[CCCĐ] Nơi ấy là Trường Sa

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Em chưa biết TS, dưng ko chỉ 1 lần người quen của em đi TS, thậm chí giữa mùa bão tố (tháng 11), để có được những công trình (ảnh gốc, ko sưu tầm) được ngoài đó sử dụng đến ngày nay (nếu cưỡi ngựa thì chắc khó làm được các cụ nhỉ)

Yêu cầu bạn có đọc thì cứ lặng im mà đọc, đừng còm gì trong thớt này nữa. Tôi không thích cái cách hậm hực - chọc ngoáy của bạn!.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,527 Mã lực
Yêu cầu bạn có đọc thì cứ lặng im mà đọc, đừng còm gì trong thớt này nữa. Tôi không thích cái cách hậm hực - chọc ngoáy của bạn!.
Em ko nghĩ cụ lại "nhỏ nhoi" và "cố chấp" như vậy :P

Nếu min/mod thấy em vi phạm, xin cứ xóa.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Em ko nghĩ cụ lại "nhỏ nhoi" và "cố chấp" như vậy :P

Nếu min/mod thấy em vi phạm, xin cứ xóa.
Nếu thật là con người đàng hoàng, mong bạn lưu tâm đến yêu cầu của tôi, đừng để ảnh hưởng đến những người khác và câu chuyện kể với những người khác.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,778
Động cơ
829,517 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đảo là nơi xa xôi, nơi nắm giữ hồn thiêng của đất nước. Bộ đội ngoài đảo chắc đã được một tí ưu tiên, đặc cách nhưng em vẫn thấy còn thiếu. Tại sao không bố trí ít lính ái để cân bằng giới tính các cụ nhẩy? :D
 

LamGam

Xe tải
Biển số
OF-174662
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
388
Động cơ
344,298 Mã lực
Nơi ở
Hải Hậu - Nam Định
Rất chi tiết và sinh động, báo chí k có được. Cám ơn cụ đã cho e được biết những cái rất đời thường nhưng chưa bao giờ biết được!
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Có những sự hy sinh, hiển nhiên và rất thạt ngoài đảo, suốt bao nhiêu năm nay, tuy chúng ta đang ở giữa thời bình:
----------------------------------------------



ĐỒNG ĐỘI NẰM, BẤT TỬ VỚI TRƯỜNG SA



Ra đảo, mình qua thăm "chúng nó" và gọi tên em - cháu như hồi "chúng nó"còn sống.

"Chúng nó" trẻ lắm, toàn những năm cuối 8x và đầu 9x.

Có đứa trong "chúng nó" có khi vừa nhập ngũ, huấn luyện tân binh xong và ra đảo được 2-3 tháng, đã ngã xuống, khi tuổi đời thảng thốt chưa bước sang con số 19.

Thương lắm, "chúng nó" ngơ ngác những ngày đầu ra đảo, chưa kịp quen với con nước - thủy triều, nhưng khi phát hiện đồng đội lính cũ bị nước cuốn, nhảy ngay xuống cứu, vật lộn với dòng chảy nhưng đuối sức, cả 2 anh em cùng chìm xuống nước, khi tàu trực vớt được thi thể lên, cả 2 vẫn nắm chặt tay nhau, như chấp nhận.



Mỗi lần ra Trường Sa, lên mấy đảo nổi, việc đầu tiên của mình là lúp xúp ra với chúng nó, nằm dưới rười rượi bóng dừa Nam Yết hay lúp xúp cỏ lông chông Trường Sa Lớn và tất tưởi thắp cho "chúng nó", mỗi đứa 1 điếu thuốc thôi, nhìn chúng nó rạng rỡ cười tươi, thi nhau thả no khói thuốc ngon lành...

Mà lạ lắm nhé!. "Chúng nó" nằm xuống rồi, nhưng vẫn lêu bêu cái tính đùa vui, dỗi hờn chiến sĩ: Đoàn ra đảo, ào ào đến thắp hương, khấn vái.



