[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,038
Động cơ
434,432 Mã lực
Phụ huynh em cũng sang K năm 85 theo đoàn của BTTM, đi lượn đâu được 2-3 tuần gì đấy, đợt đó ông già em kể là đoàn trước đoàn ông già em sang là có cụ nào cũng to to xe bị dính mìn. Ông già em bảo đêm nằm ở cái chỗ nào đấy ở 479 gần Angkorwat, cán bộ được bố trí nằm cạnh hào, cứ nghe súng nổ là lăn xuống hào chạy thẳng xuống hầm, hôm sau đi Angkorwat phải có cả tiểu đội đi bảo vệ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Phụ huynh em cũng sang K năm 85 theo đoàn của BTTM, đi lượn đâu được 2-3 tuần gì đấy, đợt đó ông già em kể là đoàn trước đoàn ông già em sang là có cụ nào cũng to to xe bị dính mìn. Ông già em bảo đêm nằm ở cái chỗ nào đấy ở 479 gần Angkorwat, cán bộ được bố trí nằm cạnh hào, cứ nghe súng nổ là lăn xuống hào chạy thẳng xuống hầm, hôm sau đi Angkorwat phải có cả tiểu đội đi bảo vệ.
Vâng, bên đó có mặt trận 479 ở Bat đom boong - Siem Reap. Và đoàn 478 là chuyên gia quân sự. Khu vực Angkor Wat hồi xưa rậm rạp, âm u không được như bây giờ. Mỗi lần các nhà báo tây đến, hay sứ thần các nước đi tham quan bọn em hay phải đi bảo vệ. Khu Angkor hồi đó luôn có một tiểu đoàn VN đóng tại đó. Khi có khách thì thêm các đơn vị bảo vệ khác.
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
351
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Chuyện về anh Dấm Chuối .
Ấy là cháu gọi theo cái tên thân mật mà cháu đặt cho anh ấy qua câu chuyện mà anh kể thôi chứ anh là một trong những người lính trận quả cảm trong các trận đánh ở biên giới Tây nam của Tổ quốc.Anh ấy hơn chúng cháu nhiều tuổi lắm. Trong những lúc rảnh rỗi anh ấy hay kể chuyện chiến trường kể chuyện bạn anh ấy đã chiến đấu bảo vệ sân bay Siem Reap cách Awngkor Wat không xa, với đôi mắt đượm buồn anh ấy nói bạn anh đã nằm lại đó mãi mãi tuổi 20. Để phá đi những dây phút trầm lặng đó hội nam giới hay kể những chuyện cười những chuyện tào lao trên giời dưới đất không biết có thật hay không. Còn anh thì với bản tính thật thà chất phát, anh ấy kế những câu chuyện có thật của anh trong quân đội nghe buồn cười lắm.Anh kể :
-Hồi mới đi nhập ngũ trong thời gian huấn luyện cái gì cũng phải làm theo điều lệnh, sai không những mình mà cả anh em trong tiểu đội phải cùng nhau chịu phạt hết nên ai cũng phải cố gắng vượt qua mấy tháng tân binh này. Vừa huấn luyện chiến đấu, vừa tranh thủ thời gian tăng gia sản xuất cải thiện thêm thức ăn cho anh em.Đơn vị anh chồng chuối và các loại rau. Chuối thì nhiều vô kể nhưng toàn xanh chưa kịp chín là đã bị thu hoạch rồi.Có những buồng chuối già các anh hay chặt rồi dấu vào bụi cây phủ lá chuối khô lên đợi nó chín, ngày nào cũng kiểm tra nhưng đến khi chín thì lại bị mất, vì mùi nó thơm đến đêm ai đi gác ,tuần tra là biết ngay . Các anh ủ mưu để không bị mất chuối chín nữa.
+Này hai thằng gác, hai thằng đào cái hố thật sâu vào, đặt chuối xuống phủ lá chuối xung quanh lấp đất lên. Còn lại là nhiệm vụ của tao, chúng mày về hết đi.
Thời đấy bón rau toàn bằng phân hữu cơ, mà lính là nguồn cung cấp , nhà vệ sinh của đội nào đội đó đi có mắc mấy cũng đợi đi khu vệ sinh của đội mình, ai mà đi sai là bị loa nhắc. Sáng hôm sau anh không đi nặng được do chưa sản xuất kịp, ai hỏi anh nói bị táo bón.Hôm trước anh đã ... lên trên cái hố dấm chuối rồi bây giờ chỉ lạy trời đừng mưa , không có thì nó ngấm xuống hết những quả chuối chín thì ai dám ăn. Trời cũng thương bọn anh mấy hôm không mưa , tính ngày bọn anh ra xúc cái cần xúc vất đi, đào đất lên lấy buồng chuối chín thơm phức vừa cười vừa ăn rất ngon lành.
Nghe xong chúng cháu cười chảy cả nước mắt, khó thế mà anh ấy cũng nhĩ ra được, đối với các anh nó chỉ là chuyện vặt.
Khi cháu sinh béthứ 2 anh cùng cơ quan đến thăm cháu. Anh thích khu cháu ở và mua nhà gần đó.Vợ anh làm ở cơ quan cạnh cơ quan cháu, chị ấy vô tư và vui lắm. Thỉnh thoảng chị sang cơ quan cháu chơi, có hôm chị ấy vào phòng cháu và nói:
-Này , cô nhìn xem chị béo ra hay sao ý, cái quần mặc nó chật quá rồi.
Cháu nhìn trước nhìn sau thì phát hiện ra chị mặc đằng trước ra đằng sau.
_ Ôi, thảo nào mọi khi kéo khóa bên phải nay lại bên trái.
Lại còn chuyện đeo kính của chị nữa chứ, kính thì kính râm đen, chị đeo kính từ cơ quan về nhà đến gần nhà thì xuống dắt xe.
-Chị ơi, kính của chị nó còn có một mắt thôi ạ.
_Thể nào , chị lại tưởng hôm nay mình gặp nhiều người quen quá, họ cười nhìn chị, chị lại chào lại.
Chị lại cười vang cả ngõ. Anh thật là hạnh phúc khi có chị là người đơn giản vui vẻ mà đảm đang tháo vát. Trong nhà anh cứ đầy ắp tiếng cười.
Cháu sang nhà cụ mượn tý tài nguyên để góp tý tiếng cười cụ cho phép cháu nhé, thỉnh thoảng cháu vào viết để khỏi quên con chữ.
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,007
Động cơ
224,054 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Có cụ kim tuấn , thiếu tướng cũng dính phục kích và về đến đến sài gòn thì đứt , cho giù đi trực thăng về thẳng sài gòn để cấp cứu nhưng ko kịp. Cụ này cùng quê với em.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,205
Động cơ
160,890 Mã lực
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
Cụ đúng là có số đào hoa quá, ng nhà em năm 89,90 sang Cam làm mấy năm, lúc đội mũ nồi xanh chuẩn bị vào bảo ban đêm vẫn nghe tiếng súng ngoài dường Phnompenh
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,750
Động cơ
453,474 Mã lực
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
Đoạn cuối chúbg em hồi hộp lắm. Có gì a mô tả kỹ xíu nhé. :D:D
 

steelwarrior

Xe tải
Biển số
OF-420501
Ngày cấp bằng
4/5/16
Số km
364
Động cơ
209,766 Mã lực
Nếu ngày ấy cụ yêu chị Thêu rồi xin thủ trưởng tổ chức đám cưới ngay đơn vị,chị ấy mang giấy chứng thực của cơ quan về quê là đã có chồng đàng hoàng có được không nhỉ
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
Đánh dấu chờ chap nữa.
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,147
Động cơ
119,985 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Nếu ngày ấy cụ yêu chị Thêu rồi xin thủ trưởng tổ chức đám cưới ngay đơn vị,chị ấy mang giấy chứng thực của cơ quan về quê là đã có chồng đàng hoàng có được không nhỉ
Mang cái giấy chứng thực đã có chồng về quê để làm gì hả cụ ?
 

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
2,912
Động cơ
129,325 Mã lực
Em mạn phép cụ angkorwat tổng hợp nguyên tác tại đây cho mọi người đọc liền mạch:


1. ===== TRUYỆN CHỊ THÊU =====
(Hồi ký Angkorwat)

Sau khi làm mất bộ xương hổ vài ngày thì cũng sát Tết. Năm nay có con lợn chuẩn bị Tết thì bị hổ bắt mất nên cả đại đội không biết lấy gì ăn Tết đây.
