[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,414
Động cơ
143,540 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Đọc cái đoạn cụ angkorwat đi buôn gạch ở Cát Linh, thấy rằng Lính về đời thường, thằng nào cũng khó khăn như nhau.
Vậy nên, góp vui với cụ angkorwat , câu chuyện của tôi.


LÍNH VỀ ĐỜI THƯỜNG – CUỘC ĐỜI MUÔN MẶT

(Chuyện của Baoleo – lính Hải quân)

1/ Công chức nhà nước :


Rời quân ngũ, do có bậc cha chú trong họ, giữ chân Thứ trưởng, nhà cháu được nhận về Viện K.. đầu ngành của Bộ X.

Ngày đi làm, nhà cháu háo hức còn hơn cậu học trò bước vào lớp 1.

Chẳng gì thì cũng đã có mác : « sỹ quan - kỹ sư - đảng viên », lòng lại đang bừng bừng nhiệt huyết cách mạng, mong muốn được cống hiến, mong muốn được làm việc nhiều, để có thu nhập, phụ giúp gia đình nghèo.

Lãng mạn hơn nữa, lại còn mơ mộng rằng : tiếp thu nhanh như mình, có khi lại được cử đi học Phó tiến sỹ ở Liên xô, cũng chưa biết chừng.

Trong trẻo, phơi phới, vui tuơi, hồn nhiên, yêu đời – nhà cháu mặc quân phục cũ đi làm, như các bậc cha anh, sau khi chuyển ngành hồi 9 năm, cũng mặc quân phục đi làm ở cơ quan dân sự.

Hỡi ôi, thời cuộc đã sang trang.

Sau buổi trà nước ồn ào, nhà cháu được nhận 1 ghế gỗ 3 nan, 1 bìa 3 dây, 1 cây bút bi và 1 nhiệm vụ rõ ràng : hãy nghiên cứu.

Rồi nhiều tháng qua đi, công việc vẫn thế.

Gần như toàn bộ thời gian ở công sở, mọi người chỉ còn bàn cách đánh quả chui, bàn mua xe Mi pha xanh ngọc, bàn mua áo lông Đức mầu lông chuột.

Cuộc sống công chức đói nghèo, làm người cựu binh héo mòn đi.


2/ Giũ áo, « từ quan » - thực sự là phó thường dân loại 3 :


« Sống mòn » đời « chuyên viên nghiên cứu » mãi cũng chán.

Để vào diện « khung – quy hoạch », đặng sau đó ‘cướp » được tiền của thiên hạ để làm giầu – thì điều kiện « cần » của nhà cháu là hơi bị thừa.

Hỡi ôi, điều kiện « đủ » thì có chém mất đầu, nhà cháu cũng không bao giờ có được. Ấy là bởi : nhà cháu « bị cứng khớp gối ».

Chịu, không thể nào nịnh thối sếp được. Nhà cháu đã ý thức được rằng : chốn quan trường này, không có chỗ dành cho cựu lính nhà cháu.

Trăn trở, suy tư, rồi cũng phải rút ra kết luận cho bản thân mình : thôi, về, làm phó thường dân loại 3.


3/ Cuộc đời của phó thường dân loại 3, từ đó đến nay :

Rồi xã hội và quan niệm về cuộc sống bắt đầu có những đổi thay.

Các tổ chức nước ngoài, bắt đầu được vào Việt Nam. Họ cần người Việt, để làm cho văn phòng của họ.

Xã hội lúc đấy, cũng không còn giè bửu, những người dân đen loại 3 - những người làm cho các tổ chức, mà không thuộc biên chế nhà nước nữa. Miễn là họ làm ăn lương thiện và đóng thuế.

Nhờ có chút tiếng Anh còm, học mót qua cuốn từ điển- được chia sau 1 đợt tuần tra trên biển năm xưa. Nhờ đêm đêm, cần cù tu luyện tiếng Anh trong các lớp buổi tối – giá rẻ, nhà cháu tìm được công việc trong 1 văn phòng nước ngoài.

Cái Văn phòng đấy, nằm ở 25 Trần Hưng Đạo – Hà Nội.

