[Funland] Những người sống ở triều Nguyễn suy nghĩ thế nào về Trần Ích Tắc ?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ biết vì sao lại cấm mặc váy không?
Năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671), nhà vua ra sắc dụ cấm đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc. Vua Minh Mạng ra sắc dụ cấm mặc váy với mục đích để xóa bỏ ảnh hưởng của sắc dụ thời Lê tại Bắc Kỳ.
 

emyeunhanloai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744365
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
290
Động cơ
61,400 Mã lực
Tuổi
38
Năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671), nhà vua ra sắc dụ cấm đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc. Vua Minh Mạng ra sắc dụ cấm mặc váy với mục đích để xóa bỏ ảnh hưởng của sắc dụ thời Lê tại Bắc Kỳ.
Phần bôi đen chỉ là nhận xét/đánh giá của ai đó, hay đó chính là ý chỉ của nhà vua?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,252
Động cơ
554,201 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ biết vì sao lại cấm mặc váy không?

Tham vọng lớn nhất của Minh Mạng là nhất thống văn hóa. Ông đã làm điều này một cách có hệ thống, từ việc ban hành quy chế danh mục và định lượng vật cúng ở các văn chỉ khắp toàn cuốc cho đến việc quy định cấm mặc váy.

Về vấn đề váy, khi đó người Gia định Lục tỉnh đã dùng trang phục phân biệt quần và áo, áo dài. Trào liu này cũng đã ảnh hưởng đến việc ăn mặc ở nơi kinh thành và cả trong cung cấm. Nhà vua ban hành cả quy định về váy là để khắp trong Nam ngoài Bắc cùng chung một thứ trang phục, thể hiện cùng một thứ văn hóa.
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671), nhà vua ra sắc dụ cấm đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc. Vua Minh Mạng ra sắc dụ cấm mặc váy với mục đích để xóa bỏ ảnh hưởng của sắc dụ thời Lê tại Bắc Kỳ.
Không hẳn thế cháu ạ. Nó phức tạp hơn, nằm trong một tổng thể mưu toan đồng hóa dân Bắc Hà của Minh mạng.

Thời Hậu Lê, y phục của cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong là áo Viên lĩnh (cổ tròn) và áo Giao lĩnh (cổ chéo). Phụ nữ mặc váy.
Năm 1744 sau khi tham khảo quần áo của người Chàm và bộ áo dài của người Tàu ở Hội An, Vũ vương NP Khoát chế ra cái áo ngũ thân hay áo dài cho cả nam nữ và bắt dân Đàng Trong mặc để tỏ ý khác biệt với Đàng Ngoài. Cái áo ngũ thân này phải có quần.
Năm 1838 chắt nội của anh Khoát là Minh Mạng muốn áp đặt cái áo dài (và quần) này ra toàn bộ Bắc Hà nên bắt bỏ y phục cũ. Vì thế mới có cái bài thơ đã nêu.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cảm ơn các bác, vậy là cháu nhận được bốn phiên bản nguyên nhân vua Minh Mạng bắt phụ nữ Bắc Kỳ mặc quần:

1. Phiên bản một: âm mưu xóa ảnh hưởng của nhà Lê (trên mạng)
2. Phiên bản hai: thống nhất văn hóa trang phục trong cả nước (bác XPQ).
3. Phiên bản ba: âm mưu đồng hóa Bắc Kỳ (bác kokuka)
4. Phiên bản bốn: mặc quần để không hở bướm, chống khiêu dâm và ngăn ngừa hiếp dâm, vì ngày xưa không mặc quần lót (bác emyeunhanloai).
 
Chỉnh sửa cuối:

emyeunhanloai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744365
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
290
Động cơ
61,400 Mã lực
Tuổi
38
Đó là kết quả của nhiều phán đoán cháu tra cứu trên google.
Cháu có sống vào thời đó đâu mà biết được ạ.
Tham vọng lớn nhất của Minh Mạng là nhất thống văn hóa. Ông đã làm điều này một cách có hệ thống, từ việc ban hành quy chế danh mục và định lượng vật cúng ở các văn chỉ khắp toàn cuốc cho đến việc quy định cấm mặc váy.

