[Funland] Những từ-ngữ khó hiểu trong nhạc vàng

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,555 Mã lực
Thế em hỏi các cụ, thông tin 'người bán dâm hoàn lương được hỗ trợ vay 20 triệu ' thì cái 'dâm hoàn lương ' là cái gì
Hoàn lương là trở lại làm người lương thiện
Người bán dâm hoàn lương tức là người cave bỏ nghề bán dâm trở lại làm người bình thường. Hoàn lương là động từ không phải danh từ
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,994
Động cơ
451,275 Mã lực
Hoàn lương là trở lại làm người lương thiện
Người bán dâm hoàn lương tức là người cave bỏ nghề bán dâm trở lại làm người bình thường. Hoàn lương là động từ không phải danh từ
Hoàn lương là Trạng từ.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,555 Mã lực
Hoàn lương là Trạng từ.
Trang từ có phải là từ bổ nghĩa cho danh từ, nếu đúng vậy nó bổ nghĩa cho từ nào?
Mình nghĩ hoàn lương là động từ vì nó diễn tả hành động từ bỏ nghề bán dâm để trở lại làm người bình thường của người bán dâm
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
“Năm 1972, tôi gặp nhà thơ Tô Như Châu ở Đà Nẵng và được giới thiệu bài thơ viết về Hà Nội với độ dài gần 100 câu. Điều lạ là cả tôi và Tô Như Châu chưa hề đặt chân đến Hà Nội ngoài sự rung động trong sâu thẳm tâm hồn. Nắm bắt mạch cảm xúc ấy, tôi cô đọng những khổ thơ mình thấy hay nhất, chỉ trong một đêm thì hoàn thành ca khúc “Về đây nghe em” và sau đó, ngày nào cũng vang lên trên đài phát thanh với giọng hát quyến rũ của nữ ca sĩ Thanh Thúy”.

Hai tháng sau khi phát hành, trước sức lan tỏa khó cưỡng, chàng trai 20 tuổi Trần Quang Lộc chợt sững sờ khi nghe lệnh thu hồi tác phẩm này từ chính quyền Sài Gòn cũ. Ông kể: “Người ta cho rằng bài hát có hơi hướng tuyên truyền cho Cách mạng tháng Tám với những câu: “Tháng Tám mùa thu… Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm…”, hay “Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sóng hát…”. Tóm lại là câu chữ nào cũng bị nhà cầm quyền vin cớ để gọi tôi lên chỉnh đốn, đe dọa. Thậm chí, tấm thẻ căn cước của tôi cũng bị in số màu đen để đánh dấu như một phần tử cần chú ý, thay vì màu đỏ như mọi người”.

(Giađình. net)
 

Chu An

Xe container
Biển số
OF-336914
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
5,969
Động cơ
345,133 Mã lực
Hoàn lương là trở lại làm người lương thiện
Người bán dâm hoàn lương tức là người cave bỏ nghề bán dâm trở lại làm người bình thường. Hoàn lương là động từ không phải danh từ
Trang từ có phải là từ bổ nghĩa cho danh từ, nếu đúng vậy nó bổ nghĩa cho từ nào?
Mình nghĩ hoàn lương là động từ vì nó diễn tả hành động từ bỏ nghề bán dâm để trở lại làm người bình thường của người bán dâm
Em thì nghĩ rằng, theo thâm ý của đám duyệt chính sách, thì "hoàn lương" lại là tính từ.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,364
Động cơ
623,959 Mã lực
“Năm 1972, tôi gặp nhà thơ Tô Như Châu ở Đà Nẵng và được giới thiệu bài thơ viết về Hà Nội với độ dài gần 100 câu. Điều lạ là cả tôi và Tô Như Châu chưa hề đặt chân đến Hà Nội ngoài sự rung động trong sâu thẳm tâm hồn. Nắm bắt mạch cảm xúc ấy, tôi cô đọng những khổ thơ mình thấy hay nhất, chỉ trong một đêm thì hoàn thành ca khúc “Về đây nghe em” và sau đó, ngày nào cũng vang lên trên đài phát thanh với giọng hát quyến rũ của nữ ca sĩ Thanh Thúy”.