Một buổi sáng CTV Lý bảo em :
- Cậu theo đ/c Khâm sang C8 vay một con lợn về ăn Tết.
- Vâng, em đi ngay.
Em chạy xuống nhà quản lý gặp anh Khâm quản lý ( Nông văn Khâm, 11/ 1970, người Tày Lạng sơn )
- Anh Khâm ơi, CTV bảo em với anh sang C8 vay lợn ăn Tết.
- Ừ, chú mày đi với tao lên E ( trung đoàn ) lấy căng tin luôn. Đang định rủ thằng Hương đi.
( Anh Hương là y tá đại đội, dân Thanh hóa)
Thế là hai anh em lấy bao tải và cái đòn xóc lên đường.
Trước tiên vào C8 cách đó khoảng 7km. C8 cũng có mấy thằng lính Hà đi cũng đợt, nhà ở quanh khu vực chợ Mơ, ngõ Mai Hương. Đến nơi em nhẩy xuống tìm mấy ông đồng hương kiếm ấm trà, điếu thuốc. Kệ cho anh Khâm lên đại đội gặp các thủ trưởng vay lợn.
Khoảng nửa thì anh Khâm xuống gọi đi, em hỏi :
- Vay được lợn không anh ?
Anh Khâm càu nhàu :
- *** mẹ, nó bảo sẽ thịt lợn và cho vay 20 kg thôi. 20 cân thịt mà hơn 6 chục người thì ăn uống gì ?
- Thôi, thế cũng được anh ạ.
- Gớm, mấy ông lính trẻ chúng mày táp như hoẵng ấy, cả năm ko có miếng thịt giờ 20 kg ko bõ dính răng. Thôi, lên trung đoàn lấy căng tin Tết.
Từ C8 lại phải quay ngược về C9 bọn em rồi mới lên trung đoàn, vậy là phải đi hơn chục km nữa. Ông Khâm lính cũ, lại là dân miền núi nên đi bộ rất nhanh. Nhiều lúc em lại phải lẽo đẽo chạy theo mới kịp.
Đi qua đại đội được 3-4 km, chợt anh Khâm quay lại bảo em:
- Sắp đi qua sân trạm xá trung đoàn đấy đi nhanh lên, ở đó đang nhốt mấy đứa ếch ta ri đấy, trông trắng trẻo, thư sinh như mày là nó ra nó vồ ngay.
- Ếch ta ri là bệnh gì anh ?
- Là bệnh thiếu trai, lâu lâu nó lại lên cơn một lần phải vào điều trị một hai ngày.
Em nghĩ thầm " bố này dọa thôi, làm gì có chuyện đó" nghĩ vậy nhưng em cũng cố gắng theo sát anh Khâm.
Đi được nửa tiếng thì nhìn thấy lấp ló mấy cái lán quân y. Em và Khâm rảo bước băng qua giữ sân trạm quân y, hai bên là hai dãy lán dài.
Gần đến giữa sân, bỗng nghe tiếng phụ nữ la hét ở phía lán bên phải. Em nhìn sang thấy loáng thoáng bóng áo blu màu bộ đội. Một chị đang lao từ trong nhà ra thẳng về phía em, chị mặc mỗi cái quần bộ đội, phía trên để trần, hai bầu ngực trắng, căng tròn, nhảy tưng tưng.
Ông Khâm thét:
- Chạy đi thằng kia.
Lúc đó em luống cuống, đứng ngây người, lần đầu tiên nhìn thấy ngực người con gái ở trần nên mắt cứ trố lồi ra quên cả chạy. Trong khi chị kia vừa lao tới vừa la hét :
- Anh ơi, anh đây rồi, lại đây...lại đây....hu ...hu.
-------
Phải nói bộ ngực của chị rất đẹp. Sau này được chiêm ngưỡng nhiều bộ ngực thật, tranh ảnh, phim...nhưng hiếm có bộ ngực nào em thấy đẹp vậy. Hay là lần đầu nhìn thấy nên em ấn tượng đến tận bây giờ.
Chỉ mấy giây sau chị đã tiến sát đến em và lao thẳng vào em với một sức mạnh man dại. Em té ngửa ra đất, chị chồm đè luôn lên người và hôn tới tấp vào mặt. Sau đó chị áp cả khuôn ngực vào mặt em làm em suýt tắc thở, em hít mạnh một hơi rồi lấy hết sức bình sinh lật nghiêng chị xuống đất, bà chị cũng nhanh như chớp ghì chặt luôn đầu em vào ngực. Lại một lần nữa ngạt thở. Cha mẹ ơi mà ngực chị có mùi gì đó rất khó tả, sợ thì muốn giật ra nhưng thực sự chỉ muốn dụi đầu vào đó.
Sự việc chỉ diễn ra chưa đến 1' thì hai y tá đã đuổi kịp và lao và gỡ em ra rồi mặc cho chị cái áo tay dài buộc quặt ra đằng sau và đưa chị về. Em hoàn hồn, đứng dậy phủi quần áo. Nhìn mấy chị bệnh nhân đang điều trị sốt rét đang cười như nắc nẻ :
- Chú em sướng không ?
Em lúng túng, mặt mũi đỏ bừng, chạy ra chỗ anh Khâm đang đứng cách đó mấy chục mét càu nhàu trách :
- Ông anh thấy em gặp nạn mà không hỗ trợ gì cả.
- Tao đã bảo mày rồi. Mà mày cũng may đó, gặp ngay con bé Thêu đẹp nhất trung đoàn, người yêu nó lái xe chết bom năm 74. Giờ nó làm thông tin trên trung đoàn.
Hai anh em nhanh chóng lên trung đoàn lấy căng tin nhét vào hai bao tải buộc vào hai đầu đòn sóc rồi gánh về. Căng tin của cả đại đội cũng chẳng có gì nhiều, hơn chục bịch thuốc cuốn vài tút Lao động, Vàm cỏ. Hơn chục gói trà bồm và ít xà phòng 72% của Liên xô.
Em gánh toong teng đi theo sau anh Khâm vừa đi vừa nghĩ đến chị Thêu, thi thoảng đưa tay sờ mặt nghĩ lại cái cảm giác áp vào ngực chị thấy thinh thích. Về gần tới khu vực trạm xá em gọi anh Khâm :
- Anh gánh hộ em cái, em đi không cho dễ chạy.
- Còn đâu nữa mà chạy. Đưa đây tao gánh cho.
Trao cái gánh cho anh Khâm xong, em cúi xuống cài quai hậu đôi dép cao su và cài khuy hai ống quần lại. Mắt lấm lét nhìn về phía trạm quân y, sẵn sàng có biến là té khẩn trương.
---------
Làm điếu thuốc xong, em túc tiếp, quyết không theo truyền thống táo bón của of. Các cụ cũng phải thông cảm. Bước sang tuổi 64 rồi mổ cò một lúc là hoa mắt.
Lúc đi ngang sân trạm quân y em vẫn thấy 7-8 chị đang túm tụm chém gió. Bỗng nghe một chị gọi:
- T ơi, vào đây chơi.
Em nghĩ quái lạ, bà nào biết tên mình vậy ? Nhìn vào thấy chị Thanh ( bảo mật) bà này em quen vì có vài lần lên trung đoàn xin dấu vào " Giấy giới thiệu cung cấp tài chính " cho anh em đi công tác. Chị Thanh thì bình thường, dân Vân Hồ - Hà nội. Đến giờ em vẫn thỉnh thoảng gặp.
Thấy chị Thanh trong đó, em liền bảo anh Khâm về trước, rồi đi về phía các chị đang ngồi, gần đến nơi em hỏi :
- Chị lên đây làm gì đó ? Sốt rét hay cũng bị bệnh kia ?
- Thằng em láo toét, chị lên đây thăm cái Thêu, nó ở ngay sát phòng bảo mật, nó ở trung đội thông tin. Thôi, vào đây chơi để chị bảo cái Thêu nó xin lỗi.
