[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,856
Động cơ
471,311 Mã lực
Mới đi lính khi được phát quân trang thì ông nào cũng háo hức. Mặc vào, đeo đôi quân hàm binh nhì đỏ chói. Là té về nhà.
Nhớ ngày phát quân trang 30/10/1976. Mãi 6h chiều mới đính xong quân hàm. Trời mùa đông đã tối sập. Bọn nó có bồ mang kim chỉ xuống khâu vá một lúc là xong và té về sớm. Mình chẳng có đứa bạn gái nào, mượn kim chỉ thì không được. Đành bẻ trộm dây phanh xe đạp của bác chủ nhà để đeo quân hàm. Ra tới đầu làng còn 2 thằng cùng cảnh ngộ đang đứng chờ xe đi nhờ. Ba thằng đứng 15' không có xe nào đành cuốc bộ. Đi tắt qua nghĩa trang Văn Điển cho nhanh. Nghĩa trang vắng lặng, sương mù, khói hương mù mịt. Ba thằng cắm đầu vừa đi vừa chạy. Qua mấy ngôi mộ mới chôn lúc chiều thằng nào cũng sợ không dám thở mạnh.
Cuối cùng cũng đến ngã 3 Đuôi Cá. Một màu xanh áo lính phủ kín đường. 1000 thằng tân binh của khu Hai Bà Trưng đổ ra đường.
Vậy mà ngày ấy đã trôi qua gần 50 năm. 1000 thằng tân binh giờ chỉ còn lại chưa đến 100 mạng 😥.
Lứa tuổi sinh năm 1958-1960 mất mát nhiều ạ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,593
Động cơ
293,885 Mã lực
Lứa tuổi sinh năm 1958-1960 mất mát nhiều ạ
Lứa 46 47 đến 52 54 mới nhiều nhất thì phải.
Nghe mục nhắn tìm đồng đội thì ngạc nhiên vì toàn thấy nhan nhản chức vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn phó...và quá nhiều hy sinh trong giai đoạn 67 đến 72. Tuổi đời các D trưởng chủ yếu tầm trên 20 dưới 30 .
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,856
Động cơ
471,311 Mã lực
Lứa 46 47 đến 52 54 mới nhiều nhất thì phải.
Nghe mục nhắn tìm đồng đội thì ngạc nhiên vì toàn thấy nhan nhản chức vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn phó...và quá nhiều hy sinh trong giai đoạn 67 đến 72. Tuổi đời các D trưởng chủ yếu tầm trên 20 dưới 30 .
Ý mình lứa sinh thời bình
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Chết chết, nhà văn thế nào viết sai hết cả. Đảo ngũ là trốn sang đối phương, đào ngũ là bỏ trốn đơn vị. Ở đây là trốn về nhà rồi lại lên thì chỉ là trốn trại, tạt té, đào ngũ chứ không đảo ngũ được !
Cụ nói đúng: đào ngũ, không phải "đảo ngũ". Em có hỏi hai người trong Quân đội và có chuyên môn về ngôn ngữ, họ cũng nói: đào ngũ.
Trước khi em hỏi cũng cày xới các kiểu để xem có đúng là Nhà văn hay "anh Đông và anh Ngũ" trong trích đoạn kia viết/dùng sai...
+ Là Nhà văn thì cả nhóm biên tập thật là sơ suất.
+ Là hai anh thì cũng không trách được, vì ở hoàn cảnh ấy, thời thế ấy...khó để nói chính xác là "đào ngũ". Vì kinh nghiệm thực chiến của các anh, có khi còn nhiều hơn số lượng kiến thức các anh được học ấy chứ...
Hơn nữa, bối cảnh của câu chuyện, là: số lượng lính tráng bỏ trốn, tạt té về nhà do tù túng nhiều, nên các anh có phần bất lực. Lính láu cá nhỉ?! Mà không "láu cá" ở hoàn cảnh này, thì biết làm gì cho đời đỡ buồn?!
Cũng có thể do âm điệu vùng, miền, nên tác giả trong vai trò là người ghi chép, hồi tưởng lại, nghe nhầm. Dù thế nào, thì nếu có in lần sau, cũng nên sửa.

---
Bác angkorwat : bình luận số 6417 của bác làm em nhớ mấy câu thơ này ạ:

“Chẳng có màu xanh đứng lẻ loi
Xanh cây hòa lẫn với xanh trời
Giữa tuổi hai mươi cùng thế hệ
Áo người đồng đội biếc bên tôi...”


---
Tuổi hai mươi ấy, cụ 4banhxequay có thông cảm được với họ không? :D
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,045
Động cơ
135,360 Mã lực
1 anh con của bác em. Cũng gần tuổi cụ. Anh ấy dẫm phải mìn. ( thực ra là anh khác dẫm và nó kích nổ luôn quả mìn gần anh ấy ) anh ấy mất 1 chân , 1 tay ,1 mắt cùng 1 bên..sau vợ anh cũng đc hưởng chế độ trông nom anh. Tiếc thay ông anh hóm hỉnh yêu trẻ con như bọn em lại đen đủi..đc biết anh số nhọ..tự nguyện đổi phiên cho anh khác đi phép..và thấy bảo nếu bt anh sẽ đc ra quân sau vài tuần. Anh ấy dính ở biên giới phía bắc sau giai đoạn đánh nhau dữ nhất ( 1985 ). Về quê cũng đc khoảng hơn trục năm thì anh ấy mất..
Anh trên anh ấy tính ngổ nga ngổ ngáo thì lại chẳng làm sao dù phải đi CPC năm 1981 hay 82 gì đó .
Chiến tranh mà cụ. Không ai nói giỏi được chuyện gì hết. Bom rơi, đạn nổ nó có mắt đâu.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Chiến tranh mà cụ. Không ai nói giỏi được chuyện gì hết. Bom rơi, đạn nổ nó có mắt đâu.
Chiến tranh thì ai may thì còn mạng. Cảm giác đạn nó réo quanh người, chiu chíu trên đầu, hay cắm phầm phập vào bờ đất nó kinh lắm. Chỉ khi đã xong rồi thì nghĩ lại mới thấy sợ. Trận Ta keo mình chạy dưới làn mưa đạn, bọn nó 6-7 thằng bắn đuổi đằng sau, mấy chục m là vào bìa rừng cao su sao nó dài và lâu thế. Lao vào đến rừng mới thở được, đạn nó găm toạc bắp chân mà không biết.