Giây phút đầu tiên bước vào, nhà cháu nhận ngay ra « chủ nghĩa tư bản đang giãy chết »

Chỉ có sắp chết, người ta mới làm điều hay, điều tốt.

Ai lại văn phòng có độc 1 ông sếp người nước ngoài và 3 cô thư ký, giờ có thêm nhà cháu nữa là 5, mà toạ lạc trong không gian rộng thế. Lại còn cắm cả hoa nữa chứ -trong ngày thường – rõ là vẽ chuyện.

Điện thoại thì có ở khắp nơi, chẳng như ở cơ quan cũ, cả Viện có nhõn 3 máy.

Máy móc thì đủ loại, không kể các loại như com piu tơ, fax, photo, thì còn cơ man nào là máy hút ẩm, máy hút bụi mi ni bằng bàn tay, máy sưởi chân, v.v…. Nhưng những cái đó thì còn có thể hiểu đựoc và tha thứ được.

Cái quái đản nhất là, khi bước vào toa lét. Nhà cháu biết ngay : bọn chúng sắp chết.

Ai đời lại cắm bình hoa tươi trong nhà xí bao giờ.

Phí của.

Lại còn bật nhạc « Đa nuýp bờ lơ » trong đó nữa chứ.

Ngồi xuống cái ghế nỉ êm- xoay, mới tinh giành cho mình, nhà cháu khởi động con 486 Com pắc còn sặc mùi « tư bản ». Chợt phát hiện ra ngay : thiếu hộp đĩa mềm.

Nhà cháu quay sang hỏi xin, 1 trong 3 cô thư ký. Cô bé nhẹ nhàng:

- Văn phòng mới hết, chiều mới gọi nhà cung cấp mang đến, nếu cần ngay, anh sang của hàng máy tính đối diện, mua tạm vài cái. Mà anh có cần tạm ứng không.

Đã quen với mùi mồ hôi lao động. Vả lại cũng muốn tránh xa cái không khí sực nức mùi hoa tươi và nước hoa công nghiệp cùng phấn son một lúc - không cần tạm ứng, nhà cháu ra ngoài.

Quay lại văn phòng, cô bé thư ký bảo nhà cháu đưa hoá đơn thanh toán. Năm 94 đó, 3 cái đĩa mềm, cắm vào ổ A của con 486 đó, nhà cháu mua hết 12 ngàn tiền “ta”.

Cô bé bấm com piu tơ, rồi nhẹ nhàng sang chỗ nhà cháu:

- Văn phòng không có “xen” lẻ, anh nhận thanh toán là 1 đô la Mỹ và 3 nghìn tiền ta vậy

Ối trời.

Hoá ra là từ lúc này đây, mọi chi phí cho mình, sẽ được nhận bằng loại tiền « tây » của bọn « đang giẫy chết »

Và cuộc đời của phó thường dân loại 3, dân đen dưới đáy cùng cùng xã hội, đỡ khốn khó dần đi.


Hình minh hoạ số 1:

Thời đấy, để vào làm việc cho văn phòng nước ngoài, phải được chính quyền Việt Nam cấp Giấy phép, sau khi đã cử an ninh điều tra đi thẩm định lý lịch 3 đời.

Xin góp cái Giấy phép ấy lên đây, để các bác « ngự kiểm »

Thẻ LD 1.jpg


Thẻ LD 2.jpg
1


Hình minh hoạ số 2:

Đây là toàn bộ nhân viên Việt Nam trong văn phòng.

Cô đứng cạnh nhà cháu là á hậu thể thao năm 1993.

Hai cô còn lại thì ko đi thi nên không có giải nào, nhưng nom lại xinh hơn.

Thẻ LD 3.jpg
Cụ mạnh dạn thật, quyết định dứt áo ra đi khỏi vòng an toàn rất khó
Mấy cô đồng nghiệp xinh thật
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,014
Động cơ
553,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đọc cái đoạn cụ angkorwat đi buôn gạch ở Cát Linh, thấy rằng Lính về đời thường, thằng nào cũng khó khăn như nhau.
Vậy nên, góp vui với cụ angkorwat , câu chuyện của tôi.


