He heLễ tổ nghề...
Thế nào em lại liên tưởng đến Linh14tỏi
He heLễ tổ nghề...
Thế nào em lại liên tưởng đến Linh14tỏi
Úi em cũng vừa lướt FB qua mấy dòng này và cũng hi vọng như chị đã chia sẻ.Hôm nay em lướt fb có một câu rất thấm Điện ảnh TQ biến những điều tầm thường thành những cái lớn lao vĩ đại còn điện ảnh trong nước biến những cái vĩ đại của cha ông thành những điều tầm thường.
Sau này hy vọng sẽ có cái nhìn thận trọng khách quan hơn và cởi mở hơn cho quần chúng.
Vụ 2.2 dễ lại chí choé nhau típ nhắmChúc mừng ngày Tổ nghề của cụ.
Case của cụ đưa ra kể ra đau đầu phết, nhất là 2.2. Theo em thì:
1. E không dính vì thực chất không phải vợ chồng, cũng không máu mủ gì. Nhưng E1 và E2 dính vì cùng máu mủ. Các cụ tổ tiên không thừa nhận dâu nhưng chắc không bỏ cháu, nên vẫn liên quan.
2.1. Vì có C thờ rồi nên E1, E2 có thờ không em nghĩ tuỳ tâm, do mình muốn thế nào thôi. Nếu em là E1, E2, nếu C thừa nhận, qua lại, thì em không thờ, giỗ Tết theo C. Còn nếu không qua lại với nhau thì em sẽ thờ, vì dù gì cũng là bố của mình.
2.2. C phải thờ cả A và B là đúng rồi nhưng có chung ban hay không thôi. Nếu C ở là nhà thờ họ/nhà ông bà tổ tiên C để lại thì khó đưa mẹ B về thờ chung, lúc đó chắc phải thờ ở nhà B ở sau khi li hôn A. Còn nếu nhà do C tự mua thì C có thể thờ cả A và B trên cùng một ban, dù em không biết A và B có chí choé nhau nữa không. Case này đau đầu nếu C thừa hưởng nhà ở/nhà thờ ông bà tổ tiên để lại, đưa mẹ về thờ thì không thể, mà phải duy trì 1 cái nhà khác chỉ để thờ mẹ thì cũng dở. C mà có em ruột cùng mẹ thì tốt.
Tắm thế cg muộn rồi em. Bạn e có tập TD thuiwngf xuyên k?Cái vụ thân nhiệt thấp này bạn em cũng bị. Đồng chí này ăn ngủ điều độ, tắm đều đặn lúc 17:30. Em dự do bẩm sinh ạ.
Nhà em đây, Bố em có 2 vợ (Mẹ cả em mất 10 năm mới kết hôn với Mẹ em)Vụ 2.2 dễ lại chí choé nhau típ nhắm
Khen thay một cụ đờn ông,Nhà em đây, Bố em có 2 vợ (Mẹ cả em mất 10 năm mới kết hôn với Mẹ em)
Giờ, 3 Bố Mẹ hiền từ nghiêm trang ngồi trên Ban thờ chứng cho con cháu
Ấy thế mà đám con cháu, khi giỗ Ông, thụ lộc rôm rả, đều lạy Ông xá tội mà mạn đàm rằng: nhìn Ông ngự ở giữa 2 Bà, nét mặt hơi ...căng thẳng
Các cụ mợ cũng quen thuộc với ngôi nhà em ở mà em đã chia sẻ nhiềuKhen thay một cụ đờn ông,
Khéo đường phân xử mới êm cửa nhà.
Khen thay hai cụ đờn bà,
Khéo nhường, khéo nhịn cửa nhà mí yên
Để là địa chủ (chủ đất, nhiều đất) cũng là giỏi rồi nên con cháu có gen giỏi, hơn nữa nhà có tiền thời đó thì con cái có điều kiện học hành, được giáo dục tốt hơn.Sau này em nghiệm thấy con cháu cc địa chủ xưa vẫn có cái gì đó khác . Phần lớn họ giỏi , chăm chỉ và rất có chí.
Có đền bên Vân Đồn thấy dân ở đó nói thiêng lắm nên c có việc gần đấy cg ghé qua. Lúc đó tầm 9h sáng, ngoài trời nắng chang chang, nóng kinh ng mà vào trong lạnh sởn gai ốc , cảm nhận trên dưới trc sau, trái phải có hàng chục con mắt đg nhìn mình chăm chăm. Chị vội vàng khấn nhanh 1-2 câu rồi ra ngay. Nghĩ lại vẫn hãi.Nay nửa đêm, em nói về đền chùa miếu phủ một chút. Thực trạng ở VN có thể nói là thờ tùm lum, thờ "phe chính" cũng nhiều mà thờ "phe tà" cũng không ít. Nhiều khi có ca chết đuối trôi sông dân cũng lập miếu thờ rồi lợi bất cập hại. Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì trước khi đi đâu, các cụ mợ có thể hỏi trước cụ Google xem nơi đó thờ vị nào, có công trạng gì... Tuy nhiên, nếu đi đến cửa mà có cảm giác lạnh (lạnh chứ không phải mát kiểu thời tiết) thì các cụ mợ nên quay ra chứ đừng cố đấm ăn xôi làm chi ạ.
