Thực ra Tôn giáo hay tín ngưỡng , thì cũng nên nhìn nhận 1 cách logics, để từ đó có những khám phá mới.
1/ Trong thê tục, thì mỗi tôn giáo mỗi tín ngưỡng đều có cái nhìn khác nhau. Nhưng điểm chung của họ là công nhận có cai bất diệt của con người sau khi bỏ thân ( chết) Họ chấp vào đó, Cai mà họ cho là còn tồn tại sau khi chết họ gọi là linh hồn, Ngã, ma ...
Theo đó, con người sẽ không còn cơ hội để sửa sai hay thay đổi bất cứ cái gì về cuộc đời họ. Mà tất cả đều do sô phận, hoặc chọn cách bảo trợ. ( nhiều tôn giáo lớn thì cho rằng, theo giáo chủ sẽ được lên thiên và hầu hạ giáo chủ, hưởng sung sứơng ở đó, thậm chí có đôi khi phạm điều ác cũng được che chở như HG). Không theo giáo chủ, hoặc vô tình hay cô ý tạo điều ác, sẽ đọa địa ngục vĩnh viễn, hoặc sô phận do trời an bài khi sinh ra và chết đi.
Như tín ngưỡng của VN thì sông là gửi, chết là vĩnh cửu. Thậm chí dương thế bị bệnh hay sống thế nào , thì xuống âm sẽ như vậy.. rồi đổi cải tìm lum theo tín ngưỡng, không theo 1 logic cụ thể nào)
Trong PG nói rằng quan điểm đó là chấp Thường Kiến.
2/ Cũng có nhưng quan điểm cho rằng ma quỷ thánh thần, linh hồn đều là bịa, vì xưa nay có ai thấy đâu mà nói. (Khoa học hiện đại cũng chưa chứng minh được điều này. có hay không kinh hồn?)
Quan điểm chết là hết ( vô Thần) thì trong PG gọi là Chấp đoạn kiến
3/ Quan điểm của Phật giáo về thới giới quan, vũ trụ quan. Mà trong đó lấy con người làm trung tâm.
Phật giáo chủ trương Nhân Quả _ Luân Hồi, qua mối liên quan Duyên Khởi.( Luân Hồi trong PG có chút khác biệt so với luân hồi của Bà la Môn trong quá khứ)
Và trong tương lai con người có thể thay đổi, trở nên tốt hoặc trở nên xấu, do hành vi + tư tưởng của họ tạo ra, từ quá khứ hoặc hiện tại.
Do Nhân quả _ Nghiệp báo, mà con người sau khi bỏ thân này sẽ tái sinh trở lại tương tác với thế giới xung quanh với cách gọi là "Chánh Báo và Y báo". Bao gồm tất cả mỗi quan hệ xung quanh họ, ( có một câu nói. "Con người là tổng hòa cá mối quan hệ" là nói về việc này)
Vậy câu hỏi đặt ra. cái gì quay trở lại , cái gì tái sinh. Thì trong PG giải thích cái mà đưa con người vào luân hồi, là Dòng Nghiệp Thức.( Không phải linh hồn)
PG cho rằng những hành vi của con người khi đang sống tương tác với thế giới xung quanh, do con người chấp vào những điều họ cảm thọ được, nên tạo ra cái gọi là nghiệp, Nghiệp này tích lũy lại nằm sâu trong tàng thức, đên khi hết duyên, thân thể tan rã. thì dòng nghiệp thức này rời bỏ thân cũ, nhập thân mới. ( lưu ý vì chánh báo và y báo khác nhau, nên cái thân của các loài trong PG rất đa dạng, tạo thành 1 vũ trũ quan chứ không chỉ dơn giản là 1 linh hồn như trong các tôn giáo khác). Ở thân mới sẽ bao gồm các mối tương tác+ tư tưởng mới và cũ( do môi trường xung quan tương tác mà hình thành nên)
Khi các tương tác có đủ điểu kiện ( đủ duyên) các hiện tượng thuân duyên ( các điều khiến chủ thể thỏa mãn) và nghịch duyên ( các hiện tượng khiến chủ thể không thỏa mãn) lần lượt xuất hiện.
Khi đối mặt với các duyên đó, con người tạo ra các hành vi tương tác với nó( tốt or xấu) gọi là tạo nghiệp.
