[TT Hữu ích] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

VNTL-SEPRE.24

Xe buýt
Biển số
OF-336000
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
909
Động cơ
294,802 Mã lực
( Em kể nốt đoạn cuối cho các cụ khỏi phỏng đoán)
Chắc các cụ còn nhớ chuyện sau 2/9/1984 khi chú Đ thông báo đã tác động hết cách nhưng không thể đưa tôi vào biên chế chính thức ở BNG. Tuy rất buồn và thất vọng. Miệng nói với cô chú là sẽ về HN làm nghề khác hoặc học tiếp. Nhưng trong đầu tôi đã có kế hoạch vượt biên đi tìm BY.
Tôi sẽ về HN tối đa 3 tháng, những năm đó thì HN cũng nhiều người ra đi và đang ở trại tị nạn HK, chính quyền cũng đã bớt soi mói. Sau khi về lo công việc gia đình ổn, Tôi sẽ quay lại PP với tư cách là thằng dân. Lúc đó các mối quan hệ của tôi vẫn còn giá trị thì việc sang Thái đối với tôi không khó lắm.
Khổ một cái là cô chú Đ quá nhiệt tình nên có cái thư tay cho cụ Đặng Thí. Tôi nghĩ đó cũng là một cơ quan đối ngoại nên chưa chắc với cái đuôi " Tiểu tư sản thành thị" của Tôi được chấp nhận. Nên tôi quay về HN. Không ngờ họ lại nhanh chóng tiếp nhận và còn điện sang cảm ơn chú Đ. Tôi đành sang PP thu dọn đồ về cơ quan mới nhận công tác. Trước khi về em qua Oscar dặn anh Hêng nếu có thư thì giữ lại người quen của Tôi sẽ đến lấy. Về cơ quan mới công việc bận rộn, ngoài chuyên môn tiếng K mọi thứ khác tôi phải học, báo cáo tổng hợp, biểu mẫu, phân bổ ngân sách hợp tác cho các tỉnh, dự thảo hiệp định hàng năm phải ký kết...mất một năm cày bục mặt mới quen công việc. Ngoài ra vẫn phải tự học tiếng K theo giáo trình của trường để còn thi.
10 /1985 khi thành lập Đại diện KT tại PP. Tôi lại phải sang K lần nữa với niên hạn 3 năm. Tháng 11/1985 em trở lại PP sau hơn 1 năm về nước. Cảnh vật, con người vẫn không thay đổi. Mọi người quen ở chợ vẫn vui vẻ chào " chú Chan Thu " đến Oscar tôi nhận được 5 lá thư 4 cái của BY và 1 của BN . Lá cuối cùng viết tháng 8/1985 cùng thời gian với lá thư của BN. Do một năm không nhận được hồi âm của em họ nghĩ em đã rời PP đi nơi khác. Qua thư của hai anh em họ em được biết:
Họ vê Pháp sau khi BY quay lại BK. Một tháng sau thì BY có bầu thật, ba má khuyên em bỏ để tập trung vào việc học hành. Nhưng em quyết giữ. Cả nhà đành phải chịu. Ngay trong buổi picnic liên hoan đầu tiên khi đoàn tụ gia đình không may BY bị trượt ngã và không giữ được cái thai. Em đau đớn, tự trách móc bản thân và nằm ốm gần 3 tháng. Năm tháng qua đi nỗi đau cũng vơi dần, cùng với một năm bặt tin tôi. Nên em quyết định sau khi tốt nghiệp sẽ lấy chồng theo lời mối mai của ba má. Dự định ngày cưới cũng là ngày Noel 1985.
Những việc này em không hề kể với tôi ở những lá thư trước.
Đọc xong thư của họ sau khi suy nghĩ tôi cũng viết thư trả lời trình bày lý do bặt tin 1 năm. Mong em quên đi quá khứ đau buồn và chúc em hạnh phúc...Cuối cùng sẽ xin dừng liên lạc với họ từ sau lá thư này.
Từ đó đến nay chúng tôi không còn tin tức của nhau nữa ./.
Các cụ đã hài lòng chưa ạ.
Cái ảnh này là ảnh chụp toàn thân cùng nhiều cảnh xung quanh, em cắt bớt chỉ để lại khuôn mặt :
IMG_20210830_121910.jpg

