Về chuyện thờ cúng, nếu nói ra thì rất nhiều vấn đề gây tranh luận, và cũng chỉ là 1 mục phụ trong chủ đề thớt nên khó bàn sâu nếu liên quan đến các kiến thức khác, các phong tục khác…
Nên em chỉ đưa ra chút ý kiến cá nhân thôi, coi như 1 chiều chưa hoàn hảo.
Thờ cúng ít nhất có 2 tác dụng: 1 là giáo dục truyền thống duy trì gia đạo; 2 là tin tưởng rằng đó là mối liên thông với ông bà gia tiên và thần linh các cấp để được báo ơn và che chở (em cũng trong số này).
Bàn về cái thứ 2 đó, nó có các vấn đề liên quan chứ, vì nó là sự liên lạc với 1 thế giới khác cơ mà, không phải như giữa con người với con người bình thường. Vậy là nó phải thích hợp với sự vận hành của thế giới kia nữa rồi.
Ở đây xuất hiện vấn đề “đường đi” thế nào?
Có phải là bất cứ chỗ nào ta đặt ban thờ thì những thứ tốt đẹp bên kia sẽ đến được không (như ta thắp hương mong muốn mà)?
Một con thuyền buồm ngoài biển, muốn chạy tốt thì phải thuận gió chứ, tức là gió thổi từ đuôi thuyền đến mũi, chứ gió ngang hoặc ngược là khó khăn hơn nhiều rồi (mặc dù vẫn có kỹ thuật “buồm lèo” để đi ngược gió theo đường ziczac) nhưng rõ ràng là chỉ thuận gió mới nhàn.
Ban thờ là nơi kết nối 2 thế giới, ở trong nhà ta coi như cái cầu dao điện đi, thì luồng điện bên ngoài phải có đường dẫn, qua thắp hương trên bát hương coi như đóng cầu dao, thì trong nhà mới sáng trưng đèn đóm lên được chứ.
Vậy cái quan trọng hơn (tất nhiên chỉ là theo em thôi, em không nói là “chắc chắn thế” nhé), là ban thờ phải đón được nguồn lực linh thiêng từ thế giới bên kia, rồi ta mới liên lạc nhận quà được.
Thế nguồn lực của thế giới kia vào nhà thế nào? Tất nhiên phải là thường trực sau bát hương (tức là hậu ban), rồi ta châm hương nhang lên (đóng cầu dao), thì mới đến ta đang đứng trước ban và cả ngôi nhà ta sau lưng ta đó.
Vấn đề là liệu có phải đặt ban thờ tọa nào hướng nào thì cũng có “nguồn lực” kia đến sau lưng bát hương hay không?
Nếu ta cho là chỗ nào cũng được, thì là ta chủ quan theo ta nghĩ, vì thế giới kia đâu phải thế giới ta nhỉ! Thế giới kia có luật lệ của họ cơ mà.
Ta muốn cái tốt vào (thắp hương lẩm bẩm toàn các vị tốt) thì lại tư duy tiếp, cái tốt phải đi đường tốt chứ. Cái này dễ hiểu với các cụ mợ biết chút học thuật, ví dụ vòng Thái Tuế, thì nếu vị Thái Tuế ở đâu, phía đối diện xa nhất sẽ là vị của Tuế phá (ông này xấu lắm, như góc này là công an thì cướp sẽ ở góc xa nhất vậy), tức là cái tốt sẽ thuận đi đường tốt đến với ta, còn gặp đường xấu (do vị ban không đúng) sẽ ra kết quả là ban thờ yếm khí hoặc vô khí do cái nguồn lực từ thế giới kia khó vào hoặc không vào.
Thế thì cái “đường tốt” đó là đường nào? Rõ ràng là những con đường tốt của khí mạch khu vực đó. Cái khí mạch là đường đi sinh khí do trời đất khu vực đó tạo ra, thì chính là “đường tốt”, và ta đang mời “nguồn lực tốt” mà, nguồn lực tốt không đi đường tốt thì đi đường nào?
Diễn giải thô thiển như vậy, đại ý mô tả về cái cách mà các nguồn lực tốt từ thế giới kia đến với ta, có quy định giao thông của nó chứ không phải chỗ nào cũng đi đến, tốt ở đây thì xấu đằng kia, xen giữa là tốt vừa, trung bình, hơi xấu. Dễ tưởng tượng vì nơi nào tốt nhiều chắc chắn xấu ít, nơi nào toàn xấu thì không có tốt…như mọi lý thuyết hay thực tế.
Đi các nơi thờ tự lớn sẽ thấy, các nơi lập đúng đền đài (cũng chính là lập cho ban thờ luôn, vì những nơi đó ban thờ theo luôn hướng đền đài) thì thường thấy đông đúc và linh thiêng; các nơi lập sai sẽ thấy hiu quạnh lạnh lẽo thậm chí vướng họa hoặc gây họa (những nơi thờ tự xưa thường rất đúng hướng ở khu vực đó, cũng có nơi sai nhưng ít, còn tân tạo sau này sai nhiều hơn, có thể thấy cảnh chán hơn hoặc gây việc không hay nhiều).
Ví dụ đền Cô Bơ trong Thanh Hoá, nằm đúng ngã ba sông Lèn và sông Mã, đi từ ngoài quốc lộ 1 vào đường đê rất xa, nhỏ mà rất đông đúc. Ngôi này hướng Bính (cũng là hướng ban thờ). Hoặc Đền Thượng Ba Vì thờ Đức Thánh Tản cũng Bính; hoặc Đền Sóc thờ Thánh Gióng lại chính Bắc (2 vị Thánh Tản và Thánh Gióng là 2 trong Tứ Bất Tử)…và rất nhiều nữa, thì em thấy là đều rất đúng khí mạch ở từng khu vực, và đều thiêng như vậy đó. Đến những nơi lập sai khí mạch thì thấy ít thiêng ít người thăm, dễ xảy vấn đề. Cái này ngay quanh HN cũng vài chỗ, có chỗ sai từ xưa nên là oánh nhau to, lại lập thêm 1 cái thành ra 2 cái.
Theo em thì nếu lập đúng, đặt cái tượng gỗ đơn sơ vào cũng linh thiêng. Còn lập sai, đặt tượng vàng vào cũng hỏng, sẽ yếu hoặc chẳng có gì, thắp hương khấn vái vô ích.
Cái này là ý kiến cá nhân, chủ quan phát biểu dựa trên sự hình dung về cách vận hành của thế giới kia, và một chút chiêm nghiệm thực tế, tưởng tượng ra như vậy.
Vì là ta lập ban cơ mà, mong muốn lưu thông được với bên kia chứ ai thắp hương mà khấn cái tường trước mặt nhể?! Thì phải đón đường tốt người ta mới dễ vào chứ, đường xấu ngại bỏ xử ra. Thế mà người ta đến rồi thì có bày chiếu rách họ cũng ngồi chứ chả có nhẽ đứng suốt, nên là đón đến rồi thì lễ sơ cũng đủ, mà mở đường xấu thì lễ trọng họ cũng khó đến.
Có thể phát sinh câu hỏi là chả biết nhà tôi đúng không, ờ thì cứ làm tốt, ít nhất cũng được cái 1, tức là duy trì gia huấn.
Em tản mạn thế, chả đúng chả sai chuyện này, mà nhất định em không phải thầy cúng đâu nhé!