Gọi là vui thôi, căn cứ tiêu chí nguyên thủy của các Giáo đang bàn, tất cả đều hướng tốt nhưng đường đi khác nhau, mục tiêu thì giống nhau ở chỗ là cho con người 1 cuộc sống bình an hơn
- Nho giáo: quan điểm tạo tốt đẹp cho con người ở các mối quan hệ xã hội và gia đình, sinh ra hệ thống lề luật “rường mối” như Tam cương ngũ thường, Tam tòng tứ đức… tức là tiêu chí bình ổn các quan hệ (vậy nên mới được giới thống trị mượn ngay vào làm tài sản chính trị để trị quốc an dân, Vua là nhất mà).
- Phật giáo: xuất từ phản kháng bất công trên thực tế chính quốc, đưa ra quan điểm là đành chịu thôi, nhưng giải thoát bản thân để sức mạnh tinh thần vượt qua hoàn cảnh, tự giải phóng bất kể tai chướng, tạo sự tự do thanh thản cho tinh thần, cũng chính là tự giải thoát cho bản thân.
- Đạo giáo: cũng nhằm đến mục tiêu tốt đẹp cho con người, nhưng bằng cách tìm hiểu thiên nhiên, khám phá các quy luật tự nhiên để tìm tòi ra các biện pháp ứng dụng cho con người và cuộc sống tốt hơn.
Đại khái cốt lõi là như vậy, thì “mục tiêu tốt” cho con người của các Giáo lại theo các con đường khác nhau, Nho thì đặt mục tiêu bình ổn các mối quan hệ (mang tính xã hội cao), Phật thì tự giải thoát bản thân (mang tính giải phóng bản thân cao), và Đạo thì tìm kiếm các lợi ích từ các quy luật tự nhiên chung (mang tính tự nhiên khách quan cao).
Nói về ông Đạo này, thì như đã thấy Tu Tiên tìm trường sinh bằng luyện đan (rất mang tính khoa học, hoá học, dược học), tương tự phương Tây có trường phái tìm kiếm thuật Giả kim.
Sau đến Trang Tử thì bắt đầu nhập thế (theo nghĩa hẹp) bằng các phép “ma thuật” mà ma thuật chỉ là ngôn ngữ mô tả những sự vượt quá hiểu biết thông thường, chứ thực ra là vận dụng các quy luật tự nhiên nhưng bí mật với đương thời. Phần nhập thế này (thôi gọi là nhập nhân gian cho đỡ bàn chữ “thế”) lại chia Đạo giáo ra 2 nhánh Tu Tiên và Phù Thuỳ. Ở đây đừng nghĩ “Phù thuỷ “ là xấu nhé, mọi thứ đều chia Hắc Bạch, chỉ là đang đề cập đến cốt lõi “nghiên cứu và vận dụng các quy luật thiên nhiên cho con người” của Đạo giáo.
Vậy Đạo giáo mang tính khách quan và tự nhiên rất lớn, hơn 2 ông Giáo kia.
Nếu chúng ta khách quan (hoặc tìm hiểu thử xem), thì các lĩnh vực liên quan đến tư tưởng của Đạo giáo hiện đang bao trùm chắc khoảng 70% cuộc sống của chúng ta, từ khoa học kỹ thuật, văn hoá văn nghệ, y học, dưỡng sinh, thể dục thể thao, võ thuật, khí công, toán lý hoá sinh địa lý, thăm dò vũ trụ và lòng đất…rất nhiều thứ. Cái này thì rõ ràng theo nguyên lý Đạo giáo, còn nếu xét 2 Giáo kia sẽ không hề thấy.
Vậy ông Đạo chích, các phần thủ đoạn và biện pháp rất liên quan đến ứng dụng kỹ thuật để đạt mục tiêu, tức là phương pháp của ông Đạo giáo.