Em mạnh dạn bước vào lán, thấy chị Thêu ngồi trên cái sạp nứa, cúi gầm, mặt đỏ tía tai. Chị Thanh nói :
- Con Thêu xin lỗi thằng em tao đi
Chị Thêu lí nhí :
- Chị xin lỗi em nhé. Bệnh tật nó thế chị cũng không cố ý.
- Không sao chị ơi, em có nghe nói bệnh này rồi. Em hoảng hồn chút thôi. Không có gì.
Chị Thêu ngẩng mặt lên, em suýt té ngửa. Trời đất, chị quá xinh. Khuôn mặt chị như đức mẹ Maria, đôi mắt to, buồn, mũi thẳng nước da trắng hồng. Mà thế quái nào lính Trường Sơn lâu năm phần lớn da đều tái xạm, mô thâm vì sốt rét kinh niên mà bà chị này lính 73 chẳng có dấu ấn Trường Sơn chút nào.
Sau đó mọi người không còn e ngại gì nữa, mấy bà chị túm vào hỏi han thằng em: quê đâu, đi lính năm nào ? Học lớp mấy... Em cũng tranh thủ hỏi chị Thêu thì biết chị quê Ninh bình, nhà theo đạo công giáo, nhà chỉ có hai chị em gái, chị là lớn. Ngồi chém với các khoảng nửa tiếng em chào các chị rồi về.
Vừa quay lưng thì nghe tiếng chị Thêu gọi giật lại :
- Này T, vai áo của em sao rách vậy ?
Em vội sờ lên vai sao thấy bị sứt chỉ chỗ bả vai một đường dài. Chẳng rách lúc nào, em vội nói:
- Em không biết rách lúc nào, chắc lúc nãy gánh hàng căng tin.
Chị Thêu cúi đầu, bẽn lẽn :
- Hay do chị lúc nãy... Thôi, mai chị ra viện, Chủ nhật mang lên chị vá lại cho .
- Vâng, vậy chủ nhật em lên chị giúp em.
Em nhanh chóng đi về đại đội, đầu óc cứ luẩn quẩn chuyện chị Thêu mãi không thôi.
--------
Sáng chủ nhật em quần áo gọn gàng, ăn sáng xong gần 7h cầm cái áo rách lên đường thẳng tiến trung đoàn bộ.
Đi hơn 1h mới tới nơi, vẫn ngại không dám vào chỗ thông tin ngay mà rẽ vào phòng bảo mật chỗ chị Thanh trước, tào lao vài câu em hỏi :
- Chị Thêu hôm nay nghỉ hay đi đâu chị ?
- Nó đang trực tổng đài, để chị gọi nó sang.
Một lúc sau chị Thêu xuất hiện. Hôm nay chị không còn ngượng ngùng như hôm trước, vừa gặp đã hỏi :
- Em có mang áo lên không ? Mang sang phòng chị vá cho rồi ngồi chờ một lúc mang về luôn lấy cái mà mặc.
Chị cũng biết lính mới chỉ có hai bộ thay đổi nhau thôi. Em theo chị sang phòng của chị sát vách phòng chị Thanh, cách nhau một cái liếp. Phòng chị có hai người, chị và một người nữa vừa sang trực tổng đài thay cho chị về tiếp khách. Chắc bà biết hôm nay thằng em sẽ lên, đã chuẩn bị trà thuốc đàng hoàng. Chị nhanh nhẹn pha trà và lấy trong ba lô ra kim chỉ và một bao thuốc Vàm cỏ.
Trong khi bà chị chuẩn bị thì em tranh thủ nhìn quanh căn phòng của chị. Do trên trung đoàn bộ nên nơi ăn ở của mọi người cũng đàng hoàng hơn. Một dãy nhà được lợp tranh, vách trát bằng đất, quét vôi sáng sủa, dãy nhà được ngăn ra từng phòng một mỗi phòng hơn chục m2. Hai cái giường một bằng ván, được kê trên bốn cái cọc cắm cố định xuống nền đất. Một tấm ván nhỏ được kê giữa hai giường làm bàn. Lính tráng thì đồ đạc đơn giản, tất cả gọn gàng trong cái ba lô treo trên giá cao phía đầu giường. Đầu giường bà chị có thêm cái túi mìn claymo để đựng bát đũa, bàn chải, thuốc đánh răng....nói chung gọn gàng sạch sẽ.
Thấy bà chị có bao thuốc em hỏi:
- Chị lấy đâu ra thuốc lá vậy ?
- Biết em nghiện thuốc hôm qua trung đoàn họp quân chính cuối tuần chị lấy bớt về một bao cho em. Các thủ trưởng có hút mấy đâu. Em uống trà hút thuốc đi chờ chị vá một chút.
Trong khi chị vá áo, hai chị em rì rầm nói chuyện. Chị kể hồi trước khi nhập ngũ chị có yêu một anh cùng quê, được gần năm thì 1972 anh đi bộ đội. Thư từ đi lại chị biết anh là lính lái xe Trường Sơn. Nhớ anh quá, 1973 quê chị có đợt lấy TNXP vào Trường Sơn nên chị xung phong đi ngay lúc đó chị tròn 18. May cho chị là sau 6 tháng vào đến Trường Sơn chị lần theo hòm thư thì biết anh chạy ở cung đường phía trong cách binh tram 41 của bọn em gần 60 km.
Tuy cách nhau xa vậy nhưng mỗi tháng anh chị cũng gặp nhau một được một lần, chủ yếu anh theo xe đi ra ngồi chơi được 1-2 tiếng lại đón xe đi vào. Đầu năm 1974, cả anh và chị đều đã chán cảnh bộ đội nên cả hai quyết vi phạm kỷ luật để được đuổi về quê. Bàn với nhau vậy nên trong một lần gặp nhau giữa năm 1974 anh và chị đã đi quá giới hạn mà đơn vị cho phép. Sau lần ấy hơn một tháng ko thấy vấn đề gì. Chị lại mong ngóng anh ra lần nữa. Nhưng cuộc đời không như chị tưởng. Chỉ hai tháng sau chị nghe tin anh đã hy sinh vì trúng bom trên đường chở hàng vào tuyến trong. Chị lăn ra khóc lóc và ốm vật vã cả tháng trời, người gầy rộc đi. Mấy sếp thấy thương tình chuyển chị sang bên quân đội. Về E531 - F473 làm thông tin. Dần dần thời gian cũng làm chị ngôi ngoai nỗi đau thương. Nhất là sau giải phóng thì chị cũng lại vui tươi như cũ. Giờ là lúc chị chờ về chính sách vì chị đã nhập ngũ hơn 3 năm.
Nghe chị thủ thỉ kể vậy em cũng thương, và hơi ngạc nhiên vì em và chị mới quen nhau mà chị cứ tồng tộc kể những chuyện này ra. Em hỏi :
- Những chuyện này ai chị cũng kể à?
- Không, đây là lần đâu tiên chị kể. Vì hôm gặp em ở trạm xá cũng là lần đầu tiên chị lên cơn mạnh như vậy. Mọi lần thì chỉ nhẹ thôi.
Nói xong mặt mũi chị lại đỏ bừng vì vẫn còn xấu hổ, còn em thì ngại quá cơ, liền đứng lên đánh trống lảng:
- Chị cứ làm em qua chị Thanh một chút.
Liếc cái áo trên tay chị mới khâu được vài mũi. Nghĩ bụng: bà này thật là...
--------
Khoảng nửa tiếng sau em quay lại thấy cái áo đã vá xong được gấp gọn đặt trên giường, chắc chị Thêu sang bên tổng đài. Em sang tổng đài thấy chị bên đó thật. Em vội nói :
- Thôi, chị bận trực em về luôn đây.
Chị Thêu chạy theo em về phòng:
- Ở đây ăn cơm với bọn chị, chiều hãy về.
Em liếc đồng hồ, mới hơn 10h, nên nói :
- Thôi, em về qua C8 ăn cơm với mấy thằng đồng hương.
Chị Thêu vào phòng lấy áo và bao thuốc đưa cho em rồi nói :
- Vậy em về đi, cầm nốt bao thuốc về mà hút, mà ông tướng hút thôi chia cho bọn nó hút với. Chủ nhật tuần sau lên chơi với chị nhé.
Em vâng dạ, rồi rời trung đoàn về C8, ko quên ghé qua bảo mật chào chị Thanh.