Các cụ lật đằng sau sẽ có 2 SĐT đó.
Cô Bảo Yến này hơi giống hoa hậu Bùi Bích Phương. Hoa hậu đầu tiên của VN
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,845 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Khi nói chuyện với các bạn K, dân tri thức, dân thành thị Phnom Penh, nếu sang vấn đề này, các bạn đều nói: cảm ơn bộ đội, nhân dân Việt Nam, không có VN thì tụi tao bị diệt chủng hết, không có ngày hôm nay. Em cảm giác đa phần các bạn nói thật lòng, nhưng có lúc cảm giác như là lời nói thôi.

Đọc các chuyện kể của chú Chan Thu và các cụ OF trên này thì em hiểu hơn, giai đoạn 79-83 và giai đoạn sau 83 họ có cái nhìn nhận, ứng xử khác nhau một chút. Hơn nữa em cũng thấy các bạn K có tri thức, có kinh tế thì có tính tự tôn dân tộc cao.

Đi dọc biện giới tây nam Việt Nam nơi có những vụ thảm sát dân Việt, rồi đến Phnom Penh thăm cái trường học bị biến thành nhà tù, thăm một khu trại tập trung để thảm sát dân K, rồi cái tháp chứa xương nạn nhân...thì em thấy chế độ diệt chủng Pốt tàn bạo, vô nhân tính không còn gì để nói thêm nữa.

Em ngồi uống cafe với các bạn, trước khi đi Sihanouk Ville, các bạn nói đại ý: mày trông giống dân Campuchia...nên đi đâu cũng khỏi lo...(em chơi thể thao và hay lượn nên da hơi đen :P chứ bình thường coi là trắng cũng được :P)
Em ra khỏi Phnom Penh đi Sihanouk Ville hay SeamReap, gặp người dân nói chuyện được, cảm giác họ không để ý hay phân biệt người Việt Nam hay gì, người nào hiểu biết chút thì họ cũng nói chuyện đại ý: ghi nhận và cảm ơn bộ đội Việt Nam, còn bổ xung thêm không có Metfone (Viettel bên bên K) thì bọn tao - dân tỉnh, không không có cơ hội được dùng mobile nhiều như này (những năm 2011). Nhưng nhìn chung, em thấy bây giờ dân K có chút tâm lý không "bằng mặt" với người Việt và cả người Thái, họ sính ngoại hơn (Tây, Nhật). Có người nhìn nhận cho rằng có mối nguy hại từ TQ, dù dòng tiền đổ vào Phnom Penh và Sihanouk Ville thời gian gần đây rất nhiều là từ TQ.

Năm 2019, em nghĩ chiến tranh, đau buồn càng lùi xa hơn ở Phnom Penh. Thay vào đó là Phnom Penh gần như lột xác so với năm 2011, 2012: các khu chung cư cao cấp, các tòa nhà cao tầng hoặc mới xây hoặc xắp xây dựng xong xuất hiện nhiều, nhiều công trình mới hiện đại hơn, đa phần là nguồn gốc liên quan đến TQ. Đường phố mở rộng hơn, có cầu vượt, có cảnh ùn tắc giao thông - những 2011, 2012 em không gặp ở Phnom Penh. Tiếc là thời điểm này em lại không chụp nhiều ảnh nữa.

Có ảnh này như là một cơ quan hợp tác quân sự Campuchia - Việt Nam, năm 2019.
View attachment 6485752
Những tòa nhà này hồi xưa không có. Những ks được xây tối đa 5 tầng. Tòa nhà cao nhất PP là sứ quán Mỹ 7-8 tầng gì đó. Thời Sihanouk nó quy hoạch thành phố rất chặt theo kiểu đô thị Pháp trước 1945.
 

