Nơi ấy là Trường Sa

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Bỏ qua những loại vớ vẩn chọc ngoáy, cao giọng dạy đời và cả sự thờ ơ của Mind - Moqd, khi muốn OF thực sự trong sạch vững mạnh, được sự động viên - cổ vũ của những OF chân chính, đặc biệt là các bác Cựu chiến binh và mọi người thực sự hướng ra Trường Sa, nhà cháu kể tiếp.

Đề nghị các bác góp chuyện cùng và yêu cầu những người khác có thái độ trân trọng khi hướng đến Trường Sa (Vai trò của Mind - Mod đấy, bởi với kiểu thờ ơ, bỏ mặc người lập - người xem muốn làm gì thì làm thế này, sẽ chẳng ai viết bài cho OF nữa đâu. Nhà cháu đã kể rồi, sẽ cố gắng kể hết chuyến đi với mọi người).
-----------------------------
Hành trình Đá Lát: MẶN TỪNG LÁT ĐÁ


Đá Lát là điểm ghé thăm và làm việc giữa hải trình Trường Sa.

Buổi sáng, tàu cập cảng Trường Sa Lớn để phần lớn Đoàn Công tác lên đảo làm việc.


Nhóm còn lại chừng 30 người, ở lại tàu, tiếp tục lênh đênh Hơn 2 tiếng đồng hồ từ Trường Sa Lớn, sang Đá Lát và lại lạch tạch ngồi xuồng ca nô kéo của tàu, gượng nhẹ qua bãi san hô rộng mênh mông, vào thăm điểm đảo chìm, bé tý như mắt muỗi đang dần nhô lên ở phía bung biêng trời nước.


Đảo Đá Lát nằm ở 8038’30” vĩ độ bắc, 1110 40’30” kinh độ Đông, cách đảo Trường Sa 14 hải lý về phía tây, cách Cam Ranh 248 hải lý.

Đây là đảo gần đất liền nhất trong Quần đảo Trường Sa.


Đảo Đá Lát là bãi san hô khép kín, phía trong có 1 hồ. Khi nước thuỷ triều lên, bãi Đá Lát nằm chìm trong nước biển, khi thủy triều xuống, những bãi nhỏ và đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước.

Đảo Đá Lát có nhiều xác tàu đắm đều nằm trên các bãi cát, nên từ xa mắt thường và Ra đa dễ dàng nhận ra đảo.

Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tư lệnh Hải quân về thực hiện nhiệm vụ CQ88, **** uỷ, chỉ huy Lữ đoàn 146 đã khẩn trương tập trung, triển khai hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đúng 9 giờ 30’ ngày 05/02/1988 dưới sự chỉ huy của đồng chí Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, tàu HQ-611và HQ-712 đã đến Đá Lát triển khai công binh làm nhà cao chân.


Trong quá trình làm nhà ta đã triển khai 3 tổ chiến đấu trên các tàu bị cạn.

Với tinh thần khẩn trương, ngày 20/02/1988 anh em đã xây dựng xong nhà cao chân trên bãi Đá Lát và bàn giao cho cán bộ, chiến sỹ bảo vệ đảo.

Năm 1991, Công ty Bảo đảm Hàng hải Việt Nam đã xây dựng trên đảo ngọn Hải đăng.

Từ đó hình ảnh người chiến sỹ Hải quân và ngọn Hải đăng Đá Lát hoà quyện vào nhau bảo vệ sự bình yên của các con tàu Việt Nam và bạn bè thế giới, bảo vệ sự bình yên của biển trời Tổ quốc Việt Nam.


Hiện nay, đảo Đá Lát đã được xây dựng nhà ở kiên cố, có hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời góp phần nâng cao đời sống, đưa cán bộ, chiến sỹ trên đảo về gần đất liền thân yêu hơn nữa.

Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Lát từng bước được cải thiện. Đảo được trang bị máy thu hình, hệ thống Karaoke kỹ thuật số hiện đại. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam đã giúp cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới.


Nói đến Đá Lát, phải kể đến 3 đặc trưng: Diện tích nhỏ nhất, sách vở nhiều nhất và bãi san hô nhiều "nghêu sò ốc hến" nhất.



Lạ! Chả ở điểm đảo chìm nào, sách vở nhiều như ở Đá Lát: Tủ sách đóng bằng gỗ thùng đạn ngoài hiện, sát cầu thang hẹp lên xuống; sách xếp đầy tràn phòng Hồ Chí Minh bé tin hin, che hết cả những khung tròn - bầu dục - vuông in logo la liệt, biểu tượng của các thể loại quà tặng của tỉnh thành - Bộ ngành mang ra tặng đảo, cứ như thể cái điểm đảo bằng mắt muỗi này là Bảo tàng, nơi trưng bày hiện vật; sách xếp tầng trong phòng ngủ, dưới chân giường cá nhân chả đủ 1 người nằm nghiêng...

Tò mò hỏi Đại úy Phượng, Chỉ huy trưởng: "Sao nhiều sách thế?".



Phượng cười, mặt hơi ửng đỏ dưới màu đen da mặt khô không khốc: "Thì Đoàn nào ra cũng tặng đến mấy thùng sách, anh em khênh è cổ. Sách để đấy, riết rồi cũng quen đọc. Đọc xong thì lại xếp, cũng là cách để bộ đội có... việc làm!" khiến mình lạ lùng:



Thời buổi Công nghệ Thông tin, đảo có sóng Viettel, a lô phát, vào mạng phát là cả đống sự kiện ngồn ngộn, thế mà vẫn có khối người vẫn nghĩ bộ đội "ăn lông ở lỗ", hì hục khuân ra từ sách báo cũ cho đến... rách nát, làm bộ phận hàng quà trong bờ, đến lính tàu rồi lính đảo, tướt bơ phân loại, bốc vác. Mấy thứ này, chuyển thành rau củ quả tươi hoặc card Viettel cho bộ đội gọi điện về thăm nhà, thích gấp tỷ lần...



Ở Đá Lát, gì thì gì cũng phải nhắc đến chuyện "nghêu sò ốc hến".

Cũng bởi xa xôi, tách biệt lại nằm trên bãi san hô rộng ngút ngát, mỗi khi thủy triều xuống, cả bãi san hô và đá san hộ lộ ra, nhô hết lên mặt nước nên các thể loại tôm cá, ốc sò ngu ngơ líu ríu không theo con nước ra biển, cứ tênh hênh nằm ngửa nằm nghiêng nhìn giời và chờ... bộ đội rảnh rỗi, giết thời gian chạy ra bắt cải thiện.



Đừng nghĩ là bộ đội thèm ăn hải sản.

Sống ở biển, giữa bãi san hộ được ví như "vựa hải sản tươi sống", có khi nhìn hải sản là buồn nôn (nhưng vẫn phải cắn răng mà nuốt, bởi nếu không lấy gì mà... ăn), việc đi nhặt ốc chủ yếu để phục vụ "tiếp khách".



Thật: Mấy năm nay, cứ mỗi mùa thăm nom (tháng 3-5), liên tục các Đoàn đủ các thành phần, bộ ngành, tỉnh thành, lớn bé già trẻ lốc nhốc ngồi tàu Hải quân, được bộ đội trần lưng phục vụ từ răng tới rốn, ra thăm đảo.