Từ đó đến sau Tết hầu như chủ nhật nào em cũng lên chơi cùng chị Thêu. Hai chị em rất thân nhau, mặc dù cả hai có vẻ rất thích nhau nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ tình cảm chị em, đồng đội. Nhiều lần chị rủ đi rừng chơi, em biết chị rất muốn phá rào, nhưng em là thằng thanh niên mới lớn, cũng lơ ngơ và sợ kỷ luật quân đội. Đợt nào trong danh sách đào tạo sĩ quan hay cán bộ nguồn đều có tên em nhưng sau đó lại im ( nguyên thì mãi đầu 1986 khi cụ Ngô Điền đề xuất em biên chế vào vụ Á châu 2 BNG thì em mới biết )
Cuối tháng 3/1977 có một sự việc xảy ra ở E 531 của em gây chấn động toàn sư đoàn. Như bên chuyện Hổ em đã nói, E531 có 3 đại đội nữ là C2,C3 và C4 các chị phần đa là lính 1973, có chị lính 1972. Theo quy định thì nữ sau 3 năm thì được về chính sách. Nên các chị sốt ruột hóng tin ghê lắm. Toàn bộ các chị đều quê Ninh Bình, Hà nam Ninh, Thanh Hóa.
Hôm đó em nhớ là sáng thứ 2 của tuần thứ 4 tháng 3/ 1977. Sau khi chào cờ, đọc 10 lời thề cả đơn vị ăn sáng và chuẩn bị ra đường. Thực ra bữa sáng chỉ là cục bột mì luộc đen sì thôi, bọn em hay gọi là " Tài páo" .
Cả đơn vị ra đường được hơn 1 tiếng thì em nghe tiếng ông Chích nuôi quân gọi:
- Ê T.. Tao với mày lên trung đoàn xem bọn các C nữ biểu tình kìa.
Em hỏi :
- Biểu tình cái gì ?
- Cả 3 C nữ nó kéo lên trung đoàn đòi giải quyết về chính sách.
Hồi đó độ hóng của em cũng hết vạch. Mặc vội bộ quân phục em phóng theo ông Chích lên thẳng trung đoàn. Một phần thì muốn hóng, phần nữa thì lại muốn gặp chị Thêu, dù mới gặp nhau hôm qua.
Chạy một mạch bọn em lên tới trung đoàn. Ngoài cổng mấy ông cảnh vệ ngăn không cho vào. Trong sân trung đoàn chị em đứng lố nhố. Nói là 3 đại đội, nhưng hồi đó cũng chỉ gần 200 người.
Ông Chích bảo :
- Vòng lên đồi xem cũng được.
Nói xong, ông ấy và chục ông lính khác leo lên đồi.
Em đứng lại đến gần mấy anh cảnh vệ nói :
- Anh cho vào chỗ chị Thanh bảo mật.
- Đ/c vào làm gì ?
- Tôi vào lấy dấu giấy công tác cho đơn.
- Giấy đâu ?
Em bốc phét nên có tờ giấy nào trong túi đâu, nhưng em rất nhanh bịa luôn :
- Giấy mang lên hôm qua, nhưng CN nghỉ nên chị Thanh hẹn sáng nay lấy.
Ông cảnh vệ ngần ngừ rồi khoát tay:
- Vào đi, lấy xong rồi về luôn. Trung đoàn đang lộn xộn.
Nghe chưa dứt câu em phóng luôn về phía nhà bảo mật.
----------
Chị Thanh thấy em liền quát :
- Thằng này lên đây làm gì ? Vớ vẩn quá.
- Em lên ủng hộ các chị đấu tranh
Chị Thanh thở dài nói:
- Kể cũng khổ, 23 - 24 cả rồi, mấy năm mù mịt trong rừng, có người từ lúc đi đến giờ chưa một lần về phép. Tuổi này cũng phải về còn chồng con nữa chứ.
Nghe chưa hết câu em đã tót sang bên chị Thêu, may quá sáng nay chị nghỉ trực. Hai chị em đứng trong phòng thò đầu ra hóng.
Ngoài sân các quân nhân nữ vẫn ồn ào đòi chính ủy ra gặp mặt. Một lúc sau thì tham mưu phó Phi từ phòng tham mưu bước quát :
- Các đ/c định làm loạn hả ? Trật tự C nào xếp hàng vào C đó. Sẽ có người ra nói chuyện với các đ/c.
Sau mấy năm lính kỷ luật quân đội cũng đã thấm vào người các quân nhân, nên nghe ông Phi quát vậy các chị im bặt, lục tục sếp hàng ngay ngay thành 3 đại đội nghiêm chỉnh trên sân trung đoàn, mỗi đại đội có 3 trung đội tất cả thành 9 hàng dọc rất nghiêm túc. Một chị đứng ra trước hàng quân hỏi ông Phi:
- Giờ chúng tôi yêu cầu chính ủy ra trả lời chúng tôi về vấn đề chính sách.
Ông Phi đi về khu nhà trung đoàn bộ.
Mấy phút sau phó chính ủy đại úy Nguyễn Bá Chư đi ra, ông này dân Đà nẵng tập kết ra bắc 1954, nhập ngũ 1963. Ông Chư ra trướ hàng quân hỏi:
- Các đồng chí yêu cầu gì ? Tôi sẽ ghi nhận để báo cáo lại chính ủy và trung đoàn trưởng. Hôm nay hai đ/c đó đi họp quân chính trên sư không có nhà.
Chị đại diện liền nói:
- Báo cáo, chị em chúng tôi đã hết 3 năm nghĩa vụ, trước Tết trung đoàn có hứa ra giêng sẽ giải quyết chính sách cho chúng tôi, giờ sắp sang tháng tư rồi mà vẫn chưa thấy kế hoạch gì. Đề nghị trung đoàn trả lời dứt khoát là tháng nào ?
Ông Chư giải thích một hồi nào là trung đoàn đang thiếu hụt quân số cả năm 1976 cả trung đoàn đc bổ sung có 50 tân binh Hà nội, trong khi đó về chính sách gần 300 người. Có lính 65 - 66 vẫn còn nằm chờ....bla ..bla.
Sau cùng ông Phi chốt một câu:
- Các đ/c ăn cơm Đảng, mặc áo dân thì phải phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân khi tổ quốc và nhân dân đang. Không nên đòi hỏi khi chưa có điều kiện giải quyết.
Phía dưới nghe xong lại lao xao ồn ào. Chị đại diện nói :
- Vậy thì chúng tôi xin trả cơm Đảng, áo dân. Chúng tôi về nhà.
Nói xong chị cởi phăng áo vứt xuống đất, rồi cởi nốt cái quần, mặc độc cái sịp bộ đội, ngực trần rồi quay xuống hét :
- Chúng mày, cởi hết ra đi về.
Thế là hơn 100 con người cởi hết quần áo vứt một đống dưới đất. Các chị còn mỗi cái sịp lông nhông giữa sân trung đoàn.
Em đang dài cổ ra hóng, bỗng bị kéo giật vào trong nhà, chị Thêu quát:
- Vào đây, xem cái gì ? Không biết dơ.
Cấm ngó đầu ra.
Em đành ngồi vểnh tai nghe ngóng, tiếng ồn ào một lúc lắng dần. Khoảng nửa tiếng sau thì im lặng em thò đầu ra thì ngoài sân đã hết người chỉ còn đống quần áo, chắc các chị cứ để vậy diễu hành về đơn vị rồi.
Tưởng tượng ra cảnh đó đã thấy hay rồi. Em vội nói:
- Thôi em về đây.
Chị Thêu lừ mặt :
- Ngồi im đấy. Ăn cơm xong rồi về. Định đuổi theo xem hả ?
Em đành ngồi xuống giường.
---------
Ý định chạy theo hóng bị dập tắt em ngồi xuống giường chờ ăn cơm. Gần 12h thì chị em cơm nước xong, em chào chị rồi phi một mạch về C9. Ở nhà lính tráng đang xôn xao chém gió vụ biểu tình ban sáng. Em hỏi anh Chích :
- Sáng anh có theo các o về ko ?
- Tao đi theo các o về tận đơn vị.
- Cứ như thế đi về à ?
- Thằng này hỏi linh tinh. Quần áo vứt trên E bộ rồi thì cứ thế mà về thôi. Còn vừa vừa hát nữa ?
