Qua các tài liệu rải rác về khu vực này, thường được nhắc đến với phạm vi từ Ô Chợ Dừa xuống đến Ngã Tư Sở, mở hai bên từ Phạm Ngọc Thạch đến sát Sông Tô Lịch (nay là ngầm chảy dưới đường Yên Lãng), thì khu vực Gò Đống Đa, đường Thái hà, ĐH Thủy Lợi, ĐH Công Đoàn, khu Nam Đồng là các cánh đồng ruộng trải rộng, nằm giữa hai khu làng xóm dân cư, là cụm dân cư chạy dọc theo đường Đê La Thành (Làng Nam Đồng) và cụm dân cư nằm ven phía Ngã Tư Sở - Láng (làng Khương Thượng - thật ra là cụm Khương Thượng, Trung, Đình, phía bên này là làng Láng, cũng tương ứng 3 làng Láng Thượng, Trung, Hạ)
Đoạn ở giữa, cứ tạm coi là: Theo hướng Bắc Nam thì từ đâu đó khoảng Hồ Đắc Di hiện nay chạy đến qua ĐH Thủy Lợi, chớm vào Khương Thượng, sát Ngã Tư sở: đó chỉ là cánh đồng, mở rộng hai phía Đông Tây là hết phố Chùa Bộc và bên này là chạm đến sông Tô Lịch (Phố Yên Lãng, Hoàng Cầu ngày nay)
Trên bản đồ này, phần hình màu vàng em khung lại là 4 cạnh gồm:
Cạnh phía Tây : Phố Yên Lãng, Hoàng Cầu chạy từ đường Láng (cụm dân cư 3 Làng Láng) lên đến Đê la thành, bản chất ngày xưa là sông Tô lịch
Cạnh phía Bắc: Là đường Đê La Thành chạy từ Hoàng Cầu ra đến sát Đình Kim Liên (Thăng Long Trấn Nam Đại Vương), là cụm dân cư Làng Nam Đồng, Làng Kim Hoa
Cạnh phía Đông: Là đường Phạm Ngọc Thạch chạy từ điểm gần Đình Kim Liên đến sát Trường Chinh, là khu vực dân cư Tam Khương
Cạnh phía Nam : Là trục Trường Chinh - Láng, đây là lũy ngoài bảo vệ phía Nam thành
Như vậy, khu vực chiến trường Đống Đa nơi Vua Quang Trung đại phá quân Thanh nằm lọt trong khoảng không gian từ phía ngoài Thành (Đê La Thành) đến phía trong Lũy (đường Láng)
Đây là vùng đồng ruộng rộng lớn khi đó
Nhìn trên bản đồ, các Cụ Mợ chú ý sẽ thấy, vị trí Gò Đống Đa nằm ở trung tâm (mắt) của Trận