Chả hiểu sau chuyến đi cả chục ngày trời, mấy chục phần trăm phát huy tác dụng "tuyên truyền biển đảo", nhưng điều thấy chắc là đến điểm đóng quân nào, người ta cũng lùng tìm "đặc sản" hòng mang về đất liền, chắc để biết tặng - cười khoe.



Lên đảo nổi thì nhăm nhăm vặt quả bàng vuông, dù quả mới nhú, xanh run rẩy.

Trèo nhà giàn thì dáo dác xin... cá khô, cá tươi.



Vào đảo chìm, hoặc là liều mạng phi xuống mép bê tông tìm san hô - vỏ ốc, hoặc là năn nỉ bộ đội xin những thứ đó, anh em đã dành dụm mang về đất liền cho người thân...

Với Đá Lát, chuyện bị xin chẳng bao giờ tránh khỏi và bộ đội mình thì lại hiền lành, chả để ai trách móc - buồn phiền điều gì, nên cứ ai cất tiếng xin, là lộn ngược ba lô - dọn sạch gầm giường, gói cẩn thận tặng khách.



Cho hết rồi, lại áy náy sợ Đoàn khác đến, xin mà không có để kỷ niệm, nên cứ cuối ngày, giờ được nghỉ đấy nhưng bộ đội vẫn quần đùi - giầy vải, lội xuống biển, chịu san hô cứa vào người sắc như dao cạo, bắt nhặt từng con ốc, mẩu san hô mang về nâng niu đánh rửa, ngâm treo chờ khách ra để biếu tặng - ngẩn ngơ.



Sức lính để giữ đảo, trông biển, canh trời và cả những hoạt động ngoài "chế độ" là thế đấy, nhưng lên đảo, mấy ai thực tìm hiểu xem bộ đội ăn gì, sống như thế nào, ngoài những điều viết trong báo cáo và trò chuyện khơi khơi?..

Ở Đá Lát, đảo nhỏ hơn cả các đảo chìm khác (do xây từ nhà xưa, dạng Nhà lâu bền thế hệ cũ), nên căn bếp bên cửa trái cũng bé tý, cửa ton hỏng chốt nép sau ụ súng 12ly7.

Khom người chui vào bếp, 1 nồi quân dụng vẫn đang lâm râm sôi trên bếp dầu nhỏ lửa khẽ khàng.



Mở vung, khoai tây hầm với bì heo đang lục xục sôi. Cậu chiến sĩ tên Hiển quệt mồ hôi: "Biết tàu ra, chúng cháu nấu nốt mấy củ khoai và ít bì - thịt heo, ăn dè từ tháng trước. Vừa nãy, các anh trên tàu có gửi mấy bao rau củ, thỏa sức... uống nước luộc rau trưa nay!".



Mâm mê túi hạt giống rau trên tay, Hiển bảo: "Lẽ ra là phải trồng rau khay rồi đấy. Nhưng dịp này, phải huấn luyện căng thẳng, lại tập trung củng cố đảo trước mùa mưa bão từ tháng 6 đến cuối năm, nên không có thời gian!" và nhấp nhổm: "Chú yên tâm, mấy hôm nữa chúng cháu sẽ tập trung trồng rau và chăm rau. Đừng lo tụi cháu thiếu rau tươi, ít nhất thì cũng quen với măng hộp - giá đỗ rồi!"...

Hiển nói an ủi thế thôi, chứ mình đã tìm và biết:

Mùa này biển bắt đầu động, khay rau mầm kê cẩn thận trên giàn dáo mép đảo, để sẵn con dao "thu hoạch", tận dụng đến từng sợi rễ và khía đều đặn trên mép khay, chia bữa - chia ngày.



Trong "Vườn rau Thanh niên", những khay mới xếp thành vườn, để khách đất liền ra ngắm yên tâm, chứ có khi khách chưa ra tới tàu, bộ đội đã lụi hụi bê vào nhà cất che cẩn thận và rau tươi chỉ được anh nuôi chi dùng khi ai đó ốm đau...

Nhiều khách đất liền ra Đá Lát, sau khi đã han hỏi đủ chuyện dưới biển trên trời thường quay sang vặn vẹo: "Sao lại gọi là Đá Lát".

Bộ đội vốn thật thà, không biết đành cười, nói: "Cháu không biết!" khiến khách quay ra đoán già đoán non: "Chắc đá ở đây có đá, có lát như thể vân gỗ, làm sập gụ - tủ chè?"...



Ít ai biết rằng: Ở điểm đảo chìm nhỏ nhoi nhất Quần đảo này, từ con ốc kỷ niệm, ngụm nước khát lòng, rễ rau giòn dịu, thành lô cốt dày vững chãi cho đến vụn san hô tuy vỡ rồi nhưng vẫn sắc như dao cạo... - Hết thảy đều đẫm mồ hôi và có khi là máu của những người lính phòng thủ đảo, những thế hệ Công binh cần mẫn đêm ngày.



Mồ hôi đổ xuống từng viên đá, vụn san hô và bạc trắng, mặn chát từng lát đá ở đảo, nên đảo mới được gọi là Đá Lát yêu thương...
 
Chỉnh sửa cuối:

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,994
Động cơ
408,085 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Em theo dõi thớt này của cụ 3Gai ngay từ đầu, em hiểu được tâm huyết của cụ dành cho thớt này. Những ý kiến đa chiều có thể làm cho thớt sôi nổi hơn và cũng phần nào làm cho chúng ta hiểu thêm 1 phần về nhận thức của từng thành viên về 1 vấn đề hết sức nghiêm túc.
Phải nói rằng, nỗi khó khăn vất vả của những lính ở TS mới phản ánh được 1 phần của những người lính nói chung. Cũng như cụ 3 Gái, em được chứng kiến những hy sinh gian khổ của người lính ở Biên giới, hải đảo (bọn em vừa kỷ niệm 30 năm ngày nhập ngũ). Bất cứ thời kỳ nào thì người lính luôn phải đương đầu với những gian khổ đó.
Em chỉ tiếc rằng, đã có những giai đoạn khá dài, chúng ta quên đi sự hy sinh của người lính, nhất là người lính ở biển đảo.
Cụ 3 Gái! Cám ơn cụ rất nhiều!
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Em theo dõi thớt này của cụ 3Gai ngay từ đầu, em hiểu được tâm huyết của cụ dành cho thớt này. Những ý kiến đa chiều có thể làm cho thớt sôi nổi hơn và cũng phần nào làm cho chúng ta hiểu thêm 1 phần về nhận thức của từng thành viên về 1 vấn đề hết sức nghiêm túc.
Phải nói rằng, nỗi khó khăn vất vả của những lính ở TS mới phản ánh được 1 phần của những người lính nói chung. Cũng như cụ 3 Gái, em được chứng kiến những hy sinh gian khổ của người lính ở Biên giới, hải đảo (bọn em vừa kỷ niệm 30 năm ngày nhập ngũ). Bất cứ thời kỳ nào thì người lính luôn phải đương đầu với những gian khổ đó.
Em chỉ tiếc rằng, đã có những giai đoạn khá dài, chúng ta quên đi sự hy sinh của người lính, nhất là người lính ở biển đảo.
Cụ 3 Gái! Cám ơn cụ rất nhiều!
Cảm ơn bác - Một Cựu Chiến binh đáng kính!.
 

trabi s

Xe tải
Biển số
OF-187185
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
495
Động cơ
337,208 Mã lực
Chào mừng cụ đã trở lại.Thanks!
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
3,878
Động cơ
539,634 Mã lực
Sức lính để giữ đảo, trông biển, canh trời và cả những hoạt động ngoài "chế độ" là thế đấy, nhưng lên đảo, mấy ai thực tìm hiểu xem bộ đội ăn gì, sống như thế nào, ngoài những điều viết trong báo cáo và trò chuyện khơi khơi?..

