- Biển số
- OF-158761
- Ngày cấp bằng
- 30/9/12
- Số km
- 1,528
- Động cơ
- 365,525 Mã lực
Rafale tuy đắt nhưng được cái tính năng ngon có khi ngon hơn hàng sịp hoa với đại ngố , mua về yên tâm ngủ ngon .
bán hay không???Nga thì chắc chắn bán Lada & Su35 cho khựa rồi, giờ đang mong bán tiếp Su 35 cho Vịt mình để lấy xèng hoàn thiện con T50. Mình còn bị 2 thằng này nó chăn dài dài.
TPO - Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS chiều 25/3 bác bỏ tin Bắc Kinh vừa ký thỏa thuận mua số lượng lớn vũ khí của Mátxcơva gồm 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel (AIP).
Máy bay Su-35 của Nga (Nguồn: AFP) .
ITAR-TASS dẫn nguồn tin Cơ quan hợp tác quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga để bác bỏ tin trước đó của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
Theo hãng thông tấn ITAR-TASS, trong chuyến thăm Nga của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã không ký bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến việc Moscow bán vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại cho Bắc Kinh, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel loại Lada.
Hãng thông tấn còn cho biết, thậm chí hai bên đã không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí hay hợp tác sản xuất vũ khí trong suốt thời gian ông Tập Cận Bình thăm Nga.
“Điện Kremlin đã chính thức bác bỏ việc thảo luận bán vũ khí cho Bắc Kinh trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Trong quan hệ Nga - Trung, các hợp đồng thương mại hầu như không bao giờ được đưa ra thảo luận trong các chuyến thăm của nhà lãnh đạo cấp cao”, ông Vasiliy Kashin, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc làm việc tại Trung tâm chiến lược và công nghệ (CAST) trụ sở tại Nga cho hay.
Theo thông tin trước đó đăng tải trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của **** Cộng sản Trung Quốc, thỏa thuận mua 24 chiến đấu cơ Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada được kí kết ngay trước chuyến công du Nga của tân Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mà không nói đến giá trị cụ thể của thỏa thuận mua bán này.
Theo truyền thông Moscow, Nga lo ngại về thỏa thuận bán vũ khí cho Trung Quốc vì sợ rằng Trung Quốc có thể sao chép trái phép các máy bay chiến đấu của họ.
Hồi năm 1995, Trung Quốc và Nga đã đạt thỏa thuận sản xuất 200 máy bay chiến đấu Su-27SKs, còn gọi là J-11A với chi phí là 2,5 tỷ USD cho tập đoàn Máy bay Shenyang. Tuy nhiên, năm 2006, Nga đã hủy bỏ thỏa thuận này sau khi phát hiện được 95 chiếc máy bay của Trung Quốc được thiết kế theo chiếc J-11B của Nga.
Nhiều nghi ngờ đưa ra rằng có thể Trung Quốc sẽ mua công nghệ sản xuất máy bay để cho ra đời phiên bản Su-35. Song theo chuyên gia quân sự Vasiliy Kashin, những rủi ro khi bán động cơ của Nga sang Trung Quốc là không đáng kể.
Nguyễn Thủy
Theo Defensenews
Em dự là bán. Thằng Nga giờ là con buôn VK roài, không còn chất Ngố của LX nữa đâu!bán hay không???
Do cái thằng ngu kia nó cố chấp đấy chứ báccái ông Rồng Đất với Vietminh9x cãi nhau dai quá loãng hết cả thớt. thôi thì các ông giỏi hết. vào chủ đề đi cái, đọc chục thớt toàn 2 ông cãi nhau!
Thật sự tớ không tin tưởng mấy cái thứ này lắm.VTC News) – Hải quân Mỹ nói họ sẽ lần đầu tiên triển khai vũ khí laser lên tàu chiến USS Ponce ở vùng Vịnh Persian vào năm 2014.
» Bộ Quốc phòng Nga khôi phục dự án laser quân sự
» Hải quân Mỹ sẽ được trang bị vũ khí laser
» Video: Mỹ thử nghiệm ‘quái vật laser’ bắn xuyên tên lửa
“Vũ khí laser có thể bắn cháy các máy bay và vô hiệu hóa tàu thuyền. Tương lai chính là đây”, ông Peter Morrison tại Văn phòng nghiên cứu chương trình công nghệ Laser của hải quân Mỹ hôm 8/4 cho biết.
Vũ khí laser của hải quân Mỹ
Hệ thống vũ khí laser hủy diệt được đánh giá có thể làm thay đổi diện mạo chiến tranh tương lai, nó chạy hoàn toàn bằng điện và có khả năng làm cháy các máy bay không người lái cũng như vô hiệu hóa tàu thuyền chỉ với 1 USD cho một lần phóng điện tia laser.
“So với hàng trăm nghìn USD cho một vụ thử tên lửa thì mới thấy được giá trị của loại vũ khí này”, Chuẩn Đô đốc Matthew Klunder – người đứng đầu bộ phận Nghiêu cứu Hải quân cho biết.
Hải quân Mỹ đã chi 32 triệu USD để phát triển loại vũ khí này và nó sẽ được trang bị trên tàu chiến USS Ponce vào năm 2014.
Hải quân Mỹ hy vọng một ngày nào đó những tên lửa phóng ra sẽ không thể vượt qua được các chùm tia laser có độ chính xác cao di chuyển với tốc độ ánh sáng, ông Klunder nói.
Một báo cáo mới của cơ quan nghiên cứu công nghệ cao laser của Mỹ nói hệ thống vũ khí laser cũng có nhược điểm, nó dễ dàng va phải vệ tinh hay máy bay, đặc biệt nó hoạt động không tốt trong điều kiện trời mưa hay sương mù.