[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
(...em lọ mọ tiếp ạ...)
Những ngày ở Tu viện Đa Minh cuộc sống của bọn em được cải thiện rất nhiều so với hồi ở Tây Ninh. Nhờ ké khẩu phần của các đ/c bạn nên bữa nào cũng có thịt, rau từ Đà lạt chở về. Ăn sáng thì có mì 2 tôm. Cơm gạo trắng không độn. Nhu yếu phẩm thì thuốc lá, sữa, đường tương đối thoải mái. Mà còn được phát xà phòng thơm để tắm dù chưa phải là Lux hay Camay chỉ là " Trườn văn Bền và các con" thôi nhưng cũng giúp cho các nốt ghẻ lở, hắc lào biến mất sau hai tuần. Với chế độ ăn tập đều đặn lính tráng trở lên phổng phao, óng mượt, tràn đầy sinh lực.

Sau khi lắp đặt xong đài phát thanh. Các cụ nhà mình phải đi kiếm nhân viên cho đài. Mặc dù đã thông báo các tỉnh biên giới có trại tị nạn người Kh'mer tiến hành tìm người. Nhưng công đoạn cuối thì tướng Hoàng vẫn phải trực tiếp đến tận nơi.
Và thế là em và vài anh em trong đội vệ binh lên đường tháp tùng đoàn xuống trại Bến sỏi - Tây ninh. Trong đoàn còn có cụ Keo Chanda, trước khi vào Thủ Đức làm ở Đài PTTN VN trong chương trình tiếng Kh'mer ( cụ này sau làm bộ trưởng Bộ Văn hóa)
Xuất phát từ 606 sớm nên 10h đoàn đã đến nơi. Tỉnh ủy Tây ninh đã tuyển chọn được hơn 10 người bao gồm những trí thức có công việc liên quan đến nghệ thuật. Họ là những người Kh'mer chạy sang được VN trong đợt ta phản công đẩy quân Polpot vào nội địa cách đây hơn một tháng. Cuộc phản công diễn ra sau chuyến trinh sát của em 2 tuần.
Sau hai tiếng làm việc tại trại tị nạn thì các cụ nhà mình cũng tuyển được chục người gồm nhạc công, diễn viên, ca sĩ... Nổi bật trong đám đó là một cô gái Campuchia tên Vanna, cô là một vũ nữ trong đội múa Hoàng cung. Cô ta xinh xắn, tuy phải làm lụng vất vả mấy năm trong công xã nhưng vẫn giữ được vóc dáng thon thả. Sau này về Thủ Đức, tuy chưa có trang phục nhưng mỗi buổi tối chủ nhật họ đều tổ chức múa hát ở hội trường. Em đều được xem cô Vanna biểu diễn vũ điệu Apsara xem mãi thành ra thấy hay và nghiện.
Trở lại chuyến công tác. Sau khi làm việc xong ở trại Bến Sỏi cụ Hoàng đi tiếp xuống An Giang. Để lại cụ An và em ở lại vào làm việc với tỉnh để sắp xếp đưa những người Campuchia về Thủ Đức. Cụ An được mời về UB tỉnh để bàn công chuyện, dù gì cũng là người của Ban đối ngoại TƯ Đ.ảng. Sau bữa cơm trưa, cụ An đi nghỉ để đầu giờ làm việc. Cụ An hàng ngày huấn luyện bọn em ở Thủ Đức quan hệ cũng thân thiết. Tình tình cụ bỗ bã không quan cách như cụ Vy. Em hỏi :
- Mình làm việc ở đây bao lâu chú ?
- Có lẽ trong buổi chiều. Nhưng cũng phải để tỉnh sắp xếp xe cộ, mua sắm quần áo, đồ dùng tối thiểu cho họ. Nhanh nhất thì sáng mai chú cháu mình về Thủ Đức. Cậu có thể ra ngoài chơi bữa chiều thì về ăn cơm và nghỉ cùng anh em công an gác cổng. Từ giờ đến sáng mai cậu tự do. Trước cậu đóng quân ở đây hả ? Cậu có thể về thăm đơn vị một chút cũng tốt.
- Dạ, từ đây về chỗ cháu gần 30 km. Đi xe lam mất cả tiếng. Vả lại cháu cũng ít tiền.
Cụ An móc túi đưa em 20đ :
- Đây, cầm lấy. Về thì về, không ra ngoài mà chơi.
Phụ cấp hạ sĩ của em cũng chỉ được 7đ /tháng. 20đ là cũng khá đấy 😂
Đưa tiền cho em xong cụ An quay vào nhà khách. Đứng bơ vơ ở sân vài phút em đi ra bốt gác ngoài cổng. Hai cậu CA trẻ nhìn em với bộ quân phục cách mạng Campuchia, vai khoác AK báng gấp, lưng đeo khẩu K54 thấy lạ lắm. Chẳng biết là loại lính gì ?
Vì đi công tác trong nước nên em cũng không khoác bao xe với 5 băng đạn. Chỉ mang khẩu AK với hai băng đạn buộc tráo đầu đuôi. Thấy hai cậu CA có vẻ dè dặt không muốn bắt chuyện, nhìn trong bốt gác có tờ báo, em ngỏ ý mượn đọc. Cầm tờ báo em lại đi vào trong nơi có vườn hoa nhỏ nhỏ, mấy cây xoài... Ngồi bệt xuống vỉa hè em rút báo ra đọc.
Tính đọc tờ báo chút, 3h ra ngoài lang thang, tìm quán cafe làm 1 ly rồi đi ăn cơm. Tờ báo Nhân dân cũng không có gì đáng xem. Nhưng cũng còn hơn ngồi không. Em cũng không để ý từ ngoài cổng có người đi vào. Chẳng quen biết ai ở đây nên em cũng không quan tâm. Tiếng chân bước đến gần, em cũng chỉ liếc ngang sang nhìn thì đoán chắc là một cô gái. Vì thấy đi đôi dép da gót cao. Ngước mắt lên thấy cô ta mặc một chiếc quần loe, cạp cao màu đen, bên trên là cái áo sơ mi trắng bỏ trong quần. Kiểu ăn mặc thường thấy của các cô gái trẻ SG ngày ấy. Cô gái đi ngang mặt em, một mái tóc xõa ôm lấy bờ vai căng tròn tràn đầy nhựa sống. Cô gái đi lướt qua trước và cũng chẳng để ý đến người lính ngồi dưới đất đọc báo với lỉnh kỉnh súng đạn quanh người. Khuôn mặt người con gái lướt qua, chợt nhận thấy một cái gì đó quen quen. Em vội gọi :
- Út, cô Út...
