe tối thiểu 30 phút. Vậy em phải có mặt tại VĐ trước 4h tầm 120 phút mới đảm bảo an toàn. Chính xác là 2h sáng là muộn nhất em đã phải xuất phát từ nhà. Và 2h20 phải lùi xong xe vào vị trí cửa phòng nhận tiểu quách.
2 hàng ghế sau lật úp lót bìa cacton để đặt tiểu quách. 1 cuộn băng dính khổ 5cm để dán bát nhang bên cạnh. Gương trần xe sẽ bẻ nhìn đc bát nhang đề phòng hương cháy rơi ra xe còn biết mà xử lý. Cành phan đặt dọc cạnh quách. Tiền vàng mở dây buộc cả mớ để sẵn ở hộc cạnh cần số, kính xe hạ 2 bên để vừa 1 tay lái 1 tay thả ..ảnh úp trước bụng , dùng dây an toàn kẹp giữ ảnh úp vào . Và mở sắn màn hình tìm các bài tụng kinh trên youtube phát dọc đường đi.
Em tính quách khá nặng. Mình em bê đc lên xe nhưng không an toàn nên bỏ sẵn vài tờ 5 chục nhờ luôn amh bảo vệ đỡ 1 tay .
Tính toán xong em chuẩn bị mọi thứ cần cho lên xe . 2 h kém lùi xe ra đường. May sao vừa ra cửa thì gặp anh bạn từ thủa C1 đã đứng cửa . Nhìn ra trời tối đen như mực lại có 1 ng nữa..té ra cậu út từ quê vừa hay tới..thế là có 2 ng giúp đỡ.

Nghĩ cảnh đấy cũng chẳng buồn nhưng quả là phả suy nghĩ .
Trước đó vài năm 1 mẹ bạn em mất . Sau hôm đưa bà cụ đi VĐ về thì tối nó gọi. : mai mày đi nhận cốt mẹ tao với tao nhá. Xuống có mỗi 2 thằng ..nhìn chị nhân viên xếp hình cụ em bảo nó : mày nhìn lại đi, liệu có nhầm không ? Sao tao nhìn sọ bà bé thế. Nó là bs nên biết . Nó nói đúng răng kia rồi..hỏa táng xong cốt co lại đấy. Dọc đường về 2 thằng im lặng . Em lái nó ngồi bên. Mỗi đứa 1 suy nghĩ ko ai nói gì . Em phải phá tan không khí :
Này. Tao nghe nói trà dùng rải trong áo quan ng ta thu lại bán ra thị trường cho các quán đấy ..thảo nào tao uống trà vỉa hè xong không ăn sáng cũng ko thấy đói.
Này . Tao nghe nói gỗ áo quan đc ng ta thu lại bán cho bọn làm nội thất..thảo nào cả cái kệ tv gỗ tự nhiên mà có 3 tr..phần nào ko sd đc thì đốt làm than bán cho bọn quạt chả làm bún chả ..
Thằng bsqy nó cũng lờ đờ : mịa ..tao toàn ăn bún chả xong ra làm chén nc mới bỏ mịa..
Đấy. Cái cảnh neo người, ít con ở TP nó vậy đấy cccm.nghi lễ phúng viếng thì rất đông..nhưng sau đó cv khá là hưu quạnh .
Thực sự khi đó mới thấy vai trò của ng con trai là cần thiết . Nếu là pn thì khá vất vả. Qua đó cũng mới thấy cụ nào có vợ đảm đang nhanh nhẹn nó quan trọng như nào.. Số em vất vả nên cứ 1 mình từ lo công việc , tính toán người và tiền bạc , qh đủ thứ. Xong việc lại 2 lần đi tìm làng đá Ninh Vân ở NB mua 1 ngôi mộ đá nho nhỏ cho bà.
Đó là mẹ em khi sống đã chuẩn bị mọi thứ vât chất cho mình nên em đc đỡ nhiều lắm . Ốm hay mất không phiền con 1 đồng dù em đủ khả năng lo việc ấy. Chết còn để lại mớ tiền cho con cháu. Tiếc thay có kẻ chẳng ra gì..mẹ mất em cũng ko nghĩ xa để đến mức em giao giữ tiền mà nó dám mang cả tiền đó ăn tiêu và theo em là gian dối . ..thứ tiền mà em đinh ninh sau này góp vào phần trả lễ mọi người đã qua phúng viếng. Hoặc ít nhất là thêm vào lo cv lễ nghi đối ngoại cho gia đình sau này.
Cụ tinh thẩn không vui mà lướt phím khoẻ thế. Mỗi pốt của cụ em lướt mỏi mắt mà cụ vẫn dẻo tay :D
Cứ vui lên cho lá nó tươi, tặng cụ hình ảnh em cắt từ video film Liêu trai chí dị.

