- Biển số
- OF-374214
- Ngày cấp bằng
- 18/7/15
- Số km
- 3,560
- Động cơ
- 346,951 Mã lực
Photo: Richard S Ehrlich
Quân đoàn 2 em có lên đó một lần với ông bạn cấp tá làm công tác hậu cần nhà ở Liễu Giai. Hôm đó tập trận bắn đạn thật. Ông bạn đưa cho một bộ quân phục chiến thuật, mũ giày đủ cả. Cũng cầm ống nhòm ngó nghiêng như người lớn.F1 nhà em đang ở trong quân ngũ, cháu nhập ngũ năm 2018 và thuộc một E thuộc Sư 325 Quân đoàn 2 đóng tại Bắc Giang. Nếu nói bộ đội khốn khó đủ bề thì ở chỗ nào chứ chỗ F1 nhà em thì không.
Doanh trại khang trang, nơi ở thoáng mát, ăn uống đầy đủ và ngon: từ 2 đến 3 món mặn, 1 món xào và canh rau, cơm ăn thừa - suất ăn của lính như Tiểu táo thời em còn trong quân ngũ.
Ban đầu em nghĩ có khi mình lên vào ngày nghỉ nên bữa ăn khác ngày thường, nhưng F1 nhà em xác nhận ngày nào cũng vậy và em lên nhiều lần sau cũng thấy thế.
Bộ đội thời bình thì ngoài huấn luyện và thực hiện các chế độ trong ngày thì giành rất nhiều thời gian để tăng gia và xây dựng, củng cố doanh trại. Vườn cây, xanh tốt, rau xanh mơn mởn, chuồng trại nuôi lợn gà sach sẽ, ao cá cũng có
Khi bắt đầu bước vào doanh trại em có cảm giác bước vào một khu resort, đường bê trong doanh trại 100% trải nhựa và bê tông, ven đường là các hàng cây bóng mát, bên dưới trồng cây cảnh và cứ một khoảng lại có ghế đá. Trong đơn vị có bể bơi, sân tennis, sân vận động.
Nói chung cuộc sống của bộ đội bây giờ thời bọn em nằm mơ cũng chẳng dám
Chỉ có một điều là lính nghĩa vụ bây giờ không được ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ nên công tác dân vận chắc chắn thua xa thời cha ông chúng.
Xấu hơn nha, chỉ dân thành phố thì nhìn còn được. Đẹp nhất là dân lai Hoa. Trường TCKT lúc em học năm 1983-1987 dhs K rất nhiều, bọn này nhìn đen, xấu nhưng ăn và xài thì khỏi nói. Bọn cùng lớp em sau ra trường đều làm chánh hoặc phó Gđ sở Tài chính tỉnh những năm 1990Phụ nữ CPC bình quân có đẹp hơn VN không cụ ?
Hi, với tất cả phẩm chất & năng lực của Cụ, em tin chắc rằng nếu Cụ có theo BY sang Pháp thì Cụ sẽ không sớm thì muộn sẽ thành danh bên đó....có khi lại có nhiều điều kiện hơn để giúp đỡ cho quê nhà ấy chứ...tiếc quáVì sang Pháp nên cụ mới tiếc. Các cụ đều được sống dưới thời đế quốc sài lang nên sùng bái mẫu quốc lắm.
Cả hai cụ đều được học trường Pháp từ nhỏ.
Đúng là thời bình, kinh tế đất nướcđi lên nên lính cũng sướngthực ra từ năm 2001 là lính hết đói rồi cụ ạ,doanh trại cũng khang trang lắm rồi.
năm 2001 cháu đi lính lữ 299 trên yên thuỷ hoà bình thì đơn vị cháu đã ăn ngày 8,8 nghìn 1 ngày rồi bào gồm: thịt nạc,trứng vịt ,rau,canh cơm ăn ko hết.
Vâng, ngoài QĐ 2 em cũng có đi một số đơn vị lẻ khác, cơ sở vật chất cũng rất tốt bác ạQuân đoàn 2 em có lên đó một lần với ông bạn cấp tá làm công tác hậu cần nhà ở Liễu Giai. Hôm đó tập trận bắn đạn thật. Ông bạn đưa cho một bộ quân phục chiến thuật, mũ giày đủ cả. Cũng cầm ống nhòm ngó nghiêng như người lớn.