Cô gái bỗng khựng lại, quay đầu nhìn em rồi bước tiếp. Lột vội cái mũ Bát lộ quân trên đầu, em đứng lên cầm mũ vẫy :
- Cô Út. Có phải cô Út bên tỉnh đội không ?
Lần này cô gái đứng lại. Quay đầu nhìn và đôi mắt bỗng ánh lên tia mừng rỡ, cả khuôn mặt cô ta rạng rỡ với một nụ cười, vẫn cái núm đồng tiền duyên dáng :
- Ôi, là anh hả ? Anh đi đâu mà lại ngồi đây. Anh trông lại quá. Em nhận hổng ra.
Tôi tiến lại bắt tay cô gái. Cô gái nheo mắt nhìn :
- Sao bộ đồ anh bận kỳ vậy.
- Giờ anh là quân nhân cách mạng Campuchia. Út đi đâu mà lại vào đây giờ này ?
(...em nghỉ chút, rồi viết tiếp ngay👋)
😂😂😂
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,750
Động cơ
453,474 Mã lực
(...em lọ mọ tiếp ạ...)
Những ngày ở Tu viện Đa Minh cuộc sống của bọn em được cải thiện rất nhiều so với hồi ở Tây Ninh. Nhờ ké khẩu phần của các đ/c bạn nên bữa nào cũng có thịt, rau từ Đà lạt chở về. Ăn sáng thì có mì 2 tôm. Cơm gạo trắng không độn. Nhu yếu phẩm thì thuốc lá, sữa, đường tương đối thoải mái. Mà còn được phát xà phòng thơm để tắm dù chưa phải là Lux hay Camay chỉ là " Trườn văn Bền và các con" thôi nhưng cũng giúp cho các nốt ghẻ lở, hắc lào biến mất sau hai tuần. Với chế độ ăn tập đều đặn lính tráng trở lên phổng phao, óng mượt, tràn đầy sinh lực.

Sau khi lắp đặt xong đài phát thanh. Các cụ nhà mình phải đi kiếm nhân viên cho đài. Mặc dù đã thông báo các tỉnh biên giới có trại tị nạn người Kh'mer tiến hành tìm người. Nhưng công đoạn cuối thì tướng Hoàng vẫn phải trực tiếp đến tận nơi.
Và thế là em và vài anh em trong đội vệ binh lên đường tháp tùng đoàn xuống trại Bến sỏi - Tây ninh. Trong đoàn còn có cụ Keo Chanda, trước khi vào Thủ Đức làm ở Đài PTTN VN trong chương trình tiếng Kh'mer ( cụ này sau làm bộ trưởng Bộ Văn hóa)
Xuất phát từ 606 sớm nên 10h đoàn đã đến nơi. Tỉnh ủy Tây ninh đã tuyển chọn được hơn 10 người bao gồm những trí thức có công việc liên quan đến nghệ thuật. Họ là những người Kh'mer chạy sang được VN trong đợt ta phản công đẩy quân Polpot vào nội địa cách đây hơn một tháng. Cuộc phản công diễn ra sau chuyến trinh sát của em 2 tuần.
Sau hai tiếng làm việc tại trại tị nạn thì các cụ nhà mình cũng tuyển được chục người gồm nhạc công, diễn viên, ca sĩ... Nổi bật trong đám đó là một cô gái Campuchia tên Vanna, cô là một vũ nữ trong đội múa Hoàng cung. Cô ta xinh xắn, tuy phải làm lụng vất vả mấy năm trong công xã nhưng vẫn giữ được vóc dáng thon thả. Sau này về Thủ Đức, tuy chưa có trang phục nhưng mỗi buổi tối chủ nhật họ đều tổ chức múa hát ở hội trường. Em đều được xem cô Vanna biểu diễn vũ điệu Apsara xem mãi thành ra thấy hay và nghiện.
Trở lại chuyến công tác. Sau khi làm việc xong ở trại Bến Sỏi cụ Hoàng đi tiếp xuống An Giang. Để lại cụ An và em ở lại vào làm việc với tỉnh để sắp xếp đưa những người Campuchia về Thủ Đức. Cụ An được mời về UB tỉnh để bàn công chuyện, dù gì cũng là người của Ban đối ngoại TƯ Đ.ảng. Sau bữa cơm trưa, cụ An đi nghỉ để đầu giờ làm việc. Cụ An hàng ngày huấn luyện bọn em ở Thủ Đức quan hệ cũng thân thiết. Tình tình cụ bỗ bã không quan cách như cụ Vy. Em hỏi :
- Mình làm việc ở đây bao lâu chú ?
- Có lẽ trong buổi chiều. Nhưng cũng phải để tỉnh sắp xếp xe cộ, mua sắm quần áo, đồ dùng tối thiểu cho họ. Nhanh nhất thì sáng mai chú cháu mình về Thủ Đức. Cậu có thể ra ngoài chơi bữa chiều thì về ăn cơm và nghỉ cùng anh em công an gác cổng. Từ giờ đến sáng mai cậu tự do. Trước cậu đóng quân ở đây hả ? Cậu có thể về thăm đơn vị một chút cũng tốt.
- Dạ, từ đây về chỗ cháu gần 30 km. Đi xe lam mất cả tiếng. Vả lại cháu cũng ít tiền.
Cụ An móc túi đưa em 20đ :
- Đây, cầm lấy. Về thì về, không ra ngoài mà chơi.
Phụ cấp hạ sĩ của em cũng chỉ được 7đ /tháng. 20đ là cũng khá đấy 😂
Đưa tiền cho em xong cụ An quay vào nhà khách. Đứng bơ vơ ở sân vài phút em đi ra bốt gác ngoài cổng. Hai cậu CA trẻ nhìn em với bộ quân phục cách mạng Campuchia, vai khoác AK báng gấp, lưng đeo khẩu K54 thấy lạ lắm. Chẳng biết là loại lính gì ?
