- Biển số
- OF-631346
- Ngày cấp bằng
- 11/4/19
- Số km
- 6,849
- Động cơ
- 235,160 Mã lực
Bác angkorwat đang ở trong vòng "kiểm soát quân sự" phải không ạ? Không hàn huyên nữa thì chúng em biết làm thế nào bây giờ?
Để em mượn tạm một trích đoạn trong "Một trăm ngày trước tuổi hai mươi" để gửi về đây cho mọi người cùng đọc dông dài. Trích đoạn lột tả khá rõ nét cái láu cá, dí dỏm của những người lính. Vừa hồn nhiên, lại vừa đầy "toan tính". Cái nét đặc trưng này, khiến cho nhiều người vừa giận lại vừa thương. Giận lắm không giận vừa, tựa như tranh thủ tạt qua nhà, có một người mẹ, mắt nheo nheo, miệng bỏm bẻm nhai trầu, sẽ mắng yêu: "cha bố anh!". Nghe thương thật là thương!
---
"Ta là con của bố ta, mẹ ta...Nhớ nhà thì ta tít ta bùng
Ta đi đường nho quan, ta vòng Chi Nê.
Ta về thành phố dang tay chờ đón.." nhạc chế phổ theo bài....Bước chân trên dãy trường sơn của ai.. chẳng nhớ , để nhớ lại kỷ niệm 45 năm ngày nhập ngũ
ĐƯỢC NHẬN QUÂN TRANG.
Buổi sáng, chúng tôi đi bộ lên trung đoàn. Đường đi vòng vèo đền 5-6 cây số, qua những bản Mường nghèo nàn, yên tĩnh. Đến nơi, xếp hàng vào nhận. Tiêu chuẩn mỗi anh: một mũ cối, một ba lô, một bộ quân hàm một sao cấp bậc binh nhì, hai bộ quần áo dài, hai bộ đồ lót, một đôi giầy vải, một khăn mặt và một chiếu cá nhân. Anh em thắc mắc, phát giầy sao không có tất? Không ai giải thích.
Buổi tối, sinh hoạt Atiểu đội. A trưởng Thụ, đeo quân hàm hạ sỹ, khích lệ mọi người diện quân phục cho oách. Nhưng khi tập hợp, tiểu đội tôi còn mỗi năm người. Tôi, ba sinh viên là Đình, Tới , Khánh, công nhân có anh Cự, nông dân có Cần. Còn lại bẩy người kia đã trốn mất. Có đứa, vừa nhận quân trang, đi thẳng ra bến xe. Có đứa, dông ngay ra đường quốc lộ, vẫy xe tải về thành phố. Cũng có đứa, tụt tạt vào nhà dân hay đơn vị khác, chờ đến tối, mới lên đường. Lèo tèo vài người. Hát không hát được. Kiểm điểm không biết nhằm vào ai. Tâm trạng A trưởng bực bội. Đành giải tán. Nhiều tiểu đội khác cũng tương tự.
Phải đến ngót một tuần, những người trốn về mới lò dò lên. Tôi và Đình được lệnh dẫn anh em lên nhà đại đội. Trong nhà, anh Đông và anh Ngũ ngồi sau bàn. Anh Ngũ vừa được bổ sung về làm chính trị viên. Anh này đi bộ đội hơn sáu năm từ hồi chống Mỹ, mới là trung sỹ. Nét mặt hai anh sát khí đằng đằng. Trong sân, lính tráng nằm ngồi ngả ngốn. Anh Đông và anh Ngũ thay nhau gọi.
- Nguyễn Công Trình !
- Dạ, có tôi !
- Tại sao đồng chí đảo ngũ ?
- Dạ, em muốn về nhà, diện quân phục, đi khoe với cô giáo và các bạn cùng lớp thôi ạ.
- Cô giáo cậu chưa nhìn thấy bộ đội bao giờ chắc ?
- Dạ, chồng cô giáo cũng là bộ đội. Nhưng khi đi học, em luôn là học sinh cá biệt. Giờ em mặc quân phục vào cho cô giáo và bạn bè lác mắt ra !