Hai tháng sau khi phát hành, trước sức lan tỏa khó cưỡng, chàng trai 20 tuổi Trần Quang Lộc chợt sững sờ khi nghe lệnh thu hồi tác phẩm này từ chính quyền Sài Gòn cũ. Ông kể: “Người ta cho rằng bài hát có hơi hướng tuyên truyền cho Cách mạng tháng Tám với những câu: “Tháng Tám mùa thu… Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm…”, hay “Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sóng hát…”. Tóm lại là câu chữ nào cũng bị nhà cầm quyền vin cớ để gọi tôi lên chỉnh đốn, đe dọa. Thậm chí, tấm thẻ căn cước của tôi cũng bị in số màu đen để đánh dấu như một phần tử cần chú ý, thay vì màu đỏ như mọi người”.

(Giađình. net)
Đoạn trên là bài "về đây nghe em", đoạn dưới là bài "có phải em mùa thu Hà nội" cùng của Trần Quang Lộc. Nghe có vẻ trật chìa thế nào ấy nhỉ?
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Đoạn trên là bài "về đây nghe em", đoạn dưới là bài "có phải em mùa thu Hà nội" cùng của Trần Quang Lộc. Nghe có vẻ trật chìa thế nào ấy nhỉ?
Ah nhỉ, chắc đoạn giữa 2 khổ là có mấy lời dẫn nói về bài thứ hai. May cụ phát hiện ra!
 

flowers1508

Xe tăng
Biển số
OF-159969
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
1,683
Động cơ
361,513 Mã lực
Kiểu như Ngàn thu áo tím hả cụ.
Em rất thích giai điệu và cả lời bài hát này. Nhưng con gái em nó thắc mắc là tại sao Từ khi yêu anh, anh bắt xa màu tím ? Em bảo màu tím báo hiệu sự chia ly nên anh kia muốn tránh những dấu hiệu báo điềm gở. :))
Giải thích rất hợp lý cụ à
 

flowers1508

Xe tăng
Biển số
OF-159969
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
1,683
Động cơ
361,513 Mã lực
Ai chả biết bạn là ai.
Đọc comment nào của bạn cũng toát lên sự bệnh hoạn, đi thớt nào cũng bị đuổi như đuổi tà.
Nên giảm bớt thú tính. Khuyên thật.
E thấy cụ bachsima này ở đâu là né đấy, nhất là những chủ đề liên quan tý đến tình hình chính trị, xã hội, sợ còn hơn N Covid cụ à
 

tumtum

Xe điện
Biển số
OF-164761
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
3,538
Động cơ
374,788 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội xã, Hoàn Kiếm thôn
Website
www.facebook.com
“Năm 1972, tôi gặp nhà thơ Tô Như Châu ở Đà Nẵng và được giới thiệu bài thơ viết về Hà Nội với độ dài gần 100 câu. Điều lạ là cả tôi và Tô Như Châu chưa hề đặt chân đến Hà Nội ngoài sự rung động trong sâu thẳm tâm hồn. Nắm bắt mạch cảm xúc ấy, tôi cô đọng những khổ thơ mình thấy hay nhất, chỉ trong một đêm thì hoàn thành ca khúc “Về đây nghe em” và sau đó, ngày nào cũng vang lên trên đài phát thanh với giọng hát quyến rũ của nữ ca sĩ Thanh Thúy”.

Hai tháng sau khi phát hành, trước sức lan tỏa khó cưỡng, chàng trai 20 tuổi Trần Quang Lộc chợt sững sờ khi nghe lệnh thu hồi tác phẩm này từ chính quyền Sài Gòn cũ. Ông kể: “Người ta cho rằng bài hát có hơi hướng tuyên truyền cho Cách mạng tháng Tám với những câu: “Tháng Tám mùa thu… Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm…”, hay “Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sóng hát…”. Tóm lại là câu chữ nào cũng bị nhà cầm quyền vin cớ để gọi tôi lên chỉnh đốn, đe dọa. Thậm chí, tấm thẻ căn cước của tôi cũng bị in số màu đen để đánh dấu như một phần tử cần chú ý, thay vì màu đỏ như mọi người”.