Vì đi công tác trong nước nên em cũng không khoác bao xe với 5 băng đạn. Chỉ mang khẩu AK với hai băng đạn buộc tráo đầu đuôi. Thấy hai cậu CA có vẻ dè dặt không muốn bắt chuyện, nhìn trong bốt gác có tờ báo, em ngỏ ý mượn đọc. Cầm tờ báo em lại đi vào trong nơi có vườn hoa nhỏ nhỏ, mấy cây xoài... Ngồi bệt xuống vỉa hè em rút báo ra đọc.
Tính đọc tờ báo chút, 3h ra ngoài lang thang, tìm quán cafe làm 1 ly rồi đi ăn cơm. Tờ báo Nhân dân cũng không có gì đáng xem. Nhưng cũng còn hơn ngồi không. Em cũng không để ý từ ngoài cổng có người đi vào. Chẳng quen biết ai ở đây nên em cũng không quan tâm. Tiếng chân bước đến gần, em cũng chỉ liếc ngang sang nhìn thì đoán chắc là một cô gái. Vì thấy đi đôi dép da gót cao. Ngước mắt lên thấy cô ta mặc một chiếc quần loe, cạp cao màu đen, bên trên là cái áo sơ mi trắng bỏ trong quần. Kiểu ăn mặc thường thấy của các cô gái trẻ SG ngày ấy. Cô gái đi ngang mặt em, một mái tóc xõa ôm lấy bờ vai căng tròn tràn đầy nhựa sống. Cô gái đi lướt qua trước và cũng chẳng để ý đến người lính ngồi dưới đất đọc báo với lỉnh kỉnh súng đạn quanh người. Khuôn mặt người con gái lướt qua, chợt nhận thấy một cái gì đó quen quen. Em vội gọi :
- Út, cô Út...
Cô gái bỗng khựng lại, quay đầu nhìn em rồi bước tiếp. Lột vội cái mũ Bát lộ quân trên đầu, em đứng lên cầm mũ vẫy :
- Cô Út. Có phải cô Út bên tỉnh đội không ?
Lần này cô gái đứng lại. Quay đầu nhìn và đôi mắt bỗng ánh lên tia mừng rỡ, cả khuôn mặt cô ta rạng rỡ với một nụ cười, vẫn cái núm đồng tiền duyên dáng :
- Ôi, là anh hả ? Anh đi đâu mà lại ngồi đây. Anh trông lại quá. Em nhận hổng ra.
Tôi tiến lại bắt tay cô gái. Cô gái nheo mắt nhìn :
- Sao bộ đồ anh bận kỳ vậy.
- Giờ anh là quân nhân cách mạng Campuchia. Út đi đâu mà lại vào đây giờ này ?
(...em nghỉ chút, rồi viết tiếp ngay👋)
😂😂😂
Lão Trần Đoành. Thấy chưa. Vừa bón thuốc cho phát là có hàng ngayyyyy... :D

Em bồi thêm nhát này nữa. Đêm nay lão Oắt ra sòn sòn ngayyyy...
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
343
Động cơ
192,532 Mã lực
Nó không chịu làm em mình đâu. Sau này về nước, dù không công tác ở BNG nhưng em vẫn hay giao lưu với anh em trong bộ và có được nghe một câu chuyện :
Có một đợt HS sang thăm VN, trước khi ra về bên ta mở tiệc chiêu đãi. Một đ/c lãnh đạo của ta lên phát biểu, ca ngợi tình đoàn kết anh em, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước. HS nghe xong nói với đ/c VN ngồi bên cạnh, giọng nửa đùa nửa thật: " Vậy ai là anh, ai là em ?
Hôm rồi được ngồi cafe với Cụ Anh, em cũng đã hỏi Cụ Anh là có đọc "Hồi ký của Cụ TQC - Thứ trưởng ngoại giao VN những năm cuối 80 - đầu 90" chưa. Giờ lội thớt đến còm này của Cụ Anh em lại nhớ đến những ý kiến của Cụ ấy là: Sự "Mất niềm tin"
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
(...em lọ mọ tiếp ạ...)
Những ngày ở Tu viện Đa Minh cuộc sống của bọn em được cải thiện rất nhiều so với hồi ở Tây Ninh. Nhờ ké khẩu phần của các đ/c bạn nên bữa nào cũng có thịt, rau từ Đà lạt chở về. Ăn sáng thì có mì 2 tôm. Cơm gạo trắng không độn. Nhu yếu phẩm thì thuốc lá, sữa, đường tương đối thoải mái. Mà còn được phát xà phòng thơm để tắm dù chưa phải là Lux hay Camay chỉ là " Trườn văn Bền và các con" thôi nhưng cũng giúp cho các nốt ghẻ lở, hắc lào biến mất sau hai tuần. Với chế độ ăn tập đều đặn lính tráng trở lên phổng phao, óng mượt, tràn đầy sinh lực.

Sau khi lắp đặt xong đài phát thanh. Các cụ nhà mình phải đi kiếm nhân viên cho đài. Mặc dù đã thông báo các tỉnh biên giới có trại tị nạn người Kh'mer tiến hành tìm người. Nhưng công đoạn cuối thì tướng Hoàng vẫn phải trực tiếp đến tận nơi.
Và thế là em và vài anh em trong đội vệ binh lên đường tháp tùng đoàn xuống trại Bến sỏi - Tây ninh. Trong đoàn còn có cụ Keo Chanda, trước khi vào Thủ Đức làm ở Đài PTTN VN trong chương trình tiếng Kh'mer ( cụ này sau làm bộ trưởng Bộ Văn hóa)
Xuất phát từ 606 sớm nên 10h đoàn đã đến nơi. Tỉnh ủy Tây ninh đã tuyển chọn được hơn 10 người bao gồm những trí thức có công việc liên quan đến nghệ thuật. Họ là những người Kh'mer chạy sang được VN trong đợt ta phản công đẩy quân Polpot vào nội địa cách đây hơn một tháng. Cuộc phản công diễn ra sau chuyến trinh sát của em 2 tuần.
Sau hai tiếng làm việc tại trại tị nạn thì các cụ nhà mình cũng tuyển được chục người gồm nhạc công, diễn viên, ca sĩ... Nổi bật trong đám đó là một cô gái Campuchia tên Vanna, cô là một vũ nữ trong đội múa Hoàng cung. Cô ta xinh xắn, tuy phải làm lụng vất vả mấy năm trong công xã nhưng vẫn giữ được vóc dáng thon thả. Sau này về Thủ Đức, tuy chưa có trang phục nhưng mỗi buổi tối chủ nhật họ đều tổ chức múa hát ở hội trường. Em đều được xem cô Vanna biểu diễn vũ điệu Apsara xem mãi thành ra thấy hay và nghiện.
