- Biển số
- OF-520223
- Ngày cấp bằng
- 7/7/17
- Số km
- 1,228
- Động cơ
- 186,328 Mã lực
- Tuổi
- 47
Em định rót mời mợ Hoa nhưng bị máy úi rùi
em tò mò tí ......chỗ này chuẩn bị để khi xong việc đội chính quy ăn hả cụ......Việc này trực tiếp chứng kiến thì em có 1 lần ạ
Đó là lần sang áo cho Ông Ngoại em
Ông ốm lâu năm, dùng cũng nhiều thuốc, lại táng nơi ruộng khô, nên mặc dù đã để tới gần chục năm (sau khi Ông mất được 4 năm, định 5 năm sang áo thì Mợ em là con dâu Ông mất, thế nên đành phải để lại đến khi làm cho cả Ông và Mợ em, Ông trước, Mợ sau), gia đình vẫn chưa yên tâm
Ông bác em mời 1 Thầy đến để xem. Thầy dân gian thôi, cũng xuềnh xoàng, đi xe đạp (cách đây hơn chục năm) từ xã bên sang
Thầy cùng nhà em ra mộ Ông, rồi bảo Cậu em (con trai ông) thắp hương rồi khấn xin được hỏi thăm sức khỏe ông.
Sau khi hương cháy được 1/3, Thầy lấy 7 quả cau gồm 1 quả rời, 2 chùm còn lại mỗi chùm 3 quả liền nhau (nhà em đã chuẩn bị sẵn theo lời thầy dặn từ hôm trước), 7 lá trầu để lên trên mộ theo thứ tự từ đầu xuống chân của Ông nằm là 1 quả lẻ rồi đến 2 chùm 3 quả.
Thầy đứng nghiêm lẩm nhẩm khấn, xong thì vái 3 vái
Hương tàn, thầy bảo Cậu em lấy cau rồi cho vào túi, đánh dấu để nhớ chùm trên, chùm dưới rồi mọi người cùng về nhà Cậu em trao đổi, không đứng nói chuyện ngay ở mộ
Về đến nhà cậu em, Thầy bảo bày 7 quả cau ra đúng thứ tự ở trên mộ, sau đó lấy dao bổ đôi từng quả
Quả lẻ và chùm 3 quả trên hạt cau sáng đều, đầy đặn
Chùm 3 quả dưới thì quả bên trái bị hạt khô, lại có vết giống như nứt, quả bên phải thì hạt bị sẫm màu, đỏ sậm
Thầy chỉ vào quả cau bên trái, hỏi: Lúc còn sống, chân ông bị tật bên trái đúng không?
Cả nhà em nhìn nhau, đúng 100%, chân Ông em bị tật từ thời còn trẻ, nhưng là tật kín, nên người ngoài không ai biết do không ảnh hưởng đến đi lại
Thầy chỉ vào quả cau bên phải, nói: Chân bên phải chưa tiêu sạch sẽ, vẫn còn 1 ít phần đùi, nhưng vẫn làm được vì đầu và thân mình đã sạch cả rồi, nhớ chuẩn bị rượu trắng để rửa
Mấy hôm sau, khi sang áo cho Ông, em chỉ đứng vòng ngoài chạy đèn với cháo ăn khuya cho lực lượng chính quy , không dám vào nhìn trực tiếp khi đưa Ông sang, nhưng như lời Cậu em và mọi người kể lại thì chính xác là Ông em sạch sẽ, chỉ còn lại phần đầu gối và 1 đoạn đùi phải của Ông em dính chút chưa tiêu hết, dội rượu vào thì tan nhanh
Đây là việc em chứng kiến trực tiếp, ông Thầy năm đó cũng ngoài 80, là thầy theo dòng Pháp sư dân gian đồng bằng Sông Hồng, không phải style các thầy đi GLC300 trẻ tuổi thành đạt nhả khói điện tử mù mịt ngày nay ạ
Soi cũng chả để làm gì Mợ ạ, có thể vì em già rồi, nên tự nhiên mấy năm trở lại đây thấy cuộc sống dễ chấp nhận hơn, cứ sáng dậy ngọ ngoạy đủ tay chân bình thường, soi vào gương thấy dung nhan tươi tỉnh, mặt không mụn nhọt miệng không méo ... phòng bên thì F1 lồm cồm hò nhau đi học, bu vào xin tiền ăn sáng, rồi khi thấy Lão già vươn thở đánh răng òng ọc, mắt dớn dác hỏi có đứa nào thấy cái chùm chìa khóa của tao đâu không, mình chạy lại gần bảo : lão kia, kéo hộ em cái khóa ...mặc dù mặt vẫn lầm bầm ra : Vội bỏ m ... ko tự kéo được à ...nhưng vẫn thò tay ra kéoUẩy, em đang hóng mấy cụ có thiên nhãn soi hộ xem số bảy hay ba mà chìm nổi quá đà đây chị ơi.