LÍNH VỀ ĐỜI THƯỜNG – CUỘC ĐỜI MUÔN MẶT

(Chuyện của Baoleo – lính Hải quân)

1/ Công chức nhà nước :


Rời quân ngũ, do có bậc cha chú trong họ, giữ chân Thứ trưởng, nhà cháu được nhận về Viện K.. đầu ngành của Bộ X.

Ngày đi làm, nhà cháu háo hức còn hơn cậu học trò bước vào lớp 1.

Chẳng gì thì cũng đã có mác : « sỹ quan - kỹ sư - đảng viên », lòng lại đang bừng bừng nhiệt huyết cách mạng, mong muốn được cống hiến, mong muốn được làm việc nhiều, để có thu nhập, phụ giúp gia đình nghèo.

Lãng mạn hơn nữa, lại còn mơ mộng rằng : tiếp thu nhanh như mình, có khi lại được cử đi học Phó tiến sỹ ở Liên xô, cũng chưa biết chừng.

Trong trẻo, phơi phới, vui tuơi, hồn nhiên, yêu đời – nhà cháu mặc quân phục cũ đi làm, như các bậc cha anh, sau khi chuyển ngành hồi 9 năm, cũng mặc quân phục đi làm ở cơ quan dân sự.

Hỡi ôi, thời cuộc đã sang trang.

Sau buổi trà nước ồn ào, nhà cháu được nhận 1 ghế gỗ 3 nan, 1 bìa 3 dây, 1 cây bút bi và 1 nhiệm vụ rõ ràng : hãy nghiên cứu.

Rồi nhiều tháng qua đi, công việc vẫn thế.

Gần như toàn bộ thời gian ở công sở, mọi người chỉ còn bàn cách đánh quả chui, bàn mua xe Mi pha xanh ngọc, bàn mua áo lông Đức mầu lông chuột.

Cuộc sống công chức đói nghèo, làm người cựu binh héo mòn đi.


2/ Giũ áo, « từ quan » - thực sự là phó thường dân loại 3 :


« Sống mòn » đời « chuyên viên nghiên cứu » mãi cũng chán.

Để vào diện « khung – quy hoạch », đặng sau đó ‘cướp » được tiền của thiên hạ để làm giầu – thì điều kiện « cần » của nhà cháu là hơi bị thừa.

Hỡi ôi, điều kiện « đủ » thì có chém mất đầu, nhà cháu cũng không bao giờ có được. Ấy là bởi : nhà cháu « bị cứng khớp gối ».

Chịu, không thể nào nịnh thối sếp được. Nhà cháu đã ý thức được rằng : chốn quan trường này, không có chỗ dành cho cựu lính nhà cháu.

Trăn trở, suy tư, rồi cũng phải rút ra kết luận cho bản thân mình : thôi, về, làm phó thường dân loại 3.


3/ Cuộc đời của phó thường dân loại 3, từ đó đến nay :

Rồi xã hội và quan niệm về cuộc sống bắt đầu có những đổi thay.

Các tổ chức nước ngoài, bắt đầu được vào Việt Nam. Họ cần người Việt, để làm cho văn phòng của họ.

Xã hội lúc đấy, cũng không còn giè bửu, những người dân đen loại 3 - những người làm cho các tổ chức, mà không thuộc biên chế nhà nước nữa. Miễn là họ làm ăn lương thiện và đóng thuế.

Nhờ có chút tiếng Anh còm, học mót qua cuốn từ điển- được chia sau 1 đợt tuần tra trên biển năm xưa. Nhờ đêm đêm, cần cù tu luyện tiếng Anh trong các lớp buổi tối – giá rẻ, nhà cháu tìm được công việc trong 1 văn phòng nước ngoài.

Cái Văn phòng đấy, nằm ở 25 Trần Hưng Đạo – Hà Nội.

Giây phút đầu tiên bước vào, nhà cháu nhận ngay ra « chủ nghĩa tư bản đang giãy chết »

Chỉ có sắp chết, người ta mới làm điều hay, điều tốt.

