Dạ, em tiếp đây ạ
Các Cụ Mợ chắc còn nhớ, năm 1989, kỷ niệm tròn 200 năm Chiến thắng của Đức vua Quang Trung, đại phá quân Thanh, chúng ta đã xây dựng Tượng đài Vua Quang Trung ở khu vực Gò Đống Đa
Năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Công viên văn hoá Đống Đa (Hà Nội) được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa theo quyết định số 2308 QD/UB ngày 12-5-1990 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hoá nhằm ghi nhớ công ơn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm hai khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày... và khu vực gò.
Khu vực thứ nhất có diện tích 15.200m2 bao gồm tượng đài, hai bức phù điêu, nhà trưng bày...
Nếu vào công viên từ phố Đặng Tiến Đông, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ đứng sừng sững, uy nghi, lưng đeo gươm. Tượng đài vua Quang Trung cao 14,65m, làm bằng chất liệu bê tông cốt thép nặng đến 200 tấn, được ốp đá hoa cương và phun vảy đồng. Phía dưới chân tượng đài là chiếc lư hương bằng đồng đúc. Sân khấu rộng, được lát đá hoa cương và các đường băng, thảm cỏ, cây xanh. Phía bên trái khu vực tượng đài cao 17m.
Còn hai bên phía sau của tượng đài là hai bức phù điêu, bức bên phải dài 30m, cao 4,5m (diện tích 135m2), bức bên trái dài 17m, cao 4,5m (diện tích 77,4m2). Đây là hai bức phù điêu mô tả trận đánh của quân và dân ta dưới sự chỉ huy tài tình về quân sự của Quang Trung tấn công thần tốc vào giải phóng kinh thành Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu. Hình ảnh đoàn quân hùng mạnh trên những bức phù điêu như làm sống dậy không khí hào hùng của đoàn quân năm xưa. Mặt sau của hai bức phù điêu được ốp đá hoa cương, có ghi lời hịch của vua Quang Trung, sơ đồ trận đánh, triện đồng... Tất cả đã tạo cho cảnh quan khu vực tượng đài uy nghi, rộng lớn, để tổ chức lễ hội hàng năm và các hoạt động văn hoá văn nghệ.
Có thể thấy, Đức Quang Trung uy nghiêm, lẫm liệt, tay cầm đốc gươm, gươm trong vỏ - ý là đã ngưng binh đao, nhưng Uy dũng vẫn lồng lộng, sẵn sàng vung gươm khi cần
Phía sau Ông, là binh mã tượng xe, sỹ tướng hùng hậu
Mắt Ông nhìn thẳng, dũng khí ngời ngời
Nhưng các Cụ Mợ đã có lúc nào nghĩ đến vị trí của Tượng Đài không? Tại sao lại có hướng chênh chếch mà không phải là nhìn thẳng vuông góc ra đường Đặng Tiến Đông như hầu hết các công trình khác?
Khi nhìn trên bản đồ tổng quan, các Cụ Mợ sẽ thấy, có lẽ không phải chỉ là sự ngẫu nhiên ạ
Các nội dung xung quanh em xin phép không được post, vì toàn bộ chỉ là những câu chuyện truyền miệng, dân gian, truyền thuyết ... về việc kiến trúc của tòa nhà chính, về những chuyện tâm linh xung quanh, và về ý nghĩa Tâm linh của những kiến trúc này .... là 1 câu chuyện của Ta và Bạn ...từ hàng ngàn năm, rồi từ hàng trăm năm ..... đấu tranh, kiềm chế, hóa giải .....