Về vấn đề váy, khi đó người Gia định Lục tỉnh đã dùng trang phục phân biệt quần và áo, áo dài. Trào liu này cũng đã ảnh hưởng đến việc ăn mặc ở nơi kinh thành và cả trong cung cấm. Nhà vua ban hành cả quy định về váy là để khắp trong Nam ngoài Bắc cùng chung một thứ trang phục, thể hiện cùng một thứ văn hóa.
Không hẳn thế cháu ạ. Nó phức tạp hơn, nằm trong một tổng thể mưu toan đồng hóa dân Bắc Hà của Minh mạng.

Thời Hậu Lê, y phục của cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong là áo Viên lĩnh (cổ tròn) và áo Giao lĩnh (cổ chéo). Phụ nữ mặc váy.
Năm 1744 sau khi tham khảo quần áo của người Chàm và bộ áo dài của người Tàu ở Hội An, Vũ vương NP Khoát chế ra cái áo ngũ thân hay áo dài cho cả nam nữ và bắt dân Đàng Trong mặc để tỏ ý khác biệt với Đàng Ngoài. Cái áo ngũ thân này phải có quần.
Năm 1838 chắt nội của anh Khoát là Minh Mạng muốn áp đặt cái áo dài (và quần) này ra toàn bộ Bắc Hà nên bắt bỏ y phục cũ. Vì thế mới có cái bài thơ đã nêu.
Nghĩ cao siêu làm gì, cấm mặc váy chỉ đơn giản vì khi đất nước văn minh lên, thì vua phải nghiêm cấm càng hành vi ăn mặc hở chim hở bướm.
Hở chim hở bướm vì ngày xưa không ai mặc quần lót cả, ngay cả khái niệm quần lót cũng không có.
Bần nông chúng mình cứ cố suy nghĩ những điều cao siêu quá thành ra toàn hiểu sai.
Thế nhé!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nghĩ cao siêu làm gì, cấm mặc váy chỉ đơn giản vì khi đất nước văn minh lên, thì vua phải nghiêm cấm càng hành vi ăn mặc hở chim hở bướm.
Hở chim hở bướm vì ngày xưa không ai mặc quần lót cả, ngay cả khái niệm quần lót cũng không có.
Bần nông chúng mình cứ cố suy nghĩ những điều cao siêu quá thành ra toàn hiểu sai.
Thế nhé!
Cảm ơn bác, cháu xin phép đưa nhận định của bác vào phiên bản bốn ạ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,252
Động cơ
554,201 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nghĩ cao siêu làm gì, cấm mặc váy chỉ đơn giản vì khi đất nước văn minh lên, thì vua phải nghiêm cấm càng hành vi ăn mặc hở chim hở bướm.
Hở chim hở bướm vì ngày xưa không ai mặc quần lót cả, ngay cả khái niệm quần lót cũng không có.
Bần nông chúng mình cứ cố suy nghĩ những điều cao siêu quá thành ra toàn hiểu sai.
Thế nhé!

Hở đâu mà hở, một là đàn ông thay vì quần đ̉ùi hay siệp thì đóng khố mà đóng khố đi ra đường thì như bây giờ mình mặc quần soọc ra đường. Đàn bà thì vẫn có quần nhỏ, khi nào được King of the Moon hạ cố thì có thêm cái khố làm một đùm gio bếp. Xét về khoa học vệ sinh cũng chả kém tây lông mấy nấc, có khi còn hơn.
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Cảm ơn các bác, vậy là cháu nhận được bốn phiên bản nguyên nhân vua Minh Mạng bắt phụ nữ Bắc Kỳ mặc quần:

1. Phiên bản một: âm mưu xóa ảnh hưởng của nhà Lê (trên mạng)
2. Phiên bản hai: thống nhất văn hóa trang phục trong cả nước (bác XPQ).
3. Phiên bản ba: âm mưu đồng hóa Bắc Kỳ (bác kokuka)
4. Phiên bản bốn: mặc quần để không hở bướm, vì ngày xưa không mặc quần lót (bác emyeunhanloai).
Cháu cứ tìm đọc cuốn Ngàn năm áo mũ hay cuốn Dệt nên triều đại thì hiểu rõ. Ngoài ra nếu thích thì đi xem các tượng cổ tại các chùa dựng thời Hậu Lê để biết ngày xưa ăn mặc ra sao.
 

emyeunhanloai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744365
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
290
Động cơ
61,400 Mã lực
Tuổi
38
Ích Tắc có những bài thơ thể hiện lòng ái quốc, có vẻ xấu hổ khi bị sứ thần nhà Trần chỉ trích. Sử gia Lê Tắc cũng ca ngợi Trần Ích Tắc trong quyển sự “An Nam chí lược”. Người có tấm lòng như vậy sao có thể là kẻ vô ơn phản quốc.