Mở vung, khoai tây hầm với bì heo đang lục xục sôi. Cậu chiến sĩ tên Hiển quệt mồ hôi: "Biết tàu ra, chúng cháu nấu nốt mấy củ khoai và ít bì - thịt heo, ăn dè từ tháng trước. Vừa nãy, các anh trên tàu có gửi mấy bao rau củ, thỏa sức... uống nước luộc rau trưa nay!".
Đọc những dòng này mới thấy sự vô tâm của những người ra thăm đảo chỉ để chụp ảnh và xin những món quà mà người lính mất bao công sức mới có được để mang về cho người thân mà chả quan tâm đến các anh sống ra sao, ăn ở như thế nào.
Và sao mà thấy thương những người chiến sĩ nơi đảo xa thế.
 

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,994
Động cơ
408,085 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Bên em có 1 đơn vị làm nhiệm vụ giống như những người lính ở TS, phiên hiệu là H16, chắc cụ 3 Gái cũng biết. Không có từ ngữ nào tả nổi sự vất vả, hiểm nguy của họ. Khi trở về đất liền, về thăm vợ con, họ cứ như người từ hành tinh khác. Rất khó để làm quen được với cuộc sống hàng ngày ngay trong tổ ấm của mình. Từ ăn uống, ngủ nghỉ họ đều khác với người bình thường( đêm nằm chung với vợ không ngủ được vì không quen nằm chung giường, nói thật thì sợ vợ dận, không nói ra thì mất ngủ dài dài...).
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Tiếp hành trình đến với đảo chìm Len Đao
------------------------------------------------

Ở nhiều đảo chìm ngoài Trường Sa, khách được lên thăm các vọng gác trên nóc đảo, tinh ý sẽ thấy vài sợi dây ni lông chằng chịt trên chòi, treo đầy những vỏ hộp, ống bơ và chiến sĩ trực canh, khi nào cũng nắm tay lên sợi dây đó, nhất là khi trực canh ban đêm.

Lý do rất đơn giản nhưng cũng rất khốc liệt: Nếu trong trường hợp địch đánh chiếm đảo, tiêu diệt chiến sĩ trực canh bằng súng bắn tỉa, giảm thanh thì khi ngã xuống, ngón tay người lính vẫn kịp kéo dây, gây tiếng động báo cho đồng đội...



Trên vọng gác của đảo đá Len Đao, bao năm nay cũng có những sợi dây ni lông treo đầy vỏ hộp, ống bơ như thế.

1/ Đảo Len Đao cùng với 2 đảo đá Cô Lin và Gạc Ma (Gạc Ma hiện do Trung Quốc chiếm giữ trái phép) nổi như 3 cạnh của hình tam giác, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đường tiếp tế của Hải quân Việt Nam cho các điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa.



Len Đao nằm ở vị trí 90 45’ 40” độ vĩ bắc; 1140 21’ 50” độ kinh đông, cách đảo Cô Lin 6,4 hải lý về phía Đông, cách đảo nổi Sinh Tồn 6,5 hải lý về phía Đông Nam.

Đảo được hình thành nhờ bãi san hô nổi có dạng hình tròn, đường kính khoảng 1,7 hải lý.

Bề mặt tương đối bằng phẳng, khi thuỷ triều xuống thấp bãi san hô nổi lên khoảng 0,5 m, khi thuỷ triều lên cao bãi ngập khoảng 1,8m chất đất chủ yếu là cát và đá san hô.

Bãi cát san hô quanh đảo lấy tâm là nhà lâu bền, cứ xoay một vòng là hết một năm. Vào tháng 3, tháng 4 gió mùa Đông Bắc bãi cát dịch chuyển về phía Tây Nam của đảo.


Đảo chìm Gạc Ma, Trung Quốc tấn công - đánh chiếm của ta ngày 14/3/1988, sau khi đã bắn chìm 3 tàu vận tải quân sự của Lữ đoàn 125 và bắn chết 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng, củng cố đảo Gạc Ma. Hiện tại, phía Trung Quốc biến Gạc Ma thành căn cứ quân sự kiên cố, khả năng phòng thủ rất cao...

Vào mùa gió Tây Nam bãi cát lại dịch chuyển về phía đông bắc của đảo. Hàng năm bãi cát càng nhiều nên thềm san hô dần mất đi do vậy việc đánh bắt hải sản của đảo gặp rất nhiều khó khăn.

2/ Nói đến Len Đao, không thể không nhắc đến Chiến dịch Bảo vệ chủ quyền năm 1988 (CQ-88) của Quân chủng Hải quân.

Những người lính biển vẫn nhớ: Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 do Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao, trước 6 giờ ngày 14/3/1988. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ sáng ngày 14/3/1988 và cắm cờ Việt Nam trên đảo.


Tàu Hộ vệ tên lửa của TQ tại vùng biển Len Đao - Cô Lin - Gạc Ma. Thằng này thấy tàu nhà cháu xuất hiện là báo động, nhổ neo và sẵn sàng cơ động..

Ngay sau thời điểm này, ở phía Gạc Ma - Cô Lin, các tàu chiến đấu Trung Quốc đã bất ngờ nổ súng vào phân đội Công binh Hải quân đang xây dựng trên đảo Gạc Ma, bắn cháy - chìm 2 tàu vận tải của ta, làm 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân hy sinh, bắt sống 9 người và chiếm đảo Gạc Ma.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam khiến tàu bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15/3/1988.

Trước tình hình ngày càng phức tạp, yêu cầu giữ đảo ngày càng khẩn trương và bí mật, Đại tá Lê Văn Thư Chỉ huy trưởng Vùng 4 trực tiếp chỉ huy lực lượng xây dựng nhà cho đảo.


Tàu Hộ vệ tên lửa của TQ trực tại đảo Gạc Ma

Ngày 9/7/1988, nhà đã làm xong và bàn giao cho cán bộ, chiến sỹ Len Đao bảo vệ đảo...

3/ Trước hôm tàu rời Quân cảng Cam Ranh, mình lếch thếch ra chợ Mỹ Ca mua cả chục kg ớt, chanh tươi, bưởi chua, đóng gói mang xuống tàu, khiến các chú đi lần đầu nhìn mình như thể nhìn mấy anh em cửu vạn ngoài chợ Long Biên.