Trải qua những cảm giác như vậy mới thấy sợ chiến tranh. Sống chết mong manh lắm.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,847
Động cơ
870,170 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Chiến tranh mà cụ. Không ai nói giỏi được chuyện gì hết. Bom rơi, đạn nổ nó có mắt đâu.
Chiến tranh thì ai may thì còn mạng. Cảm giác đạn nó réo quanh người, chiu chíu trên đầu, hay cắm phầm phập vào bờ đất nó kinh lắm. Chỉ khi đã xong rồi thì nghĩ lại mới thấy sợ. Trận Ta keo mình chạy dưới làn mưa đạn, bọn nó 6-7 thằng bắn đuổi đằng sau, mấy chục m là vào bìa rừng cao su sao nó dài và lâu thế. Lao vào đến rừng mới thở được, đạn nó găm toạc bắp chân mà không biết.
Trải qua những cảm giác như vậy mới thấy sợ chiến tranh. Sống chết mong manh lắm.
Lứa tuổi sinh năm 1958-1960 mất mát nhiều ạ
Số phận các Cụ Mợ ạ

Ông cậu ruột em, 1960, học cao đẳng mỹ thuật xong, không hiểu thế nào cũng đi bộ đội lên BGPB thời 1982-1984, nhưng lại đóng quân phía Lai Châu. Ông ấy bảo là bên đấy so với bên Hà Tuyên thì quá là yên tĩnh.
198 mấy ra quân em không nhớ, nhưng 1986 thì lấy vợ đẻ con rồi định cư luôn ở đó
1989 lũ quét lịch sử, cả nhà cửa còn đúng cái áo mắc trên cành cây, thời điểm lũ thì cả vợ chồng con cái đang ở quê dưới đồng bằng sông Hồng thăm ông bà em. Các cụ gánh còng lưng
1990 tay trắng bồng bế nhau về HN, làm lại từ đầu, lăn lộn đủ mọi nghề
2005 thì mợ mất vì K. Cậu em ở vậy nuôi con lớn. Làm vườn cây cảnh, thiết kế bonshai ...

Cũng có thể do chuyển nơi ở, chuyển công tác rồi vất vả làm lụng gây dựng lại, nên cậu em cũng không mặn mà tham gia các CLB CCB, chỉ có nhóm bạn quân ngũ vẫn thỉnh thoảng tụ tập

Tuổi 1960 được cái đào hoa, vẽ giỏi, chụp ảnh đẹp, thơ văn bình luận lãng mạn lênh láng nên các mợ đông phết :D

2020 khi con cái trưởng thành, có của ăn của để thì Cậu ra đi, một đêm ngủ và không dậy nữa
Đúng như vẫn tủm tỉm lúc còn sống: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều Em thương nhớ
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Khoảng cuối năm 1981 lúc ấy tôi đã sang đi với chú NĐ bên đoàn chuyên gia ngoại giao. Tuy không phải liên tục đưa cán bộ đi các tỉnh nhưng trong đoàn chuyên gia thì chỉ có một mình là lính chiến đã có kinh nghiệm tác chiến nên khi có những chuyến đi xa thì tôi vẫn phải cắp AK lên đường.
Trong đoàn có ông chú Bùi Hữu Nhân phụ trách về báo chí. Chú N hồi xưa là sinh viên SG, có sang Anh học 7 năm, khi về nước được giác ngộ CM nên nhảy vào bưng tham gia MTDTGPMN và công tác tại BNG chính phủ lâm thời làm lính của bà BT Nguyễn Thị Bình. Sau giải phóng hai bộ hợp nhất thì chú N về BNG làm tại vụ báo chí. Thời gian đó các phóng viên phương tây muốn vào K rất khó khăn.
Một hôm chú N dắt về một nhà báo Pháp. Nghe chú nói thì đó là nhà báo của *** Pháp tên là Labbe. Chú N thấy tôi đang ngồi dưới nhà liền bảo:
- Mấy hôm nữa tôi với cậu đưa Labbe đi Konng pong Chàm cho nó làm mấy cái phóng sự ảnh. Có đi được không ?
- Cháu đi đâu cũng được. Nếu chú NĐ cho phép.
Chú N người gốc SG tính tình phóng khoáng, thoải mái đúng chất anh Hai. Sau này chú về công tác tại Sở ngoại vụ TP. HCM. Cách đây hơn 10 năm chú mất vì một tai nạn xe máy.
Tưởng chú tiện thể nói chơi vậy thôi. Nên tôi cũng không để ý lắm. Bẵng đi vài hôm. Một buổi chiều chú N về cùng Labbe hai người đèo nhau bằng chiếc Honda dame SG giải phóng.
- Ê, sáng mai cậu với Labbe đi Kong pong Chàm, chạy lên Biển Hồ sống với bà con dân chài 1-2 hôm rồi về. Chú có việc đột xuất không đi cùng được. Chỉ hai người đi thôi. Mà đi xe máy nhé, thằng này nó thích thế.
- Đi xe máy thì đi sao đc chú ? Tất nhiên đây xuống Kong pong Chàm cũng gần, đường đi không có vấn đề gì. Nhưng nhỡ xảy ra cái gì thì cháu xoay sở ra sao ?
Chú N xua tay :
- Yên tâm đi. Thằng này nó còn đi xe đạp một mình khắp mấy tỉnh giáp Phnom Penh rồi. Mọi việc chú lo hết rồi. Sáng nay báo cái anh NĐ rồi. Cậu chuẩn bị, sáng mai khi nào Labbe nó đến thì đi.
( còn tiếp) 1699368171573.jpg
Em copy sang đây cho các cụ đọc chơi ngày gió bấc, mưa dầm.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
(Tiếp)
Kế hoạch đi là sẽ lên Kong pong Chàm. Sau đó sẽ liên hệ với tỉnh mượn xuồng máy ngược dòng Tonne Sáp lên Biển Hồ. Tôi nói với chú N:
- Cháu không biết tiếng thì làm sao nói với nó được ?