Ai lại văn phòng có độc 1 ông sếp người nước ngoài và 3 cô thư ký, giờ có thêm nhà cháu nữa là 5, mà toạ lạc trong không gian rộng thế. Lại còn cắm cả hoa nữa chứ -trong ngày thường – rõ là vẽ chuyện.

Điện thoại thì có ở khắp nơi, chẳng như ở cơ quan cũ, cả Viện có nhõn 3 máy.

Máy móc thì đủ loại, không kể các loại như com piu tơ, fax, photo, thì còn cơ man nào là máy hút ẩm, máy hút bụi mi ni bằng bàn tay, máy sưởi chân, v.v…. Nhưng những cái đó thì còn có thể hiểu đựoc và tha thứ được.

Cái quái đản nhất là, khi bước vào toa lét. Nhà cháu biết ngay : bọn chúng sắp chết.

Ai đời lại cắm bình hoa tươi trong nhà xí bao giờ.

Phí của.

Lại còn bật nhạc « Đa nuýp bờ lơ » trong đó nữa chứ.

Ngồi xuống cái ghế nỉ êm- xoay, mới tinh giành cho mình, nhà cháu khởi động con 486 Com pắc còn sặc mùi « tư bản ». Chợt phát hiện ra ngay : thiếu hộp đĩa mềm.

Nhà cháu quay sang hỏi xin, 1 trong 3 cô thư ký. Cô bé nhẹ nhàng:

- Văn phòng mới hết, chiều mới gọi nhà cung cấp mang đến, nếu cần ngay, anh sang của hàng máy tính đối diện, mua tạm vài cái. Mà anh có cần tạm ứng không.

Đã quen với mùi mồ hôi lao động. Vả lại cũng muốn tránh xa cái không khí sực nức mùi hoa tươi và nước hoa công nghiệp cùng phấn son một lúc - không cần tạm ứng, nhà cháu ra ngoài.

Quay lại văn phòng, cô bé thư ký bảo nhà cháu đưa hoá đơn thanh toán. Năm 94 đó, 3 cái đĩa mềm, cắm vào ổ A của con 486 đó, nhà cháu mua hết 12 ngàn tiền “ta”.

Cô bé bấm com piu tơ, rồi nhẹ nhàng sang chỗ nhà cháu:

- Văn phòng không có “xen” lẻ, anh nhận thanh toán là 1 đô la Mỹ và 3 nghìn tiền ta vậy

Ối trời.

Hoá ra là từ lúc này đây, mọi chi phí cho mình, sẽ được nhận bằng loại tiền « tây » của bọn « đang giẫy chết »

Và cuộc đời của phó thường dân loại 3, dân đen dưới đáy cùng cùng xã hội, đỡ khốn khó dần đi.


Hình minh hoạ số 1:

Thời đấy, để vào làm việc cho văn phòng nước ngoài, phải được chính quyền Việt Nam cấp Giấy phép, sau khi đã cử an ninh điều tra đi thẩm định lý lịch 3 đời.

Xin góp cái Giấy phép ấy lên đây, để các bác « ngự kiểm »

Thẻ LD 1.jpg


Thẻ LD 2.jpg
1


Hình minh hoạ số 2:

Đây là toàn bộ nhân viên Việt Nam trong văn phòng.

Cô đứng cạnh nhà cháu là á hậu thể thao năm 1993.

Hai cô còn lại thì ko đi thi nên không có giải nào, nhưng nom lại xinh hơn.