Trên đó thì ngon rồi, doanh trại đẹp đẽ khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ.
Em cũng thắc mắc như cụ từ lâu.Ý cụ ấy thời xưa khó khăn thì ko nói, chứ như bây giờ sao vẫn ko làm thẻ bài cho lính.
Em thì nghĩ có thể do bây giờ cũng vẫn khó khăn, nghĩ làm cho số ít thì thấy đơn giản, chứ trang bị đại trà thì cũng của 1 đống tiền.
Trước em cũng đi làm 1 cái thẻ bài để đeo chơi, làm đúng theo chuẩn quân đội mỹ, trong đó ghi họ tên, số cmt, nhóm máu... Tại em cũng hay đi lang thang, rủi có mệnh hệ gì thì người nhặt xác họ còn biết danh tính. Giá em làm đâu như 300k. Giờ cứ bỏ rẻ giảm xuống 1 nửa chi phí để trang bị cho lính thì em nghĩ với quân số hiện nay và nhân với giá tiền thì cũng kha khá. Trong khi đó lính thời bây giờ vẫn khốn khó đủ bề, thỉnh thoảng xem tivi, đọc báo thấy khoe thành tích thay đổi quân trang quân dụng vũ khí... Thì cũng chủ yếu là dành cho các đơn vị đặc biệt thôi chứ lính nghĩa vụ bình thường thì em vẫn thấy y như thời 7x, 8x
Ngoài vấn đề chi phí thì theo ý kiến chủ quan của em là có thể do sự bảo thủ của các cốp to. Vì truyền thống quân đội từ xưa đến nay ko dùng, nên có thể ko muốn phá lệ. Rồi thì sẽ tạo tâm lý hoang mang cho bộ đội....
Hí hí...em nghi ngờ cái công tác dân vận của cụ quáChỉ có một điều là lính nghĩa vụ bây giờ không được ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ nên công tác dân vận chắc chắn thua xa thời cha ông chúng.
Đánh nhau kiểu quy ước thì đối phương họ thừa sức biết đơn vị binh chủng nào đánh với họ .Em cũng thắc mắc như cụ từ lâu.
CÁi thẻ đấy cụ làm đơn lẻ thì đắt, chứ các nhà mày quốc phòng làm ngon, Chi phí vật liệu cũng rẻ tính ra thì khoảng 2k/cái chưa kể dập chữ.
Em nghĩ nguyên nhân có thể sợ lộ thông tin đơn vị,
Anh Mận cung tiến chùa Lào, Căm, Miến nhiều nha cụ
Em cũng có cái ảnh lang thang ở PP, thấy cũng hơi ngạc nhiên.
Em không rõ mấy món này lắm. Miến em đi thì chưa có duyên gặp.Anh Mận cung tiến chùa Lào, Căm, Miến nhiều nha cụ
Nếu là mã số quân nhân kiểu thẻ căn cước thì lộ sao được hả cụ. Lý do chắc là khácEm cũng thắc mắc như cụ từ lâu.
CÁi thẻ đấy cụ làm đơn lẻ thì đắt, chứ các nhà mày quốc phòng làm ngon, Chi phí vật liệu cũng rẻ tính ra thì khoảng 2k/cái chưa kể dập chữ.
Em nghĩ nguyên nhân có thể sợ lộ thông tin đơn vị,
Thẻ này là dãy số định danh khi nhập ngũ. Ko liên quan tới đơn vị. Trong cả đời có chuyển đi đâu thì vẫn số đấy nhéEm cũng thắc mắc như cụ từ lâu.
CÁi thẻ đấy cụ làm đơn lẻ thì đắt, chứ các nhà mày quốc phòng làm ngon, Chi phí vật liệu cũng rẻ tính ra thì khoảng 2k/cái chưa kể dập chữ.