Lại thêm cả chục thùng rượu Vodka Men in dấu đỏ chót "Quà biếu tặng - Không được bán" của lão Kinh Kha từ Hưng Yên gửi tặng Đoàn Công tác và nếu có thể thì... nhấm nháy cho đảo chút tý ty (vì ngoài đó, lệnh cấm bia rượu ban hành từ lâu, được tuyệt đối chấp hành, chỉ được sử dụng chút chút dịp Lễ Tết gọi là, cho bộ đội đỡ nhớ nhà), được đóng gói kín mít trong túi bảo quản đen sì, nên đám tò mò "áo hoa quần màu", xoành xoạch chụp ảnh từ lúc mới đặt chân đến Cam Ranh, càng ngạc nhiên không hiểu.



Thế nhưng khi chuẩn bị vào Len Đao, thấy mình xách túi ớt, chanh, bưởi tươi xuống đảo, các anh chị "áo hoa quần màu" mới à lên, ra vẻ thông hiểu.

Mà có là đầu đất mới không hiểu là bộ đội đảo chìm thiếu cái gì, khi đóng quân ở cái nhà gọi là lâu bền cho oách, chứ thực ra là dạng lô cốt bê tông, nhô lên ở giữa biển xa kia.



Ở đảo nổi đã cực, ở cái lô cốt xây trên bãi san hô ngập nước này, sự cùng cực còn tăng lên gấp vạn lần. Thứ duy nhất không phải chở từ đất liền ra là nắng, gió và không khí.

Thứ để nuôi sống con người, sau nữa là mấy con cá nhỏ lờ vờ mắc cạn ngay rìa đảo, được nhặt vội vàng khi nước rút chiều hôm.

Lạch tạch ngồi trên xuồng chuyển tải vào đảo, khối "áo hoa, quần màu" nghiêng hết mặt xuống biển, nhìn làn nước trong vắt, nhìn rõ đáy và hít hà chỉ trỏ san hô nhiều màu, ao ước có thể nạy được lên mang về Hà Nội ngắm chơi.



Ừ! Đẹp thế đấy, nhưng cái đẹp này không ăn được, không nuôi sống con người được và hôm nay nó vẫn còn đẹp, là phải đổi bằng máu - tính mạng của bao lính trẻ...

Mà đâu chỉ có máu đã đổ xuống, ngay lúc này những chủ đảo Len Đao cũng đang chắt máu mình vào cuộc sống thiếu thốn, gian truân mà không biết trước sẽ phải bỏ mạng, lúc nào.



Cậu chiến sĩ người Ninh Thuận, ở Len Đao đã gần 1 năm nay khi thấy mình lọ mọ mở thùng nước dự trữ, biết ngay loại thổ công thổ địa nên cười tươi, hở răng trắng lóa: "Mấy hôm trước có mưa, tụi em bịt cả giao thông hào, lô cốt làm chỗ... trữ nước, nên các anh cứ yên tâm rửa tay!".

Nói thế chứ, ở ngoài này nước được ví như máu, họa có lơ đãng - vô tình đến cấp gần Trâu Quỳ, mới rửa mặt - kỳ chân bằng nước ngọt của lính, chỉ sau có chặng đường ngồi xuồng chuyển tải từ tàu vào đảo.

Chui vào bếp với lính, họng cứ khô lại khi thấy đống vỏ đồ hộp cà, măng, rau, dưa, thịt, cá, hoa quả... được giấu kỹ phía sau chạn bát.



Thấy mình sờ những vỏ hộp nào được rửa sạch, mài nắp nhẵn nhụi, cậu chiến sĩ ngượng nghịu: "Để hôm nào mưa, mang ra hứng nước. Nếu không thì cũng để trồng rau hoặc làm dây báo động!" và thú thật: "Cất đi kẻo các anh chị nhìn thấy, lại thương lính gian khổ!".

Rõ khổ!. Khổ đến cùng cực mà cũng phải giấu, không cho khách biết.

Mình thì lạ gì: Lính đảo chỉ được tắm 2 ngày 1 lần và phải tắm bằng nước mặn, xong mới đứng vào chậu, tráng người bằng 1 ca nước ngọt để lấy nước tráng tưới rau.

Đặc biệt ngoài đảo chìm, lính ta không có khái niệm... xà phòng tắm, bởi nước có xà phòng tưới vào, rau chết sạch.



Ở Len Đao, đến đâu cũng thấy rau trồng tận dụng: Treo trên cửa; kề bên ụ pháo; vắt vẻo trên mặt nước; rậm rạp trên sân thượng...

Rau hình như sống bằng mồ hôi, nước mắt của lính nên thân gầy mà lá cứ xanh rời rợi, trong cẩn thận bịt bùng cót ép, gỗ thùng đạn, tránh gió biển chực luồn lách thổi bung.

Nhiều rau thế, nhưng cũng chả dám ăn. Mỗi ngày, nhà bếp chỉ dám vặt vài cọng, cẩn thận cho vào nước sôi nấu thành canh lõng bõng toàn nước là nước, chia nhau từng mẩu lá chín, ăn cho mát ruột, chống táo bón. Thức ăn còn lại, ngày qua ngày, quay đi quay lại là đồ hộp, đồ đông lạnh và... đồ khô.



Len Đao nuôi rất nhiều chó, nhưng đặc biệt không bao giờ thịt chó.

Anh em bảo: "Chúng sống với mình, gian khổ cùng mình như thể đồng đội mình, người thân của mình, ăn thịt sao được!" và kể: Chó còn làm nhiệm vụ canh gác đảo ngày đêm. Nhất là chống biệt kích, người nhái ban đêm định tập kích đảo ban đêm...

Rời đảo, mình lấn bấn ở lại chờ chuyến cuối cùng. Mấy anh em đứng nói chuyện với nhau, bạn đồng hương sống trên đảo đã gần 1 năm mới thú thật: "Ông cho tôi xin điếu thuốc!".



"Ơ! Sao lúc nãy mời không hút?". Đồng hương mình ngượng nghịu: "Có các Thủ trưởng và khách nên không dám. Giờ nói chuyện lâu, biết chất đồng hương nên mới xin điếu cho anh em cùng hút. Đảo hết thuốc lá từ 2 tháng nay rồi, thèm lắm!".



"Sư bố đồng hương. Đã là dân thành phố Hoa cải đỏ với nhau, lại còn khách khí?" - Nói bậy thế, nhưng nước mắt cứ rưng rưng: Bộ đội Trường Sa mình là thế đấy. Gian khổ, thiếu thốn chỉ căng mình chịu đựng, giấu hết đi dù đó là những chuyện rất bình thường, để người thân - đất liền yên tâm.

Quay sang cậu em Vinh Hải, PV Báo Lao động cũng đang thẫn thờ nghe chuyện. Vinh Hải nhanh nhảu: "Em còn 1 cây thuốc lá, xin được tặng các anh trên đảo!!".

Ừ! Cảm ơn Hải rất nhiều, ít nhất là tuy không biết hút thuốc nhưng cũng chuẩn bị được mấy cây thuốc Thăng Long đặc sệt chất Hà Nội, tặng cho anh em.

Xuồng chuyển tải về đến tàu, mình tót lên phòng lục lọi, còn đúng 1 thùng bưởi, hoa quả, chanh... dành cho cả chuyến đi. Gói lại hết và chuyển xuống cho đảo, cho đồng hương.

