- Biển số
- OF-469276
- Ngày cấp bằng
- 10/11/16
- Số km
- 44
- Động cơ
- 200,580 Mã lực
em phải reg nick để động viên cụ chủ tiếp tục.
Theo Cụ thì ai xứng đáng hơn người đã mở cõi, mang cái mới cho SG như hôm nay?Mấy viên tướng này (Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu...) thì cũng có thể gọi là giỏi, can đảm, trung thành với chủ của mình, nhưng mà gọi là "bất diệt trong lòng dân miền Nam" thì có lẽ là quá lời chăng?
Thì em vẫn đang đi chứng minh đấy. Cụ xem các clip của em, họ được người dân thờ phụng thế nào mà. Còn những bức tranh, nếu cụ không thích thì em không post nữa chứ chẳng qua em thấy đẹp nên úp thôi.
Có lẽ các cụ ngoài Bắc vì lý do nào đấy, không thích thớt này của em. Vậy thôi, em cũng xin dừng tại đây. Kính mong các cụ min, mod đóng thớt giúp em. Vì có thể nó sẽ gây những tranh cãi không hay.
Em xin chân thành cảm ơn.
Cụ chủ cứ y như đang bị tra trên phường ấy nhỉ.Không phải câu chuyện trong Nam ngoài Bắc mà là ở chỗ cái tai tồ. Nếu là em, em sẽ đặt lại cái tai tồ là: "Những vị tướng nổi tiếng trong lịch sử mở cõi Sài Gòn - Gia định."
Đã làm tướng, dẫu "trăm thân bọc trong da ngựa, ngàn thân phơi ngoài nội cỏ" cũng chấp nhận mà dấn bước theo quân mệnh ( ý em là thời quân chủ ngày xưa). Các vị dũng liệt ấy không cần bọn hậu sinh đời sau phong cho "bất diệt" hay "sống mãi" làm chi. Chỉ cần một chút danh phận lưu với sử xanh, đời sau tuổi trẻ một vài đứa ngưỡng mộ là thỏa vong linh rồi.
Vậy bác bắt các cụ ấy "bất diệt" là có động cơ gì? Hay để anh em lại um tỏi xem ông nào khó "diệt" hơn ông nào, Đê a lốp tỉn nhau với Dương Quá ai thua á?
Sao cụ nghĩ là các bậc danh thần đấy không muốn được "bất diệt".Các vị dũng liệt ấy không cần bọn hậu sinh đời sau phong cho "bất diệt" hay "sống mãi" làm chi. Chỉ cần một chút danh phận lưu với sử xanh, đời sau tuổi trẻ một vài đứa ngưỡng mộ là thỏa vong linh rồi.
Em cảm ơn các cụ động viên. Thực sự em chỉ muốn lập thớt để giới thiệu về các vị danh tướng mà trong sử sách ít được đề cập, chứ bản thân em không muốn có sự tranh cãi không hay, gây mất đoàn kết Of
Đây đúng là một vấn đề hết sức nhạy cảm, bởi bản thân của em cũng như tất cả các cụ trãi qua thời đi học không được tiếp cận, không biết được. Em cũng trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất nên cũng như các cụ, chỉ biết những gì sách vở thể hiện. Những tên đường, tên trường của các vị danh tướng ngày xưa đã được gỡ xuống và thay bằng những cái tên khác. Cho đến một ngày, năm đấy em cũng được 16 tuổi, bà ngoại của em, nhờ em chở (đèo) bà đi lăng ông Bà Chiểu vào sáng mùng 2 Tết Nguyên Đán. Đây là lần đầu tiên em đi với bà nhưng đã là lần thứ mấy chục bà em đến nơi này (em không thích đi chùa chiền, miếu mạo đông người nhang khói). Ngày Tết, lăng ông bà Chiểu tấp nập người vào nhang khói, rất đông. Thoạt đầu em cứ nghĩ đây là lăng mộ của ông bà nào đấy tên Chiểu vì nghe mọi người gọi thế, nhưng bà ngoại của em đã là một hướng dẫn viên rất nhiệt tình kể cho em nghe vị chủ nhân thực sự của lăng này. Đấy là lăng của tả quân Lê Văn Duyệt. Từ bà, em mới được nghe về những chiến công cũng như công trình mà ông đã gầy dựng cho đất Sài Gòn cũng như miền Nam, thật là to lớn. Em ngạc nhiên hỏi bà : Bà ơi, ông ấy công to thế tại sao cháu không được biết và cũng không có công trình nào được ghi tên ông ấy ? Bà mỉm cười trả lời em : Ông tả quân không cần những thứ ấy cháu à, bởi ông luôn hiện diện trong trái tim của người Việt Nam.
Nhìn những dòng người nhang khói nghi ngút, chen chân vào thắp hương cho ông ngày ấy, em cảm nhận được câu nói của bà. Từ đấy, sáng mùng 2 Tết, em lại đèo bà đi lễ lăng Ông. Chỉ tiếc, chỉ được 5 năm thì bà mất nhưng em vẫn giữ thói quen ấy cho đến ngày nay. Nhưng từ khi có gia đình thì em chuyển sang đi lễ lăng Ông vào ngày mùng 1 Tết. Em vẫn tiếp tục câu chuyện của bà năm xưa, cho những đứa con của em.
Em cũng thích cụ Võ Tánh.Theo Cụ thì ai xứng đáng hơn người đã mở cõi, mang cái mới cho SG như hôm nay?
Chẳng qua sử sách bưng bít nên sau mấy chục năm không còn người biết thôi.
Ngày nay tới ngày giỗ vẫn có người làm lễ, thờ cúng nhưng cũng chỉ là số ít người xưa am hiểu lịch sử.