Chúng nó hết thảy đều nghiêm trang, khói hương tỏa thẳng tắp lên cao vút bầu trời; đoàn đến thắp hương, xong rồi lên Hội trường nghe báo cáo hoặc loanh quanh thăm đảo, chỉ loanh quanh ở lại những người thân quen - tình cảm, chúng nó hình như đứng dậy đùa vui nghịch ngợm, khói hương lúc cuộn vòng tròn, lúc nghiêng trái, ngả phải và níu tay người đang dùng dằng không nỡ rời xa chúng nó: "Mấy khi ra đảo, ở lại chơi kể chuyện đất liền cho chúng cháu nghe đi!"...



Châm điếu thuốc vào từng bát hương rồi, quay đi quay lại đã chỉ còn đầu lọc, giống như lâu lắm rồi, chúng nó nhịn thuốc, có điếu, hút lấy hút để.

Thêm điếu thuốc nữa và cùng châm, đứng trò chuyện, thấy đầu mình trống rỗng đến khôn cùng.

Con người ta sinh ra để mưu cầu sống hạnh phúc.

Những người cha người mẹ sinh ra, nuôi nấng "chúng nó" cao lớn lộc ngộc, gửi vào Quân đội và tồ te ra đảo, chả ai nghĩ đến việc con mình sẽ nằm xuống, mãi mãi trinh trắng - dại khờ.



Mình đã có lần không khóc nổi, cắn môi đến bật máu khi người mẹ của 1 trong đứa "chúng nó" gào lên: "Có chiến tranh đâu mà con tôi lại hy sinh?. Trả lời tôi đi!", còn ông bố thì lặng lẽ úp mặt vào bộ quân phục còn nồng mùi biển, cậu cán bộ Chính sách sẽ sàng lấy ra từ balô, bàn giao quân tư trang liệt sĩ...

Và khi mình đăng những hình này, sẽ có rất nhiều người hỏi, giống như bao người khác ra đến tận Trường Sa rồi, thắp hương mộ Liệt sĩ rồi, vẫn thảng thốt: "Ơ! Sao lại hy sinh?"...

Có những câu hỏi, không nên trả lời, bởi mọi sự giải thích đều là vô nghĩa, trước những người trẻ trắng tinh, đã ngã xuống cho người khác sống yên lành.



Ra thăm Trường Sa, thấy bộ đội tươi cười trong quân phục chỉnh tề, đen giòn chắc chắc, với cuộc sống vật chất đủ đầy gần như trong bờ, đừng nghĩ là sướng.

Ở nơi địa đầu gian khổ, bất trắc với lê giương sẵn, đạn lên nòng này, mọi tình huống - hành động có khi phải trả bằng máu và mạng sống.

Người đến thăm ra tàu rồi, bộ đội lại cẩn thận gấp quân phục cho vào đáy ba lô (hết ngày dài cho đến đêm thâu, chỉ toàn đực rựa loanh quanh mấy mét vuông nhìn nhau, thì đâu cần quần là áo lượt), lôi quần đùi áo cộc hay cởi trần, căng mắt nhìn ống nhòm, màn hình ra đa canh biển giữ trời và trước hết là giữ mạng sống cho chính mình, đồng đội.



Cái chết ư?. Chỉ trong tích tắc và bất thần lắm: 1 cơn bão biển, 1 lúc chiều cường, 1 ca gác đêm hay 1 tình huống từ những kẻ tham lam bên ngoài lăm le hướng đến.

Ngã xuống rồi, người nào may mắn có chuyến tàu vào, thì được nằm trong túi tử sĩ theo tàu đi ngay vào bờ, làm lễ truy điệu.

Những đồng đội hy sinh ngoài đảo chìm, chả có đất mà chôn, lại nằm trên tay anh em, tạch tạch ca nô sang đảo lớn, nằm chung nhau thành khu nghĩa trang nhỏ, gần chục năm sau mới có dịp về với bố mẹ, quê nhà...