Trở lại chuyến công tác. Sau khi làm việc xong ở trại Bến Sỏi cụ Hoàng đi tiếp xuống An Giang. Để lại cụ An và em ở lại vào làm việc với tỉnh để sắp xếp đưa những người Campuchia về Thủ Đức. Cụ An được mời về UB tỉnh để bàn công chuyện, dù gì cũng là người của Ban đối ngoại TƯ Đ.ảng. Sau bữa cơm trưa, cụ An đi nghỉ để đầu giờ làm việc. Cụ An hàng ngày huấn luyện bọn em ở Thủ Đức quan hệ cũng thân thiết. Tình tình cụ bỗ bã không quan cách như cụ Vy. Em hỏi :
- Mình làm việc ở đây bao lâu chú ?
- Có lẽ trong buổi chiều. Nhưng cũng phải để tỉnh sắp xếp xe cộ, mua sắm quần áo, đồ dùng tối thiểu cho họ. Nhanh nhất thì sáng mai chú cháu mình về Thủ Đức. Cậu có thể ra ngoài chơi bữa chiều thì về ăn cơm và nghỉ cùng anh em công an gác cổng. Từ giờ đến sáng mai cậu tự do. Trước cậu đóng quân ở đây hả ? Cậu có thể về thăm đơn vị một chút cũng tốt.
- Dạ, từ đây về chỗ cháu gần 30 km. Đi xe lam mất cả tiếng. Vả lại cháu cũng ít tiền.
Cụ An móc túi đưa em 20đ :
- Đây, cầm lấy. Về thì về, không ra ngoài mà chơi.
Phụ cấp hạ sĩ của em cũng chỉ được 7đ /tháng. 20đ là cũng khá đấy 😂
Đưa tiền cho em xong cụ An quay vào nhà khách. Đứng bơ vơ ở sân vài phút em đi ra bốt gác ngoài cổng. Hai cậu CA trẻ nhìn em với bộ quân phục cách mạng Campuchia, vai khoác AK báng gấp, lưng đeo khẩu K54 thấy lạ lắm. Chẳng biết là loại lính gì ?
Vì đi công tác trong nước nên em cũng không khoác bao xe với 5 băng đạn. Chỉ mang khẩu AK với hai băng đạn buộc tráo đầu đuôi. Thấy hai cậu CA có vẻ dè dặt không muốn bắt chuyện, nhìn trong bốt gác có tờ báo, em ngỏ ý mượn đọc. Cầm tờ báo em lại đi vào trong nơi có vườn hoa nhỏ nhỏ, mấy cây xoài... Ngồi bệt xuống vỉa hè em rút báo ra đọc.
Tính đọc tờ báo chút, 3h ra ngoài lang thang, tìm quán cafe làm 1 ly rồi đi ăn cơm. Tờ báo Nhân dân cũng không có gì đáng xem. Nhưng cũng còn hơn ngồi không. Em cũng không để ý từ ngoài cổng có người đi vào. Chẳng quen biết ai ở đây nên em cũng không quan tâm. Tiếng chân bước đến gần, em cũng chỉ liếc ngang sang nhìn thì đoán chắc là một cô gái. Vì thấy đi đôi dép da gót cao. Ngước mắt lên thấy cô ta mặc một chiếc quần loe, cạp cao màu đen, bên trên là cái áo sơ mi trắng bỏ trong quần. Kiểu ăn mặc thường thấy của các cô gái trẻ SG ngày ấy. Cô gái đi ngang mặt em, một mái tóc xõa ôm lấy bờ vai căng tròn tràn đầy nhựa sống. Cô gái đi lướt qua trước và cũng chẳng để ý đến người lính ngồi dưới đất đọc báo với lỉnh kỉnh súng đạn quanh người. Khuôn mặt người con gái lướt qua, chợt nhận thấy một cái gì đó quen quen. Em vội gọi :
- Út, cô Út...
Cô gái bỗng khựng lại, quay đầu nhìn em rồi bước tiếp. Lột vội cái mũ Bát lộ quân trên đầu, em đứng lên cầm mũ vẫy :
- Cô Út. Có phải cô Út bên tỉnh đội không ?
Lần này cô gái đứng lại. Quay đầu nhìn và đôi mắt bỗng ánh lên tia mừng rỡ, cả khuôn mặt cô ta rạng rỡ với một nụ cười, vẫn cái núm đồng tiền duyên dáng :
- Ôi, là anh hả ? Anh đi đâu mà lại ngồi đây. Anh trông lại quá. Em nhận hổng ra.
Tôi tiến lại bắt tay cô gái. Cô gái nheo mắt nhìn :
- Sao bộ đồ anh bận kỳ vậy.
- Giờ anh là quân nhân cách mạng Campuchia. Út đi đâu mà lại vào đây giờ này ?
(...em nghỉ chút, rồi viết tiếp ngay👋)
😂😂😂
Em hỏi hơi ngoài lề, cụ có quen các cụ Nguyễn Xuân Tĩnh, Nguyễn Hồng Y trong đội bảo vệ nguyên thủ của bạn không ạ?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em hỏi hơi ngoài lề, cụ có quen các cụ Nguyễn Xuân Tĩnh, Nguyễn Hồng Y trong đội bảo vệ nguyên thủ của bạn không ạ?
Đội ấy bên K10. Em có biết sơ, nghe tên cụ Tĩnh thôi. Vì mỗi khi Sứ quán mở tiệc chiêu đãi Bạn các cụ ấy đều đến. Em có nhiệm vụ tiếp các cụ K10 phía ngoài. Nên có thể cũng gặp những cụ thể ông nào tên gì em không nhớ.
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
Đội ấy bên K10. Em có biết sơ, nghe tên cụ Tĩnh thôi. Vì mỗi khi Sứ quán mở tiệc chiêu đãi Bạn các cụ ấy đều đến. Em có nhiệm vụ tiếp các cụ K10 phía ngoài. Nên có thể cũng gặp những cụ thể ông nào tên gì em không nhớ.
