Cẩn trọng hàng tầu
Ecuador sỉ nhục radar Trung Quốc
Quote:
Radar YLC-2V
Bộ Quốc phòng Ecuadorа đã hủy hợp đồng cung cấp, lắp đặt, hiệu chỉnh các đài radar YLC-2V và YLC-18 trị giá 60 triệu USD với công ty CETC (Trung Quốc).
Lý do là các radar đã cung cấp không có khả năng hoạt động. Bộ Quốc phòng Ecuador còn đòi phía Trung Quốc trả tiền bồi thường
Ecuador đã nhận được từ CETC 3 triệu USD đặt cọc cho hợp đồng. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ecuador còn tính đòi công ty Trung Quốc trả lại 36 triệu USD đã thanh toán và trả 9 triệu USD tiền bồi thường. Theo Tổng thống Ecuador Rafael Correra, trong 18 tháng tới, nước này dự định mua các radar mới để thay các radar rởm của Trung Quốc.
Ecuador và Trung Quốc ký hợp đồng mua bán các radar YLC-2C và YLC-18 vào tháng 10/2008. Ecuador mua radar một cách khẩn cấp theo hợp đồng ký ngay sau khi các máy bay huấn luyện chiến đấu EMB-314 Super Tucano xâm nhập không phận nước này và tấn công căn cứ quân nổi dậy Colombia trên lãnh thổ Ecuador.
Năm 2010-2011, Ecuador đã nhận được tổng cộng 4 đài radar Trung Quốc vốn dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2012. Phía Trung Quốc đã không tuân thủ được thời hạn này và Bộ Quốc phòng Ecuadorа đã cho CETC 6 tháng để thực hiện hợp đồng. Giữa tháng 4/2013, có tin tất cả các radar Trung Quốc lắp đặt ở Ecuador đều không thể hoạt động.
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Ecuador-si-nhuc-radar-Trung-Quoc/20135/52562.vnd
Radar này hồi trước 3 tàu chém văng máng lợn là lock được F22 đây
Trung Quốc bị phát hiện bán radar “rởm”
Bộ Quốc Phòng Ecuador đã thông báo hủy hợp đồng mua radar giám sát YLC-2V và YLC-18 từ công ty CECT của Trung Quốc.
Lý do của việc hủy hợp đồng này được Bộ Quốc phòng Ecuador đưa ra là những radar nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng quá kém, không thể khả năng hoạt động đúng nghĩa của một radar.
Cơ quan này cho biết thêm, họ đã nhận được từ CECT 3 triệu USD. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ecuador sẽ tiếp tục đòi CECT trả lại 36 triệu USD mà nước này đã thanh toán trước đó và đòi thêm 9 triệu USD tiền bồi thường.
Radar YLC-2V được quảng cáo rầm trời đã không thể hoạt động, đó có thể coi là sự "sĩ nhục" đối với vũ khí Trung Quốc. Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết, trong vòng 18 tháng tới nước này sẽ mua các hệ thống radar từ quốc gia khác để thay thế cho radar của Trung Quốc đã không hoạt động. Trung Quốc và Ecuador đã ký hợp đồng mua 4 hệ thống radar giám sát tầm xa vào tháng 10/2008.
Đây có thể coi là một quyết định mua sắm vội vàng sau khi các máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ EMB-314 Super Tucano xâm nhập không phận nước này và tấn công căn cứ quân nổi dậy Columbia trên lãnh thổ Ecuador.
Giai đoạn 2010-2011, Ecuador đã nhận từ CECT của Trung Quốc 4 hệ thống radar giám sát YLC-2V, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2012.
Tuy nhiên, phía nhà thầu CECT liên tục trì hoãn thời gian đưa hệ thống vào hoạt động. Bộ Quốc Phòng Ecuador đã gia hạn thời gian thêm 6 tháng nhưng mọi chuyện vẫn không tiến triển.
Lý do tại sao hệ thống radar YLC-2V không hoạt động sau khi triển khai tại Ecuador vẫn chưa được công bố. Đến tháng 4/2013 giới quân sự Ecuador mới “ngã ngửa” khi họ nhận ra rằng toàn bộ 4 hệ thống radar YLC-2V mà CECT đang lắp đặt đều không có khả năng hoạt động.
Trong khi đó, theo quảng cáo rầm rộ từ phía Trung Quốc YLC-2 là loại radar giám sát 3 tọa độ hiện đại có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.
YLC-2V là loại radar giám sát di động 3 tham số bằng tần S với ăng ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, radar này được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số MTI với khả năng kháng nhiễu rất tốt. CECT nhà sản xuất của YLC-2V hùng hồn tuyên bố radar này có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình tối tân F-22 của Mỹ.
YLC-2V có khả năng phát hiện máy bay từ cự ly 200 km trong môi trường nhiễu nặng, phạm vi trinh sát trong môi trường không nhiễu 330 km, độ chính xác được giới thiệu tới 300 mét. Tuy nhiên, “cháy nhà ra mặt chuột”, hệ thống radar được quảng cáo rầm trời này lại không thể hoạt động khi xuất khẩu cho Ecuador.
Không chỉ mất hợp đồng, bị đối tác đòi bồi thường thiệt hại mà sự thất bại của thương vụ này còn lại một sự “sỉ nhục” đối với vũ khí Trung Quốc. Tham vọng chiếm lĩnh thị trường vũ khí Nam Mỹ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn từ thương vụ này.
Trước đó, Peru cũng đã từ chối mua xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc. Giá rẻ không còn là thế mạnh của
vũ khí Trung Quốc khi mà chất lượng của nó quá kém.
quốc việt
Theo Infonet