[Funland] Những vị tướng bất diệt trong lòng dân miền Nam

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
lê Chiêu Thống lên ngôi là có chiếu chỉ cua lê Hiển tông phong làm thái tử. Như vậy ông sẽ nghiễm nhiên được lên ngôi không cần Huệ lập. nếu Huệ lập được lê Duy cận lên thì mới nói.
Nguyễn Nhạc chủ trương không can thiệp và chuyện nội bộ vua Lê trích hoàng lê nhất thống:
Vua Tây Sơn đáp:

- Tôi nghe ngày xưa đức Thái tổ mở mang ra nước Nam Việt, công đức như trời. Tôi tuy ở xa khuất tại miền biển phương Nam, song cũng là đất của đức Thái tổ khai thác. Tôi vì giận kẻ cường thần hiếp chế nhà vua, nên phải làm việc tôn phò. Nếu là đất của họ Trịnh, một tấc tôi cũng không để; còn đất của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không dám lấy. Tôi nghĩ rằng nước ta đây mới dẹp yên, còn có nhiều việc cần phải sửa sang, vì vậy tôi phải ra để giúp đỡ nhà vua. Sau khi bốn phương đã phẳng lặng, anh em tôi lại xin rút về nước. Bây giờ chỉ mong nhà vua chấn chỉnh giường mối triều đình, giữ yên bờ cõi, cùng nước tôi đời đời kết nghĩa láng giềng, như thế là phúc cho cả hai nước vậy.

Viên quan theo hầu hoàng thượng lại thay lời mà rằng:

- Thánh thượng nghĩ đến công đức của tiên hoàng đế, ra ơn nối lại dòng dõi, khiến cho cơ đồ của tiên hoàng đế không đến nỗi tuyệt diệt; ơn ấy của thánh thượng thật là vô cùng. Quốc quân chúng tôi và các bề tôi xin đời đời giữ tình láng giềng hoà hiếu, không dám sai trái.

Vua Tây Sơn lại hỏi:

- Các ông lúc mới thấy tôi đột ngột ra đây như thế, có ngờ tôi không?

Các viên quan đáp:

- Thánh thượng đã sai thượng công ra phò lập nhà Lê, việc ấy rõ ràng lắm rồi, lũ chúng tôi đâu còn dám ngờ.

Vua Tây Sơn nói:

- Ai ngờ tôi, kẻ ấy là người ngu! Chúa Trịnh bắt quân đi hàng muôn dặm, cố chiếm lấy đất Thuận Hoá, lấy nước lớn làm hại nước nhỏ, nên mới dẫn đến cái vạ ngày nay. Gương ấy há có xa đâu? Tôi nếu tham đất nước Nam, như vậy là lấy nước nhỏ mà hại nước lớn, còn mong lâu bền sao được? Giả sử đời tôi giữ được đi nữa, thì đến đời con cháu tôi cũng không thể nào giữ nổi. Tôi có ngu gì mà lại nuôi cái mầm vạ ấy? Chẳng bao lâu nữa anh em tôi sẽ về, các ông nên giúp rập nhà vua cho yên thiên hạ. Hai nước chúng ta sẽ kết nghĩa láng giềng, giữ vững tình hoà hiếu, để cùng hưởng phúc thái bình!
http://www.maxreading.com/sach-hay/hoang-le-nhat-thong-chi/hoi-6-21767.html
Chỉ một đoạn sử thôi mà thể hiện được cái cốt cách của cụ Nhạc
Cụ đúng là người xứng đáng đứng đầu 3 quân, cụ có cái nhìn của người biết minh , biết ta, am hiểu thế sự, nghĩ cho cái bền vững muôn đời
Nếu nhà Tây Sơn hồi đó một lòng với cụ, thì có lẽ lịch sử đã rất khác .
 

Yêu Thanh Hóa

Xe buýt
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
540
Động cơ
274,360 Mã lực
Cụ là con dân đất Thánh Hoá nơi sinh ra vua Lê chúa Trịnh mà phát bỉu chán quá .Tâm hồn Nguyễn Trãi vằng vặc như sao khuê là lời của vua Lê Thánh Tông nói về cụ Trãi đấy .
Tâm hồn ông ta có công lao gì với đất nước hả cụ?

Nguyễn Trãi chả có công lao, ít đóng góp. Tại sao lại gọi ông ta là anh hùng dân tộc.

Quá vớ vẩn
 
Chỉnh sửa cuối:

Yêu Thanh Hóa

Xe buýt
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
540
Động cơ
274,360 Mã lực
Nói như trẻ con nó nói.
Có biết khi Chiêu thống cầu quân Thanh sang thì Huệ đang ở đâu không và đang lo đối phó với ai không. Đe dọa cái gì, nếu định cướp ngôi Lê thì ông làm luôn khi đang ở Bắc sao không cướp. Ai đưa Chiêu thống lên ngôi, có biết không?
Chiêu thống tự mời Chỉnh ra dẹp họ Trịnh, rồi Chỉnh chuyên quyền, ông lại muốn giết Chỉnh. Nhậm ra đánh Chỉnh. Ai bắt ông chạy đi cùng với Chỉnh. Tự ông phản Tây Sơn. Huệ ra bắc lần hai cũng không phế ông, vắng ông Huệ đặt Cận làm Giám quốc, chờ ông về trả lại ngôi. Huệ cho đến lúc ấy không có ý định phế Thống chứ đừng nói đến phế Lê. Nhưng rõ ràng ông không tin Tây Sơn, cố tình trốn chạy. Tây Sơn có bắt được ông thì cũng chỉ để trả lại ngôi cho ông mà thôi, cốt ổn định bắc hà, yên tâm đối phó với Ánh.
Huệ đối xử với Lê lần đầu dẹp Trịnh, đưa Thống lên, rồi rút hết về bắc, tử tế thế mà còn bị chửi.
Thống không cai quản được, để Trịnh hồi phục, phải tự mời Chỉnh ra dẹp, Chỉnh ra chuyên quyền, lại muốn diệt Chỉnh, chẳng có lỗi gì của Huệ cả.
Chỉnh rõ ràng muốn tự lập mọi việc, thành một Trịnh thứ hai. Thống căm tức, thế mà khi Nhậm ra giết Chỉnh, Thống lại chạy đi Kinh Bắc, lỗi có phải Huệ muốn thế không. Nhậm lại định chuyên quyền, Huệ sợ mình mải đánh Ánh bị Nhậm đâm sau lưng, phải ra bắc diệt Nhậm, đặt các tôi thần cũ của Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích lên cầm quyền, đặt Lê Duy Cận làm giám quốc để chờ ông về, ông không về là tại ông, lại bảo Huệ đối xử với ông ngu nên ông phản quốc, vớ vẩn.
Khi quân Thanh sang theo lời cầu xin của mẹ và con trai ông, ông cử quan lại đi đón rước, chấp nhận làm tay sai cho giặc, chỉ mong giữ địa vị cá nhân ông. Nếu không phải ông trực tiếp cầu viện thì cũng ủng hộ và đón nhận sự việc ấy, là nguyên nhân dẫn đến sự cầu viện. Rồi ông theo Thanh vào Thăng Long. Hành vi này mà coi là ông vô tội thì cũng lạ.
Hành vi phản bội tổ quốc rõ ràng mà lại đổ tội cho người khác, rằng tại mày ép tao phản bội, chứ tao không có tội, thì nghe có được không.
Huệ ở Đàng Trong đã chuẩn bị lực lượng, rèn sĩ tốt, đem vào Nam đánh Ánh một trận quyết định, diệt tận gốc, thì nghe tin Thống rước Thanh vào Thăng Long, sau khi cân nhắc, ông tạm gác mối lo người nhà là Ánh, để đánh người ngoài là Thanh, vì biết rằng Thanh vào VN không phò Lê gì hết, mà có dã tâm tái áp đặt VN làm quận huyện. Nếu ông ích kỉ, coi bắc hà là nước khác, kệ mẹ nó, hãy diệt thù trong là Ánh trước, đem quân vào Nam, bắt được Ánh, trừ mối lo tay áo (thực tế nhiều lần Ánh trốn thoát Tây Sơn chỉ trong gang tấc), thì chưa biết lịch sử ra sao. Ánh đã nhân cơ hội ông ra Bắc, kịp khôi phục lực lượng, thậm chí còn cử tướng vận lương trở ra bắc giúp Thanh, bị bão nên việc này không thành.
Hành vi vì lợi ích quốc gia tạm gác lợi ích phe phái của Quang Trung đáng được đánh giá cao.
Tranh luận với cụ, nói thẳng là cụ học sử kiểu nghe hơi nồi chõ rất khó. Lần trước trong topic Nguyễn tôi đã tránh cụ cho đỡ mệt đầu, lần này cụ lại nhảy vào nói nhăng nhít, trả lời cụ mệt quá, thực lòng không muốn, chẳng qua cụ xúc phạm tiền nhân, tôi buộc phải lên tiếng, còn cụ chê tôi thế nào cũng không sao, tôi sẵn sàng lờ đi.
Kiến thức sử cụ rất kém. Tôi sẽ không tranh luận với cụ thêm.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
cụ sai nhé: Lúc ấy thực quyền là của Nhạc. Nhạc ra bắc tuyên bố thẳng đất nhà lê 1 tấc không lấy và lôi cổ Huệ về. Huệ bố bảo cũng không dám ở lại chứ có phải thực tâm Huệ muốn về đâu. Không về là mưu phản. tây sơn lúc ấy Nhạc mới là vua. Nhạc mới chủ trương để vua Lê tự quản
Lúc ấy Huệ chưa đủ quyền muốn lập ai thì lập muốn phế ai thì phế đâu. Nhưng Huệ chiếm đất Nghệ An chính là đầu mối gây chuyện bất hòa.
Đất thăng Long là đất của vua Lê ai, cho phép Nhậm tự ý ra thăng Long diệt Chỉnh mà không hỏi ý vua Lê? như thế là tự ý chuyên quyền phản bội rồi còn gì nửa
Chính sử Nguyễn nói về việc Huệ lập Chiêu Thống:
"Trước đây, nhà vua bị bệnh. Văn Huệ xin dùng ngày rằm tháng 7 này, nhà vua ra ngự chính điện để nhận lễ chầu mừng về việc nhất thống, nhà vua cố gượng dậy ra coi chầu. Hôm sau, bệnh quá nguy kịch, sai triệu Văn Huệ, Văn Huệ nói: "Nay mai tôi sẽ trở về Nam, không dám can dự vào công việc nhà nước. Vả lại, trong quãng vua trước vua sau kế tiếp, tôi e sẽ bị người đời nghi ngờ". Văn Huệ bèn từ chối không vào. Ngày 17, Mậu Ngọ, nhà vua mất tại điện Vạn Thọ, ở ngôi 47 năm, hưởng thọ 70 tuổi. Nhà vua là người nhân từ, trầm tĩnh. Lúc về già, gặp Trịnh Sâm áp bức, cũng chỉ ngậm miệng mà nhịn. Đến nay Tây Sơn tôn phò, nhà vua ngoài mặt tuy mừng mà trong bụng vẫn lấy làm lo. Khi bệnh nguy kịch, cho triệu Hoàng thái tôn đến bảo rằng: "Ta chỉ sớm tối sẽ trút bỏ gánh nặnng, bây giờ lo lắng việc nước là ở mình cháu, cháu phải nghĩ lấy". Thái tôn vừa lạy vừa khóc xin nhận mệnh lệnh. Nhà vua nói: "Binh lính xứ khác còn đóng ở đây, về việc truyền nối ngôi vua là việc trọng đại, cần phải thượng lượng bàn bạc với nguyên soái2 , chớ nên làm tắt". Nói xong thì mất. Văn Huệ nhân hỏi công chúa về việc các hoàng tử, công chúa rất khen Duy Cận là người tốt. Văn Huệ muốn bàn luận lại về việc lập người nối ngôi, triều đình lo sợ, không biết làm thế nào được, các người trong họ tôn thất đều trách móc công chúa làm hại mưu kế lớn của xã tắc. Công chúa sợ, trở về xin với Văn Huệ, Văn Huệ nhận lời, bèn phò thái tôn lên ngôi hoàng đế, đổi tên là Duy Kỳ, kể từ sang năm là năm Chiêu Thống thứ nhất". (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trang 969, bản điện tử của nhóm Lê Bắc, dựa trên bản in NXB Giáo dục, 1998).