(Giađình. net)
E nghĩ câu đúng là "hồn Trưng Vương sông Hát" do truyền thuyết kể rằng 2 bà trẫm mình ở sông Hát.
Bài Một đời áo mẹ áo em của Trầm tử Thiêng cũng có câu "rồi hồn thiêng sông núi im trôi theo dòng Hát giang"
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,750
Động cơ
466,539 Mã lực
"Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?...
Tuổi của nàng,tôi nghĩ chỉ mười ba..

Tôi phải van lơn, ngoan nhé đừng ngờ..."
(Nguyên Sa)

Theo các cụ chữ tốt văn hay, thì câu này hiểu là họ đang làm gì?
 
Biển số
OF-157531
Ngày cấp bằng
20/9/12
Số km
705
Động cơ
359,201 Mã lực
Em nghĩ rằng nền tân nhạc Việt Nam ngày ấy có ảnh hưởng của âm nhạc Pháp nên ca từ thật là hay, cách dùng từ ngữ trong lời bài hát thật là thanh tao, phong phú, mang đậm tính hình ảnh, nhiều ý nghĩa về mặt tu từ, so sánh. Ví dụ bài hát Tôi ru em ngủ, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn dùng từ ngữ trong câu ca "Em ra ngoài ruộng đồng, hỏi thăm cành lúa mới" rồi "Em đi trong sương mù gọi cây lá vào mùa".
Cho đến ngày nay ca từ trong những bài hát ngày đó có phần khó hiểu (đơn cử: "tình duyên bẽ bàng" thì có nghĩa là cuộc tình tan vỡ, đường ai nấy đi, thân ai nấy lo nhưng từ "bẽ bàng" nhưng thường được hiểu là xấu hổ, bị người đời cười chê.) lý do là đến hôm nay người ta quen dần với loại nhạc mới, chú tâm nhiều hơn vào giai điệu mà không cần để ý nhiều đến ca từ. Ví dụ "tình yêu đến em không mong đợi gì. Tình yêu đi em không hề hối tiếc" hay những bài hát trong những năm gần đây thì ca từ chỉ mang tính thứ yếu, như những lời nói bình thường, đa số cho đó là nhạc thị trường, qua đi một thời gian thì coi như bài hát đã chết vì hiếm khi người ta hát lại. Chính vì thế nếu bài bát Việt Nam mà vừa có giai điệu hay, ca từ cũng hay, được chau chuốt cẩn thận thì lại là bài hát được nhiều người ưa thích, đi cùng với năm tháng. Có thể nói đó cũng là do hoàn cảnh về phát triển kinh tế, xã hội, lịch sử, chính trị đã thay đổi, thẩm mỹ và thị hiếu âm nhạc thính giả cũng đã thay đổi gần như hoàn toàn so với thời kỳ chiến tranh trong thế kỷ trước.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,890
Động cơ
325,903 Mã lực
"Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?...
Tuổi của nàng,tôi nghĩ chỉ mười ba..

Tôi phải van lơn, ngoan nhé đừng ngờ..."
(Nguyên Sa)

