Bài "Bóng cây Kơ nia" có câu Buổi sáng em làm rẫy ... không ca sĩ nào hát đúng toàn hát thành B uồi sáng em... Bây giờ mọi người hát thành Trời sáng em làm rẫy... chả có ý nghĩa gì.
Về bài Bóng Cây Kơ Nia thì không rõ cụ Phan Huỳnh Điểu có ý kiến gì khi đổi từ "buổi" sang "trời".
Em thì quen nghe và thích nghe bác Măng Thị Hội hát với từ gốc "buổi" hơn. Trong bản nhạc gốc, từ "buổi" được hát luyến qua hai nốt. Ca sĩ phải sử dụng dấu luyến này để diễn tả từ "buổi" sao cho rõ nghĩa nhất để không nhầm sang cái từ tai hại kia!
Bày hát này được giới chuyên môn đánh giá cao về sự độc đáo trong cách sử dụng âm điệu ngũ cung Tây Nguyên.
Phần nhạc được viết ở giọng La trưởng. Trong ngũ cung Tây Nguyên thì giọng này phải bỏ hoặc hạn chế tối đa sử dụng hai nốt Si và Fa# để giữ trọn vẹn đặc tính của ngũ cung này là biểu đạt sự mạnh mẽ, hùng vĩ, hoang dã của đại ngàn Tây Nguyên.
Nhưng ở đây, cụ PHĐ rất tinh tế và khéo léo sử dụng mà không bỏ hai nốt trên, nhất là nốt Si để nối các câu hát ở phần cao trào mà không làm mất đi đặc trưng của ngũ cung TN.
Xét ba câu hát liên tiếp:
1 - "con giun sống nhớ đất, chim phí sống nhớ rừng, em và mẹ nhớ anh"
2 - "uống nước nguồn miền Bắc"
3 - "như bóng cây kow nia, như gió cây kơ nia, như bóng cây kơ nia, như gió cây kơ nia"
Trong đó câu 1 và 3 đậm đà ngũ cung TN, nhưng ở câu 2 thì cụ PHĐ đã sử dụng nốt Si ở hơn một nửa trường độ các ô nhịp - Tức là câu này không còn nhạc tính ngũ cung TN. Nhưng tổng thể cả đoạn cao trào này vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng ngũ cung TN.
Và ngay trong câu thứ 3, ở lần "như bóng cây kow nia" thứ hai thì nốt Si cũng được sử dụng tương tự.
Em biết được điều thú vị về tác phẩm này là nhờ một sự kiện tình cờ ở Nhạc Viện TpHCM. Trong lúc làm công tác chuẩn bị thì được biết chương trình sẽ có bài Bóng Cây Kơ nia do bác Măng Thị Hội hát. Trong lúc chuyện trò qua lại với một người cũng có mặt ở đấy thì được họ nói vắn tắt về ngũ cung TN và Bóng Cây Kow Nia. Em cũng có một chút hiểu biết về âm nhạc nên dựa theo đó tự tìm tòi để thỏa mãn tính tò mò thì thấy nó là như vậy.
Thú vị là trên Youtube, có một bác người Việt hình như là nhà nghiên cứu hay làm gì đó về âm nhạc bên USA cũng có một bài trong đó có đoạn nói về Bóng Cây Kow nia. Trên khia cạnh chính trị thì bác ý vẫn thể hiện antiC, nhưng về thuần túy âm nhạc thì bác ý cũng công tâm cho rằng Bóng Cây Kơ Nia là một sự thành công hiếm có trong việc khai thác chất liệu ngũ cung TN ở VN.
Đó là một vài hiểu biết hạn hẹp của em (em chỉ biết có tới đó, không hơn) chia sẻ cùng các cụ.
Ơ em cũng chưa biết "ÁO MƠ PHAI" là áo gì. Cụ nào giải thích cho em đc ko ạ?
Cái này thì em suy đoán chứ không dám chắc là đúng.
Thủa xưa, chắc khoảng 1930 cho tới tận 198x thì áo hoa mơ là một đặc điểm thời trang nổi bật ở miền Bắc. Áo màu tím nhạt có in những họa tiết hoa mơ trắng. Chắc áo hoa cà (tím hoa cà + họa tiết phối) cũng nằm trong thời kỳ này.
Em nhớ là thời 198x áo hoa mơ vẫn còn phổ biến ở các miền quê hoặc đô thị nhỏ.
Vậy áo mơ phai = chiếc áo hoa mơ không còn mới?
Thời đó có một loại gà cũng phổ biến gọi là gà mái mơ - tức là con gà mái có lông nâu hoặc vàng nhạt, cánh nó điểm các sợi lông trắng li ti nho nhỏ nhìn như hoa mơ. Hình như giờ giống gà này không còn ai nuôi