Nhóm tiếp cận ông Pen hồi đấy em có kha khá ảnh. Nhưng mấy lần dọn nhà đóng thùng, đến giờ vẫn chưa mở ra lại. Cụ Tĩnh cứng nhất, về sau về BTL lăng, cụ Y ngược lại trẻ nhất bọn, sau này có thời về trung đoàn cảnh vệ tại tphcm. Em vẫn nhớ tên trên hộ chiếu K. của cụ Tĩnh là Xô Ti. :)
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
343
Động cơ
192,532 Mã lực
Em đọc đâu quên rồi.thấy nói ông HS rất năng động và thông minh.ông ấy tự mở 1 hiệu tạp hoá năm 17 tuổi.19 thì tham gia quân đội khmer đỏ..đến khoảng 24 tuổi đã lên D trưởng..sau khi giành CQ ở Campuchia thì pốt lo lắng việc đảo chính quyền lực nội bộ nên tổ chức ra trò " đào tạo bồi dưỡng lý luận trong Quân đội"..khi này quân đội khmer đỏ chia làm 2 phân khu là phân khu Bắc và phân khu Đông. Trung tâm đào tạo nằm ở pk Đông nên các sĩ quan đều phải về tập chung học tập tại đây.HS thấy những người đi học thì đều không thấy về ( bị giết ráo).thấy mùi bị làm thịt nên ông ta cùng 1,2 tùy tùng chạy sang vn cầu cứu ( chạy bộ, băng rừng).
Trong 1 lần em xem trên ctr nào đó thì ông ấy có nói là sang vn ông mau chóng tìm đường gặp đc ông Văn Tiến D ( có lẽ là btr quốc phòng ngày đó) đề nghị giúp đưa vấn đề lên trên để quân vn sang giúp, nhưng lúc đó bị khước từ.sau này khi bọn pốt làm láo ,chúng dùng 19 / tổng 24 sư đoàn mà cả nc nó có sang phang mình( thật ra là áp biên ,chứ chưa thể đưa đc 19 sư này vượt biên) ,trong đó có cả các đv pháo mạnh nhất của nó thì mình mới phản ứng. Trước khi đánh mình thì hàng tháng hàng triệu đô tiền vũ khí từ TQ tập kết cảng si ha núc ..việc đánh vn có bật đèn xanh từ M và TQ làm tổng thầu ,tổng đạo diễn.nó biết trước là khmer đỏ không thể đánh chiếm lâu dài vn dù 1 huyện .nhưng nó cứ xui thằng em dại để phục vụ đa mục đích có hệ thống của nó..cũng vì lý do trên mà Thái cho Pốt chạy qua khi cần,TQ đánh thuận lợi vn năm 1979 mà giá trả bớt cao.( Đưa quân vào cpc ta bất lợi trong tiếng nói và điều quân xa ,không cứu đc mặt bắc).
Đến chiến thuật dùng tổ nhỏ ,hoả lực mạnh ( b41) cũng là thằng Tàu nó cố vấn..nó còn cấp cho khmer đỏ 1 lượng mìn cực lớn.ta thiệt hại nặng vì đòn này .
Sau khi mất chính quyền thì TQ và Thái vẫn nuôi ,bơm cho pốt tổ chức ctr du kích trên diện rộng và pốt cũng y ta lại chọn vùng núi rừng sát Thái để xếp nó ở, để khi cần nó chạy qua .mục đích TQ đã đạt đc khi làm ta sa lầy vào ctr CPC khiến hao tổn lớn,lâu dài và kết cục là phải tụt lùi kinh tế và sản xuất so với nó và th giới( ctr biên giới phía bắc giai đoạn sau này đc tập chung tại Vị Xuyên và áp quân toàn tuyến biên giới cũng là tạo thế đánh cả 2 đầu đối với ta) ..thoả mãn cái tát tội không phục tùng tao mà nghe thằng anh cả.. và vô cùng quan trọng là nó đã có món quà dâng M..mong M đại xá mà giúp nó .đương nhiên M ok vì M cũng có mục đích cô lập và hạ thủ thằng anh cả LX ..không gì hay bằng " đồng bọn chúng mày tự xử nhau" .đúng binh pháp Tàu nhá.
Ctr biên giới 1979 cũng là cách mà ông Bình trước hạ ghế đám tướng tàu già( cánh quân đội) ,bướng và thay vào đó là bọn tướng trẻ biết nghe lời.do vậy cũng cần 1 cuộc ctr để cho bọn nó lập chiến công ,có cớ thăng và đưa vào thay thế..nhằm thống nhất nội bộ để tập chung phát triển kinh tế như hiện nay ..
Nói chung kể cả dt Campuchia nói cho cùng cũng là nạn nhân của TQ và ...
Ta lẽ ra đã né đc cuộc chiến này và cả cuộc chiến 79, 88 nếu may mắn và khôn ngoan mềm dẻo hơn 1 tí.và k cần đợi đến 95 mới bước ra đc ngõ xóm.
Em hậu sinh đọc vụn .đem ra tào lao tí cho vui thớt.sai thì xin các tiền bối bỏ quá.
Những nội dung Cụ vừa khái quát em cũng thấy đúng ợ. Mà em và Cụ đã thấy thì em đồ rằng những người làm ngoại giao ( nhất là các Lãnh đạo tầm thủ lĩnh), những người được lịch sử giao gách vác sứ mệnh dẫn dắt một dân tộc chắc họ cũng phải tổng kết thực tiễn để mà ứng xử trong bang giao. Nói cho cùng những nước nhỏ bao giờ cũng chỉ là quân cờ trong những toan tính của các nước lớn mà cách khéo léo là đừng để mình bị lôi vào đó thôi.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
(...tiếp chuyện cô Út)
- Dạ, em vô làm cái xác nhận hồ sơ đi học. Anh đứng lớ xớ ở đây chờ ai vậy ?
- À, anh đưa cán bộ đến đây làm việc với tỉnh. Đang định chạy ra ngoài uống ly cafe đây. Hôm nay trông Út cũng lạ, giống mấy cô gái SG quá. Mà có khi còn đẹp hơn. Anh tưởng nhận nhầm.
Út cúi đầu bẽn lẽn :
- Trời, anh biết khen từ hồi nào vậy ? Thôi, bây giờ anh chờ Út một chút. Út vào trong vài phút, xong việc Út đưa anh đi uống cafe. Anh còn rảnh đến sáng mai. Anh phải làm khách của Út, Út là chủ nhà. Đứng đây chờ em, đừng đi đâu.