Dạ, theo tục lệ nơi Ông em sang cát thì khoảng giờ Dậu hôm trước sẽ bạt nấmem tò mò tí ......chỗ này chuẩn bị để khi xong việc đội chính quy ăn hả cụ......
cận thận gấu cụ và bạn cụ lại là mợ lái trên này đớiThế lại phải nghĩ bài khác cụ nhỉ...
Môn tâm linh mà dễ kiếm tiền là phong thuỷ ạ, giờ nhiều người theo món này ạViệc này trực tiếp chứng kiến thì em có 1 lần ạ
Đó là lần sang áo cho Ông Ngoại em
Ông ốm lâu năm, dùng cũng nhiều thuốc, lại táng nơi ruộng khô, nên mặc dù đã để tới gần chục năm (sau khi Ông mất được 4 năm, định 5 năm sang áo thì Mợ em là con dâu Ông mất, thế nên đành phải để lại đến khi làm cho cả Ông và Mợ em, Ông trước, Mợ sau), gia đình vẫn chưa yên tâm
Ông bác em mời 1 Thầy đến để xem. Thầy dân gian thôi, cũng xuềnh xoàng, đi xe đạp (cách đây hơn chục năm) từ xã bên sang
Thầy cùng nhà em ra mộ Ông, rồi bảo Cậu em (con trai ông) thắp hương rồi khấn xin được hỏi thăm sức khỏe ông.
Sau khi hương cháy được 1/3, Thầy lấy 7 quả cau gồm 1 quả rời, 2 chùm còn lại mỗi chùm 3 quả liền nhau (nhà em đã chuẩn bị sẵn theo lời thầy dặn từ hôm trước), 7 lá trầu để lên trên mộ theo thứ tự từ đầu xuống chân của Ông nằm là 1 quả lẻ rồi đến 2 chùm 3 quả.
Thầy đứng nghiêm lẩm nhẩm khấn, xong thì vái 3 vái
Hương tàn, thầy bảo Cậu em lấy cau rồi cho vào túi, đánh dấu để nhớ chùm trên, chùm dưới rồi mọi người cùng về nhà Cậu em trao đổi, không đứng nói chuyện ngay ở mộ
Về đến nhà cậu em, Thầy bảo bày 7 quả cau ra đúng thứ tự ở trên mộ, sau đó lấy dao bổ đôi từng quả
Quả lẻ và chùm 3 quả trên hạt cau sáng đều, đầy đặn
Chùm 3 quả dưới thì quả bên trái bị hạt khô, lại có vết giống như nứt, quả bên phải thì hạt bị sẫm màu, đỏ sậm
Thầy chỉ vào quả cau bên trái, hỏi: Lúc còn sống, chân ông bị tật bên trái đúng không?