Em tò mò hỏi tiếp :
- Hát sao anh ?
Anh Chích cất giọng thuốc lào khê đặc :
- Anh hỏi em có con đường nào là đường đẹp nhất ? Em nói rằng chỉ có con đường chính sách nay mai...
Hát xong ông ấy ôm bụng cười ngặt nghẽo. Em trở về nhà C bộ, nằm suy nghĩ mông lung. Phụ nữ kinh khủng thật, để đạt được mục đích họ có thể làm bất cứ điều gì, rất quyết liệt. Bất giác nghĩ đến chị Thêu em cảm thấy hơi sờ sợ và tự nhủ phải cẩn thận, cảnh giác bà chị này.
Vụ biểu tình khỏa thân của các quân nhân nữ E 531 chỉ chiều hôm đó đã được báo cáo lên sư đoàn. Anh em toàn sư bàn tán râm ran. Ngay sáng hôm sau đích thân sư trưởng đại tá Tô Đá Mạn xuống E 531 tập hợp C2, C3, C4 lên trung đoàn nói chuyện, khuyên nhủ, phân tích một hồi cuối cùng sư trưởng hứa sẽ giải quyết nguyện vọng của các chị trong tháng 6 chậm nhất giữa tháng 7/1977. Vậy là các chị yên tâm công tác, cuộc đấu tranh thắng lợi. Đời lính cứ vậy trôi đi, hàng tuần em vẫn lên E bộ chơi với chị Thêu vì khi về có thêm bao thuốc lá. Em cố gắng giữ khoảng với chị, chị rủ đi đâu chơi em đều từ chối, chỉ ngồi trên E chơi rồi về.
Sau ngày lễ 1/5 được vài ngày. Một buổi sáng, trước khi dẫn bộ đội ra công trường đại phó Thạo dặn em:
- Cậu ở nhà chờ thông tin xuống sửa điện thoại. Điện thoại mình đứt dây đâu đó. Tôi đi qua C8 gọi nhờ điện thoại lên trung đoàn báo sửa.
Hồi xưa các đơn vị dùng điện thoại hữu tuyến của Tàu, cái hộp máy vuông vuông bên cạnh có cái tay quay. Cần gọi đi đâu thì phải gọi lên tổng đài sau họ mới rút rút, cắm cắm xong mới thông.
Em ngồi giở mấy cái báo cáo ra quân số và khí tài ra làm sẵn để khi cần có cái nộp ngay. Nhìn đồng hồ gần 10h vẫn chưa thấy ai xuống sửa điện thoại. Lại cắm cúi ngồi ghi chép, chợt thấy có bóng người đi vào em ngẩng lên nhìn ... Ôi, chị Thêu, chị hất hàm hỏi :
- Ê, chú em ở nhà một mình à ? Chị xuống sửa điện thoại đây.
Em với cái điện thoại trước mặt hỏi chị:
- Xong rồi hả chị ? Dây đứt quãng nào?
- Giờ chị mới đi dò đường dây.
Ôi trời, bà chị lại chơi ngược đời, đáng lẽ dò từ E xuống gặp đoạn nào hỏng sửa đoạn đó đến đại đội kiểm tra máy xong là ổn. Bà chị lại chơi dò từ dưới đại đội ngược lên E. Hôm nay trông bà chị tươi tắn lắm, vai khoác cái máy điện, sau lưng là cái ba lô có cuộn dây điện thoại to tướng ở trong, bên cạnh chị còn khoác cái túi mìn clay mo trong đựng cái gì không rõ. Chị nói :
- Em dẹp công việc đi. Theo giúp chị sửa đường dây.
Em bất chợt nảy sinh ý nghĩ cảnh giác nên lưỡng lự:
- Em đang làm việc, mà chị ngồi đây uống nước đã, hôm nay trời nóng quá.
- Ừ, rót chị ca nước, rồi nhanh chuẩn bị theo chị đi làm muộn rồi.
Em ngần ngừ :
- Em đang làm cái báo cáo gấp quá.
- Mấy cái này 15 mới nộp, gấp gì mà gấp. Em có đi giúp chị không ?
Nhìn bà chị quắc mắt, thái độ dữ dằn em đành nghe lời:
- Thì chị cứ uống xong nước rồi đi.
Chị đứng lên nói như ra lệnh:
- Đi luôn thôi, mang giúp chị cái ba lô.
Em khoác ba lo dây điện với tay lấy khẩu AK Tiệp báng nhựa đi theo rời đại đội.
---------
Sau khi hai chị em ra khỏi khu vực đại đội, chị dắt em lần theo đường dây từ nhà C bộ đi. Từ C9 của em lên trung đoàn khoảng 6 - 7 km. Nhưng thông tin không rải dây theo đường mà chạy tắt qua rừng, đồi núi để tiết kiệm dây. Em áng chừng phải mất 4-5km đường rừng. Nhìn đồng hồ đã 10h30' em hỏi chị Thêu:
- Từ giờ đến 12h liệu xong không chị?
Chị quay lại nhìn em:
- Xong sao được em. Nhanh cũng phải hơn 1h chiều. Mà em hỏi làm gì? Mới ra khỏi nhà đã muốn về.
- Em không có ý gì, nhưng trưa thì chết đói à ?
Chị vỗ vào cái túi mìn Clay mo đeo bên hông:
- Yên tâm chị có mang theo lương khô 702 đây rồi.
Em nghĩ thầm: trời, bà này chuẩn bị trước cả. Phen này rơi vào bẫy rồi. Vừa đi vừa lần theo đường dây nên tốc độ rất chậm. Em và chị vẫn nói chuyện trên trời dưới bể. Đi được hơn 1h thì tìm ra chỗ đứt. Chị nhanh nhẹn lắp máy thử hai đầu dây thấy thông liền lấy cái kìm nhỏ ra chuẩn bị nối dây. Thấy đã gần 12h em nói:
- Chị gọi về C9 thấy ai nghe máy ?
- Nghe tiếng Thanh hóa chắc là CTV Lý.
- Chị gọi lại báo giúp là: em theo chị sửa đường dây nhé.
Chị gọi ngay về báo dây bị đứt một đoạn dài nên phải thay mấy chục m dây. Nghe chị gọi xong em hỏi :
- Sao phải thay cả đoạn dài hả chị ?
- Tiện thể thay luôn, dây cũ vỏ nhựa nứt trơ lõi đồng ra thế kia mà.
Thế là hai chị em hì hục gỡ dây cũ ra và thay dây mới vào, dây dây và đi mắc lên cành cây trên. Trời giữa trưa nắng bắt đầu gắt. Hai chị em mồ hôi mướt mải, gần 1h mới xong công việc. Vị trí này gần E bộ hơn C9, nên em nói :
- Thôi, xong việc để em đưa chị về E bộ rồi em về sau.
Bà chị lườm em một phát :
- Về làm gì vội, lúc nào cũng về, về. Từ từ đi xuống suối nghỉ ngơi chút đã.
Nói xong đi xuống phía chân đồi, nơi có con suối nhỏ chảy róc rách. Em vơ vội cái ba lô rỗng và khẩu AK lẽo đẽo chạy theo. Xuống đến bờ suối em và chị cùng ngồi trên bờ dựa lưng vào tảng to, cởi giầy dép thả chân xuống dòng suối. Nước mát lạnh, chị đong đưa đôi chân trắng muốt trong nước ngước mắt hỏi em:
- Sau này hết nghĩa vụ em về quê làm gì ?
- Em không biết nữa, mới đi chưa được 1 năm mà.
- Em còn trẻ lại có văn hóa, chắc sẽ đi học sĩ quan làm quân nhân chuyên nghiệp. Em có thích không ?
- Làm sĩ quan thì thích rồi.
Bỗng chị khùng lên quát:
- Dốt, sĩ quan thì cũng cả đời rúc rừng chứ sướng gì ? Theo chị về quê sống vui hơn, no đói có nhau.
Em bất giác ngồi dịch ra xa chị một đoạn. Thấy vậy chị cười xòa, lấy trong túi mìn ra một phong lương khô:
- Chị nói đùa thôi, ăn lương khô đi.