Thế là anh em mình có thuốc lá, có hoa quả tươi và chanh ớt tươi, thêm mấy chai rượu của lão Kinh Kha biếu tặng gửi lại cho đảo, để ấm lòng cả người đi kẻ ở.



Tưởng đã yên tâm, nhưng xuồng cập đảo rồi, mới đập đầu tiếc vì quên không sẻ nửa lọ muối vừng, cho đồng đội đang nhớ vị bùi vừng lạc đất liền. Trời ạ!. Cái đầu của mình sao ngu thế!..

Vẫy tay mãi, vẫn dùng dằng...



4/ Chào tạm biệt Len Đao, tay cứ bỏng lên bởi những bàn tay lính biển bóp chặt, níu mãi không rời, chợt nhớ đến 1 câu đáng nhớ nhất, bởi thật nhất trong bài viết giới thiệu dài ngoằng của Cục Chính trị Hải quân: "Trong hơn 20 năm qua, với lớp lớp cán bộ, chiến sỹ của đảo luôn đoàn kết, trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, mưu trí, dũng cảm, bình tĩnh, sáng suốt quan sát, xử lý tình hình, đập tan mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù".

Thương đồng đội, bao nhiêu năm chong mắt giữ đảo trước mưu đồ xâm chiếm của lũ tham lam, ở ngay sát nách.

Càng thương hơn khi những sự thiếu thốn, từ thứ nhỏ nhất cứ đeo đẳng những người lính biển mãi, dù với họ vẫn còn rất nhiều, rất nhiều tháng năm nữa, phải chong mắt giữ Len Đao...
------------------------------------------------------------------------

 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Bên em có 1 đơn vị làm nhiệm vụ giống như những người lính ở TS, phiên hiệu là H16, chắc cụ 3 Gái cũng biết. Không có từ ngữ nào tả nổi sự vất vả, hiểm nguy của họ. Khi trở về đất liền, về thăm vợ con, họ cứ như người từ hành tinh khác. Rất khó để làm quen được với cuộc sống hàng ngày ngay trong tổ ấm của mình. Từ ăn uống, ngủ nghỉ họ đều khác với người bình thường( đêm nằm chung với vợ không ngủ được vì không quen nằm chung giường, nói thật thì sợ vợ dận, không nói ra thì mất ngủ dài dài...).
Vâng! Em biết đơn vị này bác ợ!. Anh em xa nhà đã khổ, ở đảo hoặc trên các Trạm chốt biên giới - Ra đa còn khổ gấp vạn lần. Có những đc, sau vài năm về, không còn biết đến khái niệm phụ nữ nữa cơ, thương lắm.
 

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,895
Động cơ
418,995 Mã lực
Đọc bài kể khổ hộ lính đảo của cụ 3Gai em thấy các lãnh đạo Bộ QP và binh chủng HQ cần phải xem xét lại việc cung ứng vật chất cho chiến sĩ của mình. Bây giờ phương tiện giao thông không phải quá khó khăn như xưa, cần phải có tàu vận tải thường xuyên cung ứng, thậm chí có thể sử dụng trực thăng để làm việc này để bớt đi phần nhọc nhằn của các chiến sĩ biển đảo.
Xem hết nỗi khổ của người lính đảo em mới thấy mình vô tình, bạn em là đoàn phó một đoàn văn công quân đội, trung bình cứ vài năm lại ra biểu diễn phục vụ chiến sĩ ngoài đảo một lần. Cách đây hai tháng bọn họ cũng vừa đi TS xong, lần sau nhất định em phải vận động anh em bạn bè và người thân ủng hộ quà cáp để nhờ họ gửi ra đảo cho các anh em.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vâng! Em biết đơn vị này bác ợ!. Anh em xa nhà đã khổ, ở đảo hoặc trên các Trạm chốt biên giới - Ra đa còn khổ gấp vạn lần. Có những đc, sau vài năm về, không còn biết đến khái niệm phụ nữ nữa cơ, thương lắm.
Hị hị, em vừa nhận được PM của 1 Ofer làu bàu vì em mắng các em chân dài và cho rằng em phán xét 1 chiều đấy cụ 3 Gái ạ:)) Thôi, em trả thớt cho cụ kẻo vớ vẩn lại ăn đá oan:))
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Hị hị, em vừa nhận được PM của 1 Ofer làu bàu vì em mắng các em chân dài và cho rằng em phán xét 1 chiều đấy cụ 3 Gái ạ:)) Thôi, em trả thớt cho cụ kẻo vớ vẩn lại ăn đá oan:))
Kệ họ bác ợ!. Đã được xem, được nghe mà còn bày đặt trò ý kiến ý cò, quan điểm này khác hay chọc ngoáy vớ vẩn, thì cũng chỉ thuộc dạng ném đá hội nghị thôi. Không thèm chấp!
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Em tiếp tục đến Nam Yết, các bác CCB và đồng đội ợ:
-------------------------------------------------------------------------------------------
XANH MỘT MÀU NAM YẾT


Tàu đến Nam Yết lúc đầu chiều, nắng chang chang làm khô cong con tàu toàn những sắt là sắt và hừng hực dầu mỡ, súng ống.

Chỉ có dịu mắt, mềm lòng lại khi đứng trên boong nhìn vào đảo phía xa ngái biển bờ bởi màu xanh rời rợi của cây lá, lan ra tận mép sóng thẳm xanh.

Mình đến Nam Yết mấy lần trước, toàn tành tạch ca nô chuyển tải từ tàu vào đảo, bộ đội đứng chờ cả tiếng đồng hồ, mới được cầm tay người đất liền, bởi ca nô của tàu loay hoay lượn qua bãi san hô, vòng vèo qua những hàng cọc chống đổ bộ nhô lên nhọn hoắt, trải dài ra tận mép xanh.



Mấy năm nay, được cả nước quan tâm nên các đảo đều được tặng xuồng CQ chạy veo veo trên sóng nên mình chả phải chịu tạch tạch, cứ khoác áo phao nhảy xuống xuồng, chạy ào chục phút, đã đặt chân lên đảo, khi níu tay đồng đội Nam Yết thân thương.



Nói về Nam Yết, để mọi người hình dung được, thì thế này:

Đảo nằm ở 10011’ 06” vĩ độ Bắc, 114o 21’ 30” kinh độ Đông, có hình bầu dục, bề ngang nằm theo hướng đông tây và thay đổi hình dáng theo mùa do tác động của sóng gió.

Đây là đảo nổi có diện tích lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa sau đảo Ba Bình, độ cao của đảo so với mực nước biển chừng 0,8m, chất đất trên đảo tương đối tốt, trải qua quá trình cải tạo nên đảo có nhiều cây cối tốt như mù u, phong ba, bàng vuông.

Qua thời gian và bàn tay cần mẫn, chăm chỉ lao động của cán bộ, chiến sỹ đã khoác cho đảo một màu xanh của cỏ cây bởi các loại như dừa, xoài, đu đủ… và một số giống cây thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, trong đó có cây nhàu, một loại cây thuốc quý, được người lính ở đây đặt tên cho nó là cây cà phê dại.



Cách đây hơn 30 năm trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử, sau chiến thắng vang dội của ta ở mặt trận Buôn Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa và một số tỉnh, thành khác.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải Quân, một bộ phận của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tiến ra giải phóng quần đảo Trường Sa.