Cả nhà em nhìn nhau, đúng 100%, chân Ông em bị tật từ thời còn trẻ, nhưng là tật kín, nên người ngoài không ai biết do không ảnh hưởng đến đi lại
Thầy chỉ vào quả cau bên phải, nói: Chân bên phải chưa tiêu sạch sẽ, vẫn còn 1 ít phần đùi, nhưng vẫn làm được vì đầu và thân mình đã sạch cả rồi, nhớ chuẩn bị rượu trắng để rửa
Mấy hôm sau, khi sang áo cho Ông, em chỉ đứng vòng ngoài chạy đèn với cháo ăn khuya cho lực lượng chính quy , không dám vào nhìn trực tiếp khi đưa Ông sang, nhưng như lời Cậu em và mọi người kể lại thì chính xác là Ông em sạch sẽ, chỉ còn lại phần đầu gối và 1 đoạn đùi phải của Ông em dính chút chưa tiêu hết, dội rượu vào thì tan nhanh
Đây là việc em chứng kiến trực tiếp, ông Thầy năm đó cũng ngoài 80, là thầy theo dòng Pháp sư dân gian đồng bằng Sông Hồng, không phải style các thầy đi GLC300 trẻ tuổi thành đạt nhả khói điện tử mù mịt ngày nay ạ
Quê em cũng thế, mà em thấy cũng bình thường. Mấy năm trước em cũng vừa canh mộ (đã bạt nấm), vừa nướng tôm uống bia và lướt thớt tâm linh này ạ, chẳng thấy gì ghê rợn cảDạ, theo tục lệ nơi Ông em sang cát thì khoảng giờ Dậu hôm trước sẽ bạt nấm
Cụ thể là tầm 17h30 thì đội các bác sang áo cùng con cháu gia đình ra thắp hương xin Ông là đêm nay sẽ tắm cho Ông
Xong thì các bác ấy sẽ bạt nấm mộ đi, đào xuống cho đến khi lộ hoàn toàn ván thiên, sau đó là dùng 1 cái công cụ gì đó em không nhìn rõ vì em đứng ở trên bờ, công cụ này sẽ nậy bênh 1 góc ván thiên lên để khí trong áo quan thoát ra
Xong việc bạt nấm thì mọi người về, đến 1h sáng thì ra bốc mộ, lúc đó mới đưa áo quan lên để làm ạ
Khoảng thời gian từ khi bạt nấm cho đến khi làm (từ khoảng 18h đến 1h sáng hôm sau) là con cháu sẽ canh chỗ mộ đã bạt nấm ấy, tránh chó mèo phá và cả là kẻ xấu vào phá (theo như các bác cao tuổi dặn là canh cả kẻ xấu lấy trộm phần đầu sọ)
Thế là có 1 đội khoảng 4 -6 ông nam giới làm cái chiếu ngồi ngay bờ ruộng cao ráo mà trông xuống, mắt trước mắt sau đã thấy bộ bài với mấy cái chai, ắc quy với đèn thì đã chuẩn bị sẵn
Món cháo với gà luộc là đội hậu cần bọn em mang ra cho mấy ông canh mộ này ạ
Lúc đầu chỉ có 3, 4 ông. Trời rét mưa phùn, cái bạt căng thì bé toen hoen, em cứ nghĩ là lại đùn đẩy nhau ngồi đó. Thế mà chập tối xong cánh đàn ông kéo nhau ra đó càng đông hơn, lúc em với mấy đứa mang cháo ra có đến gần chục ông om xòm rôm rả
Và đúng như Cụ nói ạ, thêm 1 phần xôi gà lễ lúc chuẩn bị sang áo, một nồi cháo nữa lúc đó để đội chính quy xong việc là ăn
Em vừa sợ, vừa nể các bác trong đội chính quy: làm xong cho Ông em, sắp xếp ngay ngắn vào Tiểu, bọc trang kim, phủ vải đỏ xong xuôi, các bác ấy dùng rượu trong can to rửa tay, người này dội rửa cho người kia, cũng chỉ qua loa thôi, chẳng kỹ bằng rủa tay 5K covid ngày nay đâu ạ, xong rồi là leo lên bờ ruộng chỗ cái chiếu đánh phỏm của đội người nhà em, tay bốc xôi, xé thịt gà chấm muối chanh ớt ăn luôn, chiêu luôn 1 cốc rượu trắng
Nể thật luôn ấy ạ