Theo các cụ chữ tốt văn hay, thì câu này hiểu là họ đang làm gì?
Chút rung động tuổi mười lăm hay mười tám của chàng trai. Khi có người hỏi nàng kia là ai đấy thì nhận vội, nhận thầm là Người yêu, nhưng với nàng lại phải cố thuyết phục cả nàng và chính mình rằng Chưa phải là yêu, đừng ngờ rằng đó là tình yêu. ;))
 

x2bx2

Xe tăng
Biển số
OF-96329
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,001
Động cơ
407,533 Mã lực
Bài "Bóng cây Kơ nia" có câu Buổi sáng em làm rẫy ... không ca sĩ nào hát đúng toàn hát thành B uồi sáng em... Bây giờ mọi người hát thành Trời sáng em làm rẫy... chả có ý nghĩa gì.
Về bài Bóng Cây Kơ Nia thì không rõ cụ Phan Huỳnh Điểu có ý kiến gì khi đổi từ "buổi" sang "trời".
Em thì quen nghe và thích nghe bác Măng Thị Hội hát với từ gốc "buổi" hơn. Trong bản nhạc gốc, từ "buổi" được hát luyến qua hai nốt. Ca sĩ phải sử dụng dấu luyến này để diễn tả từ "buổi" sao cho rõ nghĩa nhất để không nhầm sang cái từ tai hại kia!
Bày hát này được giới chuyên môn đánh giá cao về sự độc đáo trong cách sử dụng âm điệu ngũ cung Tây Nguyên.
Phần nhạc được viết ở giọng La trưởng. Trong ngũ cung Tây Nguyên thì giọng này phải bỏ hoặc hạn chế tối đa sử dụng hai nốt Si và Fa# để giữ trọn vẹn đặc tính của ngũ cung này là biểu đạt sự mạnh mẽ, hùng vĩ, hoang dã của đại ngàn Tây Nguyên.
Nhưng ở đây, cụ PHĐ rất tinh tế và khéo léo sử dụng mà không bỏ hai nốt trên, nhất là nốt Si để nối các câu hát ở phần cao trào mà không làm mất đi đặc trưng của ngũ cung TN.
Xét ba câu hát liên tiếp:
1 - "con giun sống nhớ đất, chim phí sống nhớ rừng, em và mẹ nhớ anh"
2 - "uống nước nguồn miền Bắc"
3 - "như bóng cây kow nia, như gió cây kơ nia, như bóng cây kơ nia, như gió cây kơ nia"
Trong đó câu 1 và 3 đậm đà ngũ cung TN, nhưng ở câu 2 thì cụ PHĐ đã sử dụng nốt Si ở hơn một nửa trường độ các ô nhịp - Tức là câu này không còn nhạc tính ngũ cung TN. Nhưng tổng thể cả đoạn cao trào này vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng ngũ cung TN.
Và ngay trong câu thứ 3, ở lần "như bóng cây kow nia" thứ hai thì nốt Si cũng được sử dụng tương tự.
Em biết được điều thú vị về tác phẩm này là nhờ một sự kiện tình cờ ở Nhạc Viện TpHCM. Trong lúc làm công tác chuẩn bị thì được biết chương trình sẽ có bài Bóng Cây Kơ nia do bác Măng Thị Hội hát. Trong lúc chuyện trò qua lại với một người cũng có mặt ở đấy thì được họ nói vắn tắt về ngũ cung TN và Bóng Cây Kow Nia. Em cũng có một chút hiểu biết về âm nhạc nên dựa theo đó tự tìm tòi để thỏa mãn tính tò mò thì thấy nó là như vậy.
Thú vị là trên Youtube, có một bác người Việt hình như là nhà nghiên cứu hay làm gì đó về âm nhạc bên USA cũng có một bài trong đó có đoạn nói về Bóng Cây Kow nia. Trên khia cạnh chính trị thì bác ý vẫn thể hiện antiC, nhưng về thuần túy âm nhạc thì bác ý cũng công tâm cho rằng Bóng Cây Kơ Nia là một sự thành công hiếm có trong việc khai thác chất liệu ngũ cung TN ở VN.
Đó là một vài hiểu biết hạn hẹp của em (em chỉ biết có tới đó, không hơn) chia sẻ cùng các cụ.
Ơ em cũng chưa biết "ÁO MƠ PHAI" là áo gì. Cụ nào giải thích cho em đc ko ạ?
Cái này thì em suy đoán chứ không dám chắc là đúng.
Thủa xưa, chắc khoảng 1930 cho tới tận 198x thì áo hoa mơ là một đặc điểm thời trang nổi bật ở miền Bắc. Áo màu tím nhạt có in những họa tiết hoa mơ trắng. Chắc áo hoa cà (tím hoa cà + họa tiết phối) cũng nằm trong thời kỳ này.
Em nhớ là thời 198x áo hoa mơ vẫn còn phổ biến ở các miền quê hoặc đô thị nhỏ.
Vậy áo mơ phai = chiếc áo hoa mơ không còn mới?
Thời đó có một loại gà cũng phổ biến gọi là gà mái mơ - tức là con gà mái có lông nâu hoặc vàng nhạt, cánh nó điểm các sợi lông trắng li ti nho nhỏ nhìn như hoa mơ. Hình như giờ giống gà này không còn ai nuôi
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Cái này thì em suy đoán chứ không dám chắc là đúng.
Thủa xưa, chắc khoảng 1930 cho tới tận 198x thì áo hoa mơ là một đặc điểm thời trang nổi bật ở miền Bắc. Áo màu tím nhạt có in những họa tiết hoa mơ trắng. Chắc áo hoa cà (tím hoa cà + họa tiết phối) cũng nằm trong thời kỳ này.
Em nhớ là thời 198x áo hoa mơ vẫn còn phổ biến ở các miền quê hoặc đô thị nhỏ.
Vậy áo mơ phai = chiếc áo hoa mơ không còn mới?
Thời đó có một loại gà cũng phổ biến gọi là gà mái mơ - tức là con gà mái có lông nâu hoặc vàng nhạt, cánh nó điểm các sợi lông trắng li ti nho nhỏ nhìn như hoa mơ. Hình như giờ giống gà này không còn ai nuôi
Cám ơn giải thích của cụ!
"Áo mơ phai" còn là tên một truyện dài của nhà văn Ng Đình Toàn. Đại thể truyện kể về một lớp người vì cơn biến cố mà phải di cư vào Nam. Xa Hà Nội, xa miền Bắc Việt dấu yêu, lớp ng ấy vừa luyến nhớ, vừa đợi mong một xứ lạ bình yên. "Áo mơ" có lẽ là hình ảnh ẩn dụ mà nghĩa đen như cụ nói, đem liên tưởng đến Hà Nội - một chốn quá vãng trong tâm khảm người đi.
 