Ai bảo là Huệ chưa đủ quyền lập vua?
Quan Lê cũng chả dám kêu với Huệ, chỉ dám trách móc công chúa, nàng sợ trách móc, xin với Huệ lập Thống lên ngôi, Huệ nể vợ mà thuận theo, chứ sợ quái gì mấy ông quan Lê.
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Nguyễn Huệ vừa chân ướt chân ráo ra bắc mà đã đòi phế Hoàng tôn Lê Chiêu Thống người được phong thái tử và được cả hội đồng hoàng tộc nhà Lê chấp thuận đưa lên thì đủ biết tư duy chính chị cụ này tầm như thế nào rồi. Người bắc bảo thủ khủng khiếp dể gì chịu 1 thằng tào lao từ đâu tới phế lập vua của họ. Tư duy của Nguyễn Nhạc mới là cao tay, không phải đơn giản mà lão này tử tay trắng lập được cơ nghiệp Tây Sơn từ cái ngày Huệ chỉ là đứa trẻ theo anh đi đánh trận học hỏi.
Nguyễn Huệ vừa ra bắc mà đã ra oai thế này rồi:
Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ vẽ, Nguyễn Huệ xin vua Lê cho thiết lễ đại triều ở điện Kính Thiên để Huệ dâng sổ sách quân dân, tỏ cho toàn thiên hạ rõ việc tôn phò đại thống. Cử chỉ này của Nguyễn Huệ khiến ông vua cao tuổi Lê Cảnh Hưng vô cùng xúc động, chứng kiến việc ban bố chiếu thư "nhất thống".

Đáp lại công lao của chủ súy Tây Sơn, vua Lê sai sứ sang tận doanh quân thứ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyễn Súy Dực chính phù vận Uy Quốc công. Nguyễn Huệ sai người sang cảm tạ vua Lê theo đúng lễ nhưng trong lòng không vui. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hửu Chỉnh rằng:

- Ta mang vài vạn quân ra đây, một trận dẹp yên Bắc Hà. Vậy thì một thước đất, một người dân bây giờ không phải của ta thì của ai vào đây nữa? Dẫu ta muốn xưng đế, xưng vương chi chi, ai còn dám làm gì nổi ta? Thế mà ta còn nhường nhịn không làm, chẳng quan hậu đãi nhà Lê đó thôi, danh mệnh Nguyên súy, quốc công có làm cho ta thêm hơn gì? Các đình thần Bắc Hà muốn lấy nước miếng cho cái danh hão, chực lung lạc ta sao? Đừng bảo ta là mán mọi, được thế đã lấy làm vinh rồi đâu! Ta không nhận lấy, chắc người ta bảo ta thất lễ; ta nhận mà không nói ra, người ta lại cho ta là không biết gì!
Còn nhiều tình tiết khác khi Nguyễn Huệ đặt chân ra Bắc, lịch sử đương thời lúc này chỉ coi N. Huệ như giặc cỏ thôi, hung hăng và lỗ mãng . . . . .

Xâu chuỗi sự kiện, có thể rút ra, quân Tây sơn hồi đó rất mạnh, nhưng cách thể hiện của họ lại theo cách bùng cháy rất nhanh, nhưng mau tàn
Họ đánh chiếm rất nhanh, nhưng thường không giữ được lâu, chỉ cần họ rút đi là đâu lại vào đấy

Nguyễn Huệ rất giỏi trên chiến trường, nhưng ông thiếu đi cái thâm sâu của bậc Nho gia xứ Bắc hà, chỉ là kẻ võ biền, thô lỗ, và hiếu thắng

Nếu thận trọng nhìn xa trông rộng như cụ Nhạc, thì quân Tây sơn đã không quá hao tổn khi có ý lấy cả Bắc hà, cái nơi luôn biến động, có truyền thống khởi xướng mọi cuộc chiến tranh lật đổ . . . . .
Và như vậy họ ( Tây sơn ) bị phân tán sức mạnh, tự làm yếu mình, và đưa mình vào thế tứ bề thọ địch

Triều Lê lúc này đã quá mục nát, chỉ là bù nhìn, do đó nếu như Tây sơn ở yên một mình một cõi đất Phú Xuân, như một nước nhỏ, thì có lẽ đã kéo dài được lâu,
tuy nhiên việc này là rất khó xảy ra, vì trước sau gì quân nhà Lê_Trịnh hồi hồi phục lại cũng sẽ không để yên, đó là còn chưa kể đến nhà Nguyễn đất phương Nam . . . . . .

Trước kia vua Lê Thánh Tông còn thân chinh cầm quân vào tận Phú Yên, chứ nói gì đến Phú Xuân.

Vì vậy ý tưởng của Nguyễn Nhạc có thể cũng là giải pháp tạm thời, nhưng cũng khá mong manh.

Còn việc quân Thanh kéo sang, dưới sự chỉ huy của Tôn Sỹ Nghị có thể chỉ là miễn cưỡng, theo kiểu nghĩa vụ quốc tế, hình thức, như trách nhiệm của thiên triều giúp đỡ chư hầu, chứ chưa hoàn toàn chuẩn bị, cho một cuộc chiến xâm lược .
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,491
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Loanh quanh rồi lại quay về với cụ NA. Nhân tiện em đặt ra giả sử quân Xiêm thắng trận Rạch Gầm Xoài Mút, sau đó tiến tới tiêu diệt nhà Tây Sơn, thì lịch sử Việt Nam sẽ đi theo hướng nào?
Thì bây giờ ta du lịch Thái chỉ dưới 3 củ cho 5 ngày 4 đêm. Chi phí chuyển giới giảm đi 1/2
 
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,491
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Kiến thức lịch sử thì mênh mông, đã biết ai biết đến đâu mà bảo người khác nông cạn. Đây chỉ đơn giản là sự khác nhau về nhận thức, tức là chuyện quan điểm hay gọi là góc nhìn lịch sử.
Bởi vậy, em phải chen ngang với bác rằng bác có thể đọc độ vài chục hòm sách nhưng với những gì bác phát biểu cho thấy bác nên đọc tiếp đi, và đọc rộng ra để tu dưỡng cái mình đang thiếu.Cái mình nghĩ mình thừa, làm sao biết được thiên hạ nhiều đến đâu. Hãy nghĩ đến cái mình chưa có.