Nói xong Út chạy thẳng vào UB. Nhìn theo bóng Út đi... Cô gái có vóc dáng thật quyến rũ, sao lần trước mình không nhận thấy điều này ? Có lẽ lúc đó Út mặc bộ bà ba đen, tóc búi cao, khoác thêm khẩu AK nên có vẻ cứng nhắc. Còn mình đang lo nhiệm vụ nên cũng chẳng quan tâm đến cái gì. Đứng nghĩ vẩn vơ một lúc thì Út quay ra.
- Đi thôi anh. Đi với em.
Tôi và Út đi ra cổng, hai cậu CA tò mò nhìn theo. Không hiểu thằng cha bộ đội này làm sao mới vài phút đã quen được cô gái. Đi khỏi cổng một đoạn, Út dừng lại nhìn rồi nói :
- Giờ anh theo em về nhà. Cất bớt súng đi, nhà em gần đây. Vô quán súng ống lỉnh kỉnh trông kỳ thấy mồ. Nhà em gần đây thôi.
- Đâu có được. Súng đạn bất ly thân. Không sao đâu. Đang chiến tranh mà.
Nghe nói vậy, Út cũng đành gật đầu.
- Giờ em đưa anh đi uống cafe. Rồi qua chỗ má bán hàng một lúc. Chiều về nhà em. Em nấu cơm và canh chua cho anh ăn. Tối anh về UB có được không ?
- Anh đang là khách. Chủ nhà bảo sao anh nghe vậy.
Út đưa tôi vào một quán cafe gần chợ Long Hoa. Cả hai ngồi bên nhau nói chuyện. Út kể sau đợt phản công của ta thì đội du kích của Út cũng giảm người, do việc phòng thủ biên giới cũng không cần nữa. Chỉ để lại một số anh em đi gỡ mìn, chông.
Bằng một giọng buồn buồn. Út kể chuyện gia đình :
- Ba em là một cán bộ địch vận của tỉnh ở trong chiến khu Dương Minh Châu. Năm 1968 trên đường đi công tác, ông hy sinh do bị pháo bắn. Lúc đó em 10 tuổi, cậu em trai thì mới 4 tuổi. Từ đó mẹ em ra chợ buôn bán. Nuôi hai chị em ăn học. Sau giải phóng em học hết cấp 3. Thì chiến tranh biên giới nổ ra. Mọi người dân đều phải tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Hồi đó em đang là bí thư Đoàn của trường nên cũng tham gia đội du kích. Đi gài mìn, cắm chông. Do thuộc các bãi mìn nên em thường hay đưa đón các anh bộ đội qua bãi mìn. Em đã đưa gần 2 chục nhóm bộ đội như anh sang đất Campuchia. Mà cũng hay, trong các nhóm em đưa đi chỉ có nhóm của anh là em đón về nguyên vẹn. Hôm đó em mừng muốn khóc luôn. À, mà đơn vị anh đã ra bắc rồi, ang biết không ?
- Sao em biết ? Anh cũng có nghe đơn vị sẽ ra bắc nhưng không biết ra lúc nào.
- Đơn vị anh đi được hai tuần rồi. Trước khi đi anh NB có qua chào em. Em có hỏi thăm anh thì anh NB nói, anh lại sang đơn vị khác và có thể sang Campuchia nằm lâu dài. Em nghĩ tội cho anh quá. Mọi người được về gần nhà mà anh lại phải đi xa thêm. Thật là xui phải không anh ?
Tôi cười nhẹ :
- Anh thấy đâu có xui. Ngược lại là rất hên vì được gặp lại em ở đây, anh thấy rất vui.
Út cũng cười :
- Chà, xí xọn quá. Con trai miền bắc mà cũng biết xạo nữa.
Nhưng tôi biết Út cũng rất vui. Chúng tôi rì rầm ngồi nói chuyện với nhau. Quán vắng khách. Chiếc quạt cây quay nhẹ nhẹ, thổi mái tóc Út bay lòa xòa vương qua mặt tôi buồn buồn. Hương tóc, hương con gái nồng nàn làm tôi thấy lâng lâng khó tả.
Tôi hỏi Út :
- Lúc trưa em đi xác nhận hồ sơ làm gì vậy.
- À, em đi học anh ạ. Từ hồi học xong cấp 3 em vẫn mơ ước làm một cô giáo dậy văn. Giờ có cơ hội đi học rồi. Nên em nộp đơn đi học ngành sư phạm. Anh thấy em làm cô giáo có hợp không ?
- Em hiền lành, dịu dàng, xinh xắn anh nghĩ nghề giáo viên sẽ rất hợp với em.
- Trời, lại xạo nữa rồi. Thôi không nói chuyện với anh nữa. Toàn chọc quê em. Nhưng thật tình gặp lại anh em mừng lắm.
Chẳng hiểu hai chúng tôi đã đổi cách xưng hô từ lúc nào. Cứ anh anh em em ngọt xớt.
Tôi gọi chủ quán tính tiền vì ngồi cũng khá lâu rồi. May cụ An cho 20đ nên mới dám nói to. Út nhất định không cho tôi trả tiền.
- Em là chủ nhà mà. Anh để tiền về SG xài đi. Trên đó phải tiêu nhiều lắm. Ờ mà anh về đó mới hơn hai tháng trông khác lắm nghe. Lúc đầu em không nhận ra luôn.
Tôi ghé tai Út hỏi nhỏ :
- Trông đẹp trai hơn hồi xưa à ?
Út đấm vào vào vai tôi la :
- Xấu òm. Hồi anh đi trinh sát đẹp hơn.
Chúng tôi cười vui vẻ, cùng đi vào trong chợ nơi má Út đang bán hàng.
(...Sang ngày mới rồi. Mai tiếp các cụ nhé...👋)
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,683
Động cơ
437,227 Mã lực
(...tiếp chuyện cô Út)
- Dạ, em vô làm cái xác nhận hồ sơ đi học. Anh đứng lớ xớ ở đây chờ ai vậy ?
- À, anh đưa cán bộ đến đây làm việc với tỉnh. Đang định chạy ra ngoài uống ly cafe đây. Hôm nay trông Út cũng lạ, giống mấy cô gái SG quá. Mà có khi còn đẹp hơn. Anh tưởng nhận nhầm.
Út cúi đầu bẽn lẽn :
- Trời, anh biết khen từ hồi nào vậy ? Thôi, bây giờ anh chờ Út một chút. Út vào trong vài phút, xong việc Út đưa anh đi uống cafe. Anh còn rảnh đến sáng mai. Anh phải làm khách của Út, Út là chủ nhà. Đứng đây chờ em, đừng đi đâu.