Theo em còn có Võ Tánh nữa ạ.
Quê em miền Trung, hồi nhỏ em được Ông già kể về chuyện Võ Tánh tự thiêu để cứu dân quân thành Bình Định.Sao ko có Võ Tánh
Em cũng thích cụ Võ Tánh.
Vẽ điêu thế Làm gì có cái râu mép vểnh lên thế kia, lại có hình... búp bê trên ngực áoTranh Nguyễn Văn Trương
Như Cụ cũng rất khó, đang nói theo mạch câu chuyện thì phải như vậy.Các cụ tranh luận thì cứ tranh luận,cụ nào biết nhiều nói nhiều,cụ nào biết ít nói ít, không biết đừng nói...
Nhưng xin các cụ đừng đưa ra khái niệm dân miền bắc, và dân miền nam vào đây em thấy nó trẻ trâu bỏ mịa không đúng với tính chất của of
Em là người VN!
Chỗ đậm: Cụ nói không sai nhưng chưa đủ!Lịch sử dân tộc Việt là một lịch sử đấu tranh không ngừng trước những biến động trong nước cũng như họa ngoại xâm. Và trong cuộc đấu tranh ấy đã nảy sinh rất nhiều vị danh tướng lừng lẫy, là niềm tự hào của dân tộc như : Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn v.v... Họ đã viết nên những trang sử chói lọi và là tấm gương sáng để cho nhiều thế hệ con cháu người Việt tự hào, noi theo.
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh liên tục, đầy đau thương ấy của dân tộc, không ít vị danh tướng đã bị lịch sử bỏ quên hoặc thậm chí bị cho là *********, mà cụ thể như : Ngũ hổ tướng Gia Định Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Trương Tấn Bửu.
Tất nhiên, lịch sử ngày nay có cái lý lẽ riêng của nó. Chỉ những vị tướng nào đánh thắng giặc ngoại xâm thì mới được vinh danh , còn ngược lại, các vị tướng trưởng thành trong thời loạn và nhất là họ lại đứng về phía tà, phía mà lịch sử tự cho mình cái quyền phân định ấy, thì tất nhiên họ sẽ bị vùi dập, lãng quên.
Nhưng lịch sử quên một điều hết sức quan trọng là : lịch sử có thể, chỉ thể hiện những điều mà một nhóm người muốn nó thể hiện, nhưng nó không thể ngăn cản được những gì mà người dân biết, dân ghi nhớ, ghi ơn và chính họ là những trang sử sống động nhất, được truyền từ đời này sang đời khác mà không có một thế lực nào có thể ngăn cản được.
Người dân Miền Nam chính là điển hình sống động nhất. Họ là những người dân Việt nghèo khổ, phải bỏ xứ, bỏ làng quê thân yêu của mình vào miền Nam lập nghiệp. Họ phải đối diện với biết bao hiểm nguy từ hùm beo dã thú, từ thiên nhiên nước độc rừng thiêng, từ ánh mắt thù địch của cư dân bản địa, để khai hoang đất đai, ổn định cuộc sống của mình. Và mảnh đất ấy, cuộc sống ấy, là thứ vốn quý giá nhất, thiêng liêng nhất của họ. Tất nhiên, những thế lực nào tàn phá điều thiêng ấy của họ thì họ sẽ chống lại, còn ai giúp họ gìn giữ nó, thì họ sẽ tôn thờ bất chấp lịch sử không thích điều này.
Ngũ hổ tướng Gia Định là những vị tướng được người dân miền Nam tôn thờ, không phải chỉ vì họ theo phò vị chúa là chủ nhân của đất miền Nam mà họ còn là những người đứng ra bảo vệ những thành quả thiêng liêng mà người dân miền Nam có được trong công cuộc khai phá trước các thế lực thù địch từ nơi khác. Mặt khác, những vị tướng này còn có những đức tính cao đẹp mà họ được thừa hưởng từ ngàn xưa của dân tộc : Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng. Chính những lẽ đó, họ đã sống mãi trong lòng người dân miền Nam, bất chấp sự nhìn nhận nghiệt ngã của lịch sử.
Sau đây, em xin trình bày lần lượt cuộc đời của từng vị trong ngũ hổ tướng Gia Định, để mọi người hiểu tại sao người miền Nam lại tôn thờ họ.
Đầu tiên là vị tả quân Lê Văn Duyệt.
Đến Ông Cha tạo ra mãnh đất cho mình sống tới giờ này mà con cháu còn éo biết là ai thì đủ hiểu rồi Cụ nhé.
Trong 9 đời chúa Nguyễn các cụ có công mở cõi, xây dựng chính quyền để quản lý thì cha con cụ Nguyễn Hữu Cảnh mới là nhất.Theo Cụ thì ai xứng đáng hơn người đã mở cõi, mang cái mới cho SG như hôm nay?
Chẳng qua sử sách bưng bít nên sau mấy chục năm không còn người biết thôi.
Ngày nay tới ngày giỗ vẫn có người làm lễ, thờ cúng nhưng cũng chỉ là số ít người xưa am hiểu lịch sử.
Theo em còn có Võ Tánh nữa ạ.
Sách có rất nhiều, chỉ sợ cụ không chịu đọc thôi, gửi cụ để tham khảo:Cụ chủ cứ post quan điểm và hiểu biết của mình. Theo em, 9 chúa 13 vua nhà Nguyễn nói riêng và cả giai đoạn lịch sử Nam tiến mở mang bờ cõi đều rất sơ sài trong sách vở nên thông tin đa chiều cũng đáng để tìm hiểu và suy ngẫm.