Lúc 10 giờ 30’ ngày 27-4-1975 ta hoàn toàn làm chủ Đảo Nam Yết.



Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tượng trưng cho ý chí quyết chiến, quyết thắng đã phần phật tung bay trên mốc chủ quyền trong nắng, gió Trường Sa.

Và từ đó đến nay lớp lớp cán bộ, chiến sỹ đảo Nam Yết luôn phát huy truyền thống của Lữ đoàn Trường Sa anh hùng, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.



Hiện nay các công trình quốc phòng và dân sinh được xây dựng khá vững chắc, xung quanh đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng kiên cố, có bến cập xuồng, trên đảo đã có nhà 2 tầng và nhiều nhà kiên cố khác, bảo đảm nơi ăn, ở, làm việc cho cán bộ chiến sỹ, đảo có trạm thu phát tín hiệu truyền hình từ vệ tinh, hệ thống năng lượng gió và nhiều phương tiện phục vụ đời sống tinh thần cho bộ đội.

Tuy nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng, khí hậu ở đây không thuận lợi như ở đảo Trường Sa và đảo Song Tử nhưng nhờ ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn Đảo Nam Yết đã tự túc được nhu cầu rau xanh và một phần thực phẩm...



Tài liệu thì nói về đảo "cứng cựa" như vậy, còn mình thì chỉ nói: Đảo rất nhiều cây nên rất xanh mát, còn hơn ối nơi Hà Nội - Sài Gòn và những vùng trong đất liền ấy chứ.

Cứ nhìn màu xanh và xem lướt qua qua theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" của các Đoàn Công tác chợt đến chợt đi, loáng thoáng chừng 2-3 tiếng đồng hồ bao nhiêu mùa nay khiến bộ đội gặp mùa thăm, chỉ có ăn - đón đoàn - nhăn nhở cười - rặn ra chuyện để trả lời những người lần đầu ra tò mò háo hức... thì rút cục cây nào cũng bị "quy" là bàng vuông, phong ba, bão táp, muống biển.



Nhưng không phải cứ Trường Sa, cứ Nam Yết là chừng ấy cây vậy, mà còn rất nhiều màu xanh thân thuộc, như thể đất liền đầm ấm xanh tươi.


Đầu tiên là dừa. Loại cây này có từ hồi trước 1975, sau phát triển dần dưới tay mát của bộ đội, bây giờ đã có hơn 250 gốc, rải rác khắp đảo.

Mùa dừa ra hoa, chả kiếm đâu ra ong mật nên lũ muỗi - ruồi thi nhau phi lên cây thưởng thức, khiến bộ đội vừa lấp ló chui trong màn ngắm hoa dừa trắng, ngửi hương dừa thoảng vừa nhắm mắt nhắm mũi xua đuổi tụi côn trùng hóa ong thợ tham ăn.



Thích nhất là khi hái trái, mỗi phân đội gượng nhẹ bổ từng quá, hòa nước dừa với nước đun sôi để nguội, gọi là cho có mùi, rồi chia nhau ca nước to đùng, uống từng ngụm, người trước liếm mép, người sau quèn quẹt sau, thương thương là.

Sau dừa đến đu đủ.



May nỗi Nam Yết nhiều cây to, các loại cây nhỏ được thể sống nhờ, đan quyện với nhau như thể tấm lưới ngụy trang, che đủ tứ bề gió bão mùa mưa, nên những loại cây thân giòn như đu đủ, cũng được suất ăn theo, chả lo đổ cây gãy cành, giống bộ đội phải chui xuống hầm ngầm - công sự tránh trú bão như những đảo khác.

Có lẽ vì một phần được chở che, rèn luyện nên đu đủ có thân rất to, quả cũng rất lớn và ngọt thì thôi rồi. Buổi tối ở lại Nam Yết, đợi sáng mai tàu đón, mình ngồi bàn nước ngoài sân Sở Chỉ huy cùng anh Ngọc - Phó Tư lệnh Vùng 4, được BCH Đảo chiêu đãi 1 đĩa đu đủ thực to đùng, ăn vào ngọt lịm.



Cà rà hỏi chuyện, anh em nhấm nháy: "Một phần ngọt cũng là... chất bón tự nhiên!" khiến mình vỡ lẽ: Thảo nào cứ đi về phía đầu - cuối đảo, thấy mùi đặc trưng, hơn cả "nơi quê hương đang bước vào vụ mới", có bịt mũi gọi bộ đội Hóa học, cũng chỉ chụp mặt nạ phòng độc mà thôi.

Nói thế thôi, chứ ở đảo, từ bờ tường, gốc cây, lá rau đều thấm đẫm mồ hôi của Công binh từ bờ ra hay lính đảo 146 qua từng "tăng" đều đặn trát lên, thành sự xanh tươi và "đổi thay hoành tráng" như bây giờ.



Trung tá Hòa - Chính trị viên phó Đảo Nam Yết nhẩn nha kể: Nam Yết tuy điều kiện hơn các đảo chìm, nhưng rút cục đảo vẫn là đảo, rời tiếp tế vận tải ra, là mệt hết. Rau cỏ có thể trồng được, nhưng đất chật người đông, có tưới thuốc thần cũng chả lên kịp để cung cấp đủ 3 bữa/ngày.


Phương án truyền thống vẫn là tiết kiệm rau xanh, nước ngọt để... nhường chỗ cho rau củ quả hoặc là mang từ đất liền ra, bảo quản lâu dài hoặc là đồ rau củ hộp, ăn liên tục, người không quen xuống nằm Bệnh xá là cái chắc.

Cái sự nhường nhịn nhau từ cọng rau, giọt nước của lính đảo, nếu ai vô tâm sẽ chẳng bao giờ thấy.



Đêm ở lại đảo, anh em mang sẵn khăn tắm - xà phòng để cạnh, từ cán bộ đến chiến sĩ thi thoảng lại đảo qua nài nỉ: "Tắm miếng đi, nước dưới hầm mát lắm!", nhưng mình không đành lòng bởi chứng kiến cảnh mấy cậu chiến sĩ, 1 đứa gập hẳn người, chui lút đầu xuống bể nước, đứa khác túm chân sợ rơi, để múc lên từng gàu nước gượng nhẹ, miệng xô gõ vào thành bể khô không khốc.



Thịnh - Trưởng ban Tuyên huấn của Lữ đoàn 146 ghé tai: "Sáng mai anh em mình ra tàu tắm cũng được, ở đảo mấy tháng rồi chẳng có một hạt mưa!".

Đêm trên đảo, lâu lắm rồi mới có 1 đêm trọn vẹn ngồi dưới tán cây Phong ba ven đường từ cầu cảng vào cột mốc chủ quyền, nghe gió biển xào xạc đến chơi với lá, lặng tiếng sóng ì ầm níu kéo lân tinh sáng lấp lánh như mắt trẻ thơ tinh nghịch ùa vào nằm ườn trên cát, sao đêm nhấp nháy phía Tây trong mắt bạn tựa như nỗi nhỡ đất liền khát bỏng ngày đêm, dằng dặc năm này năm khác cùng nỗi niềm hành quân hết đảo này sang đảo khác...