Zizou-Zidane

Xe tải
Biển số
OF-201493
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
367
Động cơ
329,254 Mã lực
Bài Chuyến đò vĩ tuyến

"Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu"
" 2 màu" là 2 màu cờ hay nước sông có 2 màu?
Em đã từng đọc thấy sông Bến Hải có 2 màu nước thật.
Các cụ thông thái giải thích hộ ạ.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,960 Mã lực
Nói chung là vô nghĩa, thơ Xuân Diệu đấy toàn lây ý tứ thơ Pháp, giờ ai đọc.

Cứ như ông cụ hay Văn Cao là hay, đơn giản, mộc mạc. "Làng tôi xanh bóng tre,..nghe tiếng chuông nhà thờ rung..."
Em nhớ bài đầu tiên tập đàn khoảng 30 năm trước là bài Làng tôi. Bài đó quá phổ biến bao nhiêu thế hệ hậu 75 tiếp cận âm nhạc qua cái bóng Làng tôi. Rất hay.

Nhưng càng ngày nghe, càng tìm hiểu về Văn Cao càng thấy bài "Làng tôi" là 1 bài trung tính, dễ nghe, nhập môn. Chưa dám chém gió về nhạc, chỉ xét riêng lời thì "làng tôi xanh bóng tre ..." đâu thể sánh bằng "gót hài khai hoa, mắt huyền đưa xuân, dáng hồng thơm hương".

Đứng đầu trong 3 đại thụ ca khúc VN (Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn) cũng có lý. Tác phẩm hay, mà đời mỗi tác gia cũng như phim, rất nhiều kịch tính :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top