Em bẻ đôi thanh lương khô đưa cho chị một nửa chị cầm lấy chậm rãi ăn, mắt đăm chiêu nhìn dòng suối chảy. Em cũng ngồi im, nhìn mãi đôi chân chị đang ngâm trong làn nước suối trong veo.
---------
Ngồi im lặng một lúc lâu, bỗng chị đứng dậy ném mẩu lương khô xuống suối :
- Nóng quá chị tắm một chút.
Nói xong chỉ cởi áo ngoài áo trong. Em sửng sốt cũng đứng dậy giữ tay chị :
- Ở chị ? Để em chạy qua chỗ khác đã.
- Em ngồi canh cho chị tắm.
- Trời, em canh sao được, em cũng là đàn ông mà.
- Em khác.
Chị gạt tay em ra và cởi nốt cái quần, còn độc cái sịp lính chị từ từ bước xuống suối. Em đứng đực mặt trên bờ, chưa biết phải làm gì, nhưng mắt dán vào thân hình chị. Cả người em nóng ran, cổ họng khô khốc, miếng lương khô đắng nghét. Em vội cúi xuống suối bụm tay lấy nước uống lấy uống để và vã nước suối mát lạnh lên đầu lên mặt. Nhìn lên thấy chị đã ra giữa suối và vớt nước lên người tắm. Chị quỳ xuống suối cho nước ngập đến ngực và đưa tay cởi nốt mảnh vải cuối cùng trên người ném nó lên tảng đá nhỏ ngay trước mặt. Thân hình chị cũng vào dạng tuyệt đẹp, thon gọn và nẩy nở rắn chắc. Bản năng đàn ông trong em thức dậy, ông nhóc đã dậy từ lúc nào... Em vội ngồi dịch lên giữa tảng to bên bờ, ngồi xếp chân bằng tròn, nhắm lại thiền, cố gắng điều hòa hơi thở đè nén dục vọng. ( Hồi nhỏ khi lớp 6-7 em được ông già cho đi học võ theo một võ sư dưới Thanh trì. Hai năm học nên cũng biết chút ít)
Thời gian im lặng trôi đi, không bao nhiêu phút vẫn nghe tiếng bì bõm dưới nước, một lúc sau nghe bước chân chị tiến vào gần bờ:
- Đưa chị bộ quần áo.
Mừng quá, em quơ tay lấy bộ áo chìa về phía chị, chị cầm lấy và lại đi ra giữa suối.
- Chờ chị giặt bộ quần áo đã. Cứ mở mắt nhìn cho thỏa mái đi. Hôm nọ trên trung đoàn trông em háo hức lắm mà. Chị không ăn thịt em đâu mà lo.
Em vẫn nhắm mắt, đầu óc nghĩ lung tung về HN, cha mẹ, bạn bè...nhờ vậy dục vọng trong người em tạm thời lắng, nhưng khổ nỗi trên bảo dưới không nghe, ông nhỏ vẫn dựng ngược. Đúng là dở khóc, dở cười. Một lúc lâu lại nghe tiếng chân chị bước lên bờ và tiếng quần áo sột soạt, tưởng chị đang mặc quần, em hé mắt nhìn thì thấy vẫn vậy, ko mảnh vải trên người và đang phơi tất cả quần áo trên tảng đá lớn.
Đầu óc em lại quay cuồng, nóng bừng, người căng ra cách mạch máu như muốn nổ tung. Em nói cộc lốc:
- Chị lùi ra chút đi và mặc quần áo vào đi, không là em bỏ về đấy.
Thấy em có thái độ dứt khoát, chị cũng nói :
- Vậy em mở mắt ra và cho chị mượn cái áo.
Em đành mở mắt nhìn đối diện thẳng vào bà chị, nước bọt ở đâu mà nhiều thế, em nuốt ực một cái rồi nhanh chóng cởi cái áo K74 đưa cho chị. Em cao 1,73 nặng 67kg lên số áo cũng to. Chị mặc dài quá nửa đùi nên cũng kín đáo rồi.
Chị nhẹ nhàng ngồi xuống sát cạnh em bảo:
- Duỗi chân ra, chị mượn cái đùi em nằm ngủ một chút.
Trời đất, bà này hành nhau đây. Em đành duỗi chân cho chị gối đầu, chị nằm xuống nghiêng người quay mặt ra suối. Tay trái em phải đỡ đỉnh đầu chị đề phòng chị nhích đầu lên một chút là chạm đầu ông nhóc thì chắc toang.
-------
Để chị nằm im một lúc, em lấy điếu thuốc ra hút, trong người cũng đã dịu xuống. May là em có thói quen để thuốc trong túi quần, để túi áo ngực thì lại phiền phức. Một lúc sau thấy chị bắt đầu khóc, tiếng khóc to dần, chị ngồi dậy và nói qua hàng nước mắt :
- Sao đời tôi khổ thế này ? Sao tôi không chết đi. Muốn có đứa con mà không được.
Em biết, nhưng nhanh nhảu đá sang chuyện khác :
- Thôi chị, anh ấy hy sinh lâu rồi, chị đừng suy nghĩ nhiều làm gì. Sau này về quê thiếu gì người, mà chị lại xinh đẹp thế này, khối ông mê.
Nghe xong chị gào luôn vào mặt em:
- Là em đó, có con với người chết được à ? Em đừng giả vờ với chị.
Em lí nhí :
- Xin lỗi chị, em không thể. Em còn nhiều việc phải làm cho tương lai.
Chị đứng lên xuống suối rửa mặt, rồi sờ bộ quần áo đã hơi se se. Quay lại em chị nói giọng lạnh lùng:
- Em quay mặt đi cho chị thay quần áo.
Em vội quay mặt vào rừng mà lòng não nề. Vài phút sau chị thay xong trả lại em cái áo. Em mặc lại áo rồi hai chị em xỏ giầy dép lần ra đường lớn. Ra đến đường lớn chị nói:
- Em về đi, chị về một mình được rồi.
- Thôi, để em đưa chị về cổng E bộ rồi về sau.
Chị không nói gì, quay lưng đi thẳng. Em vội chạy theo đi bên cạnh chị im lặng, mừng vì chị không đuổi về. Một lúc lâu em khơi chuyện mong chị khuây khỏa:
- Chị có nghe tháng sau có đợt giải quyết chính sách lớn cho chị em nữ E mình không ?
Giọng chị bình thản:
- Ừ, trong tháng 6 có vài đợt, cả nam cũng được về. Ngoài D27 đang huấn luyện 3 đại đội tân binh lính 77. Chắc sẽ bổ sung đủ.
- 3 đại đội hơn 300 người làm sao đủ ? Hồi bọn em huấn luyện ở đó cũng 3 đại đội mà về E mình được có 50 mống. Còn từ giờ đến cuối năm em nghe đồn sư mình chuyển Tây Ninh làm hồ Dầu Tiếng nữa.
- " Lính đồn không chồn thì cáo" chắc sẽ chuyển quân thôi.
Vừa đi vừa nói chuyện linh tinh một lúc thì đến E bộ. Em chia tay bà chị, quay lại C9, chị cũng quay lưng đi thẳng vào E bộ không thèm ngoái lại.
Về đến nhà em nằm thở dài, hình ảnh chị đứng trước mặt cứ luẩn quẩn trong đầu. Tặc lưỡi, thôi kệ xuống nuôi quân làm ấm trà đã.
Sáng hôm sau, bà chị bảo mật gọi điện :
- Trưa hoặc chiều nay lên E bộ chị nhờ mày một việc.
- Vâng, cơm trưa xong em lên.
Sau bữa cơm trưa em lại lẻn lên E bộ.
Vừa thấy em, chị bảo mật đã kéo em ra phía vườn tăng gia rồi hỏi:
- Hôm qua, cậu có đi với cái Thêu không ?
- Em có, em đi sửa đường dây với chị ấy từ sáng đến chiều.
- Cậu làm gì nó mà quần áo nó ướt hết vậy ? Về đến nơi nó vật ra giường và khóc suốt đêm, không ăn uống gì cả.
- À, chị ấy bị trượt chân ngã xuống suối, nên ướt hết quần áo, may không làm sao.
- Có thật không đấy ?
- Em nói dối chị làm gì.