Thẻ LD 3.jpg
Làm nhà nước thời gian đó bắt đầu phải bon chen rồi. Phần đa lính thì rất khó chịu với kiểu đó.
Cụ còn sĩ quan, ảng viên. Tôi : đoàn viên, trung sĩ quèn, ông nội tư sản 😥😥😥 mút mùa không tiến thân nổi. Nên ra ngoài cày cho thoải mái. May mà cũng đủ ăn, đủ mặc. Không cày được mà lại xin quay lại cơ quan thì mấy ông cán bộ cười đểu ngay. 😏😏😏
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
5,350
Động cơ
384,730 Mã lực
Nó là nhà tù Tuol Sleng, vốn là trường trung học Tuol Sleng thời Sihanouk khi Polpot vào thì biến nó thành nhà tù, nơi tra tấn và giết hại những người đối lập, trí thức ...
Ngày 2/7/1979 khi bọn này vào Phnom Penh còn phải đi thu dọn xác chết rải rác trong thành phố. Vài ngày sau có qua nhà tù này, lúc đó vẫn còn những vũng máu, óc người trên sàn nhà.
Chiến tranh thì chẳng nói tài được cụ ạ. Có khi cùng đánh một trận ở một thời gian, không gian như nhau. Nhưng mỗi người lính lại kể lại ở một góc độ, cảm nhận khác nhau về trận đánh đó. Các cụ CCB mà gặp nhau thì chém tưng bừng lắm 😂
1 góc nhà tù. Nhà tù này vốn là trường học ở trung tâm thủ đô Phnompenh, thời kỳ diệt chủng thì được biến thành nhà tù. Nơi tập trung giam giữ những trí thức, văn nghệ sĩ, và người dân vô tội trong đó có cả người già, trê em. Sau khi bắt giam tại đây thì hằng ngày sẽ có xe tải đến đưa những người ở đây đến 1 nơi ngoại ô thành phố và đập chết họ trong những hố chôn người tập thể. Có những hố xác chồng xác đến cả trăm người.Chỗ này gọi là Cánh đồng chết.
Cái khung này là để treo cổ những người dân vô tội

IMG_20210907_134941.jpg

Trước là trường học với dãy hành lang khá rộng, khi biến thành nhà tù thì chỗ hành lang ấy nhiều khi tù nhân nhảy xuống tự tử nên " à Pot" cho làm kẽm gai. Vào đây cái cảm giác âm u, nặng nề nó kéo theo từng bước chân.

IMG_20210907_134956.jpg


IMG_20210907_135001.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,880 Mã lực
Làm nhà nước thời gian đó bắt đầu phải bon chen rồi. Phần đa lính thì rất khó chịu với kiểu đó.
Cụ còn sĩ quan, ảng viên. Tôi : đoàn viên, trung sĩ quèn, ông nội tư sản 😥😥😥 mút mùa không tiến thân nổi. Nên ra ngoài cày cho thoải mái. May mà cũng đủ ăn, đủ mặc. Không cày được mà lại xin quay lại cơ quan thì mấy ông cán bộ cười đểu ngay. 😏😏😏
Thì tôi cũng phải 'rũ áo-từ quan', đi ra ngoài làm dân loại 3, để 'bới đất-lật cỏ' kiếm ăn đấy thôi, bạn hiền ơi 😍
Nói chung, những thằng lính như chúng ta, không ai chịu cảnh luồn cúi cả, bạn hiền angkorwat nhỉ :x
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,880 Mã lực
Cụ mạnh dạn thật, quyết định dứt áo ra đi khỏi vòng an toàn rất khó
Mấy cô đồng nghiệp xinh thật
Hồi đó, dân các văn phòng khác, toàn trù ẻo tôi là: 'văn phòng ông chỉ được có gái xinh, còn ..éo biết làm gì' 😜
Sau rồi, bên tôi làm được kha khá, mới đỡ mang tiếng :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,880 Mã lực
Đội LS bảo kê tuyến đắt lòi. Mình tự đi hết 5 triệu thì các thầy đó lấy 10 triệu. Được cái yên tâm về đến Dốc Lã không căng thẳng. Em toàn đi tay bo. Nhưng để đi được tay bo thì cũng phải đàm phán và va chạm với đội đó vài lần, sau biết nhau thì vui vẻ. Mấy thằng cha đó mềm nắn, rắn buông thôi.😀
Năm 80 thì chưa có dân buôn đâu cụ. Sớm nhất thì cũng phải 89 là dân đi hàng xách tay nhảy tàu hỏa buôn : đá lửa, đèn pin, vỏ chăn Con Công ... Chưa ông nào dám dòng một xe hàng từ biên giới về. Năm 91-92 mới bắt đầu mở cửa khẩu Móng cái. Năm 93-94 mới đi LS qua Lục Bình - Chi Ma - Ái Điểm.
Những năm đó không thấm nhuần đạo đức cách mạng, tư cách người quân nhân có khi cũng trở thành dân giang hồ rồi 😂😂😂.
Đọc câu văn "...Những năm đó không thấm nhuần đạo đức cách mạng, tư cách người quân nhân có khi cũng trở thành dân giang hồ rồi..." :D của cụ, tôi xém ngất vì cảm động 😍 😍 😍
 