Yêu nước dễ, hay viết thơ về yêu nước dễ? Hay khái quát hơn, vài dòng thơ văn và tuyên bố của một người có thật sự thể hiện bản chất và tư tưởng của người ấy không? Nếu có thì thể hiện được bao nhiêu?

Lê Tắc và chủ đều hàng Nguyên như Ích Tắc, vậy lập trường “tốt” mà Lê Tắc ca ngợi là cái tốt nhìn từ góc độ nào? Hãy đọc “An Nam chí lược” xem Lê Tắc còn ca ngợi những ai.

Nhân tiện, nhắc đến thơ văn Ích Tắc làm vì yêu nước, cũng không thể không trích lại những câu này:

“Chẳng qua Vi Tử buồn Ân mất,
Há phải Văn Công trốn nước ngoài.”

Ở đây, Ích Tắc tự ví mình với Vi Tử, một người có lý tưởng sáng suốt nhưng không ngăn được hôn quân làm vong quốc. Vi Tử là ai? Là anh trai của Trụ vương. Nếu Ích Tắc là Vi Tử, thì ai là Trụ vương?
Đây là bài thơ Trần Ích Tắc tặng sứ Nguyên khi còn làm Chiêu Quốc Vương.

Tặng thiên sứ Trương Hiển Khanh sứ hoàn
Tây phong xuy mộng đáo Long Biên,
Hồi thủ tương phùng hựu cách niên.
Mã thoái khinh trần hoàn nhật hạ,
Nhạn tuỳ sấu ảnh xuất vân biên.
Tứ phương chuyên đối thi tam bách,
Ngũ Lĩnh quy lai lộ bát thiên.
Tận đạo triều đình dụng văn sĩ,
Thượng thư chí khí hương thu thiên.

Bài thơ này được Lê Tắc chép trong An Nam chí lược. Trương Hiển Khanh tức Trương Lập Đạo 張立道, sang sứ nước ta hai lần, lần thứ nhất năm 1265 để tuyên dụ chiếu chỉ của vua Nguyên (triều Trần Thái Tông), lần thứ hai năm 1291 (triều Trần Nhân Tông) nhằm dụ nước ta quy phục và bắt Nhân Tông thân sang chầu.
Gió đưa hồn mộng đến Giao Châu,
Cách một năm tròn lại gặp nhau.
Ngựa ruổi bụi hồng theo bóng ác,
Nhạn tung chiếc ảnh liệng mây mù.
Giã từ Ngũ Lĩnh, đường xa thẳm,
Ứng đối tứ phương, thi thuộc làu.
Nghe nói triều đình dùng văn sĩ,
Thượng thư chí khí ngất trời thu.

Ta có thể thấy Ích Tắc là nhà tơ nổi tiếng nhất trong các con Thái Tông
Và ông ta hâm mộ văn hóa thiên triều đặc biệt là văn thơ.
Nên ông ta hàng Nguyên cũng không lạ lắm
Vua Minh Mạng ban Dụ, lệnh cho phụ nữ Bắc Kỳ ra đường phải mặc quần hai ống như phụ nữ Nam Kỳ. Dân Bắc Kỳ phản đối ngay:

Tháng sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải lột quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan
Đây là bài thơ ông Trần Ích Tắc làm khi rời Đại Việt theo Thoát Hoan lưu vong
Xuất quốc
Đương niên phù nghĩa xuất nam bang,
Cảnh cảnh đan trung đối bỉ thương.
Bất thị Văn Công đào Tấn nạn,
Thứ cơ Vi Tử khái Ân vong.
Cơ cầu vị mẫn tiên quân liệt,
Giản sách ưng lưu hậu thế phương.
Hoàn hải xa thư hội đồng nhật,
Cố gia dao ký Việt sơn trường.

