Em cũng hay nghe nhạc vàng, nhưng chỉ nghe được những bài với cách phối khí mới, chủ yếu là nó thu âm rất tốt. Nhưng mà nghe nhiều thì công nhận nó ủ dột, buồn thảm, thê lương lắm. Không buồn cũng thành buồn. Mà em cũng lạ là nhiều bài viết cho mấy anh lính chiến nằm giao thông hào oánh nhau mà cứ Xuân này con không về, rồi Xuân này con về mẹ ở đâu...thì còn oánh đấm gì nữa hê hê
Em ở Miền Bắc, được nghe "nhạc vàng" từ lúc còn bé tí, nhưng đến giờ vẫn ko thực sự hiểu lịch sử khái niệm nhạc vàng thế nào ví dụ trường hợp Văn Phụng, tiền chiến có những bài như Ô Mê Ly, vào SG lại có những bài như Bức họa đồng quê thì coi là "nhạc vàng" ko?
dù ô này là trùm nhạc VNCH.
Về sau tìm hiểu thêm nghe Văn Phụng là người lạc quan, hài hước thì hiểu được tại sao có những bài như thế. Ko buồn tí nào.
Hay Văn Cao, với những bài tiền chiến Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi có coi là nhạc vàng ko?
về sau biết thêm VC là người khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân thì càng hiểu thêm tại sao có các tuyệt tác vậy (đây là những bài hay nhất bị cấm ở Miền Bắc, thân ở MB mà được hát ở MN
thực ra những bài đó của VC ko buồn lắm, chỉ hơi man mác, mà gọi đúng là: sâu sắc.
Về âm nhạc, rất khó định nghĩa nhạc vàng, mỗi tác giả tác phẩm đặc sắc riêng.