Về quan điểm lịch sử, em có suy nghĩ phần nào giống bác về sự kiện nhưng không chấp nhận được quan điểm cực đoan của bác khi dùng những lời lẽ thô bỉ và xúc phạm đến các nhân vật lịch sử.
Bác đủ trình để đưa ra quan điểm chắc cũng đủ năng lực để chọn câu chữ khác cho anh em chúng em thấy bác là người đáng để tranh luận chém zó trên đây.
Nick Yêu Thanh Hóa trước đây mở 1 series thớt về xứ Thanh bị ném đá túi bụi, không hẳn vì kiến thức sử mà cách lập luận vấn đề rất "có vấn đề"
Hoặc cụ này rất căm ghét người TH, hoặc cụ ấy yêu quê mình một cách mê muội bằng thứ tình yêu cố đấm ăn xôi
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Tôi không trích dẫn bởi nó rải rác ở nhiều tài liệu, chỉ tổng hợp đưa ra, không phải suy luận cá nhân

Thật ra, ngay từ khi Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, " chỉ đạo nhân sự" cho triều Lê....... tiếp theo đó là chiếm Nghệ An, định lập Phượng hoàng trung đô

Đã manh nha ý đồ hùng cứ, tách ra khỏi Triều Tây sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu
Nguyễn Nhạc kéo quân ra Bắc còn có mục đích trị tội Nguyễn Huệ, dập tắt âm mưu soán ngôi của em,
Nhưng sau có nhiều tướng can ngăn, và thấy lực của Nguyễn Huệ quá mạnh, nên không thực hiện được.
Tuy nhiên sau đó N. Huệ cũng biết ý đồ của Nguyễn Nhạc, định kéo quân vào Phú Xuân hỏi tội, và phế truất vua Tây sơn, nhưng do nhiều người can gián nên Nguyễn Nhạc đã không mất đầu.

Triều Tây sơn đã có sự phân hóa, chia rẽ ngay từ lúc cường thịnh nhất
Những điều đó là dấu hiệu báo trước cho một sự tự sụp đổ, chưa kể thế lực nhà Nguyễn ở phương Nam, đang hồi phục và nung nấu quyết tâm trả thù.......
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
E
Nick Yêu Thanh Hóa trước đây mở 1 series thớt về xứ Thanh bị ném đá túi bụi, không hẳn vì kiến thức sử mà cách lập luận vấn đề rất "có vấn đề"
Hoặc cụ này rất căm ghét người TH, hoặc cụ ấy yêu quê mình một cách mê muội bằng thứ tình yêu cố đấm ăn xôi
E nghĩ cụ ấy có thể là người TH thật
Nhưng quá cuồng tín, cực đoan, nếu vậy chỉ là cái bia cho người ta ném thôi
Ngay từ cái tên nick đã không bình thường, nhiều diễn đàn địa phương thì cũng có người lấy tên như vậy,

Nhưng tại diễn đàn rộng mở này lại quá thiếu khôn ngoan, tại sao chỉ mình như vậy, sao những người khác không thế?????
Hay họ không yêu quê hương???

Yêu quê hương không phải cứ gào lên, người ta không chọn cách ấy
Họ kín đáo, và thiết thực

Làm như cụ Yêu Thanh hóa, người ta ác cảm từ cái tên nick rồi
Như vậy chỉ làm ảnh hưởng hình ảnh Thanh Hóa, chứ yêu gì.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Tâm hồn ông ta có công lao gì với đất nước hả cụ?

Nguyễn Trãi chả có công lao, ít đóng góp. Tại sao lại gọi ông ta là anh hùng dân tộc.

Quá vớ vẩn
Thôi em cũng yêu Thanh Hoá như cụ ,suýt nữa em còn lấy được vợ TH nữa cơ chỉ vì mỗi cái lý do rất vớ vẩn ông bạn ấy địa chủ mà em ko được làm rể quê cụ .Em cũng yêu cả người anh hùng dân tộc Nguyễn văn Trãi nữa vì cụ có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh .
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Thôi em cũng yêu Thanh Hoá như cụ ,suýt nữa em còn lấy được vợ TH nữa cơ chỉ vì mỗi cái lý do rất vớ vẩn ông bạn ấy địa chủ mà em ko được làm rể quê cụ .Em cũng yêu cả người anh hùng dân tộc Nguyễn văn Trãi nữa vì cụ có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh .
Vậy ra, cụ phải là người rất vip ?

Hoặc ít nhất công việc của cụ khá đặc biệt
Công an cũng còn chưa có tiêu chuẩn bỏ xét lý lịch con nhà địa chủ
Đảng viên cũng không đến mức như vậy ? ? ?

Còn cụ YTH, cũng thôi đi
Đừng thấy người ta giơ miếng vải đỏ, rồi điên cuồng lao vào như con bò tót Tay ban nha nữa.
Càng nâng cao Nguyễn Trãi, thì kn Lam Son và vai trò của Lê Lợi càng nổi bật chứ sao
Có ai dám phủ nhận công lao, vị trí của linh hồn cuộc khởi nghĩa vĩ đại ấy đâu.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
ông này hài thật. Quan Thanh nó ở Thăng Long còn Phan văn lân ở tam điệp bắt là bắt ở Thăng Long mới nộp cho quân Thanh được chứ
Tôn Sĩ Nghị cũng bố cáo cho dân chúng biết về thắng lợi của quân Thanh, và khẳng định sẽ xử tử bất cứ ai tơ hào cành cây ngọn cỏ đồng thời hăm dọa không được chứa chấp hay ẩn lậu quân Tây Sơn[165] để yêu cầu dân chúng bắt nộp cho họ:

Các ngươi bị tặc phỉ làm hại đã lâu, nay đại binh tiến tiễu, ngoài số bị giết khi lâm trận, chạy trốn chắc là đông. Nếu ta ra lệnh cho quan binh đến các làng xóm tìm bắt, không khỏi gây chuyện phiền nhiễu. Chi bằng các thôn trại tự tra xét trói chúng đem trình ra, vừa để các ngươi hả lòng phẫn hận, vừa được miễn tội bao che, dấu diếm.[166]

Theo báo cáo của nhà Thanh, mỗi ngày dân chúng lùng bắt vài chục người giao lại để lập công. Những người đó đều bị chém đầu, tính ra phải đến vài trăm. Quân Thanh lại nhân cớ phòng gian bảo mật, bắt bớ những người dân nghèo làm nghề buôn bán lẻ, cắt tóc, bán thuốc hút … vu cho tội do thám rồi đem ra giết.
https://nghiencuulichsu.com/2013/03/27/viet-thanh-chien-dich/
trích Hoàng lê Nhất thống chí:
Thì Nhậm nói:

- Không phải thế! Ông chỉ biết một mà chưa biết hai. Việc thiên hạ, tình tuy giống nhau mà thế có khác nhau, sự đắc thất do đó cũng khác hẳn. Xưa kia, nước ta bị phụ thuộc vào Trung Quốc, quân Minh buông tuồng làm điều tàn bạo. Người cả nước ai cũng muốn đuổi chúng đi. Cho nên vua Lê Thái Tổ chỉ gọi một tiếng là xa gần hưởng ứng, hào kiệt trong nước kéo đến như mây tụ. Mỗi lúc đánh nhau với giặc, người trong nước chỉ lo quân mình bất lợi. Mỗi khi có tin thắng trận, ai nấy đều hết sức vui mừng. Lòng người như thế, nên hễ chỗ nào có quân mình mai phục, thì người ta đều giấu kín cho, khiến giặc không hề biết. Sở dĩ thắng được giặc, đều bởi cớ ấy. Ngày nay, những người bề tôi trốn tránh của nhà Lê, đâu đâu cũng có nghe tin quân Thanh sang cứu, họ đều nghển cổ mà trông. Sĩ dân cả nước, giành nhau mà đón chúng. Quân ta mai phục ở đâu, địa thế hiểm hay không, số quân nhiều hay ít, quân giặc chưa biết thì họ đã báo trước với chúng. Chúng sẽ nhân kế của ta mà lập kế của chúng, rồi bốn mặt kéo đến vây bắt. Quân cơ đã bị tiết lộ, tự nhiên mất hết điều tiện lợi. ấy là mình tự hãm mình vào chỗ chết. Còn hòng đánh úp được ai?

Binh pháp có nói: "Khéo che đậy không khi nào không thắng, vụng che đậy không khi nào không thua". Được thua khác nhau là do ở chỗ xưa với nay khác nhau vậy!

Sở hỏi:

- Vậy thì nên làm thế nào?

Nhậm trả lời:

- Phép dụng binh chỉ có một đánh một giữ mà thôi. Nay quân Thanh sang đây, tiếng tăm rất lớn. Những kẻ trong nước làm nội ứng cho chúng, phần nhiều là phao tin đồn nhảm, làm cho thanh thế của chúng to thêm, để cho lòng người sợ hãi lay động. Quân ta có ai được sai phái đi đâu, vừa ra khỏi thành là đã bị bắt giết. Số người Bắc Hà thuộc vào sổ quân của ta, hễ gặp dịp sơ hở là bỏ trốn liền. Đem đội quân ấy mà đánh, không khác gì xua bầy dê đi chọi cọp dữ, không thua sao được? Đến như việc đóng cửa thành mà cố thủ, thì lòng người đã không vững, ắt thế nào cũng sinh ra mối lo ở bên trong. Dầu cho Tôn, Ngô (tức Tôn Võ, người nước Tề đời Xuân Thu, và Ngô Khởi người nước Vệ đời Chiến quốc; hai nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa) sống lại, cũng phải bó tay, không thể làm được gì. Thật chẳng khác gì đem một con chạch bỏ giỏ cua. Xin nghĩ kỹ mà xem! Đánh đã chẳng được, giữ cũng không vững. Vậy thì cả hai chước đánh và giữ đều không phải là kế hay. Nghĩ cho cùng thì chỉ còn một cách này: sơm sớm truyền cho thuỷ quân chở đầy các thuyền lương, thuận gió giương buồm, ra thẳng cửa biển, đến vùng Biên Sơn mà đóng. Quân bộ thì sửa soạn khí giới, gióng trống lên đường, lui về giữ núi Tam Điệp. Hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu, rồi cho người chạy giấy về bẩm với chúa công. Thử xem quân Thanh đến thành, khu xử việc nhà Lê ra sao? Vua Chiêu thống sau khi phục quốc, xếp đặt việc quân việc nước thế nào? Chờ chúa công ra, bấy giờ sẽ quyết chiến một phen cũng chưa muộn gì.
http://www.maxreading.com/sach-hay/hoang-le-nhat-thong-chi/hoi-13-21774.html
Đoạn Hoàng Lê thì là tiểu thuyết không tính, còn cái đoạn trong nghiencuulichsu kết luận là chém vài trăm ông lông bông, thế sao bảo bắt hết tàn quân, Phan Văn Lân là toán cuối cùng còn định bơi sang đánh họ Tôn ở bắc sông Hồng, bơi rét quá phải về, mà về phát là đi qua cả miền Bắc về Tam Điệp chả ai ho he gì, thế mà vài trăm ông tóm bừa vô danh tiểu tốt gọi là tóm hết.
Chỉ một chi tiết nhỏ, đã làm rõ tư cách một sử da cõi mạng, ho ho, quá thường.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tâm hồn ông ta có công lao gì với đất nước hả cụ?

Nguyễn Trãi chả có công lao, ít đóng góp. Tại sao lại gọi ông ta là anh hùng dân tộc.

Quá vớ vẩn
Cụ cứ làm như cụ là Lê Lợi ;)), trong khi thực tế biết đâu là Lê....la, nhỉ ;))
Anh hùng dân tộc là dân tộc công nhận, có cả cái Côn sơn để thờ, thế đã đủ rõ chưa, chắc cụ sắp to bằng dân tộc rồi ý nhỉ ;))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Vẫn còn nhiều góc khuất tất lắm
Chưa thể kết luận một sớm một chiều được

Cả cụ Ánh và cụ Huệ đều là những bậc đại tài
Đều là có công với đất nước,
Tuy 2 cụ là kẻ thù của nhau, cùng thời với nhau, và cái công, cái tài là rất khác biệt