Masilev

Xe hơi
Biển số
OF-789195
Ngày cấp bằng
4/9/21
Số km
106
Động cơ
26,050 Mã lực
Tuổi
39
Đẹp trai và nhanh ý như cụ chủ, sao không dứt khoát ra ngoài sớm nhỉ
Hồi đó làm con drim thái về hà noi thì lấy cỡ á hậu trở lên ý
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,870
Động cơ
3,311,431 Mã lực
Ý cụ ấy thời xưa khó khăn thì ko nói, chứ như bây giờ sao vẫn ko làm thẻ bài cho lính.
Em thì nghĩ có thể do bây giờ cũng vẫn khó khăn, nghĩ làm cho số ít thì thấy đơn giản, chứ trang bị đại trà thì cũng của 1 đống tiền.
Trước em cũng đi làm 1 cái thẻ bài để đeo chơi, làm đúng theo chuẩn quân đội mỹ, trong đó ghi họ tên, số cmt, nhóm máu... Tại em cũng hay đi lang thang, rủi có mệnh hệ gì thì người nhặt xác họ còn biết danh tính. Giá em làm đâu như 300k. Giờ cứ bỏ rẻ giảm xuống 1 nửa chi phí để trang bị cho lính thì em nghĩ với quân số hiện nay và nhân với giá tiền thì cũng kha khá. Trong khi đó lính thời bây giờ vẫn khốn khó đủ bề, thỉnh thoảng xem tivi, đọc báo thấy khoe thành tích thay đổi quân trang quân dụng vũ khí... Thì cũng chủ yếu là dành cho các đơn vị đặc biệt thôi chứ lính nghĩa vụ bình thường thì em vẫn thấy y như thời 7x, 8x
Ngoài vấn đề chi phí thì theo ý kiến chủ quan của em là có thể do sự bảo thủ của các cốp to. Vì truyền thống quân đội từ xưa đến nay ko dùng, nên có thể ko muốn phá lệ. Rồi thì sẽ tạo tâm lý hoang mang cho bộ đội....
F1 nhà em đang ở trong quân ngũ, cháu nhập ngũ năm 2018 và thuộc một E thuộc Sư 325 Quân đoàn 2 đóng tại Bắc Giang. Nếu nói bộ đội khốn khó đủ bề thì ở chỗ nào chứ chỗ F1 nhà em thì không.
Doanh trại khang trang, nơi ở thoáng mát, ăn uống đầy đủ và ngon: từ 2 đến 3 món mặn, 1 món xào và canh rau, cơm ăn thừa - suất ăn của lính như Tiểu táo thời em còn trong quân ngũ.
Ban đầu em nghĩ có khi mình lên vào ngày nghỉ nên bữa ăn khác ngày thường, nhưng F1 nhà em xác nhận ngày nào cũng vậy và em lên nhiều lần sau cũng thấy thế.

Bộ đội thời bình thì ngoài huấn luyện và thực hiện các chế độ trong ngày thì giành rất nhiều thời gian để tăng gia và xây dựng, củng cố doanh trại. Vườn cây, xanh tốt, rau xanh mơn mởn, chuồng trại nuôi lợn gà sach sẽ, ao cá cũng có

Khi bắt đầu bước vào doanh trại em có cảm giác bước vào một khu resort, đường bê trong doanh trại 100% trải nhựa và bê tông, ven đường là các hàng cây bóng mát, bên dưới trồng cây cảnh và cứ một khoảng lại có ghế đá. Trong đơn vị có bể bơi, sân tennis, sân vận động.