Nói xong Út chạy thẳng vào UB. Nhìn theo bóng Út đi... Cô gái có vóc dáng thật quyến rũ, sao lần trước mình không nhận thấy điều này ? Có lẽ lúc đó Út mặc bộ bà ba đen, tóc búi cao, khoác thêm khẩu AK nên có vẻ cứng nhắc. Còn mình đang lo nhiệm vụ nên cũng chẳng quan tâm đến cái gì. Đứng nghĩ vẩn vơ một lúc thì Út quay ra.
- Đi thôi anh. Đi với em.
Tôi và Út đi ra cổng, hai cậu CA tò mò nhìn theo. Không hiểu thằng cha bộ đội này làm sao mới vài phút đã quen được cô gái. Đi khỏi cổng một đoạn, Út dừng lại nhìn rồi nói :
- Giờ anh theo em về nhà. Cất bớt súng đi, nhà em gần đây. Vô quán súng ống lỉnh kỉnh trông kỳ thấy mồ. Nhà em gần đây thôi.
- Đâu có được. Súng đạn bất ly thân. Không sao đâu. Đang chiến tranh mà.
Nghe nói vậy, Út cũng đành gật đầu.
- Giờ em đưa anh đi uống cafe. Rồi qua chỗ má bán hàng một lúc. Chiều về nhà em. Em nấu cơm và canh chua cho anh ăn. Tối anh về UB có được không ?
- Anh đang là khách. Chủ nhà bảo sao anh nghe vậy.
Út đưa tôi vào một quán cafe gần chợ Long Hoa. Cả hai ngồi bên nhau nói chuyện. Út kể sau đợt phản công của ta thì đội du kích của Út cũng giảm người, do việc phòng thủ biên giới cũng không cần nữa. Chỉ để lại một số anh em đi gỡ mìn, chông.
Bằng một giọng buồn buồn. Út kể chuyện gia đình :
- Ba em là một cán bộ địch vận của tỉnh ở trong chiến khu Dương Minh Châu. Năm 1968 trên đường đi công tác, ông hy sinh do bị pháo bắn. Lúc đó em 10 tuổi, cậu em trai thì mới 4 tuổi. Từ đó mẹ em ra chợ buôn bán. Nuôi hai chị em ăn học. Sau giải phóng em học hết cấp 3. Thì chiến tranh biên giới nổ ra. Mọi người dân đều phải tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Hồi đó em đang là bí thư Đoàn của trường nên cũng tham gia đội du kích. Đi gài mìn, cắm chông. Do thuộc các bãi mìn nên em thường hay đưa đón các anh bộ đội qua bãi mìn. Em đã đưa gần 2 chục nhóm bộ đội như anh sang đất Campuchia. Mà cũng hay, trong các nhóm em đưa đi chỉ có nhóm của anh là em đón về nguyên vẹn. Hôm đó em mừng muốn khóc luôn. À, mà đơn vị anh đã ra bắc rồi, ang biết không ?
- Sao em biết ? Anh cũng có nghe đơn vị sẽ ra bắc nhưng không biết ra lúc nào.
- Đơn vị anh đi được hai tuần rồi. Trước khi đi anh NB có qua chào em. Em có hỏi thăm anh thì anh NB nói, anh lại sang đơn vị khác và có thể sang Campuchia nằm lâu dài. Em nghĩ tội cho anh quá. Mọi người được về gần nhà mà anh lại phải đi xa thêm. Thật là xui phải không anh ?
Tôi cười nhẹ :
- Anh thấy đâu có xui. Ngược lại là rất hên vì được gặp lại em ở đây, anh thấy rất vui.
Út cũng cười :
- Chà, xí xọn quá. Con trai miền bắc mà cũng biết xạo nữa.
Nhưng tôi biết Út cũng rất vui. Chúng tôi rì rầm ngồi nói chuyện với nhau. Quán vắng khách. Chiếc quạt cây quay nhẹ nhẹ, thổi mái tóc Út bay lòa xòa vương qua mặt tôi buồn buồn. Hương tóc, hương con gái nồng nàn làm tôi thấy lâng lâng khó tả.
Tôi hỏi Út :
- Lúc trưa em đi xác nhận hồ sơ làm gì vậy.
- À, em đi học anh ạ. Từ hồi học xong cấp 3 em vẫn mơ ước làm một cô giáo dậy văn. Giờ có cơ hội đi học rồi. Nên em nộp đơn đi học ngành sư phạm. Anh thấy em làm cô giáo có hợp không ?
- Em hiền lành, dịu dàng, xinh xắn anh nghĩ nghề giáo viên sẽ rất hợp với em.
- Trời, lại xạo nữa rồi. Thôi không nói chuyện với anh nữa. Toàn chọc quê em. Nhưng thật tình gặp lại anh em mừng lắm.
Chẳng hiểu hai chúng tôi đã đổi cách xưng hô từ lúc nào. Cứ anh anh em em ngọt xớt.
Tôi gọi chủ quán tính tiền vì ngồi cũng khá lâu rồi. May cụ An cho 20đ nên mới dám nói to. Út nhất định không cho tôi trả tiền.
- Em là chủ nhà mà. Anh để tiền về SG xài đi. Trên đó phải tiêu nhiều lắm. Ờ mà anh về đó mới hơn hai tháng trông khác lắm nghe. Lúc đầu em không nhận ra luôn.
Tôi ghé tai Út hỏi nhỏ :
- Trông đẹp trai hơn hồi xưa à ?
Út đấm vào vào vai tôi la :
- Xấu òm. Hồi anh đi trinh sát đẹp hơn.
Chúng tôi cười vui vẻ, cùng đi vào trong chợ nơi má Út đang bán hàng.
(...Sang ngày mới rồi. Mai tiếp các cụ nhé...👋)
Lúc ấy đồng hồ mấy giờ bác, lúc ngửi thấy mùi thơm ấy :D
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,567
Động cơ
329,105 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
(...tiếp chuyện cô Út)
- Dạ, em vô làm cái xác nhận hồ sơ đi học. Anh đứng lớ xớ ở đây chờ ai vậy ?
- À, anh đưa cán bộ đến đây làm việc với tỉnh. Đang định chạy ra ngoài uống ly cafe đây. Hôm nay trông Út cũng lạ, giống mấy cô gái SG quá. Mà có khi còn đẹp hơn. Anh tưởng nhận nhầm.