- Không sao. Labbe nó biết ít tiếng Việt. Cậu biết chút tiếng Anh là được rồi. Dạy cậu mấy tháng biết ba xí ba tú là đc rồi.
- Đi xe máy thì cháu không mang AK đi đâu. Mang súng ngắn với 2 quả lựu đạn nhỏ là đc.
- Tùy cậu. Làm sao cho an toàn là được.
Tôi về phòng lấy cái túi mìn Claymo nhét hai quả lựu đạn, cái võng, bộ quần áo, con lê M16...ngoài khẩu K59 tôi lấy thêm khẩu côn quay nho nhỏ nhét vào túi. Định bụng sẽ đưa cho Labbe cầm.
Sáng sớm hôm sau. 6h chú N đã xuống gọi tôi lên phòng ăn sáng, uống cafe và chờ Labbe. Chú N đưa tôi mấy tờ giấy giới thiệu của BNG Campuchia để đến các tỉnh nhờ giúp đỡ. 7h Labbe phi xe máy đến. Trên xe còn một can nhỏ 10 lít xăng và cái ba lo nhỏ của Labbe. Ông nhà báo mặc bộ bà bà nâu, cổ quấn khăn rằn đeo lỉnh kỉnh 3 cái máy ảnh. Tôi vẫn mặc quân phục K, giắt khẩu K59 vào lưng khoác túi mìn đi xuống. Labe nói mấy câu với chú N, chú vẫy tôi bảo :
- Cậu thay thường phục đi đừng mặc quân phục. Labbe nó thích vậy.
Tôi vào phòng lấy cái quần pho màu cỏ úa và cái áo phông trắng có dòng chữ ASEAN trước ngực. Đi ra tôi lấy trong túi khẩu con đưa cho Labbe, ông nhà báo nhìn khẩu súng rồi xua tay, nhún vai tỏ vẻ không cần. Tôi cười và lại nhét khẩu súng vào túi.
Chiều qua tôi đã ngồi xem bản đồ đường đi trước, chỗ nào cần quan tâm đều đã ghi nhớ trong đầu. Labbe đưa xe cho tôi và ngồi phía sau. Chúng tôi chào chú N rồi nổ máy lên đường.
Thật tình là đi kiểu này mà gặp địch chắc chết quá. Đang chạy xe, tay đâu mà phản ứng kịp 😩😩😩
Trời sáng, mát mẻ, đường vắng tiếng tăm không biết nên tôi cắm cúi phi. Thi thoảng Labbe vỗ vai thì dừng lại cho ông ta chụp ảnh rồi lại mải miết chạy...
(Còn tiếp)
 

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
10,551
Động cơ
602,996 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
Khoảng cuối năm 1981 lúc ấy tôi đã sang đi với chú NĐ bên đoàn chuyên gia ngoại giao. Tuy không phải liên tục đưa cán bộ đi các tỉnh nhưng trong đoàn chuyên gia thì chỉ có một mình là lính chiến đã có kinh nghiệm tác chiến nên khi có những chuyến đi xa thì tôi vẫn phải cắp AK lên đường.
Trong đoàn có ông chú Bùi Hữu Nhân phụ trách về báo chí. Chú N hồi xưa là sinh viên SG, có sang Anh học 7 năm, khi về nước được giác ngộ CM nên nhảy vào bưng tham gia MTDTGPMN và công tác tại BNG chính phủ lâm thời làm lính của bà BT Nguyễn Thị Bình. Sau giải phóng hai bộ hợp nhất thì chú N về BNG làm tại vụ báo chí. Thời gian đó các phóng viên phương tây muốn vào K rất khó khăn.
Một hôm chú N dắt về một nhà báo Pháp. Nghe chú nói thì đó là nhà báo của *** Pháp tên là Labbe. Chú N thấy tôi đang ngồi dưới nhà liền bảo:
- Mấy hôm nữa tôi với cậu đưa Labbe đi Konng pong Chàm cho nó làm mấy cái phóng sự ảnh. Có đi được không ?
- Cháu đi đâu cũng được. Nếu chú NĐ cho phép.
Chú N người gốc SG tính tình phóng khoáng, thoải mái đúng chất anh Hai. Sau này chú về công tác tại Sở ngoại vụ TP. HCM. Cách đây hơn 10 năm chú mất vì một tai nạn xe máy.
Tưởng chú tiện thể nói chơi vậy thôi. Nên tôi cũng không để ý lắm. Bẵng đi vài hôm. Một buổi chiều chú N về cùng Labbe hai người đèo nhau bằng chiếc Honda dame SG giải phóng.
- Ê, sáng mai cậu với Labbe đi Kong pong Chàm, chạy lên Biển Hồ sống với bà con dân chài 1-2 hôm rồi về. Chú có việc đột xuất không đi cùng được. Chỉ hai người đi thôi. Mà đi xe máy nhé, thằng này nó thích thế.
- Đi xe máy thì đi sao đc chú ? Tất nhiên đây xuống Kong pong Chàm cũng gần, đường đi không có vấn đề gì. Nhưng nhỡ xảy ra cái gì thì cháu xoay sở ra sao ?
Chú N xua tay :
- Yên tâm đi. Thằng này nó còn đi xe đạp một mình khắp mấy tỉnh giáp Phnom Penh rồi. Mọi việc chú lo hết rồi. Sáng nay báo cái anh NĐ rồi. Cậu chuẩn bị, sáng mai khi nào Labbe nó đến thì đi.
( còn tiếp) 1699368171573.jpg
Em copy sang đây cho các cụ đọc chơi ngày gió bấc, mưa dầm.
Cụ anh ơi.
Muốn đọc đầy đủ thì vào trang nào đọc được ạ?
Em cảm ơn cụ anh.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
kể nốt chuyện :
Lòng vòng hơn 12h chúng tôi cũng đến UBND tỉnh Kong pong Chàm. Tôi vào UB gặp cậu lễ tân VP tỉnh đưa giấy của BNG nhờ giúp đỡ. Cậu ta vui vẻ, sốt sắng mời chúng tôi sang nhà khách nghỉ ngơi, gọi nhà bếp chuẩn bị cơm nước. Rồi chạy đi lo công việc. Cụ Labbe vác máy ảnh chạy đi đâu không biết.