Nói chung cuộc sống của bộ đội bây giờ thời bọn em nằm mơ cũng chẳng dám

Chỉ có một điều là lính nghĩa vụ bây giờ không được ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ nên công tác dân vận chắc chắn thua xa thời cha ông chúng.
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,613
Động cơ
346,187 Mã lực
Ý cụ ấy thời xưa khó khăn thì ko nói, chứ như bây giờ sao vẫn ko làm thẻ bài cho lính.
Em thì nghĩ có thể do bây giờ cũng vẫn khó khăn, nghĩ làm cho số ít thì thấy đơn giản, chứ trang bị đại trà thì cũng của 1 đống tiền.
Trước em cũng đi làm 1 cái thẻ bài để đeo chơi, làm đúng theo chuẩn quân đội mỹ, trong đó ghi họ tên, số cmt, nhóm máu... Tại em cũng hay đi lang thang, rủi có mệnh hệ gì thì người nhặt xác họ còn biết danh tính. Giá em làm đâu như 300k. Giờ cứ bỏ rẻ giảm xuống 1 nửa chi phí để trang bị cho lính thì em nghĩ với quân số hiện nay và nhân với giá tiền thì cũng kha khá. Trong khi đó lính thời bây giờ vẫn khốn khó đủ bề, thỉnh thoảng xem tivi, đọc báo thấy khoe thành tích thay đổi quân trang quân dụng vũ khí... Thì cũng chủ yếu là dành cho các đơn vị đặc biệt thôi chứ lính nghĩa vụ bình thường thì em vẫn thấy y như thời 7x, 8x
Ngoài vấn đề chi phí thì theo ý kiến chủ quan của em là có thể do sự bảo thủ của các cốp to. Vì truyền thống quân đội từ xưa đến nay ko dùng, nên có thể ko muốn phá lệ. Rồi thì sẽ tạo tâm lý hoang mang cho bộ đội....
Mua mấy cái máy khắc laser, làm nhanh và rẻ (tính theo khấu hao máy) cụ ạ. Quan trọng là các sếp bên QĐ thấy chưa cần thiết.
 
Chỉnh sửa cuối:

tazan_90

Xe điện
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
2,084
Động cơ
238,993 Mã lực
Tuổi
42
Ảnh hưởng lí lịch thì các cụ nhà em dính đây: cụ ông đi từ du kích làng thời đánh tây mà suốt thời kỳ đánh Mỹ 14 năm dậm chân tại chỗ (do có người nhà di cư), cụ bà thì đi bộ đội từ khi tốt nghiệp Y Hà nộiphấn đấu 18 năm mới được tham gia vào Party (do thành phần tiểu tư sản).
không biết nhà di cư vào năm năm 75 và đi lính trong QK9 coa ảnh hưởng ko cụ nhỉ?
 

tazan_90

Xe điện
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
2,084
Động cơ
238,993 Mã lực
Tuổi
42
F1 nhà em đang ở trong quân ngũ, cháu nhập ngũ năm 2018 và thuộc một E thuộc Sư 325 Quân đoàn 2 đóng tại Bắc Giang. Nếu nói bộ đội khốn khó đủ bề thì ở chỗ nào chứ chỗ F1 nhà em thì không.
Doanh trại khang trang, nơi ở thoáng mát, ăn uống đầy đủ và ngon: từ 2 đến 3 món mặn, 1 món xào và canh rau, cơm ăn thừa - suất ăn của lính như Tiểu táo thời em còn trong quân ngũ.
Ban đầu em nghĩ có khi mình lên vào ngày nghỉ nên bữa ăn khác ngày thường, nhưng F1 nhà em xác nhận ngày nào cũng vậy và em lên nhiều lần sau cũng thấy thế.

Bộ đội thời bình thì ngoài huấn luyện và thực hiện các chế độ trong ngày thì giành rất nhiều thời gian để tăng gia và xây dựng, củng cố doanh trại. Vườn cây, xanh tốt, rau xanh mơn mởn, chuồng trại nuôi lợn gà sach sẽ, ao cá cũng có

Khi bắt đầu bước vào doanh trại em có cảm giác bước vào một khu resort, đường bê trong doanh trại 100% trải nhựa và bê tông, ven đường là các hàng cây bóng mát, bên dưới trồng cây cảnh và cứ một khoảng lại có ghế đá. Trong đơn vị có bể bơi, sân tennis, sân vận động.