Và, bạn có tin không: Rất nhiều người không tìm thấy thân xác, nơi các anh ra đi, đồng đội đành vụng về xây 1 am thờ nhỏ, ghi lại tên để mãi nhớ không quên.



Mình đã gặp những am thờ nhỏ như vậy trên đảo chìm Tốc Tan, trên đảo đá Phan Vinh, nằm lặng lẽ bờ sóng, nhìn thẳng ra biển trông ngóng phần xác, hương hồn.

Đời lính, những tưởng chỉ đổ máu thời chiến.

Nhưng không!. Ngay trong thời bình, khi người ta tưởng chỉ cần làm giàu - xài sang là "quốc thái, dân an", vẫn có những người lính, tuổi 18-20 có khi lóng ngóng chưa biết 1 nụ hôn, vòng eo con gái, thầm lặng ngã xuống trong tay đồng đội, không có người thân - gia đình cạnh bên, cũng không cần 1 bài báo - lời kêu gọi ủng hộ nào, chuyển dòng giúp đỡ.



Và mình, mỗi lần ra với "chúng nó", nhìn bia mộ do đồng đội tự tay đúc - viết, mỗi tháng lại mờ tịt vì muối biển; gặp những bàn thờ của mỗi đứa trên đầu mộ, bung biêng trong gió táp, đến nỗi anh em phải lấy túi bảo quản đen sì, chắn xung quanh như chuồng chim câu... - Mình lại mong đến những bia mộ làm hẳn bằng đá, chữ vuông thành sắc cạnh, sao đỏ uy nghiêm trên đỉnh và trên bia, thế nào cũng có ảnh "chúng nó" lồng trong khung kính, tươi cười với người ngang qua.



Mỗi một sự hy sinh, không thể kể được bằng lời. Chỉ nghẹn lại ở trong tim buốt nhói. Đồng đội nằm, qua mọi mùa dông bão. Thấy đắng trong lòng: Bất tử với Trường Sa.

Hà Nội, 6/2013
-------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

Soleilvn

Xe buýt
Biển số
OF-174195
Ngày cấp bằng
29/12/12
Số km
521
Động cơ
345,520 Mã lực
Trường Sa rất chân thực và sống động qua thớt của cụ. Đây là những hình ảnh và thông tin hay nhất về Trường Sa mà cháu được xem. Rất mong tiếp tục được hóng những câu chuyện TS của cụ. Tâm huyết của cụ sẽ không phí uổng, Trường Sa rất cần những người như cụ, người kéo gần khoảng cách, để các thế hệ trẻ hơn biết rằng nơi đó là Tổ quốc. Trân trọng cám ơn cụ, kính chúc cụ nhiều sức khỏe. Rất mong được tiếp tục dõi theo những câu chuyện của cụ.
 

PHUONGICE

Xe tải
Biển số
OF-172203
Ngày cấp bằng
17/12/12
Số km
290
Động cơ
345,609 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa, Hà Nội
Đọc những dòng của kụ mà thấy mắt cay cay, chỉ có người có tâm mới viết được như thế, các chiễn sỹ dưới đó chắc sẽ ấm lòng hơn khi có những người như cụ. Cảm ơn kụ!
 

abc_cad

Xe tăng
Biển số
OF-37734
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
1,376
Động cơ
483,850 Mã lực
Nơi ở
Trên xe.......
Cụ đi Trường Sa nhiều, rất nhiều bài hay, góc nhìn sâu sắc về Trường Sa. Em "ăn cắp" về blog khá khá bài của cụ.b-). Em có vài còm trong blog của cụ và xin phép đàng hoàng rồi nhá.
 