Út cúi đầu bẽn lẽn :
- Trời, anh biết khen từ hồi nào vậy ? Thôi, bây giờ anh chờ Út một chút. Út vào trong vài phút, xong việc Út đưa anh đi uống cafe. Anh còn rảnh đến sáng mai. Anh phải làm khách của Út, Út là chủ nhà. Đứng đây chờ em, đừng đi đâu.
Nói xong Út chạy thẳng vào UB. Nhìn theo bóng Út đi... Cô gái có vóc dáng thật quyến rũ, sao lần trước mình không nhận thấy điều này ? Có lẽ lúc đó Út mặc bộ bà ba đen, tóc búi cao, khoác thêm khẩu AK nên có vẻ cứng nhắc. Còn mình đang lo nhiệm vụ nên cũng chẳng quan tâm đến cái gì. Đứng nghĩ vẩn vơ một lúc thì Út quay ra.
- Đi thôi anh. Đi với em.
Tôi và Út đi ra cổng, hai cậu CA tò mò nhìn theo. Không hiểu thằng cha bộ đội này làm sao mới vài phút đã quen được cô gái. Đi khỏi cổng một đoạn, Út dừng lại nhìn rồi nói :
- Giờ anh theo em về nhà. Cất bớt súng đi, nhà em gần đây. Vô quán súng ống lỉnh kỉnh trông kỳ thấy mồ. Nhà em gần đây thôi.
- Đâu có được. Súng đạn bất ly thân. Không sao đâu. Đang chiến tranh mà.
Nghe nói vậy, Út cũng đành gật đầu.
- Giờ em đưa anh đi uống cafe. Rồi qua chỗ má bán hàng một lúc. Chiều về nhà em. Em nấu cơm và canh chua cho anh ăn. Tối anh về UB có được không ?
- Anh đang là khách. Chủ nhà bảo sao anh nghe vậy.
Út đưa tôi vào một quán cafe gần chợ Long Hoa. Cả hai ngồi bên nhau nói chuyện. Út kể sau đợt phản công của ta thì đội du kích của Út cũng giảm người, do việc phòng thủ biên giới cũng không cần nữa. Chỉ để lại một số anh em đi gỡ mìn, chông.
Bằng một giọng buồn buồn. Út kể chuyện gia đình :
- Ba em là một cán bộ địch vận của tỉnh ở trong chiến khu Dương Minh Châu. Năm 1968 trên đường đi công tác, ông hy sinh do bị pháo bắn. Lúc đó em 10 tuổi, cậu em trai thì mới 4 tuổi. Từ đó mẹ em ra chợ buôn bán. Nuôi hai chị em ăn học. Sau giải phóng em học hết cấp 3. Thì chiến tranh biên giới nổ ra. Mọi người dân đều phải tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Hồi đó em đang là bí thư Đoàn của trường nên cũng tham gia đội du kích. Đi gài mìn, cắm chông. Do thuộc các bãi mìn nên em thường hay đưa đón các anh bộ đội qua bãi mìn. Em đã đưa gần 2 chục nhóm bộ đội như anh sang đất Campuchia. Mà cũng hay, trong các nhóm em đưa đi chỉ có nhóm của anh là em đón về nguyên vẹn. Hôm đó em mừng muốn khóc luôn. À, mà đơn vị anh đã ra bắc rồi, ang biết không ?
- Sao em biết ? Anh cũng có nghe đơn vị sẽ ra bắc nhưng không biết ra lúc nào.
- Đơn vị anh đi được hai tuần rồi. Trước khi đi anh NB có qua chào em. Em có hỏi thăm anh thì anh NB nói, anh lại sang đơn vị khác và có thể sang Campuchia nằm lâu dài. Em nghĩ tội cho anh quá. Mọi người được về gần nhà mà anh lại phải đi xa thêm. Thật là xui phải không anh ?
Tôi cười nhẹ :
- Anh thấy đâu có xui. Ngược lại là rất hên vì được gặp lại em ở đây, anh thấy rất vui.
Út cũng cười :
- Chà, xí xọn quá. Con trai miền bắc mà cũng biết xạo nữa.
Nhưng tôi biết Út cũng rất vui. Chúng tôi rì rầm ngồi nói chuyện với nhau. Quán vắng khách. Chiếc quạt cây quay nhẹ nhẹ, thổi mái tóc Út bay lòa xòa vương qua mặt tôi buồn buồn. Hương tóc, hương con gái nồng nàn làm tôi thấy lâng lâng khó tả.
Tôi hỏi Út :
- Lúc trưa em đi xác nhận hồ sơ làm gì vậy.
- À, em đi học anh ạ. Từ hồi học xong cấp 3 em vẫn mơ ước làm một cô giáo dậy văn. Giờ có cơ hội đi học rồi. Nên em nộp đơn đi học ngành sư phạm. Anh thấy em làm cô giáo có hợp không ?
- Em hiền lành, dịu dàng, xinh xắn anh nghĩ nghề giáo viên sẽ rất hợp với em.
- Trời, lại xạo nữa rồi. Thôi không nói chuyện với anh nữa. Toàn chọc quê em. Nhưng thật tình gặp lại anh em mừng lắm.
Chẳng hiểu hai chúng tôi đã đổi cách xưng hô từ lúc nào. Cứ anh anh em em ngọt xớt.
Tôi gọi chủ quán tính tiền vì ngồi cũng khá lâu rồi. May cụ An cho 20đ nên mới dám nói to. Út nhất định không cho tôi trả tiền.
- Em là chủ nhà mà. Anh để tiền về SG xài đi. Trên đó phải tiêu nhiều lắm. Ờ mà anh về đó mới hơn hai tháng trông khác lắm nghe. Lúc đầu em không nhận ra luôn.
Tôi ghé tai Út hỏi nhỏ :
- Trông đẹp trai hơn hồi xưa à ?
Út đấm vào vào vai tôi la :
- Xấu òm. Hồi anh đi trinh sát đẹp hơn.
Chúng tôi cười vui vẻ, cùng đi vào trong chợ nơi má Út đang bán hàng.
(...Sang ngày mới rồi. Mai tiếp các cụ nhé...👋)
Èo, cụ nói chuyện duyên dễ sợ vậy cô nào mà chẳng đổ
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,567
Động cơ
329,105 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top