Bỏ nước ra đi nhớ tự ngày,
Lòng trung cánh cánh có trời hay.
Chẳng qua Vi Tử buồn Ân mất,
Há phải Văn Công trốn nước ngoài.
Nghề mọn cơ cầu noi nghiệp trước,
Tiếng thơm sử sách để sau nầy.
Ngày nay bốn biển chung đường lối,
Nhà cũ xa trông núi Việt dài.

Như vậy ông Ích Tắc khi bỏ nước đi vẫn bảo mình trung bỏ nước ra đi vì nghĩa lớn và ví mình như Vi tử bỏ nước đi để duy trì tông miếu nhà Ân.
Có thể suy nghĩ ông ta khác với chúng ta chăng
Tôi không nghĩ vậy.
Căn cứ bài thơ ông viết có lẽ ông hàng Nguyên vì muốn bảo tồn huyết mạch và bài vị tổ tiên Trần.
Ông sợ nếu Trần thua thì toàn gia tru lục và bài vị tổ tiên bị mất hết.
Hàng Nguyên bắt chước Vi tử hàng nhà Chu chỉ mong bảo tồn chút huyết mạch và tông miếu nhà Thương thôi.
Cho nên hoàng tộc Trần chỉ mạt sát ông là Ả Trần tức nhút nhát và suy nghĩ như đàn bà.
Cụ Trần Ích Tắc thật đúng là một bậc anh hùng hào kiệt hiếm có trên đời.
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Y phục Hậu Lê và Nguyễn. Phụ nữ Bắc Hà mặc giao lĩnh, dưới là váy. Lệnh thay y phục lần đầu 1826 nhưng dân Bắc không nghe. Năm 1838 Minh mạng xuống chiếu cải y phục lần 2 quyết liệt hơn.
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,561 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

Lunokhod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386951
Ngày cấp bằng
13/10/15
Số km
1,419
Động cơ
253,790 Mã lực
Cháu nhận họ lươn cho xong để đỡ phải cãi nhau với bác.
Bây giờ xin bác chứng minh nhận định của bác: Lần đầu tiên cụm từ này nhắc đến trong văn chương để chỉ Chỉnh không có nghĩa là dành riêng cho Chỉnh, không có nghĩa là trước đó chưa được dùng
Bác không chứng minh được thì cũng là họ lươn giống cháu.
Chứng minh cái gì hả đồ lươn lẹo? Vì trong một tác phẩm văn học có câu đấy thì suy ra được là trước đó không ai từng dùng à? Logic cho phép kết luận là cụm từ đấy dùng độc quyền cho Chỉnh à?

Mà Hoàng Lê nhất thống chí viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm, viết ở thời điểm nào?
 

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,303
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
52
Lớp trước có Mun Lò Tụt
Lớp trẻ có Jochi
Sóng lớp sau đè sóng lớp trước :))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chứng minh cái gì hả đồ lươn lẹo? Vì trong một tác phẩm văn học có câu đấy thì suy ra được là trước đó không ai từng dùng à? Logic cho phép kết luận là cụm từ đấy dùng độc quyền cho Chỉnh à?
Nếu không có bằng chứng thì phải chấp nhận bác ạ (lần đầu tiên dùng cho Nguyễn Hữu Chỉnh).
Còn bác không chấp nhận thì đưa ra bằng chứng đã xuất hiện trước khi dùng cho Nguyễn Hữu Chỉnh.
Mà Hoàng Lê nhất thống chí viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm, viết ở thời điểm nào?
Bác tự tra google đi ạ, dễ mà.
 

Lunokhod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386951
Ngày cấp bằng
13/10/15
Số km
1,419
Động cơ
253,790 Mã lực
Nếu không có bằng chứng thì phải chấp nhận bác ạ (lần đầu tiên dùng cho Nguyễn Hữu Chỉnh).
Còn bác muốn không chấp nhận thì đưa ra bằng chứng đã xuất hiện trước khi dùng cho Nguyễn Hữu Chỉnh.


Bác tự tra google đi ạ, dễ mà.
Chữ Hán có câu "Cõng rắn cắn gà nhà à"?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top