Tourcare

Xe tăng
Biển số
OF-7656
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
1,700
Động cơ
555,190 Mã lực
Em đọc từ đầu đến cuối, định chả cmt gì vì sống mũi cay cay, cụ được ra TS nhiều lần thế, em chỉ ước 1 lần đặt chân lên HS-TS mảnh đất cuối cùng ở nước Nam này em chưa đến, được thế thì duỗi chân duỗi tay em cũng mãn nguyện :).
 

cptu176

Xe điện
Biển số
OF-3628
Ngày cấp bằng
4/3/07
Số km
3,389
Động cơ
579,643 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Thái Bình
Đọc đoạn về các liệt sỹ đã hy sinh tại Trường Sa, em đã khóc thật sự cụ 3G ạ, thương các anh ấy, thương "CHÚNG NÓ" quá, em mạn phép được gọi là như thế vì em cũng gần 45 tuổi rồi...
 
Chỉnh sửa cuối:

Chidokato

Xe tải
Biển số
OF-187757
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
419
Động cơ
336,260 Mã lực
Thực sự cháu rất cảm động khi đọc những bài viết của chú về trường sa, đặc biệt là những hy sinh gian khổ, khi đọc đến những liệt sỹ hy sinh thực sự cháu muốn khóc nhưng cố kìm nén. Cảm ơn chú đã giúp mọi người gần hơn với trường sa, với sự hy sinh của các chiến sỹ. Cháu mong còn được xem ảnh và nhiều bài viết hơn nữa về trường sa. Cảm ơn chú rất nhiều.
 

kimnguukl

Xe tải
Biển số
OF-182334
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
241
Động cơ
337,681 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
124 MK,HBT
Thật lạ, đêm qua em ngủ mơ được ra đảo cùng cụ đấy, :x
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
4,723
Động cơ
539,138 Mã lực
Em đã khóc khi đọc những dòng chữ cụ viết về sự hy sinh của những người lính trẻ, khóc về nỗi đau mất con của cha, mẹ những người lính trẻ và khóc khi nhìn thấy những tấm bia mộ đơn sơ trên đảo. Cảm ơn cụ nhiều về những lời tâm tình rất thật từ đáy lòng.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Cụ đi Trường Sa nhiều, rất nhiều bài hay, góc nhìn sâu sắc về Trường Sa. Em "ăn cắp" về blog khá khá bài của cụ.b-). Em có vài còm trong blog của cụ và xin phép đàng hoàng rồi nhá.
Ớ! Cho xin cái đường link Blog của lão đê
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Cảm ơn cụ 3G nhé! (Em chỉ cảm ơn và cảm nhận thôi)
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Ngày X, tàu cơ động đến đảo Phan Vinh
--------------------------------------------


Đảo Phan Vinh tên gọi cũ là đảo Hòn Sập, nằm ở 80 58’ vĩ độ Bắc; 1140 41’ 30” kinh độ Đông.

Đảo nằm trên một nền san hô hình vành khuyên dài khoảng 5 hải lý theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.

Đảo Phan Vinh có dạng gần tròn và nằm ở cuối phía Đông Bắc vành đai san hô. Khi nước thủy triều xuống thấp ở giữa hướng Bắc và Đông Bắc cách đảo khoảng 500m nổi lên một bãi san hô.

Hiện nay, trên nền san hô đó đã được xây dựng 1 nhà lâu bền gọi là đảo Phan Vinh B.


Theo xuồng kéo chuyển tải, vào đảo

Trên đảo không có giếng nước ngọt, do đó việc tăng gia, trồng rau và cây xanh cũng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ, chiến sỹ của đảo đã chắt chiu, chia sẻ từng giọt nước ngọt để trồng cây.

Trải qua hơn 3 thập kỷ sau ngày giải phóng, với ý chí và nghị lực cán bộ và chiến sỹ nơi đây đã cải tạo đảo Phan Vinh từ đảo bãi đá san hô trở thành một hòn đảo xanh tươi, rợp bóng mát của các loại cây như bàng vuông, phong ba, muống biển... và trồng được rau xanh cải thiện đời sống.