- Cậu thích lác mắt hả ? Kỷ luật: Xuống giúp anh nuôi ba ngày ! Chuyên nhóm lò ! Người khác : Phan Chí Thắng !
- Dạ, có tôi !
- Tại sao đồng chí đảo ngũ ?
- Dạ, thưa hai thủ trưởng, bố em là họa sỹ. Mẹ em bảo, ông toàn vẽ phong cảnh, không vẽ chân dung con trai mình. Thế là em phải đứng làm mẫu cho bố em vẽ em ạ.
- Đứng hay ngồi.
- Dạ, đứng ạ.
- Đứng thế nào ?
- Dạ, em đội mũ, đeo ba lô, mặc quân phục, đeo sao và tiết đàng hoàng, đứng trong phòng, từ sáng đến chiều, có hôm lại từ chiều đến tối, nóng hết cả người.
- Đứng bao lâu ?
- Dạ, đứng năm ngày ạ.
- Bảo bố cậu, tại sao không ra tiệm ảnh, chụp nhoáy một phát là xong ?
- Dạ, cái đấy em không biết ạ. Nhưng khi em đi, bố em vẽ vẫn chưa xong !
- Nói thế có nghĩa là cậu định đảo ngũ nữa chứ gì?
- Dạ, không ạ. Ý em là…
- Thôi, không nói lý sự nhiều. Kỷ luật: Dọn chuồng lợn bốn ngày ! Người tiếp theo : Nguyễn Văn Lợi !
- Dạ, có tôi !
- Tại sao anh đảo ngũ ?
- Dạ, em không đảo ngũ. Em chỉ trốn về mấy ngày thôi ạ. Bây giờ em có mặt ở đây rồi. Các thủ trưởng nhìn rõ em đi ạ.
- Chúng tôi nhớ cái mặt anh rồi . Anh về nhà có giấy phép gì không ?
- Chẳng ai hỏi em giấy phép gì cả. Em nghĩ, bộ quân phục có giá trị hơn mọi loại giấy tờ.
- Ngụy biện ! Vừa mới nhận quân phục, anh đã lợi dụng uy tín của quân đội. Kỷ luật : Ra cuốc đồi ba ngày liền ! Người khác …
Trích bởi: Đoàn Tuấn
Để em mượn tạm một trích đoạn trong "Một trăm ngày trước tuổi hai mươi" để gửi về đây cho mọi người cùng đọc dông dài. Trích đoạn lột tả khá rõ nét cái láu cá, dí dỏm của những người lính. Vừa hồn nhiên, lại vừa đầy "toan tính". Cái nét đặc trưng này, khiến cho nhiều người vừa giận lại vừa thương. Giận lắm không giận vừa, tựa như tranh thủ tạt qua nhà, có một người mẹ, mắt nheo nheo, miệng bỏm bẻm nhai trầu, sẽ mắng yêu: "cha bố anh!". Nghe thương thật là thương!
---
"Ta là con của bố ta, mẹ ta...Nhớ nhà thì ta tít ta bùng
Ta đi đường nho quan, ta vòng Chi Nê.
Ta về thành phố dang tay chờ đón.." nhạc chế phổ theo bài....Bước chân trên dãy trường sơn của ai.. chẳng nhớ , để nhớ lại kỷ niệm 45 năm ngày nhập ngũ
ĐƯỢC NHẬN QUÂN TRANG.
Buổi sáng, chúng tôi đi bộ lên trung đoàn. Đường đi vòng vèo đền 5-6 cây số, qua những bản Mường nghèo nàn, yên tĩnh. Đến nơi, xếp hàng vào nhận. Tiêu chuẩn mỗi anh: một mũ cối, một ba lô, một bộ quân hàm một sao cấp bậc binh nhì, hai bộ quần áo dài, hai bộ đồ lót, một đôi giầy vải, một khăn mặt và một chiếu cá nhân. Anh em thắc mắc, phát giầy sao không có tất? Không ai giải thích.