Nói chung cuộc sống của bộ đội bây giờ thời bọn em nằm mơ cũng chẳng dám

Chỉ có một điều là lính nghĩa vụ bây giờ không được ra ngoài doanh trại vào ngày nghỉ nên công tác dân vận chắc chắn thua xa thời cha ông chúng.
thực ra từ năm 2001 là lính hết đói rồi cụ ạ,doanh trại cũng khang trang lắm rồi.
năm 2001 cháu đi lính lữ 299 trên yên thuỷ hoà bình thì đơn vị cháu đã ăn ngày 8,8 nghìn 1 ngày rồi bào gồm: thịt nạc,trứng vịt ,rau,canh cơm ăn ko hết.
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
6,828
Động cơ
384,912 Mã lực
Nhân thớt đang nói về những bức ảnh chụp về Cam, em xin góp mấy tấm.
Sang Cam việc đầu tiên là em đi đến chùa.

FB_IMG_1630743535225.jpg

Đài độc lập, phía xa xa kia là dinh thự của HS. Cơ mà bây giờ HS không ở đó, bên ngoài lúc nào cũng có 1 đội bảo vệ mắc võng, súng ống hiện đại canh gác. HS bây giờ ở 1 dinh thự tại Ta Khmau , trên trần nhà luôn luôn túc trực 1 cái trực thăng. Bên Cam việc các lãnh đạo sử dụng trực thăng để di chuyển không có gì là lạ cả. Trước đấy ông Sok An là PTT vào dịp cuối tuần vẫn thường dùng trực thăng cá nhân đi thăm mấy trường gà của mình ở tỉnh.