- Chị nói thật: chuyện cậu với nó qua lại, có tình cảm với nhau không ai cấm. Chị nhìn là biết. Nhưng là một người chị, một người đồng hương chị khuyên cậu: Cậu còn rất trẻ, có học hành đàng hoàng nên tương lai con đường tiến thân rất tốt. Dẹp chuyện kia đi lo mà phấn đấu.
Nghe chị nói em chị biết vâng dạ. Bà chị lên lớp một hồi nữa rồi nói :
- Cậu qua thăm nó một chút rồi thôi.
Nó đang sốt đấy, cho uống thuốc rồi.
Em đi sang thấy chị nằm trên giường, mắt mở to nhìn mái nhà. Thấy em vào chị ngồi dậy hỏi :
- Em đi đâu lên đây ?
- Em qua bảo mật có chút việc. Nghe chị ốm em ghé thăm một chút.
- Ừ, chị đỡ nhiều rồi em khỏi lo. Không vấn đề gì đâu. Trong túi mìn của chị có bao thuốc em cầm về mà hút. Hôm qua chị mang đi nhưng quên đưa cho em.
Nhắc đến hôm em và chị đều ngại ngùng. Để tránh cho chị, em lấy bao thuốc rồi chào chị ra về.
------
Đầu tháng 6/1977 đúng như lời hứa của sư trưởng Tô Đá Mạn. Đã có đợt ra quân đầu tiên gồm hơn 20 quân nhân nữ. Cứ sau vài ngày lại một đợt, dù chưa có tân binh bổ sung. Các C nữ vắng dần, tối thứ 7, CN không còn người ra vào chơi tấp nập nữa. Rồi lại rộ lên tin sư đoàn sau khi bổ sung tân binh sẽ vào Tây ninh.
CN hàng tuần em vẫn lên E bộ chơi bình thường. Chị Thêu cũng trở lại vui vẻ như cũ. Ăn nói cử chỉ cũng bạo dạn hơn không như trước. Em cảm thấy yên tâm. Gần cuối tháng 6/77 có đợt ra quân lớn 3 đại đội nữ đi hết sạch. Thay vào đó là một bộ khung cán bội nam. Các anh lính cũ từ 1972 trở về trước cũng lần lượt về quê. Anh Phún, Vầy, Khâm, Chích ...cũng ra về. C9 bọn em chỉ còn 30 chục ông lính 1973 đến 1976.
Một buổi sáng cuối tháng 6, chị Thêu gọi điện thông báo:
- CN tới chị ra quân về quê, em lên chơi với chị.
Nghe xong em sững người nhưng cũng trả lời:
- Tốt rồi, vậy là chị đạt được nguyện vọng mà không phải khỏa thân biểu tình.
- Thôi đi ông tướng, đang buồn nẫu ruột đây. Mai lên chơi rồi chị em nói chuyện.
- Em bận lắm, đang phải sửa sang lán trại chuẩn bị đón tân binh, giờ C em còn ít người làm sao kịp.
Giọng chị nghe chùng hẳn xuống:
- Vậy thôi, nhưng CN lên tiễn chị nhé, chị mong em lắm đấy.
- Vâng, chắc chắn em sẽ lên.
Bỏ ống nghe xuống em vừa vui vừa buồn. Vui vì chị được về đoàn tụ gia đình, cuộc sống đỡ vất vả. Vui vì bản thân mình thoát khỏi một mối quan hệ rắc rối, bùng nhùng. Nhưng buồn và nhớ vì phải xa chị.
Sáng CN, quần áo chỉnh tề, quân dung tươi tỉnh, lấy chiếc lược làm bằng ống pháo sáng ra đút túi ( chiếc lược này xin mãi ông Chích mới cho)
Em chuẩn bị lên đường. Có tiếng điện thoại reo, tiếng chị Thêu :
- Em không phải lên nữa đâu, có xe của Trung đoàn đưa bọn chị ra sư chạy ngang C9, em đứng chờ ở đường là được.
- Vâng.
Nhìn đồng hồ hơn 7h, em túc tắc leo lên con dốc nhỏ dẫn ra đường lớn, đứng đợi ven đường. Một lát sau thấy chiếc xe Zin từ E bộ chạy lại, trên thùng xe có hơn chục người của E bộ và trạm quân y. Xe dừng trước mặt em. Em chạy vòng ra thùng định nhảy lên thì chị đi ra cuối thùng xe:
- Đỡ hộ chị chiếc ba lô.
Đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, em cũng đưa tay đỡ chiếc balo xuống. Chị nhẩy xuống đất, giơ tay chào mọi người trên:
- Đi trước đi.
Em hỏi:
- Chút nữa mình đi xe nào ?
Chị cười chỉ vào chân:
- Đi xe chân
- Trời đất, từ đây ra Khe Sanh 2 chục cây đấy chị ơi.
- Chị còn không biết sao ? Em không đi thì chị đi một mình. Đằng nào mai sư đoàn mới đưa ra Đông Hà.
- Thôi được, em đi cùng chị.
Nhìn đồng hồ gần 8h, em nhẩm tính khoảng hơn 12h ra đến nơi, loanh quanh khoảng 1h em quay lại C9 trời tối là vừa.
Em đeo ba lô giúp chị, cái ba lô nhẹ nẫng, chắc trong đó chỉ có một bộ quần, cái chăn, màn, võng và vài đồ lặt vặt của phụ nữ. Gia tài của người lính hơn 3 năm trời chỉ có vậy. Em hỏi:
- Sao ba lo chị nhẹ vậy ?
- Đồ linh tinh chị vứt lại hết vì có ý định đi bộ cùng em, sợ em mệt. Ra chợ Đông Hà chị mới mua ít quà về cho nhà.
- Thế cũng tiện, chị chu đáo quá. Được về nhà chị vui không ? Chẳng biết bao giờ em mới được về phép. Em nhớ nhà lắm rồi.
- Vui gì đâu, buồn nhiều hơn. Chị em mới quen nhau được vài tháng đã phải chia tay. Số chị nó khổ vậy. Em phải nhớ chị nhiều đấy nhé, chăm viết thư cho chị.
Vừa đi vừa nói chuyện bông lông ba la. Hơn 10h, chắc đã đi được nửa đường. Con đường 14 trải cấp phối, hẵn hữu mới có một chiếc xe chạy qua tung bụi mù mịt. Mỗi lần như vậy chị lại úp mặt vài vai em để tránh bụi. Đi giữ đường cái to nên em chẳng ngại, kệ cho chị làm gì thì làm. Hơn một giờ sau ven đường có cây to chị nói :
- Đây nghỉ chút em.
Hai chị em đi vào dưới gốc cây ngồi nghỉ. Chị lấy trong túi mìn ra một bi đông nước đưa cho em. Ngồi khoảng 15', em đứng dậy bảo :
- Đi thôi chị, đến nơi em còn quay về không muộn.
Chị kéo tay em ngồi xuống :
- Từ từ ngồi xuống chi hỏi em câu này : em thấy chị thế nào ?
- À, chị xinh xắn, hiền lành, nhu mì, chu đáo, quân tâm đến mọi người.
- Em có cảm tình với chị không ?
- Có chứ, không có thì sao em với chị chơi được với nhau mấy tháng trời.
Chị nhìn thẳng vào mắt em, giọng nói trở lên nghiêm túc :
- Vậy em trả lời thật cho chị biết: yêu cầu của chị bên bờ suối hôm đi sửa đường dây em có thể đáp ứng được không ?
Em vờ nhăn trán, mặt giả ngu:
- Hôm ấy chị nói gì nhỉ, em không nhớ rõ.
- Chắc chắn em còn nhớ, đừng giả vờ. Ngày mai chị về quê. Mọi việc chắc chắn sẽ không ai biết. Em không sợ ảnh hưởng đến tương lai của em. Mọi chuyện chỉ em và chị biết.
Em ngồi thừ ra suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nó:
- Thật sự em không thể làm theo ý chị. Em không thể để chị chịu thiệt thòi như vậy. Nhỡ đâu sau vài tháng về quê chị to bụng thì chị ăn nói kiểu gì với bà con hàng xóm gia đình rồi sẽ xảy ra lắm chuyện chị không chịu đựng nổi đâu.
Chị đã bắt đầu khóc:
- Chị đã biết những điều này nhưng chị đã quyết định. Hỏi em câu cuối cùng: em có chiều chị được không ?