Nên chọn giải pháp Trung dung, an toàn.
Cả 2 nhân vật lịch sử này đều xứng đáng là những anh hùng dân tộc.
Dù mỗi người ở góc độ khác nhau!
Nhảm, Ánh để lại di hoạ cho đất nước là mời Tây lông kèm đạo Chúa vào mà không có đối sách phù hợp, làm mấy đời sau không giải quyết nổi dẫn đến mất nước. Quyền về thương mại chuyển hết vào tay Hoa kiều, cũng từ lúc Ánh lên ngôi .
Tóm lại là một anh cõng rắn về xong lại quỵt phần của rắn, vay tiền Hoa thương thì trả bằng lợi quyền của dân. Cứ đọc quyển "thế lực khách trú" của Đào Trinh Nhất là biết.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
như vậy là có tóm tây sơn nộp cho quân thanh đúng ko? Phan văn lân tập kích thua quân cũng bị dân tóm sạch nộp cho quân thanh. Mà sao xứ bắc hà dân lại theo ngoại bang bán nước. Dân xứ đó khốn nạn quá cụ hầy.
Anh lân mà ko chuồn xuống tam điệp cũng bị dân tóm nộp quân thanh rồi
Lại lần lữa đánh tráo sự thật, tàn quân bỏ chạy không chỉ điểm thì quân thanh nó vào tàn sát cả làng à. Có vài trăm ông lông bông mà nói thành cả đạo quân. Tâm đã không sáng thì suy luận tòan đen tối.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
như vậy là có tóm tây sơn nộp cho quân thanh đúng ko? Phan văn lân tập kích thua quân cũng bị dân tóm sạch nộp cho quân thanh. Mà sao xứ bắc hà dân lại theo ngoại bang bán nước. Dân xứ đó khốn nạn quá cụ hầy.
Anh lân mà ko chuồn xuống tam điệp cũng bị dân tóm nộp quân thanh rồi
Thì đang nói cái đoạn tóm hết chả thấy chỗ nào nói là tóm hết cả, mấy trăm ông bị bắt ít nhất có hai ông vào chỗ cha cố ở nhờ là còn sót lại (nghiencuulichsu chính cụ dẫn), vậy là còn ít ra sót hai ông.
Nói sâu về chi tiết để thấy cái tầm thường của một sử da giỏi bóp méo, ho ho.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
lý luận tào lao mà cứ lải nhải mãi. Quỵt cái đầu cụ ấy.
Còn hoa kiều thế lực khách trú nhờ họ mới có miền nam cho cụ ngồi chém gió. Việt mà lắm hoa kiều thì đã giàu như mã thái sing. Ko đến mức đi khắp nơi làm ô sin cu li trộm cắp trồng cần như giờ
Ơ thì ký hiệp ước không thi hành chả là ăn quỵt ;))
Giàu như Mã Thái Sing là Hoa kiều giàu, đến Mahathir ngày xưa còn phải trợ cấp cho dân Mã vì chả có xơ múi gì vào cái phần thương mại đấy ;))
Trộm cắp trồng cần thì mời cụ đọc tích "quýt của Án Anh" nhé, sử da gì mà non dữ à ;))
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Sử Nguyễn viết về âm mưu Thanh, muốn nuốt cả An Nam chứ đâu phải muốn giúp Lê:

"Trước kia, thái hậu đến Cao Bằng, các phiên tù đều đem quân đi phòng thủ, chẹn đánh. Phiên mục Bế Nguyễn Trù dẫn tướng giặc là bọn Cúc, Hoán đến đánh úp trấn doanh. Bọn đốc đồng Nguyễn Huy Túc, phiên thần Địch quận công Hoàng Ích Hiểu, tụng thần Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống bảo vệ thái hậu và nguyên tử do cửa ải Thủy khẩu chạy sang Long Châu nhà Thanh. Quan châu là Trần Tốt đem việc này đề đạt lên tổng đốc và tuần phủ. Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và Quảng Tây tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh hội hợp ở Nam Ninh. Thái hậu đưa nguyên tử đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện. Bọn Sĩ Nghị tâu với vua Thanh rằng Tự hoàng nhà Lê đương phải bôn ba, đối với đại nghĩa, ta nên cứu viện. Vả lại, An Nam là đất cũ của Trung Quốc, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó, đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm lấy được An Nam: thật là làm một chuyến mà được hai lợi. Vua Thanh nghe theo ý kiến của bọn Sĩ Nghị, bèn chính tay viết tờ chiếu, trong có nói: Trẫm sẽ giải tỏ nghĩa cả với thiên hạ, nâng đỡ cương thường ở thuộc quốc. Mọi việc về Nam Giao đều phó thác cho khanh cả đấy". Sĩ Nghị nhận được tờ chiếu ấy, bèn mưu tính làm một chuyến to: đều động quân lính bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, ấn định nhật kỳ kéo sang cứu viện. Trước hết tung ra vài trăm tờ hịch để tuyên bố cho gần xa đều biết; lại Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống đem tờ trát bí mật, đi đường tắt, về tâu với nhà vua" (tr 991, Khâm định, bản đã chú ở cmt trên)

Chiêu Thống cho đón quân Thanh:

"Bọn Lê Quýnh chưa về tới Lạng Sơn thì các thổ mục ở Yên Quảng đã bắt được tờ hịch (của Tôn Sĩ Nghị), nên trước đã sai người ruỗi ngựa đến tâu nhà vua biết. Nhà vua sai Nguyễn Đĩnh đi lên để thăm hỏi dò la. Khi bọn Quýnh về đến Kinh Bắc, vào yết kiến, dâng tờ trát bí mật lên nhà vua. Bấy giờ nhà vua mới biết rõ việc này, bèn sai tham tri chính sự Lê Duy Đản và Hàn lâm hiệu thảo Trần Danh Án vâng mệnh lệnh đem tờ bẩm, đi đường tắt, lên đón quân nhà Thanh." (tr.993, sách trên)

Quân Thanh ở VN tử tế lắm?

"Bấy giờ luôn năm mất mùa, đói kém, nhất là năm này lại càng quá lắm. Quân lính nhà Thanh đóng ở kinh thành rông rỡ cướp bóc; dân chúng lại càng chán nghét. Triều đình đốc thúc lương quân, các châu và huyện đều không cung ứng. Nhà vua bèn sai các quan chia nhau làm việc này. Dân chúng có người đến nỗi phải khóc lóc mà dâng nộp. Đường tiếp tế lương thực cho quân Thanh thì xa, nên bao nhiêu lương và tiền mà triều đình thu được của dân đều đem cung đốn cho họ hết sạch. Còn vài vạn người vừa nghĩa binh các đạo vừa ưu binh Thanh Nghệ thì đều lòng không dạ trống đi theo việc binh nhung. Lòng người do đấy lại càng chia rẽ tan tác."