FB_IMG_1630743529833.jpg


1 góc Hoàng cung

IMG_20210904_151639.jpg


Như còm trước em có nói về sự có mặt của các cán bộ Cam họ sang đây từ năm 1954. Trong số đó có những người trở về vào năm 1970 và bị Polpot giết chết. Họ để lại ở Vn gia đình và vợ con. Những người con đó hầu như ít ai được biết mặt cha. Vì khi sang đây do đảm bảo bí mật nên các tổ chức ở VN sẽ đặt cho họ tên Việt và gốc gác đều là Khmer Crom ( khmer thuộc các tỉnh Trà vinh, An Giang, Sóc trăng...) Do 1 mối quan hệ khá thân thiết mà năm 2018 em có tìm lại được quê quán của cha cho 1 ông anh. Manh mối để đi tìm chỉ có 1 mảnh giấy ghi tên những người trong gđ và tên cái chợ mà bác đó gửi lại người em khoảng 5 tuổi để ra đi. Tờ giấy đó viết vào năm 1964 được anh con trai giữ lại sau khi bà mẹ qua đời. Địa chỉ thì mông lung và sau từng đó năm trải qua các biến cố lịch sử của đất nước thì từ địa danh, vị trí cho đến con người cũng thay đổi ít nhiều. Vạch ra kế hoạch nhưng cũng rất mong manh vì bên Cam khâu quản lý hành chính rất non kém. Chính vì thế mà việc nhờ đến phường xã là điều mà em loại ra ngay từ đầu. Thôi thì đành bảo ông anh chịu khó kêu để ba anh dẫn lối đưa đường để anh tìm lại quê hương bản quán nhận họ hàng dù xương cốt của ba anh bị Polpot đập chết ở đâu cũng không biết nữa. Cuộc tìm kiếm không hy vọng nhiều lắm vì thời gian thì quá lâu rồi để đi dò là và chắp nối được những mảnh ghép mà mình có được và quỹ thời gian của em thì rất ít. Lúc lên đường cũng chỉ mong 1 cái kết có hậu như các chương trình " Như chưa hề có cuộc chia ly" mà em đã từng xem.
Để lát em mở máy tính lục tìm các hình ảnh rồi post lên hành trình hầu các cụ mợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
thực ra từ năm 2001 là lính hết đói rồi cụ ạ,doanh trại cũng khang trang lắm rồi.
năm 2001 cháu đi lính lữ 299 trên yên thuỷ hoà bình thì đơn vị cháu đã ăn ngày 8,8 nghìn 1 ngày rồi bào gồm: thịt nạc,trứng vịt ,rau,canh cơm ăn ko hết.
Em thấy bộ đội bây giờ cơ sở vật chất đầy đủ sạch sẽ, lao động cũng không phải quá vất vả. Các cậu lính cứ khỏe re. Đi lính chỉ lo mấy cái trò phân biệt vùng miền đánh nhau gây tai vạ thôi, chứ được quản chặt thì yên tâm.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Như còm trước em có nói về sự có mặt của các cán bộ Cam họ sang đây từ năm 1954. Trong số đó có những người trở về vào năm 1970 và bị Polpot giết chết. Họ để lại ở Vn gia đình và vợ con. Những người con đó hầu như ít ai được biết mặt cha. Vì khi sang đây do đảm bảo bí mật nên các tổ chức ở VN sẽ đặt cho họ tên Việt và gốc gác đều là Khmer Crom ( khmer thuộc các tỉnh Trà vinh, An Giang, Sóc trăng...) Do 1 mối quan hệ khá thân thiết mà năm 2018 em có tìm lại được quê quán của cha cho 1 ông anh. Manh mối để đi tìm chỉ có 1 mảnh giấy ghi tên những người trong gđ và tên cái chợ mà bác đó gửi lại người em khoảng 5 tuổi để ra đi. Tờ giấy đó viết vào năm 1964 được anh con trai giữ lại sau khi bà mẹ qua đời. Địa chỉ thì mông lung và sau từng đó năm trải qua các biến cố lịch sử của đất nước thì từ địa danh, vị trí cho đến con người cũng thay đổi ít nhiều. Vạch ra kế hoạch nhưng cũng rất mong manh vì bên Cam khâu quản lý hành chính rất non kém. Chính vì thế mà việc nhờ đến phường xã là điều mà em loại ra ngay từ đầu. Thôi thì đành bảo ông anh chịu khó kêu để ba anh dẫn lối đưa đường để anh tìm lại quê hương bản quán nhận họ hàng dù xương cốt của ba anh bị Polpot đập chết ở đâu cũng không biết nữa. Cuộc tìm kiếm không hy vọng nhiều lắm vì thời gian thì quá lâu rồi để đi dò là và chắp nối được những mảnh ghép mà mình có được và quỹ thời gian của em thì rất ít. Lúc lên đường cũng chỉ mong 1 cái kết có hậu như các chương trình " Như chưa hề có cuộc chia ly" mà em đã từng xem.
Để lát em mở máy tính lục tìm các hình ảnh rồi post lên hành trình hầu các cụ mợ.
Mời cụ post tiếp nối câu chuyện đi ạ
 

tung.npvh

Xe tăng
Biển số
OF-121350
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
1,405
Động cơ
385,091 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Bùi bích Phương xưa gặp ở đường Nguyễn Trãi đạo xe eska hay mifa gì đó đi học, không phải mini nhật.
xe SK cụ ạ, xe đạp của Tiệp thì phải

Phụ nữ đi xe Mifa nó cao ráo, thong thả. Xe SK dáng xe hơi dài, phù hợp ông nào tay dài chứ bình thường thì trông như bò ra trên cái xe. Cá nhân em thế hệ cuối 7x thích nhất cái xe SK, ngồi thẳng thì cao, thích đi nhanh thì ngả trước 1 chút là đi vun vút :)
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,845 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Nhân thớt đang nói về những bức ảnh chụp về Cam, em xin góp mấy tấm.
Sang Cam việc đầu tiên là em đi đến chùa.