Em nhắm mắt suy nghĩ, không dám nhìn chị vì sợ mình sẽ mềm lòng. Mở mắt ra em quả quyết nói:
- Xin lỗi chị, em không thể. Thực lòng em mong chị về quê vui vui vẻ và sẽ có một gia đình hạnh phúc. Khi nào em về phép có thằng nó gọi bằng chú.
Chị ể oải đứng, giọng đượm buồn đẫm trong nước mắt:
- Vậy thôi, chị hiểu em rồi. Ta đi thôi.
Từ đó lên tới sư đoàn không ai nói với ai câu nào. Gần tới cổng sư đoàn chị mới dừng lại.
- Em tiễn chị tới đây được rồi. Đưa ba lo cho chị. Em gỡ ba lô ra khỏi vai đưa trả chị. Chị cũng lấy cái túi mìn đưa cho em nói :
- Tặng lại cho em cái túi và bi đông nước chị về quê không dùng nữa. Trong túi còn một cái khăn len chị vẫn hay dùng vào mùa đông, 2 bao thuốc lá, hộp kim chỉ, có cuốn sổ nhỏ nữa trong đó chị ghi địa chỉ của chị và vài dòng cho em. Em giữ lấy mà dùng. Giờ không có chị em phải tự chăm lo cho bản thân. Phải nhớ đên chị và chăm viết thư nhé.
Nghe chị dặn dò ân cần như một bà mẹ, em nước mắt cũng rưng rưng nghẹn ngào:
- Vâng, em nhớ rồi. Chị cũng giữ gìn sức khỏe. Chúc chị vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình. Thôi, chị vào đi.
Lấy trên túi áo ngực ra chiếc lược và cái phong bì nhỏ có 30 đồng ở trong em dúi vào tay chị :
- Em tặng chị làm kỷ niệm.
Chị cầm lấy nhét vào túi cóc ba lô:
- Em về trước đi không muộn.
Không đợi chị giục em quay người đi như chạy về phía cầu Đắc Krong, đầu đường 14. Được hơn 100m mới ngoái đầu lại giơ tay chào chị, chị giơ tay vẫy lại rồi lại quệt mắt chắc lại đang khóc.
Em cắm đầu vừa đi vừa chạy đến đầu đường mới dừng lại thở, móc bao thuốc ra hút. Nhìn đồng hồ gần 2h30' rồi. Chết cha không khéo về đơn vị tối mất, chắc phải vừa đi vừa chạy. Vứt mẩu thuốc xuống đường co giò chạy việt dã. Chợt nghe tiếng ô tô ì ì phía sau em dừng lại. Có chiếc xe tải đang chạy cùng chiều. Em ra giữa đường vẫy xe. Xe dừng bác tài thò đầu ra, em hỏi :
- Xe về đâu anh ?
- Chở gạo về C8 có đi cùng đường thì lên thùng.
- May quá, cảm ơn anh em về C9 gần đó.
Lên thùng xe em thở phào nhẹ nhõm, như trút được một gánh nặng. Cuối cùng em cũng vượt được ải.
Sau đó em và chị có thư từ qua lại vài lần. Năm 1979 em sang K, mọi tư trang thư từ đều để lại trạm 606. Nên em chị không còn liên lạc nữa.
Tháng 3/1981, em nhớ là sau Tết. Em được về phép. Sau mấy năm xa nhà. Về nhà được một tuần em lần theo địa chỉ của chị tìm đến nhà. Gặp mẹ chị đang ngồi ở sân, nhìn hai mẹ con tương đối giống ngồi hỏi han một lúc thì biết chị mới cưới trước Tết. Sau khi cưới thì theo chồng về đất mỏ. Cô em gái đưa cho em cái địa chỉ của chị ở Cẩm Phả, em chỉ nhìn qua rồi trả lại vì không có ý định đi thăm.
===== HẾT =====

P/S: Em gõ nốt vài dòng ngoài lề cho các cụ tiện theo dõi.

Tháng 7/ 1977 cả trung đoàn được bổ sung gần 100 tân binh. Toàn anh em lính Hải hưng, nhiều nhất là dân Như Quỳnh.C9 được bổ sung 30 người, tổng cộng cả đại đội gần 60 người. Sau khi sắp sếp lại tổ chức. Cả sư đoàn chuyển vào Tây Ninh đóng quân tại huyện Dương Minh Châu, chân núi Bà Đen. Lúc đó Polpot đã bắt đầu tăng cường quấy rối dọc tuyến biên giới Tây Nam. Tuy vẫn là một sư công binh gồm 3 trung đoàn 531, 515, 34 và một số đại đội độc lập. Nhưng bọn em được trang bị mới lại hoàn toàn như một đơn vị bộ binh. Những khẩu CKC được thu lại thay bằng những khẩu AK mới tinh, ngoài còn M.79, B40, B41, Trung liên RPK, RPD...
Toàn sư đoàn vừa tham gia đào hồ Dầu Tiếng vừa huấn luyện lại các bài bắn, chiến thuật bộ binh...
Hàng tiếng pháo Polpot bắn sang đất ta ầm ì. Chiến tranh đã kề cận. Sư đoàn cấp tốc mở những lớp huấn luyện ngắn ngày đào tạo: tiểu đội trưởng, y tá, xạ thủ hỏa lực, trinh sát.
Lúc này em đã được phong Hạ sĩ, tiểu đội trưởng, hô phát gần chục thằng chết đứng. Đi đứng hiên ngang, ăn nói như đài.
Lúc này đại phó Thạo và CTV Lý cũng chuyển sang đơn vị khác thay vào là trung úy đại đội trưởng Âu và Trung úy CTV Lộc.
Một hôm CTV gọi em lên và nói:
- Đại đội cử cậu lên sư học trinh sát 3 tháng. Cậu về bàn giao công việc cho A phó. Mai mang quân tư trang lên sư tập hợp. Vũ khí để lại.
Trong quân đội chỉ có phục tùng mệnh lệnh. Em về chuẩn bị khăn gói lên sư học. Sau gần 3 tháng em trở lại C9. Lúc này đơn vị được bổ sung hơn chục lính 75 người Thanh hóa.


Mọi người đọc tiếp TRUYỆN CHAN THU ở đây:
Em giờ mới biết đến thớt này, đọc 1 lèo, cuốn quá ạ.
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
343
Động cơ
192,532 Mã lực
Gặp thời thế thế thời phải thế.
Thôi thế thì thôi thôi thế thì
Thế thì thôi thế thế thì thôi
Thế thì thôi thế thôi thì thế
Thế thế thì thôi thế thế thôi

Nay rảnh em lội ngược thớt Cụ Anh
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,683
Động cơ
437,227 Mã lực
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
Đúng đến đoạn chuẩn bị chiến đấu ác liệt thì dừng
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đúng đến đoạn chuẩn bị chiến đấu ác liệt thì dừng
Mịa, gõ đến hơn 1h đêm, hoa cả mắt. Thấy còn dài quá nên đành chịu vậy. Chứ tính em thì " việc hôm nay chớ để ngày mai" cụ thông cảm 🤓
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,683
Động cơ
437,227 Mã lực
Mịa, gõ đến hơn 1h đêm, hoa cả mắt. Thấy còn dài quá nên đành chịu vậy. Chứ tính em thì " việc hôm nay chớ để ngày mai" cụ thông cảm 🤓
Thế mà có cháu gái trẻ tình nguyện làm thơ kí lại ko nghe, để nguyên thì lúc này bộ xương già đc sưởi ấm rồi ko :))
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cụ đúng là có số đào hoa quá, ng nhà em năm 89,90 sang Cam làm mấy năm, lúc đội mũ nồi xanh chuẩn bị vào bảo ban đêm vẫn nghe tiếng súng ngoài dường Phnompenh
89 lính mình rút thì bọn UNTAC vào. Lúc đó em cũng về rồi. Không biết thế nào ? Nhưng ở Phnom Penh thì từ cuối 1981 là im tiếng súng rồi. Chỉ có một lần bị ném lựu đạn ở hội chợ Ta Khmau, làm cho một số dân chết và bị thương.
 

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
3,026
Động cơ
97,400 Mã lực
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
nhờ cụ nào hỗ trợ e phát, vụ lần đầu gặp cô Út là ở đâu, trang nào thế ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top