Xuất thế ở cách thực hành tôn giáo, tín ngưỡng để từ bỏ tham- sân- si
1. Ăn chay,
2. Cạo đầu
3. Kg lập gia đình
4. Tu tập ở nơi hẻo lánh
5. Không có tổ chức, luật lệ thần quyền
6. Triết lý "ngộ - duyên" tự do tôn giáo.
Xưa, chùa chiền thường đc xây ở nơi hẻo lánh, xa xôi, ít người qua lại.
đoạn nay cụ Xpq có nói rồi, em xin nhấn mạnh lại sự dính kẹt. Kẹt là kẹt cái gì? dính vào cái hiểu nhầm giai đoan.
-
thứ nhất Cần phải xác định lại là đạo Phật có thật sự xuất thế hay không? Nếu có thì tại sao Phật lại truyền đạo sau khi chứng đắc mà không vào niết bàn?
Cái thấy kẹt chính là ở chỗ này. mà xưa nay nhiêu người lầm tưởng
ví dụ
Đầu tiên loài người mới sinh ra vốn biết bơi, nhưng sau 1 thời gian tầm3- 5 năm thì khả năng đó mất hoàn toàn. Sau đó loài người phải tập bơi lại. Lúc mới tập bơi thi sao mà lặn xuống nổi lên trong nước như cá được, nên phải chuyên tâm rèn luyện, lúc rèn luyện thì kể cả có thầy ở đó cũng phải tự nỗ lực 1 mình. Đầu tiên thầy cho cái pháo như thể cứu cánh. nhưng khi đã bơi được rồi thì cầm cái phao sẽ làm cản trở mình bơi, thì nên bỏ nó đi. Lúc bơi dược lại thì nó không mất đi nữa, đến khi đổi thân.
Khi đã thành thục có thể dạy người khác bơi, hoặc trong quá trình học, khi bắt đầu biết được cách bơi thì có thể truyền day kinh nghiệm sơ đẳng như thở, và lấy hơi... khi thành thục kỹ thuật nào thì có thẻ dạy lại người khác ngay mà không cần phải giỏi.
Nếu người nào lợi dụng việc bơi để làm chuyện không hay,như dạy bơi kết hợp ăn rau , hay lái máy bay.. thì đâu phải là môn bơi xấu.
Nhìn vào vấn đề nên nhìn toàn diện. cái gì cũng có lúc bắt đầu và quá trình của nó. Tu học cũng không ngoại lệ.
-
thứ hai. mục1,2, 3 là cụ nhầm về PG nói chung
1 ăn trong chánh niệm, (ăn chay chỉ là 1 phương tiện )
2 cư sỹ không cần cạo đầu ( phật giáo có hàng xuất gia và hạng cư sỹ)
3 thời Phật tại thế có thiếu gì người tại gia chứng thánh, Phật cũng là người đã lập gia đình.
4 Chỉ dành cho Ty kheo tu hạnh Đầu đà
5 có tổ chức, có giới luật, không công nhân đấng sang thế
..
Cụ có thể nói đúng về đoạn sơ khởi, của giới xuất gia tức là sau khi có duyện và bắt đầu xuất gia.Giai đoạn này chiếm nhiều hay ít thời gian của hành giả là do năng lực. còn sau khi thành tưu đươc một chút rồi thì có thể tùy duyên mà giáo hóa. đâu phải quá trình tu là chỉ 1 lần sống chết( xem Tiểu bộ kinh Nikaya) nên đừng nghĩ dùng 1 lần sống là có thể tu chứng mà đòi xuất thế
Vấn đề cần bàn là đạo Phật không phải là Nhập thế cũng không phải là xuất thế. không có chuyện Xuất gia xong là Niết bàn xuất thế luôn, hoặc đạt niết bàn là xuất thế gian. cái hiểu này là hiêu chưa đủ.
Phật sau khi chứng đắc( Hữu dư y) niết bàn thì bắt đầu thuyết pháp nhập thế, trước khi Phật xuất gia thì ai đã thức tỉnh Phật khiến ngài xuất gia đi tu? phải gặp một tu sỹ thì ngài mới khởi tâm đi tu. vậy giả sử xuất thế hết rồi thì ai ở lại thế gian để tiếp nối từ đời Phật này , sang đời Phật khác?
Nói như vậy để thấy được, vạn pháp biến đổi tùy thời tùy duyên.
Thời Phật tại thế , khi đi khất thực chính là lúc hóa duyên đưa Phật Pháp nhập thế. nên nói đạo Phật xuất thế gian là nói trên phương diện quả vị.
em muốn làm rõ ý đoạn này thôi, cụ hiểu thể nào là quan điểm riêng của cụ