Đấy là đi làm về mới tắm chứ đồng chí ý làm cả ngày thì tắm lúc nào được ạ? Thể dục vẫn đều chị ơi.Tắm thế cg muộn rồi em. Bạn e có tập TD thuiwngf xuyên k?
Đền đó thờ vị nào vậy chị ơi?Có đền bên Vân Đồn thấy dân ở đó nói thiêng lắm nên c có việc gần đấy cg ghé qua. Lúc đó tầm 9h sáng, ngoài trời nắng chang chang, nóng kinh ng mà vào trong lạnh sởn gai ốc , cảm nhận trên dưới trc sau, trái phải có hàng chục con mắt đg nhìn mình chăm chăm. Chị vội vàng khấn nhanh 1-2 câu rồi ra ngay. Nghĩ lại vẫn hãi.
Dân ở đó nói đền thờ Cô Tiên Cửa Suốt. Trong đền k sao, c bị lạnh khi ra thắp hg ở điện thờ cạnh đền, vào điện rất âm u, ban thờ đặt trong kiến trúc kiểu vách đá, vách hang lạnh lẽo dù ngoài trời nắng chói chang.Đền đó thờ vị nào vậy chị ơi?
Có phải đền này không ạ:Dân ở đó nói đền thờ Cô Tiên Cửa Suốt. Trong đền k sao, c bị lạnh khi ra thắp hg ở điện thờ cạnh đền, vào điện rất âm u, ban thờ đặt trong kiến trúc kiểu vách đá, vách hang lạnh lẽo dù ngoài trời nắng chói chang.
Để là địa chủ (chủ đất, nhiều đất) cũng là giỏi rồi nên con cháu có gen giỏi, hơn nữa nhà có tiền thời đó thì con cái có điều kiện học hành, được giáo dục tốt hơn.
Nhà cháu thì không hẳn thế, thế hệ chú bác nhà cháu chữ nho, kinh sử đầy một bụng mà bị kìm kẹp không thoát ra được, các chú bác sống qua ngày nhờ vợ nuôi.Sau này em nghiệm thấy con cháu cc địa chủ xưa vẫn có cái gì đó khác . Phần lớn họ giỏi , chăm chỉ và rất có chí.
Em cơ bản tắm sau khi ăn tối ạ, Mợ chuẩnCụ thường xuyên tắm tối muộn phải k ạ? Cụ bị hàn khí nặng. E đoán huyết áp cụ thấp.
Nếu là đền Cô bé Cửa Suốt (trong hang đá) thì năm nào mình cũng đi mà có thấy gì đâu (đi vào dịp Tết trời lạnh). Đền nằm trong hang đá (hang nông thôi). Mình vốn sợ ma mà chưa bao giờ thấy sợ hãi khi vào đền này.Đền đó thờ vị nào vậy chị ơi?
Vâng mợ, 2 bạn đi cùng em cg k thấy gì.Nếu là đền Cô bé Cửa Suốt (trong hang đá) thì năm nào mình cũng đi mà có thấy gì đâu (đi vào dịp Tết trời lạnh). Đền nằm trong hang đá (hang nông thôi). Mình vốn sợ ma mà chưa bao giờ thấy sợ hãi khi vào đền này.