Em nghĩ nguyên nhân có thể sợ lộ thông tin đơn vị,
Không biết cụ chủ lúc có ý định đi có tính đến sự khác biệt hai bên ko. Gia đình CT đúng kiểu trí thức tư sản. Cụ chủ có vẻ lại quen mánh mung chạy chợ hơn. Sang đó phụ thuộc nhà vợ, có theo thì cũng mất mấy năm học tiếng, học nghề. Chưa kể gia đình lại chống + nhiệt tình thì cũng mệt. HaizaHi, với tất cả phẩm chất & năng lực của Cụ, em tin chắc rằng nếu Cụ có theo BY sang Pháp thì Cụ sẽ không sớm thì muộn sẽ thành danh bên đó....có khi lại có nhiều điều kiện hơn để giúp đỡ cho quê nhà ấy chứ...tiếc quá
Làm mã số định danh kiểu căn cước công dân thì lộ thế đếch nào được nhỉ. Nói chung đời lính bao giờ cũng khổ, lính chiến càng khổ. Bố em lính trình sát kể đánh tàu xong sang Lào tiễu phỉ ở bên Hủa Phăn giáp biên khựa đói khát quá uống cả nước ở vũng bùn với nhặt bã mía của dân hít lại lấy chất cầm hơi. Bạn em mấy thằng học sỹ quan lục quân 1 xong ở lại trường công tác suốt ngày thâý dẫn quân chui rừng hành quân suốt, có thằng giảng viên trường sỹ quan chính trị thì nhàn hơn.Thẻ này là dãy số định danh khi nhập ngũ. Ko liên quan tới đơn vị. Trong cả đời có chuyển đi đâu thì vẫn số đấy nhé
Phim đó Pierre Prosnan đóng e cũng nhớ, sau vị chết, cuối phim có cờ đỏ sao vàng phát, nghe tiếng hô thôi cũng sướng hết cả ngườiChếch lề tí. Em từng xem 3 phim về CPC , 1 là CÁNH ĐỒNG HOANG.lâu quá k biết có đúng tên phim không nữa.
2 . NGÀY HỌ GIẾT CHA TÔI. (Mỹ)
3 .phim gì quên cả tên (Mỹ).chỉ nhớ 1 gia đình ng Mỹ thì phải , bị Pốt truy sát chạy trốn chối chết.. đc 1 ông CIA cứu giúp, sau ông CIA này cũng giết ..cuối cùng là họ chạy thoát sang vn.
cuối phim là cảnh gia đình đó trên cái thuyền và bộ đội VN bên kia sông dàn AK chĩa súng và gọi sang đại ý : " đây là lãnh thổ vn." Bọn dân pot nó mới k bắn truy kích tiếp.
Nói chung các phim này xem xong mới thấy ám ảnh nặng nề nhưng hay.chế độ Pot man rợ kinh dị ngay với dân CPC..đáng bị tiêu diệt.
Không phải ông diễn viên đóng 007 cụ ạ , ông diễn viên trẻ hơn nhiều . Phim đấy đây nè cụ .Phim đó Pierre Prosnan đóng e cũng nhớ, sau vị chết, cuối phim có cờ đỏ sao vàng phát, nghe tiếng hô thôi cũng sướng hết cả người
Khác hẳn cụ nhỉ. Những năm 1982-1983, đóng quân ở tuyến 2 vì cả quân đoàn vừa từ K ra, trung đoàn bọn em ở khoảng giữa Chợ Chu - Chợ Đồn.F1 nhà em đang ở trong quân ngũ, cháu nhập ngũ năm 2018 Nếu nói bộ đội khốn khó đủ bề thì ở chỗ nào chứ chỗ F1 nhà em thì không.
...
Chỉ có một điều là lính nghĩa vụ bây giờ không được ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ nên công tác dân vận chắc chắn thua xa thời cha ông chúng.
Em có gặp ông Sok An một lần nhân một sự kiện gì đó.Nhân thớt đang nói về những bức ảnh chụp về Cam, em xin góp mấy tấm.
Sang Cam việc đầu tiên là em đi đến chùa.
Đài độc lập, phía xa xa kia là dinh thự của HS. Cơ mà bây giờ HS không ở đó, bên ngoài lúc nào cũng có 1 đội bảo vệ mắc võng, súng ống hiện đại canh gác. HS bây giờ ở 1 dinh thự tại Ta Khmau , trên trần nhà luôn luôn túc trực 1 cái trực thăng. Bên Cam việc các lãnh đạo sử dụng trực thăng để di chuyển không có gì là lạ cả. Trước đấy ông Sok An là PTT vào dịp cuối tuần vẫn thường dùng trực thăng cá nhân đi thăm mấy trường gà của mình ở tỉnh.