Chỉnh sửa cuối:

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,414
Động cơ
143,540 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Hồi đó, dân các văn phòng khác, toàn trù ẻo tôi là: 'văn phòng ông chỉ được có gái xinh, còn ..éo biết làm gì' 😜
Sau rồi, bên tôi làm được kha khá, mới đỡ mang tiếng :D
Thời đầu mới có mấy văn phòng nước ngoài thì họ trả lương cao lắm, có VP trả lương lái xe tới 800 USD (vào thời đó là rất cao)
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,014
Động cơ
553,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đọc câu văn "...Những năm đó không thấm nhuần đạo đức cách mạng, tư cách người quân nhân có khi cũng trở thành dân giang hồ rồi..." :D của cụ, tôi xém ngất vì cảm động 😍 😍 😍
Đã là lính thì dù có bị thương mại hóa hay tự diễn biến, tự chuyển hóa thì cũng vẫn có chút chất lính chứ cụ. 😂😂😂
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,760
Động cơ
4,692,928 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
NHỮNG HỒI ỨC CHÂN THỰC VỀ CHIẾN TRƯỜNG K.

(Phần 6– Mạng ảo nhưng người thật)

Sau khi nhà cháu ‘bốt’ mấy câu chuyện của cựu binh Tiến – nguyên là lính của B.68 lên FB, thì lập tức – họ nhận ra nhau.

Họ ở đây là các con của cụ Ngô Điền, là Đại sứ đặc mệnh toàn của của Việt Nam, tại Căm – Pu – Chia, thời kỳ 1980 – 1991.

Họ ở đây là cựu binh Tiến – người cận vệ của cụ Ngô Điền, khi cụ là Đại sứ ở Căm – Pu – Chia.

Cho dù đã qua nhiều năm tháng, nhưng khi gập lại nhau hôm nay, để cùng uống một chai ‘uýt-ky cỏ’ họ lập tức nhận ra nhau, và lại cùng nhau ôn về những kỷ niệm trên đất nước Chùa Tháp, cùng ôn lại những ký ức, mà mọi người đã cùng nhau chia sẻ, thời kỳ 1980 – 1985, trên ‘chiến trường K’ xa xôi.

Họ ở đây, còn là một cựu binh trên chiến trường K, cùng thời với cựu binh Tiến. Anh còn là nhà văn, tác giả của cuốn ‘Chuyện lính Tây Nam’, đang vô cùng ăn khách trên thương trường.

Họ ở đây còn là một người lính Hải quân, đã chắp mối để tất cả, được uống chai rượu ‘cỏ’ này.

Hình minh hoạ 1, là các con của cụ Ngô Điền và người lính cận vệ của cụ.

01.jpg


Hình minh hoạ 2, là tất cả những người, gập mặt hôm nay.

02.jpg


Hình minh hoạ 3, là người lính cận vệ của cụ Ngô, năm xưa.