Môi trường quyết định tất. Đội "văn minh" thì chê đủ thứ từ thịt chó, bốc mộ hỏa-thủy táng(kiểu Ấn), gọi hồn... Còn đội nào quen thì đều thấy bình thường như đường với sữa.Quê em cũng thế, mà em thấy cũng bình thường. Mấy năm trước em cũng vừa canh mộ (đã bạt nấm), vừa nướng tôm uống bia và lướt thớt tâm linh này ạ, chẳng thấy gì ghê rợn cả
Trước nữa thì sang cát cho phụ huynh của Gấu, vẫn căng bạt oánh chén như thường. Có lẽ ở môi trường đấy thấy mọi người bình thường nên em cũng bình thường theo
Cháu 9x đời đầu thì khè đít bát làm cái, thằng nào sang hơn thì kiếm được chì rồi đúc lại làm cái, còn con thì bằng nắp bia hoặc cái đít của cục pin đại. Một thời kỷ niệm cụ ạThời anh em 7x còn đánh đáo thì nắp chai bia khá hiếm Lão nhể, nếu có được cũng chỉ có của bia Trúc Bạch, 33
Sau 1989 thì bia Tàu về nhiều, Quả táo, Vạn lực, đến lúc này thì đám 7x cũng hết tuổi đánh đáo, đồ chơi cũng nhiều thứ hay ho hơn, súng phun nước, đao kiếm nhựa, mặt nạ nhựa các loại, rồi dậy thì là đám 7x có lịch nilon Tàu nhan nhản với các thể loại ảnh gái xinh căng mọng chưa từng thấy, giá đồng hạng 500đ/tờ
Em với mấy thằng bạn loay hoay góp được 3000đ mua 6 tờ ở vỉa hè, chỉ bikini với sóoc ngắn gần bằng các cháu bây giờ thôi, mà chia nhau hau háu
Chỉ vài năm sau, anh em 7x đã tiếp cận dòng ảnh các mỹ nhân dán bật lửa hơ nóng thì bay màu
Hế hế
Kia là đội mợ HoaMaudon vừa mới làm việc xong, bốc xương nọ xong rồi thì lại bốc xương kia ngay được chứ ngồi đấy trông coi thôi thì chuyện nhỏQuê em cũng thế, mà em thấy cũng bình thường. Mấy năm trước em cũng vừa canh mộ (đã bạt nấm), vừa nướng tôm uống bia và lướt thớt tâm linh này ạ, chẳng thấy gì ghê rợn cả
Trước nữa thì sang cát cho phụ huynh của Gấu, vẫn căng bạt oánh chén như thường. Có lẽ ở môi trường đấy thấy mọi người bình thường nên em cũng bình thường theo
Đội nào bốc mộ xong cũng ăn mà cụ. Đói bỏ xừKia là đội mợ HoaMaudon vừa mới làm việc xong, bốc xương nọ xong rồi thì lại bốc xương kia ngay được chứ ngồi đấy trông coi thôi thì chuyện nhỏ
Cảm giác linh thiêng chỉ có ở người nhà, đội đào mộ thì quen với công việc nên quá bình thường. Ngày trước thì tay không mò từng chiếc xương, nay thì dùng lưới rồi găng tay nên tháo ra. Trước thì thịt chưa tan phải dùng dao dóc, nay thì mang đến lò thiêu là sạch. Nói thế thôi chứ nhiều người không dám bước chân vào nghĩa địa ban đêm.Kia là đội mợ HoaMaudon vừa mới làm việc xong, bốc xương nọ xong rồi thì lại bốc xương kia ngay được chứ ngồi đấy trông coi thôi thì chuyện nhỏ
Em thì chịu, hồi sang cát cho bà nội em, may có bác họ em lo liệu hết. Em chỉ ra thắp hương rồi theo xe đưa bà về quê. Bố em mất thì trước đấy cả nhà em các cụ đã mua mảnh đất trên công viên vĩnh hằng để cố định ở đó. Giờ về quê cũng khó có chỗ. Mấy năm trước ông cháu họ bị kiện vì xã cấp cho, người kiện hỏi là sao họ là nhà có liệt sĩ mà không được cấp nhưng nhà ông cháu họ còn hai liệt sĩ.
Với dân số Việt Nam hiện tại em nghĩ chỉ có hoả táng.