Đầu tháng 3-1978, tình hình khu vực Quần đảo Trường Sa xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Chấp hành Nghị quyết của **** ủy Quân chủng Hải quân, đồng chí Cao Anh Đăng, Chỉ huy trưởng Trung đoàn 146 và Đại úy Vũ Xuân Hà cùng 31 Hạ sỹ quan chiến sỹ trên tàu 680 thuộc Trung đoàn 128 ra đóng tại đảo Phan Vinh.


Thủ trưởng thì đi xuồng CQ chứ

Đến ngày 30-3-1978, ta cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng giữ đảo.

Cán bộ, chiến sỹ đảo Phan Vinh rất vinh dự tự hào khi được mang tên người anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh, Thuyền trưởng tàu không số, anh đã hy sinh anh dũng trên con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trang bị tiếp sức cho chiến trường miền Nam ruột thịt.


Bàn thờ người Anh hùng, trên đảo Phan Vinh

Tấm gương hy sinh của Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh mãi để lại tuổi thanh xuân thắm sắc biển xanh, ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tô thắm truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Trải qua hơn 30 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành cán bộ, chiến sỹ đảo Phan Vinh đã lập được nhiều thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất; 8 lần được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, nhiều năm được Bộ Quốc phòng, Tổng Cục chính trị, Bộ Y tế tặng Bằng khen, nhiều cá nhân được tặng thưởng huân chương các loại.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của ****, Nhà nước nhiều công trình trên Đảo như nhà ở, nơi làm việc, các công trình phục vụ sinh hoạt, phục vụ chiến đấu đã được xây dựng khang trang, vững chắc hơn. Nhất là hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời trên đảo được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt và công tác của cán bộ, chiến sỹ trên đảo. Các phân đội chiến đấu đều được trang bị máy thu hình, hệ thống Karaoke kỹ thuật số hiện đại. Trên đảo có phòng đọc sách, báo với gần 2.000 đầu sách và trên 20 đầu báo, tạp chí các loại, 1 tủ sách pháp luật...

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi đã kịp thời động viên, cổ vũ tinh thần cho những người giữ đảo yên tâm với nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống.


Rất nhiều cây bàng vuông, nhưng đừng ông bà nào hái hoa bứt quả nhé! Ai cũng hái, lấy đâu ra cây con phủ xanh quần đảo?




2 trong 1, sáng tạo phết


Mốc chủ quyền


Đối tượng điều chỉnh của nhà cháu đây


Đi kiểm tra quân số đã...


Các bác ô ép mà tặng đảo 1 cái xe gắn động cơ, thì bộ đội chúng cháu đỡ khổ


Đón thủ trưởng đoàn công tác


Xe cộ


Am thờ xác ngư dân ta dạt vào đảo, từ hồi rất lâu rồi


Có tàu ra là có rau xanh


Văn nghệ văn gừng


Nhiệm vụ của em là kiểm tra xem mấy con gà mái đẻ trứng chưa?.. Để còn cất, gây giống.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-171252
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
38
Động cơ
343,540 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ
Cháu đã đọc rất nhiều bài viết của Cụ, nhất là những bài viết và chuyến đi biển đảo. Cảm ơn Cụ chủ nhiều ạ.
Bên cháu cũng đã từng tham gia xây dựng một số công trình tại đảo Đá Tây, Đá Lát, Tiên Nữ nên cháu cảm nhận được những gì khó khăn tại đảo mà Cụ chủ viết.
Thường thì tháng 2 đi ra đảo và tháng 7 về, chuyến từ Tiên Nữ về đến gần bờ nhìn thấy các Mợ/Chị tầm U40 mà anh em mắt sáng như đèn pha ô tô.
Cảm ơn Cụ chủ và mong Cụ tiếp tục hành trình.
 

tymobai

Xe điện
Biển số
OF-8512
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
3,753
Động cơ
572,668 Mã lực
Rất thích xem bài viết của cụ 3Gai, lời văn và hình ảnh đều hay, đầy cảm xúc!
Chân thành cảm ơn cụ (b)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top