Làm gì có chuyện quân Thanh sắp rút về nước thì Huệ kéo đến đánh, lệnh vua Thanh nó thế này cơ mà:
(Quân Tây Sơn do Huệ từ Nam ra chuẩn bị đánh, Sĩ Nghị chủ quan, chân trừ chưa tiến quân thì có)

"Sĩ Nghị từ khi qua cửa ải, đến đâu được đấy, có ý khinh địch, lấy được Thăng Long rồi, Sĩ Nghị tự cho rằng thế là xong việc. Những hào kiệt ở các trấn đi ứng nghĩa đều đua nhau đến cửa quân xin Sĩ Nghị tiến binh, nhưng đều bị bỏ qua, không được hỏi đến. Kịp khi được thủ chiếu của vua Thanh ra lệnh cho Sĩ Nghị phải khôi phục hết đất đai cho Lê vương, mới được rút quân về, Sĩ Nghị bây giờ mới tính đến mưu kế tiến hành. Đến đây, quân Văn Huệ kéo đến đèo Ba Dội (Tam Điệp Sơn), nhà vua được tin, lấy làm lo sợ, hỏi Sĩ Nghị về mưu kế, Sĩ Nghị nói: "Ta cứ lấy thế thong thả để chờ đợi ứng phó với kẻ đang nhọc nhằn, cần chi phải hấp tấp đánh vội". Thế rồi Sĩ Nghị dương dương tự đắc, không để ý đến nữa." (trang 996 sách trên)

Sĩ Nghị tháo chạy về nước vì bị đánh té đ.ái vãi ph.ân thì có, không có chuyện tự nó định rút về:


"Ngày 4, tháng giêng ấy, quân lưu động của giặc đến trước, hễ đánh trận nào thì thua luôn trận ấy. Sĩ Nghị rất coi khinh.
Hồi trống canh năm sớm hôm sau. Văn Huệ xắn tay áo đứng dậy, đốc thúc bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên. Chính Văn Huệ tự mình đốc chiến, cho hơn trăm voi khỏe đi trước. Tờ mờ sáng, quân Thanh lùa toán quân kỵ tinh nhuệ ồ ạt tiến. Chợt thấy bầy voi, ngựa quân Thanh đều sợ hãi, hí lên, té chạy, lồng lộn quay về, chà đạp lẫn nhau. Giặc lại lùa voi xông đến: quân Thanh, trong cơn gấp rút, không cứu nhau được, ai nấy rút vào trong lũy cố thủ. Bốn mặt đồn lũy quân Thanh đều cắm chông sắt, súng và tên bắn ra như mưa. Giặc dùng những bó rơm to lớn để che đỡ mà lăn xã vào, rồi quân tinh nhuệ tiến theo sau. Kẻ trước ngã, người sau nối, thảy đều trổ sức liều chết mà chiến đấu. Các lũy quân Thanh đồng thời tan vỡ và quân Thanh đều chạy. Giặc đuổi đến đồn Nam Đồng, thừa thắng, ập lại giết chết. Quân Thanh bị chết và bị thương đến quá nửa. Thế Hanh, tiên phong Trương Sĩ Long và tả dực Thượng Duy Thăng đều chết trận. Sầm Nghi Đống đóng đồn ở Loa Sơn (tục gọi Đống Đa), bị một tướng khác của giặc đánh. Quân cứu không có, Nghi Đống phải tự thắt cổ chết. Toán thân binh của Nghi Đống cũng tự ải chết theo đến vài trăm người. Bấy giờ, đương ở nơi màn tướng, thình lình được tin quân giặc đã bức bách gần Thăng Long. Sĩ Nghị không biết xoay sở ra sau, bèn nhổ đồn lũy, vượt qua sông chạy. Cầu gãy, người bị chết vô kể." (trang 997 sách trên).

Đấy là sử Nguyễn, không ca ngợi gì Huệ đâu.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
xin thưa với cụ Văn Huệ muốn lập vua phải hỏi ý kiến hoàng tộc nhà lê ạ! và ông không đủ quyền tự tiện khi mà Nguyễn Nhạc đang trên đường đến. Nguyễn Nhạc mới là vua tây sơn.
Lê Chiêu Thống có di chiếu được phong là thái tử thì ông ta sẽ nghiễm nhiên được kế vị. Nguyễn Huệ muốn lập là Lê Duy cận kìa. Bị phản đối quá nên Nguyễn Huệ mới thôi chưa kể Nguyễn Nhạc sắp đến
Ô hô, sử lại cứ suy đoán thế à. Đọc kĩ lại đoạn tôi trích đi.
Khi Nhạc đến Thăng Long thì việc lên ngôi Chiêu Thống đã xong rồi. Xem lại sử đi.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Tôi không trích dẫn bởi nó rải rác ở nhiều tài liệu, chỉ tổng hợp đưa ra, không phải suy luận cá nhân

Thật ra, ngay từ khi Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, " chỉ đạo nhân sự" cho triều Lê....... tiếp theo đó là chiếm Nghệ An, định lập Phượng hoàng trung đô

Đã manh nha ý đồ hùng cứ, tách ra khỏi Triều Tây sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu
Nguyễn Nhạc kéo quân ra Bắc còn có mục đích trị tội Nguyễn Huệ, dập tắt âm mưu soán ngôi của em,
Nhưng sau có nhiều tướng can ngăn, và thấy lực của Nguyễn Huệ quá mạnh, nên không thực hiện được.
Tuy nhiên sau đó N. Huệ cũng biết ý đồ của Nguyễn Nhạc, định kéo quân vào Phú Xuân hỏi tội, và phế truất vua Tây sơn, nhưng do nhiều người can gián nên Nguyễn Nhạc đã không mất đầu.