03.jpg
Bác cận vệ ngày xưa má phúng phính phết ;)
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,414
Động cơ
143,540 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,880 Mã lực
Em tìm info cô á hậu không ra cụ ạ 😁, chỉ thấy á hậu 1 năm đó là siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung
Bạn thử tìm thông tin về các năm 1992 và 1993 đi. Cuộc thi người đẹp Thể thao. Năm 1994 thì bạn ấy đã đi làm và trở nên nghiêm túc rồi :D
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
345
Động cơ
8,524 Mã lực
Bạn thử tìm thông tin về các năm 1992 và 1993 đi. Cuộc thi người đẹp Thể thao. Năm 1994 thì bạn ấy đã đi làm và trở nên nghiêm túc rồi :D
Em gái trong VP của cụ nhìn mặt giống bé Oanh, em ruột ca sĩ Thu Phương quá.
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,414
Động cơ
143,540 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Bạn thử tìm thông tin về các năm 1992 và 1993 đi. Cuộc thi người đẹp Thể thao. Năm 1994 thì bạn ấy đã đi làm và trở nên nghiêm túc rồi :D
Cuộc thi đầu tiên tổ chức năm 1993:
- Hoa khôi là Kim Oanh (em gái ca sỹ Thu Phương) - nhìn không giống cô trong ảnh
- Á khôi 1 là siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung
- Á khôi 2 em tìm mãi không ra, có thể đồng nghiệp của cụ là Á khôi 2
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,177
Động cơ
160,841 Mã lực
Cuộc thi đầu tiên tổ chức năm 1993:
- Hoa khôi là Kim Oanh (em gái ca sỹ Thu Phương) - nhìn không giống cô trong ảnh
- Á khôi 1 là siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung
- Á khôi 2 em tìm mãi không ra, có thể đồng nghiệp của cụ là Á khôi 2
Trước kia có e tên là Hồng Hà có đạt giải ngưòi đẹp thể thao?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,880 Mã lực
Cuộc thi đầu tiên tổ chức năm 1993:
- Hoa khôi là Kim Oanh (em gái ca sỹ Thu Phương) - nhìn không giống cô trong ảnh
- Á khôi 1 là siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung
- Á khôi 2 em tìm mãi không ra, có thể đồng nghiệp của cụ là Á khôi 2
Cô bé làm ở văn phòng tôi, chỉ là Á khôi thôi. Tên là Kiều L.... Tôi cũng không rõ là Á 1 hay Á 2, chỉ nghe giới thiệu là có giải;), cụ à. Còn 1993 thì chuẩn đấy. Vì cô ấy vào Văn phòng là 1994, khi đã thi Á gì đấy xong rồi., Cảm ơn cụ .
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,694
Động cơ
356,880 Mã lực
Cuộc thi đầu tiên tổ chức năm 1993:
- Hoa khôi là Kim Oanh (em gái ca sỹ Thu Phương) - nhìn không giống cô trong ảnh
- Á khôi 1 là siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung
- Á khôi 2 em tìm mãi không ra, có thể đồng nghiệp của cụ là Á khôi 2
Tôi không biết đưa tiếp thông tin về Á khôi thế này, có bị Thủ trưởng Tien Tung phạt không, và đặc biệt là cụ angkorwat có mắng không.
Nhưng vì cái đẹp thì thôi cứ liều một phen :D
Tôi đưa thêm cái hình của Á hậu Thể thao năm 1993, có tên là Kiều L..., để cụ UltraMod xem có thêm thông tin nào không nhé.
Trong hình, em Kiều L.., đứng ngoài cùng, bên trái tấm hình, đeo cái bờm trắng trên tóc.

KG SG Kieu Linh - Minh Hang - Xuan Dung.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,414
Động cơ
143,540 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Tôi không biết đưa tiếp tếp thông tin về Á khôi thế này, có bị Thủ trưởng Tien Tung phạt không, và đặc biệt là cụ angkorwat có mắng không.
Nhưng vì cái đẹp thì thôi cứ liều một phen :D
Tôi đưa thêm cái hình của Á hậu Thể thao năm 1993, có tên là Kiều L..., ĐỂ BẠN UltraMod xem có thêm thông tin nào không nhé.
Trong hình, em Kiều L.., đứng ngoài cùng, bên trái tấm hình, đeo cái bờm trắng trên tóc.

KG SG Kieu Linh - Minh Hang - Xuan Dung.jpg
Nhất cụ, một mình giữa các người đẹp
Chiếc ô tô sau lưng cụ là chiếc Honda Accord đời 94, cũng là loại xe ngon thời đó
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top