Em chỉ thắc mắc là sao quả kia lại sao chép y nguyên hình dáng của cụ được ạ?Em cơ bản tắm sau khi ăn tối ạ, Mợ chuẩn
(Còn ban ngày cũng có hôm tắm vì công chiện thì ko tính )
Huyết áp em, trộm vía, U46 nhưng ổn định 110-120/70-80
Còn người em thì lạnh bẩm sinh, đặc biệt khi uống rượu vào càng lạnh, sờ bụng lạnh ngắt như kem
Thân nhiệt thì như em đã kể, khi nào người hâm hấp sốt thì mới là 37 độ, bình thường chỉ 36, thậm chí sáng dậy chưa ăn có khi chỉ gần 36
Có 1 chuyện như này
Hồi đó em mới lập gia đình, 20 năm trước. Mới toanh. Chưa có F1
Một đêm em đang ngủ, hôm đó mùa hè, em mặc cái áo phông màu vàng, em nằm phía ngoài, đang ngon giấc, đồng chí nằm cạnh đá em dậy, em làu bàu hỏi có chuyện gì thì đồng chí bảo:
Nãy đang ngủ, tự nhiên thấy lạnh nên tỉnh, mở mắt ra thấy em ngồi lù lù phía trong sát tường
Thấy lạ, không biết em chen vào trong đó làm gì. Thế là ngồi lên. Ngồi lên thì lại thấy em ngáy như bò ở bên ngoài chứ ko phải ở bên trong sát tường. Sờ vào người em thấy ...lạnh toát
Sợ quá nên lấy chân đạp
Sau này, có 1 lần như thế nữa, khoảng chục năm sau, lúc này đã ngủ riêng. Cũng thấy lạnh, mở mắt ra thấy "em" ngồi lù lù, ngồi lên thì không thấy đâu. Xuống phòng em gọi thì chỉ thấy tiếng em ngáy như ngưu
Câu chuyện của Cụ, em chỉ có 1 câu dành cho đám con gái kia thôi:TÔI TRUNG KHÔNG THỜ HAI CHÚA
MỘT ĐẤT KHÔNG THỜ HAI HỌ
Truyền thống lễ giáo phong kiến, nếu con đẻ mà đi làm thừa tự (con nuôi, ăn lập tự) nhà khác thì sẽ không được thờ cúng cha mẹ mình nữa, quy định này nhằm đảm bảo sự toàn tâm với việc thờ cúng bố mẹ nuôi hoặc người cho lập tự. Thậm chí nếu trường hợp bố mẹ đẻ chẳng may lại không còn con trai khác để thờ cúng thì vẫn phải lấy người lập tự chứ con mình đã cho đi làm con nuôi, hưởng lập tự nhà khác rồi.
Theo quy tắc "dưới ăn lên, trên ăn xuống", nếu một người không có con trai nối dõi gọi là vô tự thì sẽ chọn người cháu con em trai, trường hợp không có mới phải lấy đến con của anh trai. Trong các con cái của người anh em lấy làm thừa tự thì cũng phải ưu tiên chọn người con thứ, vì con trưởng phải thờ cúng cha mẹ ruột mình. Trong trường hợp không chọn được cành dưới thì vẫn phải chọn cành trưởng nhưng nếu đời sau có từ hai con trai trở lên thì lại tiếp tục "chia giỗ", người con thứ của người thừa tự sẽ thờ ông chú, cụ bác, kỵ chú..., cứ lần lần như vậy.
XÓT XA
Cho đến nhiều đời sau, có những trường hợp đã phát triển thành cả một dòng họ, nhưng chi trưởng trong họ phạt tự hết mà trong chi đó vẫn còn một nhánh, mặc dù gần nhất trong nội chi nếu cụ tổ nhánh này đã đi làm con nuôi nhà khác ngoài chi hoặc ngoài họ thì cũng không được quay về làm trưởng họ nhà mình nữa.
Trong thời hiện đại "vô nam dụng nữ" việc lập tự không được thực thi chặt chẽ như xưa nên những gia đình không có con trai sẽ chia đất cho các con gái. Hình ảnh dưới đây phả ánh sự xung đột giữa văn hoá truyền thống và pháp luật hiện hành:
Gia đình này có ba cô con gái, đều đã đi lấy chồng, theo về nhà chồng. Khi bố mẹ mất đi vì không lấy người lập tự trong nội tộc nên đất được chia đều cho các con gái. Vì một số lý do mà không bố trí được người nào ở lại đất nhà đẻ để thờ cúng cha mẹ, họ đã bán đất chia tiền.
Bố mẹ giờ không còn chỗ để thờ nữa, cuối cùng chị lớn bàn bạc xin chồng cho đưa bố mẹ về nhà chồng để thờ. Sau khi đi xem xét cẩn thận, cùng với tham khảo ý kiến trong gia đình cũng như lắng nghe lời đề nghị tha thiết của vợ, anh chồng đã đồng ý để vợ đưa bố mẹ đẻ về thờ tại đất nhà mình. Nhưng vì một đất không thờ hai họ, vậy nên đã xây cho 2 cụ một gian thờ ngoài sân nhà. Việc dọn dẹp hương khói cho các cụ chị lớn đảm đương, thi thoảng 2 em qua thắp cho bố mẹ nén nhang.
Cái cảnh xót xa này chính là lỗ hổng trong việc kết nối giữa văn hoá truyền thống và pháp luật hiện hành. Thừa kế thì dùng luật pháp, mà thờ cúng thì dùng một nửa truyền thống.
Các cm có giải pháp gì không? Cụ DurexXL