Vâng, em cũng thấy việc hỏa táng là văn minh ạCảm giác linh thiêng chỉ có ở người nhà, đội đào mộ thì quen với công việc nên quá bình thường. Ngày trước thì tay không mò từng chiếc xương, nay thì dùng lưới rồi găng tay nên tháo ra. Trước thì thịt chưa tan phải dùng dao dóc, nay thì mang đến lò thiêu là sạch. Nói thế thôi chứ nhiều người không dám bước chân vào nghĩa địa ban đêm.
năm ngoái nhà em sang cát cho hai cụ, cũng đưa áo quan lên từ chiều rôiDạ, theo tục lệ nơi Ông em sang cát thì khoảng giờ Dậu hôm trước sẽ bạt nấm
Cụ thể là tầm 17h30 thì đội các bác sang áo cùng con cháu gia đình ra thắp hương xin Ông là đêm nay sẽ tắm cho Ông
Xong thì các bác ấy sẽ bạt nấm mộ đi, đào xuống cho đến khi lộ hoàn toàn ván thiên, sau đó là dùng 1 cái công cụ gì đó em không nhìn rõ vì em đứng ở trên bờ, công cụ này sẽ nậy bênh 1 góc ván thiên lên để khí trong áo quan thoát ra
Xong việc bạt nấm thì mọi người về, đến 1h sáng thì ra bốc mộ, lúc đó mới đưa áo quan lên để làm ạ
Khoảng thời gian từ khi bạt nấm cho đến khi làm (từ khoảng 18h đến 1h sáng hôm sau) là con cháu sẽ canh chỗ mộ đã bạt nấm ấy, tránh chó mèo phá và cả là kẻ xấu vào phá (theo như các bác cao tuổi dặn là canh cả kẻ xấu lấy trộm phần đầu sọ)
Thế là có 1 đội khoảng 4 -6 ông nam giới làm cái chiếu ngồi ngay bờ ruộng cao ráo mà trông xuống, mắt trước mắt sau đã thấy bộ bài với mấy cái chai, ắc quy với đèn thì đã chuẩn bị sẵn
Món cháo với gà luộc là đội hậu cần bọn em mang ra cho mấy ông canh mộ này ạ
Lúc đầu chỉ có 3, 4 ông. Trời rét mưa phùn, cái bạt căng thì bé toen hoen, em cứ nghĩ là lại đùn đẩy nhau ngồi đó. Thế mà chập tối xong cánh đàn ông kéo nhau ra đó càng đông hơn, lúc em với mấy đứa mang cháo ra có đến gần chục ông om xòm rôm rả
Và đúng như Cụ nói ạ, thêm 1 phần xôi gà lễ lúc chuẩn bị sang áo, một nồi cháo nữa lúc đó để đội chính quy xong việc là ăn
Em vừa sợ, vừa nể các bác trong đội chính quy: làm xong cho Ông em, sắp xếp ngay ngắn vào Tiểu, bọc trang kim, phủ vải đỏ xong xuôi, các bác ấy dùng rượu trong can to rửa tay, người này dội rửa cho người kia, cũng chỉ qua loa thôi, chẳng kỹ bằng rủa tay 5K covid ngày nay đâu ạ, xong rồi là leo lên bờ ruộng chỗ cái chiếu đánh phỏm của đội người nhà em, tay bốc xôi, xé thịt gà chấm muối chanh ớt ăn luôn, chiêu luôn 1 cốc rượu trắng
Nể thật luôn ấy ạ
hoả táng là xu thế tất yếu thôi, nói thật chứ chỉ có mông muội mới có kểu chôn xuống rồi lại đào lên mà thôi
rồi lúc bốc mộ toàn thuê người bốc, con cháu dạt hết ra chứ có mấy người ở đó đâu
rồi nhặt từng khúc xương cho vào rổ rửa và xóc xóc, nói chung hủ tục này cần nên bỏ
Cá nhân em thấy thiêu là hay nhất, các cụ bảo nóng. Thế chông xuống đất ngập nước chết ngạt chết lạnhCác cụ nhiều người tâm lý cho là hoả táng không được mát mẻ nên muốn chôn. Nhưng theo đạo Phật thì thân xác người chả qua là túi da, chính việc quyến luyến có khi lại khó siêu thoát? Còn thực tế thì như mộ ông bà em ở quê xa. Ngày xưa ở Việt Nam cố lắm thì năm một lần em về thắp hương được. Còn giờ ở nước ngoài bố mất 2 năm nay rồi cũng không về thắp hương được. Chắc phải mấy năm mới về thăm mộ một lần. Nên em nghĩ là chắc cũng phải suy nghĩ nhẹ đi về vấn đề mồ mả sau khi chết.