Triều Tây sơn đã có sự phân hóa, chia rẽ ngay từ lúc cường thịnh nhất
Những điều đó là dấu hiệu báo trước cho một sự tự sụp đổ, chưa kể thế lực nhà Nguyễn ở phương Nam, đang hồi phục và nung nấu quyết tâm trả thù.......
Vấn đề này em cũng đã bàn nát bằng những dẫn chứng rất rõ ràng ở một thớt (đã bị bay) rồi. Nếu lịch sử có chữ nếu thì nó đã rất khác, tất nhiên. Nếu Nguyễn Huệ thực hiện sách lược của Nguyễn Nhạc thì nhà Tây Sơn đã vững bền cho đến CMT8. Lúc đấy, chả biết ông nào sẽ có tượng đài và ông nào không :))
3 anh em nhà Tây Sơn là những người được học hành tử tế và có kiến thức rất sâu rộng (hơn cả Nguyễn Ánh). Nhất là Nguyễn Nhạc, ông là linh hồn của Tây Sơn. Tần nhìn chính trị của Nguyễn Nhạc rất cao xa nhưng chỉ tiếc các người em của ông, người thì quá nhu nhược, người thì quá tham vọng, đã làm tan tành chiến lược của ông.
Chưa bao giờ nước Nam đứng trước một cơ hội tuyệt vời như thời đấy. Cả một vùng Thủy Chân Lạp (đã thuộc Việt) và Lục Chân Lạp (đang tranh chấp với Xiêm) và cả nước Xiêm rộng lớn nữa.
Nguyễn Nhạc đã thấy được một vùng đất hứa trù phú ở phía Nam, nơi mà ông có thể tập trung gầy dựng lực lượng của mình thành một thế lực hùng mạnh. Chính sách Nam tiến được tiến hành : ước vọng của Nhạc thổ lộ với Chapman là chiếm cả giang sơn Nam Hà, và chỉ chừng ấy đủ rồi. Ông vẫn tự nhận mình là vua Tây Sơn, “vua Trời” của binh dân đất Nam Hà (trích lịch sử nội chiến). Nếu như Nguyễn Huệ, một chiến tướng dũng mãnh bách chiến bách thắng, toàn tâm, toàn ý thực hiện chiến lược của Nguyễn Nhạc bình định Nam bộ, tiến đánh Lục Chân Lạp và cả Xiêm la, em nghĩ chắc chắn đại công sẽ thành và lịch sử nước ta có lẽ đã khác đi rất nhiều (em còn nằm mơ nhà Tây Sơn sau khi chiếm Xiêm la, còn đánh chiếm luôn cả Miến Điện cơ đấy :)) ).
Vậy chiến lược của Nguyễn Nhạc có khả thi không ? Hoàn toàn khả thi với điều kiện đừng đụng đến đất Bắc Hà.
Như em đã chứng minh ở còm trước, đất Bắc Hà là đất có chủ. Nếu ai chạm vào nó thì sẽ kéo đến họa ngoại xâm từ phương Bắc. Và thực tế lịch sử đã thể hiện biết bao triều đại nối tiếp nhau đều phải chiến thắng đối thủ đầu tiên, đến từ phương Bắc.
Thế Nguyễn Huệ biết không ? Ông ta học rộng tất nhiên ông ta hoàn toàn biết việc ấy.
Nếu Nguyễn Huệ biết thì tại sao ông ta vẫn thực hiện ? Vì ông ta là một người lòng đầy tham vọng quyền lực và ông ta cho mình có đủ khả năng để thực hiện.
Vậy ông ta thực hiện nó như thế nào ? Tất nhiên là từng bước, từ thăm dò, tạo diễn biến rồi cuối cùng cướp ngai vàng.
Là một tướng dưới trướng của Nguyễn Nhạc nhưng Nguyễn Huệ tự ý dẫn binh kéo ra Bắc sau khi nhận được tin tứ từ Nguyễn Hữu Chỉnh : "Long Nhưỡng tướng quân này, thực lực Bắc Hà suy lắm rồi, ông còn chần chờ chi nữa, ra lấy thôi". Với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh" Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc và quả đúng như lời Chỉnh nói, ông lấy đất Bắc Hà dễ như trở bàn tay. Một kế sách cổ xưa được ông đem ra áp dụng thử, đấy là cưới công chúa con vua Lê để đoạt giang san đúng qui trình như nhà Trần đoạt của nhà Lý. Tuy nhiên, không giống vua Lý, vua Lê có nhiều con trai và đó chính là cái khó của Nguyễn Huệ. Một sự thăm dò dư luận được ông vạch ra bằng cách muốn đưa Lê Duy Cận lên ngôi nhưng vấp phải sự phản đối với số phiếu áp đảo.
Ở Quy Nhơn, vua Thái Đức sau khi hay tin Nguyễn Huệ ra Bắc lập tức ngày đêm lên đường để ngăn chặn ngay. Tại sao Nguyễn Nhạc lại làm vậy ? Vì hơn ai hết, Nguyễn Nhạc hiểu rõ ý định của Nguyễn Huệ, đồng thời việc làm của Huệ đang đe dọa Tây Sơn, đe dọa chiến lược Nam tiến của ông. Trước mặt vua Lê, Nguyễn Nhạc đã hùng hồn cam kết không cướp đất, để yên lòng dân Bắc Hà cũng như tránh một cuộc xâm lược từ phương Bắc. Ông kéo Nguyễn Huệ về.
Miếng mồi ngon đang đưa đến miệng thì bị cướp mất, hỏi ai không căm tức. Cuộc chiến nồi da xáo thịt là không tránh khỏi. Chính sách Nam tiến của Nguyễn Nhạc tan thành mây khói.
Không còn sự ngăn cản từ Nguyễn Nhạc nữa, Nguyễn Huệ từng bước thực hiện kế hoạch thôn tính Bắc Hà của mình. Đầu tiên ông để Chỉnh ở Bắc Hà để "phò Lê" sau đấy ông sai Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh, đồng thời diệt luôn vua Lê. Nhậm vâng mệnh ra Bắc thực hiện nhưng chỉ hoàn thành được 50% nhiệm vụ. Nhậm chỉ giết được Chỉnh nhưng lại để vua Lê chạy thoát. Huệ tức giận giết Nhậm nhưng không dám đặt mít lên ngai vàng ngay vì ông ta vẫn đang thăm dò phản ứng từ phương Bắc (vì Lê Chiêu Thống đã chạy thoát). Nguyễn Huệ rút về Phú Xuân để Ngô Thì Nhậm ở lại canh giữ Bắc Hà với một vị giám quốc bù nhìn Lê Duy Cận. Quả thật ông đoán không sai khi quân Thanh được mẹ của Lê Chiêu Thống mời sang. Chuyện đến nước này, Nguyễn Huệ không cần dấu diếm ý định của mình nữa. Ông lập tức xưng đế, sẵn sàng đối đầu với quân Thanh, đặt cược vận mệnh của mình "thắng làm vua, thua làm giặc".
Về phía Nguyễn Nhạc, mặc dù rất đau buồn nhưng ông vẫn hy vọng cứu vãn sách lược Nam tiến của mình. Biết em đam mê danh vọng, ông đề nghị nhường ngai vàng của mình cho Nguyễn Huệ với điều kiện Nguyễn Huệ đem quân vào Nam đánh Nguyễn Ánh, còn chuyện vỡ lỡ tại Bắc Hà, ông ta sẽ đứng ra nhận trách nhiệm hết. Nhưng Nguyễn Huệ từ chối, tự xưng hoàng đế, kéo quân ra Bắc.
Thật tiếc thay cho Nguyễn Nhạc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top