Kể với nhau chuyện đất liền, gia đình và những kỷ niệm ngày xưa hết sức bình thường, nhưng có lẽ cả đời chẳng bao giờ quên nổi.



Xen giữa câu chuyện là những sự "a! ơ!" của bạn và mắt xoe tròn của cậu chiến sĩ trực canh khoác AK ngang qua.

Mà "a! ơ!" cũng đúng, bởi cả năm chôn chân ngoài đảo, mọi liên hệ đất liền qua điện thoại và tình hình cũng chỉ qua tivi - radio mở theo quy định. Gặp người đất liền, cũng chỉ vài Đoàn dịp "Vụ đi thăm" tháng 4-5, tất tưởi đón - tiễn trong chừng 2-3 tiếng với cái sự gần gũi để tìm hiểu, cũng chỉ hơn khách lạ gặp ngoài đường chút xíu, bởi chẳng ai quen ai và rời đảo rồi, mấy ai nhớ - ai quên?..

5 giờ sáng, hừng đông rực rỡ trên biển, kèn đồng lanh lảnh báo thức sớm, xuồng CQ sẵn sàng phóng ào ào đưa mình ra tàu, đang lừ lừ quay lại đón.



Bạn cẩn thận buộc túi bảo quản chống sóng nước, hơi mặn để không làm gãy cây hoa ốc mà bạn tỉ mẩn làm mỗi ngày, từ dịp Tết được bọc cả chục lớp giấy báo ở trong và thì thầm dặn: "Tôi không sơn xanh đỏ lên ốc đâu, mộc mạc vậy để mỗi ngày, nhìn thấy Nam Yết thật thà!".

Xuồng CQ hú còi gọi, bạn sửa lại quai mũ cứng, cài áo phao cho mình và nhét vào túi áo thủy quân mấy nhành rau gầy guộc, tím ngắt nhưng thơm dìu dịu mùi bạc hà thanh khiết.



Bạn bảo: "Tôi xa nhà quen rồi, bạn mang lên tàu cho đỡ nhớ đất liền, còn nửa tháng nữa mới về bờ cơ mà!" khiến mình gặp lại cảm giác nghèn nghẹn, khi buổi chiều hôm trước, thấy bạn vã mồ hôi, gượng nhẹ tưới cho cây rau thơm còi cọc trên bậu cửa sổ đầu giường bạn nằm, thay cây cảnh đầu giường mỗi người lính Trường Sa.

Rời đảo, bóng bạn bé nhỏ hòa lẫn màu xanh điệp trùng Nam Yết và cả những bóng chiến sĩ xanh màu áo dã ngoại, mũ sắt xanh màu biển, khoác AK gác hết ca cuối, trong bóng nắng lấp lóa ban mai.



Và hình như, từ đảo xanh một màu Nam Yết, tàu đi xa rồi, vẫn thấy lấp lóa những ánh mắt sáng, như thể ánh sao xanh canh giữ biển, nơi bất trắc nhưng không bao giờ để Tổ quốc bị bất ngờ, đẫm màu nhớ: Trường Sa...

Nam Yết - Trường Sa, tháng 6/2013.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Chiêc HQ-503, tên là Dương Vận Hạm 'Vũng Tàu', còn vài tháng nữa là tròn 70 năm tuổi. Chiêc kia là có thể HQ-501 'Dà Nẵng' hay HQ-505 'Nha Trang'. Truoc kia 3 chiêc này cùng với HQ-504 'Quy Nhơn', HQ-500 'Cam Ranh' chuyên tiếp tế thay quân cho quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
 
Chỉnh sửa cuối:

kimnguukl

Xe tải
Biển số
OF-182334
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
244
Động cơ
337,681 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
124 MK,HBT
Đặt chân lên đảo chìm Đá Tây A thăm anh em


Quà của đất liền tặng các lực lượng trên đảo


Chú Thành lo hàng quá nhé, anh đi việc khác


Góc riêng tư của lính dảo, lúc nào cũng có hình vợ con, cho vơi bớt nỗi nhớ đất liền


Bà chị Th đừng dập dòm phòng CTV nhé!


Cây xương rồng to nhất quần đảo, bây giờ đang tìm hương án chuyển ra chỗ nào đấy, cho nó vươn cao thêm


Chim cu bầu bạn


CHạy xuống bãi cát tìm đàn vịt


và lùa về tàu đánh tiết canh. Hhehehehe!..
Sao em thấy Lính nhà mình trên giường 1 mình lại kèm thêm cái gối ôm thế nhỉ?[-X
 

codon.4150

Xe buýt
Biển số
OF-129478
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
666
Động cơ
381,405 Mã lực
Lão Codon nhá! Hôm uống ở Ban về, đến phà Cát Lái là đứt luôn và hôm sau nằm bệt cả ngày. Rút kinh nghiệm lần sau uống bia ngoài quán, không vào Vùng 2 nữa. Chết như bỡn...

Hôm về, em nghỉ 2 ngày rồi lại đi chuyến nữa luôn. Cả tháng đi biển, về là phóng ra sân bay, ngược Bắc với vợ luôn. Lần sau em vào, gặp nhau nhé!
OK, mà chú chỉnh lại mấy cái nhạy cảm của A đi (B với V làm gì cứ chung chung là được rồi, ngại quá....)
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,388
Động cơ
420,501 Mã lực
Em kể một ví dụ nhỏ thế này để làm rõ ý của cụ 3gai nhé:

Trong chuyến đi của em có khá nhiều chân dài, các nàng đều mau nước mắt sụt sùi khi nghe kể về cuộc sống của CBCS . Có một điều rất hay là mỗi khi đến đảo ( chìm và nổi) thì CBCS rất hiếu khách, luôn sẵn các chậu nước để khách rửa mặt, tay khi lên đảo. Mà gì chứ nước ngọt là máu của đảo, quí hơn tất cả mọi thứ!! không biết các chân dài ( thậm chí khá nhiều quan khách ) có cái gì trong đầu hay chỉ là một đống bầy nhầy màu trắng, mà họ thản nhiên rửa mặt và .....rửa chân cho hết cát rồi tạo dáng chụp hình!!!!

Các cụ/ mợ nghĩ sao?!
Hị hị, em vừa nhận được PM của 1 Ofer làu bàu vì em mắng các em chân dài và cho rằng em phán xét 1 chiều đấy cụ 3 Gái ạ:)) Thôi, em trả thớt cho cụ kẻo vớ vẩn lại ăn đá oan:))
Kệ họ bác ợ!. Đã được xem, được nghe mà còn bày đặt trò ý kiến ý cò, quan điểm này khác hay chọc ngoáy vớ vẩn, thì cũng chỉ thuộc dạng ném đá hội nghị thôi. Không thèm chấp!
Có những điều trong cuộc sống rất khó so sánh và đánh giá nếu ko là người trong cuộc. Em đọc cũng cũng lâu lâu rồi quyển màu xanh do NXB Văn học in (lần đầu năm 1980), có tên là Đảo chìm, tác giả Trần Đăng Khoa, có ký sự chắc nhiều cụ đã đọc (xin trích dẫn - em tìm lại trên mạng thôi - thay lời muốn nói, và cũng liên quan đến TS cho đúng thớt), mời các cụ tái ngự lãm:

VỊ TƯỚNG GIÀ VÀ CHÀNG LÍNH TRẺ

Trước khi đến xứ Đảo Chìm, tôi muốn mời bạn đọc ghé qua một hòn đảo nổi. Lính Đảo Chìm gọi là Thủ đô Trường Sa. Thủ đô Trường Sa là một hòn đảo rất bé. Nó bé tới mức, người đời khó mà tưởng tượng được. Đến nỗi, một nhà thơ đã phải thốt lên: "Đảo nhỏ quá, nói một câu là hết" (Hữu Thỉnh).