Một lúc sau cậu VP quay lại với một ông Kh'mer đứng tuổi, giới thiệu là Chánh VP tỉnh, ông này nói tiếng Pháp được. Labbe và tôi cũng đã ăn cơm xong. Qua một hồi nói đi nói lại tôi tạm hiểu là tỉnh có nhận đc điện từ Phnom Penh xuống và họ sẽ cố gắng giúp đỡ các đ/c nhà báo. Nhưng chiều nay phải xuống huyện gì đó gần bờ sông Tole Sáp để sáng mai xuống tàu.
Một lúc sau họ cho đến một chiếc xe màu trắng có logo của LHQ và chữ FAO bên thành xe. Trên xe là 3 người lính Heng Somrin và một lái xe. Tôi và Labbe lên xe, mang theo cả chiếc Honda dame lên. Xe chạy hơn 1h thì đến một huyện nhỏ có con sông Tonle Sáp chảy qua. Mọi người được bố trí nghỉ trên một nhà sàn nhỏ gần bờ sông. Chiếc ô tô quay lại KPC, ba người lính Heng Somrin ở lại và có nhiệm vụ bảo vệ hai nhà báo. Ở cả đêm nơi huyện lỵ hẻo lánh với 3 ông lính K cũng ngại kinh. Đêm đến tôi té ra gần bờ sông mắc võng nằm cho yên tâm.
Mờ sáng hôm sau đã nghe tiếng máy nổ phành phạch, một chiếc tàu gỗ nhỏ, loại chạy đường sông cập sát bờ. 3 người lính K và chúng tôi xuống tàu. Trên tàu chỉ có 2 tài công và 5 người chúng tôi. Mấy cậu lính K vác xuống tàu một đống vũ khí: 1 khẩu RPD, 1 M79, 2 AK. Nhìn đống đồ chơi tôi cũng yên tâm, nếu gặp địch thì cùn thừa sức đánh lui một tiểu đội Pốt.
Tàu đi dọc sông lên phía Biển Hồ, dòng sông không rộng lắm, hai bên bờ chủ yếu là rừng, thi thoảng có một xóm chài ven sông. Giữa thân tàu dựng một phòng nhỏ, có sạp gỗ rộng rãi. Buổi trưa chúng tôi chỉ có mì tôm, tôi còn mấy phong lương khô. Máy tàu nổ đều đều như ru ngủ. Labbe cởi trần đứng mũi tàu chụp ảnh lia lịa. Tôi chui vào khoang nằm ngủ, kệ mịa đời, sống chết có số, từ bờ nó bắn cho phát B41 thì cũng chưa chắc đã chết được.
Gần 5h chiều chúng tôi tới Kong Pong Chnang, tỉnh đầu tiên của Biển Hồ. Mấy cậu lính K ghé vào một làng chài trên Biển Hồ xin nghỉ nhờ để sáng mai đi tiếp. Nói là làng nhưng chỉ có hơn chục mái nhà, có 3 cái nhà sàn cất sát mép nước. Một trong 3 cái là nhà ông trưởng Phum. Chúng tôi nghỉ ở nhà ông này.
Trời Campuchia tuy 5h nhưng vẫn nắng nóng. Gió sông mang mùi tanh sặc của cá khô, cá tươi. Quanh vách nhà sàn cũng treo đầy cá khô. Sát mép sông một đám trẻ con từ 5-6 tuổi đến 10 tuổi đang bơi lặn, chơi đùa la hét vang cả một khúc sông. Tôi và Labbe ra sàn ngồi ngắm mặt hồ.
Lũ trẻ thấy người lạ cũng ngừng chơi đùa leo lên sàn chơi. Đứa nào cũng cởi truồng chẳng quần áo gì cả. Labbe chạy vào nhà lấy máy ảnh ra và chụp bọn nhỏ. Chụp xong Labbe móc túi lấy ra mấy phong kẹo Socola bẻ ra chia cho lũ nhỏ. Bọn nhỏ nhao nhao chìa tay ra xin. Bỗng có thằng nhóc khoảng 5-6 tuổi hét lên câu gì đó với Labbe. Tôi thấy Labbe khựng lại và tròn mắt nhìn thằng bé. Thằng bé nói thêm một câu nữa, tôi thấy Labbe trả lời bằng tiếng Pháp. Ủa, thằng cu con này biết tiếng Pháp. Chắc bố nó người Pháp nhà quanh đây. Giờ tôi mới nhìn kỹ nước da thằng bé trông sáng hơn bọn trẻ xung quanh, sống mũi cao và đôi mắt sâu của người Châu Âu. Trong lúc đó Labbe và thằng nhóc vẫn nói chuyện với nhau. Bọn trẻ xung quanh cũng há hốc mồm đứng hóng.
Chợt có tiếng phụ nữ gọi, mọi người hướng về phía tiếng gọi, một phụ nữ Campuchia khoảng trên 30 tuổi đang vẫy thằng bé lai ra hiệu về ăn cơm. Labbe vẫy người phụ nữ sang. Nhà thằng bé ở ngay bên cạnh. Người phụ nữ Campuchia đi theo chiếc ván nhỏ nối hai cái nhà sàn với nhau. Cô ta sang đến nơi, Labbe hỏi cô ta bằng tiếng Pháp, cô ta lắc đầu ra hiệu không biết. Thằng nhóc dịch luôn cho mẹ nó nghe. Nghe xong cô ta hướng về phía nhà mình gọi ông chồng sang. Tôi nghĩ chắc là một ông Tây còn sót lại sau thời kỳ diệt chủng của Pốt. Nhưng không, đó là một người đàn ông thuần Campuchia, da đen, tóc xoăn, khuôn mặt vuông. Ồ, sao hai vợ chồng Campuchia mà lại có thằng con lại tây. Quá lạ, tôi đến gần và vận dụng hết số vốn tiếng K ít ỏi hỏi chuyện hai vợ chồng. Trong khi đó thằng cu con vẫn líu lo và Labbe. Nó nói rất thành thạo và ngữ điệu chẳng khác gì ông nhà báo. Sau hồi nói chuyện với hai vợ chồng thì tôi hiểu: họ lấy nhau trong công xã và đẻ được thằng cu này. Mới sinh ra thì cu con này cũng bình thường. Khi được 1 tuổi thì họ mới phát hiện hai khuỷu tay thằng bé có vết hằn sâu vào da thịt như dấu bị trói để lại, mười đầu ngón tay của thằng bé không có móng tay, phía sau đầu có một vết đỏ như sẹo và không có tóc mọc ở đó. Từ đó theo các cụ nhiều tuổi và các nhà sư phán rằng : thằng bé này là một ai đó bị Pốt bắt trói, tra tấn nhổ hết móng tay rồi đập chết. Giờ hồi sinh vào gia đình này. Tôi đến gần thằng bé con cầm tay nó lên xem. Đúng là khuỷu tay nó bị hai vết hằn rất sâu, như bị dây thép trói, mười đầu ngón tay nó tuyệt nhiên không có dấu hiệu của móng. Tôi hỏi hai vợ chồng là sao thằng bé biết tiếp Pháp, họ đều lắc đầu, không biết, chưa bao giờ thấy nó nói, hôm nay mới biết.