1000043816-01.jpeg


Đi đêm mà gặp hình ảnh ma xuất hiện như thế này từ bụi tre nhảy ra các cụ có sợ không?
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,238
Động cơ
55,657 Mã lực
Tuổi
24
Theo quan niệm trọng nam khinh nữ, "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" thì nếu không có con trai sẽ tìm cháu trai để thừa tự, thờ cúng sau này.

Nhưng em chứng kiến mấy trường hợp như vậy, chán lắm các cụ mợ ạ.

- Ông ngoại em chính là người thừa tự từ một cụ là ông chú họ xa (không có con gái), đến nay bác em, mẹ em vẫn thờ cúng 2 cụ đó đầy đủ, mà nhà bà con gái cụ kia (vẫn ở cùng làng) thì lụn bại, đến đời con, đời cháu hiện nay thảm lắm. Mà thờ cúng được vài năm nữa thôi, bác em gần 80 tuổi rồi, đến đời con của bác em (đang ở thủ đô) thì chịu.

- Ông bác chồng em có 1 con trai bị tai nạn chết lúc đang học cao đẳng, còn 1 con gái đi lấy chồng tỉnh khác, khá giả. Ông bà bác suy sụp vài năm, sau đó nhờ cháu thừa tự. Đầu tiên nhờ 1 anh là con của bà em gái, anh ấy không nhận (anh này là cháu ngoại nên khác họ). Sau đó nhờ 1 anh nhánh xa tít nhưng cùng họ, về ở cùng, rồi cưới vợ sinh con ở đấy. Nhưng ở cùng cũng có nhiều va chạm, và thế hệ này (kém tuổi em) cũng chẳng thấy thiết tha chuyện thờ cúng lắm (kiểu nghĩa vụ thôi). Chị con gái thì vô tư, sao cũng được.

Em thấy thừa tự như thế cũng chẳng đâu vào đâu.
Tôi thì tự đặt câu hỏi: Nếu mình, vì bất cứ lý do gì, sau này không được hưởng cái sự "thừa tự thờ cúng", thì có vấn đề lắm không?
Trên nớ, ta thiếu tiền để tiêu - bia để uống - cute girls để ngắm không?
Cũng trên nớ, ta có ô păn phây búc để chém dó không?
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,624
Động cơ
210,166 Mã lực
Nơi ở
Neverland
- Việc thờ cúng, người nhà mình có về được hay không em cũng không biết, nhưng nếu mình làm đầy đủ (theo khả năng của mình). Thì em thấy tâm mình nó thanh thản CCCM ah.
- Việc ai thờ cúng theo em nó tùy tục lệ ,em quê HD có phong tục em thấy cũng rất hay gọi nôm na
" dưới ăn lên, trên ăn xuống" anh cả chỉ thờ bố mẹ và gia tiên, em trai út thì thờ các chị gái chưa lấy chồng (bà cô) và những người anh, em của mình chết trẻ hoặc anh em không có con trai . Như nhà em bố em có 5 anh chị em, bố em là áp út, chú út không may mất sớm và bố mẹ em phải thờ .Đầu tiên em cũng không để ý nhưng có một lần em đi công tác rẽ qua nhà thăm bác cả (anh trai bố em) đúng vào ngày giỗ chú út sau đó về HN ,đang trên đường về thì mẹ em gọi điện cho em " hôm nay giỗ chú út con có về sớm để cúng được không nếu về muộn thì để mẹ cúng, cơm nước làm gần xong rồi", em nói khoảng 1h nữa con về đến nhà, thời điểm đó em còn trẻ chưa vợ con không suy nghĩ gì nhiều nhưng sau đấy vẫn lăn tăn sao ngày giỗ chú út mà bác cả không thấy làm gì nhỉ. Hơn chục năm sau có dịp khi nhớ ra, em mới hỏi các bác thì mới biết quê có tục lệ như vậy .
- Cùng với phong tục đấy em thấy cũng thấy có điểm hay tài sản của các anh chỉ có hai cô con gái , xin lỗi các mợ là chia 3: 1 phần vợ chồng; một phần cho con và một phần cho người sau này có trách nhiệm thờ cúng.Do bố em và bác trai trên bố em đi thoát ly lên Hà Nội từ những năm 1955 nên đất cát của ông bà nội em bác cả vẫn xử dụng sau đấy bác chia cho 4 con trai của bác . Bác có 5 người con trai, con trai cả của bác là LS hy sinh năm 1972 một anh nữa cũng đi làm ăn xa lấy vợ có hai cô con gái ,cách đây gần 10 năm anh ấy bị ung thư lúc sắp mất anh,chị bán một phần đất được chia ở quê để lấy tiền chữa bệnh, cho em trai út anh ấy bằng 1/3 giá thị trường (anh này là người đang thờ cúng anh là LS), lúc đó em cũng có mặt và mọi người thầm hiểu ông được bán đất từ nay vất vả rồi.Có lần về quê có giỗ em trêu ông anh, đất cát lên giá anh khỏe rồi ,ông ấy lườm em nói anh chị ấy có đất để bán nếu không có anh vẫn là người phải thờ cúng, đó là tục lệ rồi trốn thế nào được làng xóm người ta chửi cho . Còn bác trên bố em nhà cũng có 3 con trai, anh cả giờ đang định cư ở nước ngoài, anh con út của bác ấy cũng hai cô con gái hai vợ chồng bác ấy giờ rất cưng chiều thằng út con ông anh trai thứ hai. Ông này là công chức nên trong gia đình tuyên bố luôn sau này nhà đất của tao chia 3, thằng ... thờ cúng vợ chồng tao được 1/3, vợ chồng tao làm di chúc rồi.
Em kể chuyện này không có bất kỳ ý này ý nọ gì . Chỉ nói lên phong tục quê em là vậy và thưa CCCM em cũng nhận thấy hình như phần đa ai cũng sợ sau này chết không có ai thờ cúng hay sao ý . Có cụ nào cùng quê Hải Dương biết, bổ sung cho em về phong tục của quê với !
Rất thú vị cụ ạ, cụ kể nên khai sáng cho em được biết thêm cái lệ này nơi vùng quê.
Cụ tinh thẩn không vui mà lướt phím khoẻ thế. Mỗi pốt của cụ em lướt mỏi mắt mà cụ vẫn dẻo tay :D
Cứ vui lên cho lá nó tươi, tặng cụ hình ảnh em cắt từ video film Liêu trai chí dị.