Tôi đã tới cái hòn đảo "Nói một câu là hết "ấy. Nó chỉ là một vũng cát lờ phờ, to chừng một cái nong phơi thóc, vừa đủ chỗ để dựng một cái lều bạt dã chiến. Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương cũng đã đến đây, đã ngủ một đêm trên hòn đảo này trong một chuyến đi tuần biển.
- Vất vả không, các cậu?

Tư lệnh hỏi một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa. Anh bạn cười khì khì:
- Báo cáo bố, cũng tàm tạm thôi ạ!
- Ở đây thì mọi thứ đều thiếu thốn rồi. - Giọng Tư lệnh bùi ngùi - Nhưng cái gì cần nhất, cấp thiết nhất, các cậu cứ nói thẳng với mình. Bộ tư lệnh sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ các cậu.
- Thế bố cho con được nói thật nhé!
- Ừ, thì phải nói thật chứ! - Tư lệnh mỉm cười. - Chả lẽ tớ già thế này, còn lặn lội vượt sóng gió ra đây với các cậu, để rồi rốt cuộc, lại nghe các cậu nói dối à?
- Nhưng bố không được phê phán con lãng mạn cơ...
- Cái thằng! Tao còn lãng mạn hơn mày ấy!

Anh lính trẻ nhìn mái đầu bạc trắng của Tư lệnh, cười hồn nhiên:
- Thế thì, con đề nghị bố thế này nhé! Bận sau, nếu bố ra đảo, bố chịu khó giắt lưng cho chúng con vài cô gái...

Anh lính trẻ bỗng bối rối trước cái nhìn ngỡ ngàng của Tư lệnh. "Thì con đã vòi bố trước rồi, là bố phải tha thứ cho con, không được phê phán con lãng mạn ".
- Chúng mày muốn nghe hát hả? Muốn xem văn công hả?
- Không, không! - Anh lính bỗng luống cuống. - Con đâu dám có voi đòi tiên! Văn công xem ra xa vời quá! Chúng con chỉ muốn bố mang ra đây vài cô nuôi quân thôi! Các cô ấy chẳng phải hát hò gì. Chỉ mặc tấm áo phin trắng, cái quần lụa đen, đi phơ phất trên đảo, để chúng con ngắm, chúng con "chỉnh "mắt. Chứ mắt mũi chúng con, bố thấy đấy, sang vành hết cả rồi!...

Tư lệnh cười ha hả. Anh lính trẻ cũng cười. Chưa bao giờ tôi được nghe cuộc đối thoại kỳ lạ như thế. Sau đó, quả như niềm ao ước của anh lính trẻ, các cô gái lần lượt ra thăm đảo. Không phải cánh nuôi quân mà các cô văn công mặt hoa da phấn hẳn hoi. Trông cô nào cũng đẹp, cũng thơm phức và lộng lẫy như những nàng tiên cá. Các cô múa hát và khâu vá cho chiến sĩ. Nhiều anh áo quần còn mới nguyên, cũng bí mật xé ra, rồi nhờ các cô vá. Thế là từ đấy, lần nào Tư lệnh ra đảo, các chiến sĩ cũng được dự những bữa tiệc mắt linh đình. Nhưng đó là chuyện sau này, còn chiều ấy, ngồi bên Tư lệnh trên mặt cát nóng bỏng như rang, mặc dù mặt trời đã lặn xuống biển lâu rồi, anh lính trẻ quê xứ Nghệ thực sự coi Tư lệnh như một người đồng đội thân thiết. Anh lắc lắc đầu gối Tư lệnh:
- Bố thấy Vương quốc của chúng con thế nào?

Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.
- Đẹp, nề nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi. - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi. - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hoả của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này, ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một ly không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ!

Tư lệnh ôm lấy đôi vai trần cháy khét nắng gió của người lính trẻ xứ Nghệ. Đôi mắt ông bỗng cay xè, ầng ậng nước. Anh lính trẻ cũng nắm chặt bàn tay xù xì thô ráp của Tư lệnh :
- Bố đừng lo! Chúng con ở đây quen rồi! Khổ mấy chúng con cũng chịu được! Nhưng đúng như bố nói đấy. Rất vất vả, cực nhọc. Nhiều lúc mệt quá, con liều nghĩ, hay là ta cứ tạm giấu quách đảo đi!

Tư lệnh ngạc nhiên:
- Giấu đảo à? Mày nói gì lạ thế? Giấu thế nào?

Anh lính trẻ vui vẻ :
- Bố cứ cho con mượn tạm cái xẻng. Chỉ ba tiếng là con giấu xong đảo thôi! Mà không đến ba tiếng đâu. Chỉ tiếng rưỡi đồng hồ là con xúc xong chỗ cát này cho xuống biển, đố kẻ thù nào nhìn thấy đảo, có muốn cướp đảo cũng chịu!

Tư lệnh cười vang, cười đến giàn giụa nước mắt. Rồi ông lóp nhóp đánh xuồng về tàu. Con tàu bấy giờ đang bập bềnh buông neo ngay bên ngoài mép san hô. Và thật bất ngờ, lát sau, ông trở lại với chiếc xẻng còn mới coóng.
- Đây! Xẻng đây! Không phải mượn đâu. Tớ tặng luôn cậu đấy để cậu giấu đảo!

Cứ tưởng anh lính trẻ sẽ lắc đầu quầy quậy. Nào ngờ anh vồ vập đón chiếc xẻng từ tay Tư lệnh. Và sáng sớm hôm sau, khi Tư lệnh đánh xuồng trở lại đảo thì thấy anh chàng đang cởi trần, sì sụp lặn ngụp cùng với chiếc xẻng của Tư lệnh. Nhưng anh không xúc cát đổ xuống biển, mà lấy cán xẻng khẽ bẩy từng tảng đá chìm sâu dưới mấy mét nước, rồi lụi cụi khuân lên, đắp quanh chân đảo, giữ cho cát khỏi bay
- Mày làm cái gì thế mày? Giấu đảo à?
- Dạ, báo cáo bố, con mở mang bờ cõi ạ! - Anh lính cười khục khục, gương mặt nhấp nhoá nước. - Mà, mà, đúng ra, đúng ra con chỉ "buông neo" cho Tổ quốc khỏi bị trôi dạt thôi!
 
Chỉnh sửa cuối:

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,388
Động cơ
420,501 Mã lực
Em chưa biết TS, dưng ko chỉ 1 lần người quen của em đi TS, thậm chí giữa mùa bão tố (tháng 11), để có được những công trình (ảnh gốc, ko sưu tầm) được ngoài đó sử dụng đến ngày nay (nếu cưỡi ngựa thì chắc khó làm được các cụ nhỉ)

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top