Nói chuyện một lúc thì hai vợ chồng và thằng bé ra về. Trời cũng sập tối. Tôi và Labbe vào nhà.
Có lẽ tạm hiểu là thằng cu con trước là một người tây làm việc ở Campuchia và bị Pốt bắt giết giờ được đầu thai lại.
Chuyện rất khó tin, nhất là nó nói đc tiếng Pháp khi chưa hề nói bao giờ.
Đó một trong những chuyện lạ mà tôi được chứng kiến tận mắt tại đất nước Campuchia.
Chuyến đi với Labbe kéo dài 10 ngày. Chúng tôi lênh đênh trên Biển Hồ và lại quay về Kong pong Chàm. Sau đó lên ô tô về Phnom Penh an toàn.
Các cụ tâm linh nghĩ sao về việc này ?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cụ anh ơi.
Muốn đọc đầy đủ thì vào trang nào đọc được ạ?
Em cảm ơn cụ anh.
Bên thớt những chuyện tâm linh đó cụ. Em kể bên đó, nhưng copy về bên này cho các cụ đọc.
 
Chỉnh sửa cuối:

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,416
Động cơ
143,505 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
kể nốt chuyện :
Lòng vòng hơn 12h chúng tôi cũng đến UBND tỉnh Kong pong Chàm. Tôi vào UB gặp cậu lễ tân VP tỉnh đưa giấy của BNG nhờ giúp đỡ. Cậu ta vui vẻ, sốt sắng mời chúng tôi sang nhà khách nghỉ ngơi, gọi nhà bếp chuẩn bị cơm nước. Rồi chạy đi lo công việc. Cụ Labbe vác máy ảnh chạy đi đâu không biết.
Một lúc sau cậu VP quay lại với một ông Kh'mer đứng tuổi, giới thiệu là Chánh VP tỉnh, ông này nói tiếng Pháp được. Labbe và tôi cũng đã ăn cơm xong. Qua một hồi nói đi nói lại tôi tạm hiểu là tỉnh có nhận đc điện từ Phnom Penh xuống và họ sẽ cố gắng giúp đỡ các đ/c nhà báo. Nhưng chiều nay phải xuống huyện gì đó gần bờ sông Tole Sáp để sáng mai xuống tàu.
Một lúc sau họ cho đến một chiếc xe màu trắng có logo của LHQ và chữ FAO bên thành xe. Trên xe là 3 người lính Heng Somrin và một lái xe. Tôi và Labbe lên xe, mang theo cả chiếc Honda dame lên. Xe chạy hơn 1h thì đến một huyện nhỏ có con sông Tonle Sáp chảy qua. Mọi người được bố trí nghỉ trên một nhà sàn nhỏ gần bờ sông. Chiếc ô tô quay lại KPC, ba người lính Heng Somrin ở lại và có nhiệm vụ bảo vệ hai nhà báo. Ở cả đêm nơi huyện lỵ hẻo lánh với 3 ông lính K cũng ngại kinh. Đêm đến tôi té ra gần bờ sông mắc võng nằm cho yên tâm.
Mờ sáng hôm sau đã nghe tiếng máy nổ phành phạch, một chiếc tàu gỗ nhỏ, loại chạy đường sông cập sát bờ. 3 người lính K và chúng tôi xuống tàu. Trên tàu chỉ có 2 tài công và 5 người chúng tôi. Mấy cậu lính K vác xuống tàu một đống vũ khí: 1 khẩu RPD, 1 M79, 2 AK. Nhìn đống đồ chơi tôi cũng yên tâm, nếu gặp địch thì cùn thừa sức đánh lui một tiểu đội Pốt.
Tàu đi dọc sông lên phía Biển Hồ, dòng sông không rộng lắm, hai bên bờ chủ yếu là rừng, thi thoảng có một xóm chài ven sông. Giữa thân tàu dựng một phòng nhỏ, có sạp gỗ rộng rãi. Buổi trưa chúng tôi chỉ có mì tôm, tôi còn mấy phong lương khô. Máy tàu nổ đều đều như ru ngủ. Labbe cởi trần đứng mũi tàu chụp ảnh lia lịa. Tôi chui vào khoang nằm ngủ, kệ mịa đời, sống chết có số, từ bờ nó bắn cho phát B41 thì cũng chưa chắc đã chết được.
Gần 5h chiều chúng tôi tới Kong Pong Chnang, tỉnh đầu tiên của Biển Hồ. Mấy cậu lính K ghé vào một làng chài trên Biển Hồ xin nghỉ nhờ để sáng mai đi tiếp. Nói là làng nhưng chỉ có hơn chục mái nhà, có 3 cái nhà sàn cất sát mép nước. Một trong 3 cái là nhà ông trưởng Phum. Chúng tôi nghỉ ở nhà ông này.
Trời Campuchia tuy 5h nhưng vẫn nắng nóng. Gió sông mang mùi tanh sặc của cá khô, cá tươi. Quanh vách nhà sàn cũng treo đầy cá khô. Sát mép sông một đám trẻ con từ 5-6 tuổi đến 10 tuổi đang bơi lặn, chơi đùa la hét vang cả một khúc sông. Tôi và Labbe ra sàn ngồi ngắm mặt hồ.