Buổi tối, sinh hoạt Atiểu đội. A trưởng Thụ, đeo quân hàm hạ sỹ, khích lệ mọi người diện quân phục cho oách. Nhưng khi tập hợp, tiểu đội tôi còn mỗi năm người. Tôi, ba sinh viên là Đình, Tới , Khánh, công nhân có anh Cự, nông dân có Cần. Còn lại bẩy người kia đã trốn mất. Có đứa, vừa nhận quân trang, đi thẳng ra bến xe. Có đứa, dông ngay ra đường quốc lộ, vẫy xe tải về thành phố. Cũng có đứa, tụt tạt vào nhà dân hay đơn vị khác, chờ đến tối, mới lên đường. Lèo tèo vài người. Hát không hát được. Kiểm điểm không biết nhằm vào ai. Tâm trạng A trưởng bực bội. Đành giải tán. Nhiều tiểu đội khác cũng tương tự.
Phải đến ngót một tuần, những người trốn về mới lò dò lên. Tôi và Đình được lệnh dẫn anh em lên nhà đại đội. Trong nhà, anh Đông và anh Ngũ ngồi sau bàn. Anh Ngũ vừa được bổ sung về làm chính trị viên. Anh này đi bộ đội hơn sáu năm từ hồi chống Mỹ, mới là trung sỹ. Nét mặt hai anh sát khí đằng đằng. Trong sân, lính tráng nằm ngồi ngả ngốn. Anh Đông và anh Ngũ thay nhau gọi.
- Nguyễn Công Trình !
- Dạ, có tôi !
- Tại sao đồng chí đảo ngũ ?
- Dạ, em muốn về nhà, diện quân phục, đi khoe với cô giáo và các bạn cùng lớp thôi ạ.
- Cô giáo cậu chưa nhìn thấy bộ đội bao giờ chắc ?
- Dạ, chồng cô giáo cũng là bộ đội. Nhưng khi đi học, em luôn là học sinh cá biệt. Giờ em mặc quân phục vào cho cô giáo và bạn bè lác mắt ra !
- Cậu thích lác mắt hả ? Kỷ luật: Xuống giúp anh nuôi ba ngày ! Chuyên nhóm lò ! Người khác : Phan Chí Thắng !
- Dạ, có tôi !
- Tại sao đồng chí đảo ngũ ?
- Dạ, thưa hai thủ trưởng, bố em là họa sỹ. Mẹ em bảo, ông toàn vẽ phong cảnh, không vẽ chân dung con trai mình. Thế là em phải đứng làm mẫu cho bố em vẽ em ạ.
- Đứng hay ngồi.
- Dạ, đứng ạ.
- Đứng thế nào ?
- Dạ, em đội mũ, đeo ba lô, mặc quân phục, đeo sao và tiết đàng hoàng, đứng trong phòng, từ sáng đến chiều, có hôm lại từ chiều đến tối, nóng hết cả người.
- Đứng bao lâu ?
- Dạ, đứng năm ngày ạ.
- Bảo bố cậu, tại sao không ra tiệm ảnh, chụp nhoáy một phát là xong ?
- Dạ, cái đấy em không biết ạ. Nhưng khi em đi, bố em vẽ vẫn chưa xong !
- Nói thế có nghĩa là cậu định đảo ngũ nữa chứ gì?
- Dạ, không ạ. Ý em là…
- Thôi, không nói lý sự nhiều. Kỷ luật: Dọn chuồng lợn bốn ngày ! Người tiếp theo : Nguyễn Văn Lợi !
- Dạ, có tôi !
- Tại sao anh đảo ngũ ?
- Dạ, em không đảo ngũ. Em chỉ trốn về mấy ngày thôi ạ. Bây giờ em có mặt ở đây rồi. Các thủ trưởng nhìn rõ em đi ạ.
- Chúng tôi nhớ cái mặt anh rồi . Anh về nhà có giấy phép gì không ?
- Chẳng ai hỏi em giấy phép gì cả. Em nghĩ, bộ quân phục có giá trị hơn mọi loại giấy tờ.
- Ngụy biện ! Vừa mới nhận quân phục, anh đã lợi dụng uy tín của quân đội. Kỷ luật : Ra cuốc đồi ba ngày liền ! Người khác …
Trích bởi: Đoàn Tuấn