Trong quá trình luân hồi thì tạo ra các tương tác mới cũ đan xen. Rồi lại tạo ra dòng nghiệp thức. rồi lại đổi thân sau khi hết duyên...
Tất cả quá trình trên, Phật giáo gọi là Nhân quả-Luân Hồi.
Vì tin vào có Nhân Quả _ Luân Hồi. Với PG con người sau khi chết, vẫn tiếp tục tương tác với các thành viên cũ ( trong quá khứ) qua mối quan hệ Nhân _Duyên.
Nghĩa là khi có đủ điều kiện, những tác động qua lại mà chưa giải quyết xong với nhau( ở quá khứ) thì sẽ phải đối mặt với nhau để giải quyết dứt điểm ở tương lai. Nếu vấn không xong ( trong nhiều trường hợp tạo thêm nghiệp mới) thì phải lặp đi lặp lại cho đến kỳ xong mới chấm dứt mối quan hệ đó.( giống như cách ký kết hợp đồng và thanh lý hd trong thực tế)
Khi "thạnh lý hợp đồng" có thể có lỗ lãi. Nhưng nếu tư tưởng và hành động của các bên mang hướng tích cực, tạo ra từ lòng từ bi. Thì kết thúc HD sẽ cho kết quả tích cực. và ngược lại cho dù là khởi đầu tốt, nhưng khi tương tác lại với ý xấu, thì nhiều khi sẽ bị "tăng lãi" thậm chí tạo nghiệp mới.
Chính vì điều này, nên PG có chủ trương chuyển Nghiêp, Bằng cách thay đổi tư duy tích cực ( thân khẩu ý tốt) sẽ cho kết Quả tốt, dù Nhân ban đầu có thể không tốt.
Kết luận:
Đối với QĐPG, thì các tác Nhân của hành dộng trong quá khứ( quá khứ không chỉ là kiếp trước mà là giờ trước giây trước, sat na trước...) đều sẽ phải trả kết Quả ở tương lai. Gọi là Nghiệp báo( Nghiệp ác hay nghiệp thiện)
Nhưng kết quả ở tương lai tốt hay xấu, phụ thuộc rất nhiều ở ở người trả ( sở dĩ có điều này là do Duyên Khởi)
Thân, Khẩu Ý, tốt, thì quả xấu sẽ bớt xấu. tốt sẽ tăng tốt
Thân Khẩu ý không tốt nếu quả không tốt, thì tăng năng- tốt thì bị giảm tốt.
Những quan điểm trên của Phật giáo, là do nhưng người đã tu chứng ngộ, nhìn thấy và viết lại. không phải là sự suy đoán logic thông thường của ai đó. Tôi cũng chỉ tổng hợp lại
(Thực tế, quan điểm này của PG thường bị hiểu sai hoặc bị quy chụp,>Do những lời nói vô tình hoặc cố ý, của những người chưa hiểu được PG. Nên thường lấy Nghiệp báo ra để dọa hoặc chỉ trích nhau gây tổn thương lẫn nhau.
Trong quan điểm của tín ngưỡng dân gian VN thì rõ ràng là có mối quan hệ giữa người đã chết và người đang sống. Nhưng họ không giải thích được rõ ràng.
Quan điểm của các tôn giáo lớn khác, thì có hay không mối tương quan giữa người sống và người đã chết?
Đa sô tôn giáo là có nhưng rất mơ hồ. họ không biết đích xác là đi đâu sau chết? họ chỉ ước đoán là người quá cố có thẻ đang ở thiên đàng. Họ không biết rõ ràng. vì chủ trương của họ là ai đươc ban ơn mới được về với Chúa trời. Nếu không được ban ơn sẽ đọa vào địa ngục,
Như vậy là có sự tồn tại sau khi chết, nhưng không tương quan ảnh hưởng nhiều đến gia đình cũ
Lưu ý, đây em chỉ tổng hợp cách nhìn của PG về quá trình sinh tử. Không phân biệt đúng hay sai nhé
Qua đó cccm tư duy xem trong tâm linh, có hay không mối liên hệ giữa con người (đang sông hay đã chết) với dòng tộc nhé
Các vấn đè khúc mắc cần trao đổi,cccm hỏi thì em biết sẽ trả lời, chắc chỉ trong tháng 7 AL này thôi