Lũ trẻ thấy người lạ cũng ngừng chơi đùa leo lên sàn chơi. Đứa nào cũng cởi truồng chẳng quần áo gì cả. Labbe chạy vào nhà lấy máy ảnh ra và chụp bọn nhỏ. Chụp xong Labbe móc túi lấy ra mấy phong kẹo Socola bẻ ra chia cho lũ nhỏ. Bọn nhỏ nhao nhao chìa tay ra xin. Bỗng có thằng nhóc khoảng 5-6 tuổi hét lên câu gì đó với Labbe. Tôi thấy Labbe khựng lại và tròn mắt nhìn thằng bé. Thằng bé nói thêm một câu nữa, tôi thấy Labbe trả lời bằng tiếng Pháp. Ủa, thằng cu con này biết tiếng Pháp. Chắc bố nó người Pháp nhà quanh đây. Giờ tôi mới nhìn kỹ nước da thằng bé trông sáng hơn bọn trẻ xung quanh, sống mũi cao và đôi mắt sâu của người Châu Âu. Trong lúc đó Labbe và thằng nhóc vẫn nói chuyện với nhau. Bọn trẻ xung quanh cũng há hốc mồm đứng hóng.
Chợt có tiếng phụ nữ gọi, mọi người hướng về phía tiếng gọi, một phụ nữ Campuchia khoảng trên 30 tuổi đang vẫy thằng bé lai ra hiệu về ăn cơm. Labbe vẫy người phụ nữ sang. Nhà thằng bé ở ngay bên cạnh. Người phụ nữ Campuchia đi theo chiếc ván nhỏ nối hai cái nhà sàn với nhau. Cô ta sang đến nơi, Labbe hỏi cô ta bằng tiếng Pháp, cô ta lắc đầu ra hiệu không biết. Thằng nhóc dịch luôn cho mẹ nó nghe. Nghe xong cô ta hướng về phía nhà mình gọi ông chồng sang. Tôi nghĩ chắc là một ông Tây còn sót lại sau thời kỳ diệt chủng của Pốt. Nhưng không, đó là một người đàn ông thuần Campuchia, da đen, tóc xoăn, khuôn mặt vuông. Ồ, sao hai vợ chồng Campuchia mà lại có thằng con lại tây. Quá lạ, tôi đến gần và vận dụng hết số vốn tiếng K ít ỏi hỏi chuyện hai vợ chồng. Trong khi đó thằng cu con vẫn líu lo và Labbe. Nó nói rất thành thạo và ngữ điệu chẳng khác gì ông nhà báo. Sau hồi nói chuyện với hai vợ chồng thì tôi hiểu: họ lấy nhau trong công xã và đẻ được thằng cu này. Mới sinh ra thì cu con này cũng bình thường. Khi được 1 tuổi thì họ mới phát hiện hai khuỷu tay thằng bé có vết hằn sâu vào da thịt như dấu bị trói để lại, mười đầu ngón tay của thằng bé không có móng tay, phía sau đầu có một vết đỏ như sẹo và không có tóc mọc ở đó. Từ đó theo các cụ nhiều tuổi và các nhà sư phán rằng : thằng bé này là một ai đó bị Pốt bắt trói, tra tấn nhổ hết móng tay rồi đập chết. Giờ hồi sinh vào gia đình này. Tôi đến gần thằng bé con cầm tay nó lên xem. Đúng là khuỷu tay nó bị hai vết hằn rất sâu, như bị dây thép trói, mười đầu ngón tay nó tuyệt nhiên không có dấu hiệu của móng. Tôi hỏi hai vợ chồng là sao thằng bé biết tiếp Pháp, họ đều lắc đầu, không biết, chưa bao giờ thấy nó nói, hôm nay mới biết.
Nói chuyện một lúc thì hai vợ chồng và thằng bé ra về. Trời cũng sập tối. Tôi và Labbe vào nhà.
Có lẽ tạm hiểu là thằng cu con trước là một người tây làm việc ở Campuchia và bị Pốt bắt giết giờ được đầu thai lại.
Chuyện rất khó tin, nhất là nó nói đc tiếng Pháp khi chưa hề nói bao giờ.
Đó một trong những chuyện lạ mà tôi được chứng kiến tận mắt tại đất nước Campuchia.
Chuyến đi với Labbe kéo dài 10 ngày. Chúng tôi lênh đênh trên Biển Hồ và lại quay về Kong pong Chàm. Sau đó lên ô tô về Phnom Penh an toàn.
Các cụ tâm linh nghĩ sao về việc này ?
Lạ nhỉ, thế tay nhà báo Pháp có kể gì về cuộc trò chuyện của tay ấy với thằng cu con không cụ? Họ nói với nhau chuyện gì?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Lạ nhỉ, thế tay nhà báo Pháp có kể gì về cuộc trò chuyện của tay ấy với thằng cu con không cụ? Họ nói với nhau chuyện gì?
Chắc cụ nhà báo sẽ về kể chuyện này với chú Nhân. Em không biết tiếng Pháp nên cũng không tương tác được. Chắc là có nhiều chuyện hay vì sau đó vài tháng chú Nhân và cụ Labbe có quay lại đó. Cụ Labbe xin nhận thằng bé làm con nuôi và đưa nó về Pháp cho ăn học. Nhưng gia đình dân chài không đồng ý cho thằng cu đi. Chỉ cho nhận làm con nuôi và duy trì quan hệ đợi sau này thằng bé lớn rồi tính ( đây là nghe chú Nhân nói lại)
Sau đó gần 1 năm thì Labbe về Pháp, lâu lâu có quay lại Campuchia 1 lần.
 

Vomoicuoi

Xe tăng
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,978
Động cơ
224,289 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Chắc cụ nhà báo sẽ về kể chuyện này với chú Nhân. Em không biết tiếng Pháp nên cũng không tương tác được. Chắc là có nhiều chuyện hay vì sau đó vài tháng chú Nhân và cụ Labbe có quay lại đó. Cụ Labbe xin nhận thằng bé làm con nuôi và đưa nó về Pháp cho ăn học. Nhưng gia đình dân chài không đồng ý cho thằng cu đi. Chỉ cho nhận làm con nuôi và duy trì quan hệ đợi sau này thằng bé lớn rồi tính ( đây là nghe chú Nhân nói lại)
Sau đó gần 1 năm thì Labbe về Pháp, lâu lâu có quay lại Campuchia 1 lần.