1 góc Hoàng cung
Như còm trước em có nói về sự có mặt của các cán bộ Cam họ sang đây từ năm 1954. Trong số đó có những người trở về vào năm 1970 và bị Polpot giết chết. Họ để lại ở Vn gia đình và vợ con. Những người con đó hầu như ít ai được biết mặt cha. Vì khi sang đây do đảm bảo bí mật nên các tổ chức ở VN sẽ đặt cho họ tên Việt và gốc gác đều là Khmer Crom ( khmer thuộc các tỉnh Trà vinh, An Giang, Sóc trăng...) Do 1 mối quan hệ khá thân thiết mà năm 2018 em có tìm lại được quê quán của cha cho 1 ông anh. Manh mối để đi tìm chỉ có 1 mảnh giấy ghi tên những người trong gđ và tên cái chợ mà bác đó gửi lại người em khoảng 5 tuổi để ra đi. Tờ giấy đó viết vào năm 1964 được anh con trai giữ lại sau khi bà mẹ qua đời. Địa chỉ thì mông lung và sau từng đó năm trải qua các biến cố lịch sử của đất nước thì từ địa danh, vị trí cho đến con người cũng thay đổi ít nhiều. Vạch ra kế hoạch nhưng cũng rất mong manh vì bên Cam khâu quản lý hành chính rất non kém. Chính vì thế mà việc nhờ đến phường xã là điều mà em loại ra ngay từ đầu. Thôi thì đành bảo ông anh chịu khó kêu để ba anh dẫn lối đưa đường để anh tìm lại quê hương bản quán nhận họ hàng dù xương cốt của ba anh bị Polpot đập chết ở đâu cũng không biết nữa. Cuộc tìm kiếm không hy vọng nhiều lắm vì thời gian thì quá lâu rồi để đi dò là và chắp nối được những mảnh ghép mà mình có được và quỹ thời gian của em thì rất ít. Lúc lên đường cũng chỉ mong 1 cái kết có hậu như các chương trình " Như chưa hề có cuộc chia ly" mà em đã từng xem.
Để lát em mở máy tính lục tìm các hình ảnh rồi post lên hành trình hầu các cụ mợ.
Ngày đấy thì bọn em SV cũng ngoài giờ học phải tăng gia (trồng rau) quy định mỗi lớp phải cân cho nhà bếp bao nhiêu kg. Nhưng các cô nhà bếp đem nuôi lợn hết bọn em thường được bát canh có 1,2 cọng rau, đậu phụ 01 miếng bằng đốt ngón tay cái. Một tháng được 01 bữa miếng thịt cũng tương tự.Khác hẳn cụ nhỉ. Những năm 1982-1983, đóng quân ở tuyến 2 vì cả quân đoàn vừa từ K ra, trung đoàn bọn em ở khoảng giữa Chợ Chu - Chợ Đồn.
Nhất là vào mùa từ tháng 3 tới tháng 5, đói rau lắm. Tiêu chuẩn trên giấy thì vẫn 17 kg gạo/tháng, những mỗi bữa chỉ ""đầy, vơi". C 12.7 ly bọn em có một thằng tên Xuân, gọi là Xuân voi. Thằng này suýt được huân huy chương gì đó vì có vụ bị Pốt phục kích, mình ông tướng chui vào giá 3 chân, đội khẩu 12,7 ly chạy liền cỡ 2 km, cứu được súng trong khi 2 trung đội kia mất sạch. Nhưng ông tướng một lần bị bắt quả tang xúc gạo ở bếp đại đội đem bán, thế là tèo, ra quân bình thường. Thức ăn thiếu trầm trọng, đến nỗi lính kể "muối luộc, muối rang, muối kho, v.v..." Mấy tháng, có xe tải Zil 130 chở mấy tấn su hào lên mà lính đứa nào cũng thấy tươi tỉnh hẳn. Mà có gì đâu, đó là những củ su hào trọc đầu, cách lính gọi những củ su hào đã để lâu, bắt đầu xơ hóa và tất cả các mắt lá đã rơi rụng sạch sẽ. Vào thời gian đó, lần đầu tiên em ăn lõi thân cây đu đủ.
Kể chuyện bây giờ bọn trẻ chả đứa nào tin, lễ phép thì chúng nó im lặng.