1000043816-01.jpeg


Đi đêm mà gặp hình ảnh ma xuất hiện như thế này từ bụi tre nhảy ra các cụ có sợ không?
Nhất định là yêu quái rồi cụ ạ. Các cụ bạo gan kiểu gì cũng tò mò muốn gặp 8-}
Lúc bố em mất, em cũng như đá vậy đó. Mọi người cứ rỉ tai em: Sao không khóc bố, để mỗi cái L. (em dâu em) khóc thế kia à? Nhưng em không khóc được. Em cũng phải lo nhiều việc cho đám tang của bố em, trừ việc tắm rửa, thay quần áo cho ông, thuê phường kèn. Còn mọi việc còn lại em lo tất. Bố em mất 10h30 sáng, ông chú ruột hô 14h được giờ nhập quan, nhà chưa có cái gì, làm thế nào để kịp. Rồi cũng chu đáo đâu vào đấy hết. Giờ cái gì cũng sẵn, tiện và trọn gói, đâu phải long tóc gáy lo toan đâu. Nửa tháng nữa là giỗ bố em rồi. Bố em mất vào một ngày cuối thu, trời đẹp lắm. Hôm sau trời đổ một trận mưa rất to. Lúc đấy cứ nghĩ những dòng nước len lỏi vào người bố, bố nằm hiu quạnh một mình, mà vừa hôm trước mình còn sờ nắn được, giờ muốn cũng không bao giờ còn được nữa, lúc đấy mới ngấm nỗi đau các cụ mợ ạ.
Hôm giữa tháng 8 âm vừa rồi, bác họ gần của chồng em mất. Bác thọ 92 tuổi, việc hoả táng chưa được làng quê đón nhận, các cụ sợ nóng nên toàn dặn con cháu thổ táng. Mấy hôm việc xong xuôi, em có chở xe F1 đi dạo mát phía hồ sen, nhìn xa xa ra chỗ khu mộ của bác, cũng cảm giác bâng khuâng y như chị miêu tả. Mặc dù bác khá thọ, ra đi cũng nhẹ nhàng ko đau đớn gì, nhưng cảm giác thân thể bác còn nguyên như ngủ, nằm ngoài đồng lạnh lẽo 1 mình khiến mình cứ bần thần ko nguôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top