Nghe cũng lạ cụ nhỉ. Có thể nó đã học tiếng pháp với 1 ông tây nào đó từ trước khi gặp tay nhà báo. Chỉ học nói kiểu truyền miệng thôi chẳng hạn , vì giao tiếp lúc gặp nhà báo cũng chỉ là giao tiếp đơn giản
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Nghe cũng lạ cụ nhỉ. Có thể nó đã học tiếng pháp với 1 ông tây nào đó từ trước khi gặp tay nhà báo. Chỉ học nói kiểu truyền miệng thôi chẳng hạn , vì giao tiếp lúc gặp nhà báo cũng chỉ là giao tiếp đơn giản
Những chuyện tương tự, sau này đọc sách báo cũng có nhiều. Nhất là ở Ấn độ có cậu bé còn nhớ được cả bố mẹ, họ hàng, nhà cửa ở kiếp trước.
Trường hợp thằng cu con Campuchia này mình nghĩ nó cũng liên quan một chút đến kiếp trước. Tiếng Pháp thì nó không thể học từ một ông tây nào. Mới giải phóng được 2 năm, các phóng viên phương tây rất bị hạn chế vào Campuchia, nhân viên các tổ chức quốc tế chỉ ở quanh Phnom Penh và các thị xã lớn. Nên cơ hội của cu con được tiếp xúc với tây hầu như bằng 0. Có thể trong tiềm thức của cu con vẫn có tiếng Pháp, khi gặp người đồng hương nó tự bật ra.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,177 Mã lực
kể nốt chuyện :
Lòng vòng hơn 12h chúng tôi cũng đến UBND tỉnh Kong pong Chàm. Tôi vào UB gặp cậu lễ tân VP tỉnh đưa giấy của BNG nhờ giúp đỡ. Cậu ta vui vẻ, sốt sắng mời chúng tôi sang nhà khách nghỉ ngơi, gọi nhà bếp chuẩn bị cơm nước. Rồi chạy đi lo công việc. Cụ Labbe vác máy ảnh chạy đi đâu không biết.
............
Đó một trong những chuyện lạ mà tôi được chứng kiến tận mắt tại đất nước Campuchia.
Chuyến đi với Labbe kéo dài 10 ngày. Chúng tôi lênh đênh trên Biển Hồ và lại quay về Kong pong Chàm. Sau đó lên ô tô về Phnom Penh an toàn.
Các cụ tâm linh nghĩ sao về việc này ?
Muốn mời rượu để cảm ơn đồng đội angkorwat , mà tôi đã hết quota. Mà đồng đội cũng uống ít thôi nhé. Chúng ta già cả .....dồi, và công an bắt thổi bóng ghê lắm :D
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,803
Động cơ
77,461 Mã lực
kể nốt chuyện :
Lòng vòng hơn 12h chúng tôi cũng đến UBND tỉnh Kong pong Chàm. Tôi vào UB gặp cậu lễ tân VP tỉnh đưa giấy của BNG nhờ giúp đỡ. Cậu ta vui vẻ, sốt sắng mời chúng tôi sang nhà khách nghỉ ngơi, gọi nhà bếp chuẩn bị cơm nước. Rồi chạy đi lo công việc. Cụ Labbe vác máy ảnh chạy đi đâu không biết.
Một lúc sau cậu VP quay lại với một ông Kh'mer đứng tuổi, giới thiệu là Chánh VP tỉnh, ông này nói tiếng Pháp được. Labbe và tôi cũng đã ăn cơm xong. Qua một hồi nói đi nói lại tôi tạm hiểu là tỉnh có nhận đc điện từ Phnom Penh xuống và họ sẽ cố gắng giúp đỡ các đ/c nhà báo. Nhưng chiều nay phải xuống huyện gì đó gần bờ sông Tole Sáp để sáng mai xuống tàu.
Một lúc sau họ cho đến một chiếc xe màu trắng có logo của LHQ và chữ FAO bên thành xe. Trên xe là 3 người lính Heng Somrin và một lái xe. Tôi và Labbe lên xe, mang theo cả chiếc Honda dame lên. Xe chạy hơn 1h thì đến một huyện nhỏ có con sông Tonle Sáp chảy qua. Mọi người được bố trí nghỉ trên một nhà sàn nhỏ gần bờ sông. Chiếc ô tô quay lại KPC, ba người lính Heng Somrin ở lại và có nhiệm vụ bảo vệ hai nhà báo. Ở cả đêm nơi huyện lỵ hẻo lánh với 3 ông lính K cũng ngại kinh. Đêm đến tôi té ra gần bờ sông mắc võng nằm cho yên tâm.
Mờ sáng hôm sau đã nghe tiếng máy nổ phành phạch, một chiếc tàu gỗ nhỏ, loại chạy đường sông cập sát bờ. 3 người lính K và chúng tôi xuống tàu. Trên tàu chỉ có 2 tài công và 5 người chúng tôi. Mấy cậu lính K vác xuống tàu một đống vũ khí: 1 khẩu RPD, 1 M79, 2 AK. Nhìn đống đồ chơi tôi cũng yên tâm, nếu gặp địch thì cùn thừa sức đánh lui một tiểu đội Pốt.
Tàu đi dọc sông lên phía Biển Hồ, dòng sông không rộng lắm, hai bên bờ chủ yếu là rừng, thi thoảng có một xóm chài ven sông. Giữa thân tàu dựng một phòng nhỏ, có sạp gỗ rộng rãi. Buổi trưa chúng tôi chỉ có mì tôm, tôi còn mấy phong lương khô. Máy tàu nổ đều đều như ru ngủ. Labbe cởi trần đứng mũi tàu chụp ảnh lia lịa. Tôi chui vào khoang nằm ngủ, kệ mịa đời, sống chết có số, từ bờ nó bắn cho phát B41 thì cũng chưa chắc đã chết được.
Gần 5h chiều chúng tôi tới Kong Pong Chnang, tỉnh đầu tiên của Biển Hồ. Mấy cậu lính K ghé vào một làng chài trên Biển Hồ xin nghỉ nhờ để sáng mai đi tiếp. Nói là làng nhưng chỉ có hơn chục mái nhà, có 3 cái nhà sàn cất sát mép nước. Một trong 3 cái là nhà ông trưởng Phum. Chúng tôi nghỉ ở nhà ông này.