FB_IMG_1630743535225.jpg

Đài độc lập, phía xa xa kia là dinh thự của HS. Cơ mà bây giờ HS không ở đó, bên ngoài lúc nào cũng có 1 đội bảo vệ mắc võng, súng ống hiện đại canh gác. HS bây giờ ở 1 dinh thự tại Ta Khmau , trên trần nhà luôn luôn túc trực 1 cái trực thăng. Bên Cam việc các lãnh đạo sử dụng trực thăng để di chuyển không có gì là lạ cả. Trước đấy ông Sok An là PTT vào dịp cuối tuần vẫn thường dùng trực thăng cá nhân đi thăm mấy trường gà của mình ở tỉnh.
Tay SoK An này là người gốc Hoa, trắng trẻo đeo kính cận nặng. Hồi mới thành lập Bộ ngoại giao do HS là BT, Sok An mới chỉ là nhân viên văn phòng, chỉ một năm sau ông ta đã là phó văn phòng và lên chánh văn phòng BNG. Sau ông Ho Na hong là đại sứ ở Nga về làm BT NG, thì ông ta ở lại một thời gian rồi lại đi theo HS. Đệ cứng của HS đó.
 

tazan_90

Xe điện
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
2,084
Động cơ
238,993 Mã lực
Tuổi
42
Em thấy bộ đội bây giờ cơ sở vật chất đầy đủ sạch sẽ, lao động cũng không phải quá vất vả. Các cậu lính cứ khỏe re. Đi lính chỉ lo mấy cái trò phân biệt vùng miền đánh nhau gây tai vạ thôi, chứ được quản chặt thì yên tâm.
đánh nhau thì thời nà chả có cụ,những năm trước ko có gì quay lại nên ko thấy thôi cụ.
năm e đi cũng đánh ac ,nhưng qua trọng do mình thôi.
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
6,828
Động cơ
384,912 Mã lực
Tay SoK An này là người gốc Hoa, trắng trẻo đeo kính cận nặng. Hồi mới thành lập Bộ ngoại giao do HS là BT, Sok An mới chỉ là nhân viên văn phòng, chỉ một năm sau ông ta đã là phó văn phòng và lên chánh văn phòng BNG. Sau ông Ho Na hong là đại sứ ở Nga về làm BT NG, thì ông ta ở lại một thời gian rồi lại đi theo HS. Đệ cứng của HS đó.
Sok An có mấy cái trường gà mang tên trường gà Sok An ở Cam ,chú ạ. Nơi đây tụ tập toàn các tay cá độ trong giới thượng lưu và chánh trệ ở Cam. Sau ông này bị ung thư và ra nước ngoài chữa trị. Khi trở về là 1 chuyên cơ kèm theo thi hài. Ông Ho Nam Hong là đại sứ quán ở Liên Xô năm 1980 .
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,845 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Sok An có mấy cái trường gà mang tên trường gà Sok An ở Cam ,chú ạ. Nơi đây tụ tập toàn các tay cá độ trong giới thượng lưu và chánh trệ ở Cam. Sau ông này bị ung thư và ra nước ngoài chữa trị. Khi trở về là 1 chuyên cơ kèm theo thi hài. Ông Ho Nam Hong là đại sứ quán ở Liên Xô năm 1980 .
Chà, vậy là Sok An đã ra đi rồi hả. Lâu ngày không theo dõi chính trường K. Cháu có biết bà Bo Rasi Vụ trưởng Vụ Á Úc BNG không ? Bà này lai Pháp cũng đẹp nhưng hơi to béo.
Có lẽ bà này không lên được vì khá thân VN.
 

VNTL-SEPRE.24

Xe buýt
Biển số
OF-336000
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
909
Động cơ
294,802 Mã lực
Cụ nhận xét tinh đấy, em để ý họ vũ văn khá tốt, nhưng không làm trưởng được, chỉ làm cấp phó, tham mưu...gì đấy thôi.
Cụ nhận xét khá đúng. Trong lịch sử hình như có một cụ họ Vũ làm tình báo đầu tiên của Việt Nam đưa công chúa sang Xiêm lấy chồng sau bí mật đưa lại VN.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,845 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Xihanuc em thấy gái gú ăn chơi ác mà khi nhắc về vị hoàng thân này dân cam rất tự hào
Thời Sihanouk trị vì K từ 1970 trở về trước là thời kỳ hoàng kim của K, nên dân họ luôn nhớ về thời đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top