Trời Campuchia tuy 5h nhưng vẫn nắng nóng. Gió sông mang mùi tanh sặc của cá khô, cá tươi. Quanh vách nhà sàn cũng treo đầy cá khô. Sát mép sông một đám trẻ con từ 5-6 tuổi đến 10 tuổi đang bơi lặn, chơi đùa la hét vang cả một khúc sông. Tôi và Labbe ra sàn ngồi ngắm mặt hồ.
Lũ trẻ thấy người lạ cũng ngừng chơi đùa leo lên sàn chơi. Đứa nào cũng cởi truồng chẳng quần áo gì cả. Labbe chạy vào nhà lấy máy ảnh ra và chụp bọn nhỏ. Chụp xong Labbe móc túi lấy ra mấy phong kẹo Socola bẻ ra chia cho lũ nhỏ. Bọn nhỏ nhao nhao chìa tay ra xin. Bỗng có thằng nhóc khoảng 5-6 tuổi hét lên câu gì đó với Labbe. Tôi thấy Labbe khựng lại và tròn mắt nhìn thằng bé. Thằng bé nói thêm một câu nữa, tôi thấy Labbe trả lời bằng tiếng Pháp. Ủa, thằng cu con này biết tiếng Pháp. Chắc bố nó người Pháp nhà quanh đây. Giờ tôi mới nhìn kỹ nước da thằng bé trông sáng hơn bọn trẻ xung quanh, sống mũi cao và đôi mắt sâu của người Châu Âu. Trong lúc đó Labbe và thằng nhóc vẫn nói chuyện với nhau. Bọn trẻ xung quanh cũng há hốc mồm đứng hóng.
Chợt có tiếng phụ nữ gọi, mọi người hướng về phía tiếng gọi, một phụ nữ Campuchia khoảng trên 30 tuổi đang vẫy thằng bé lai ra hiệu về ăn cơm. Labbe vẫy người phụ nữ sang. Nhà thằng bé ở ngay bên cạnh. Người phụ nữ Campuchia đi theo chiếc ván nhỏ nối hai cái nhà sàn với nhau. Cô ta sang đến nơi, Labbe hỏi cô ta bằng tiếng Pháp, cô ta lắc đầu ra hiệu không biết. Thằng nhóc dịch luôn cho mẹ nó nghe. Nghe xong cô ta hướng về phía nhà mình gọi ông chồng sang. Tôi nghĩ chắc là một ông Tây còn sót lại sau thời kỳ diệt chủng của Pốt. Nhưng không, đó là một người đàn ông thuần Campuchia, da đen, tóc xoăn, khuôn mặt vuông. Ồ, sao hai vợ chồng Campuchia mà lại có thằng con lại tây. Quá lạ, tôi đến gần và vận dụng hết số vốn tiếng K ít ỏi hỏi chuyện hai vợ chồng. Trong khi đó thằng cu con vẫn líu lo và Labbe. Nó nói rất thành thạo và ngữ điệu chẳng khác gì ông nhà báo. Sau hồi nói chuyện với hai vợ chồng thì tôi hiểu: họ lấy nhau trong công xã và đẻ được thằng cu này. Mới sinh ra thì cu con này cũng bình thường. Khi được 1 tuổi thì họ mới phát hiện hai khuỷu tay thằng bé có vết hằn sâu vào da thịt như dấu bị trói để lại, mười đầu ngón tay của thằng bé không có móng tay, phía sau đầu có một vết đỏ như sẹo và không có tóc mọc ở đó. Từ đó theo các cụ nhiều tuổi và các nhà sư phán rằng : thằng bé này là một ai đó bị Pốt bắt trói, tra tấn nhổ hết móng tay rồi đập chết. Giờ hồi sinh vào gia đình này. Tôi đến gần thằng bé con cầm tay nó lên xem. Đúng là khuỷu tay nó bị hai vết hằn rất sâu, như bị dây thép trói, mười đầu ngón tay nó tuyệt nhiên không có dấu hiệu của móng. Tôi hỏi hai vợ chồng là sao thằng bé biết tiếp Pháp, họ đều lắc đầu, không biết, chưa bao giờ thấy nó nói, hôm nay mới biết.
Nói chuyện một lúc thì hai vợ chồng và thằng bé ra về. Trời cũng sập tối. Tôi và Labbe vào nhà.
Có lẽ tạm hiểu là thằng cu con trước là một người tây làm việc ở Campuchia và bị Pốt bắt giết giờ được đầu thai lại.
Chuyện rất khó tin, nhất là nó nói đc tiếng Pháp khi chưa hề nói bao giờ.
Đó một trong những chuyện lạ mà tôi được chứng kiến tận mắt tại đất nước Campuchia.
Chuyến đi với Labbe kéo dài 10 ngày. Chúng tôi lênh đênh trên Biển Hồ và lại quay về Kong pong Chàm. Sau đó lên ô tô về Phnom Penh an toàn.
Các cụ tâm linh nghĩ sao về việc này ?
ôi chuyện ô cu con như ng lai nói đc tiếng tây của cụ lạ thật, e chắc gia đình họ ko muốn thừa nhận nên nói đổ qua chuyện tái sinh như vậy.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,481 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
ôi chuyện ô cu con như ng lai nói đc tiếng tây của cụ lạ thật, e chắc gia đình họ ko muốn thừa nhận nên nói đổ qua chuyện tái sinh như vậy.
Mình nghĩ chuyện nó đầu thai lại có lẽ là thật. Vì vết trói ở khuỷu tay nhìn rất rõ. Còn mười đầu ngón tay thằng bé đúng là không có dấu hiệu của móng. Mình nghĩ nó bị bệnh gì về móng nên kiểm tra luôn cả chân nhưng ngón chân lại đủ móng. Mình cầm hai bàn tay nó soi rất kỹ vì thấy họ nói lạ quá.
Cụ cứ tưởng tượng vết trói nó hằn sâu xuống thịt như đứa trẻ bụ sữa có ngấn ở cổ tay ấy, nhưng ở đây nó phía trên khuỷu tay và thằng cu cũng 5-6 tuổi rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top