[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đợi tây đen bỏ cấm vận đã rồi tính nhẩy .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
K21 của thằng kầy pop phải đeo phảo mới lội nước được, ăn 1 hit Dshk 12.7 có ống nhắm PSO cái thấy mẹ =)) nặng bà cố kém cơ động, mấy em còn lại có gì mà đòi > BMP2/3 ?

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thichmuadong@: cụ bị làm sao thế nhể, mấy cái xe IFV thì thằng nào chả giống thằng nào, hơn kém gì nhau ở đây???:)):)):)) thằng nào thì dính đạn 30 ly cũng đi tuốt, B40 đời ơ kìa cũng tèo ngay tắp lự, hơn nhau mỗi cái hình thức đẹp=))=))=))
K21 được quảng cáo là IFV thần thánh > cả M2 Bardley của thầy Mỹ luôn, vậy mà ko có ATGM qua nòng =)) phải đính kèm cạnh turret (copy M2 bradley, chém là ATGM đời 3 = Jav, Spiker top attack ?! càng dễ bị smoke, flares, mặt trời đánh lừa, Nga hiện có ПТУР 9M123, Hesmer ) chưa hết K21 là BMP3 clone HQ cũng tậu từ Nga, pháo 2A72 cỡ đạn 30 mm xài chung BMP3.
BMP-2D

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kho vũ khí khổng lồ hội tụ tại Thổ Nhĩ Kỳ

theo Infonet | 08/05/2013 21:38

Triển lãm Công nghiệp quốc phòng lần thứ 11 đang diễn ra tại Thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi hội tụ tinh hoa cộng nghệ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí toàn cầu.

Với sự góp mặt của 781 công ty chế tạo vũ khí từ 82 nước trên khắp thế giới, triển lãm năm nay sẽ được tổ chức trong vòng 4 ngày, với kỳ vọng thu hút được số lượng lớn khách tham quan cùng với những hợp đồng mua bán vũ khí trị giá nhiều chục triệu USD.

Khách tham quan khu trưng bày xe bọc thép của một công ty chế tạo vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ.Tên lửa diệt tăng OMTAS của Roketsan nặng 31 kg, có tầm bắn 4km


Tên lửa chống tăng KMTAS của Roketsan nặng 22 kg, có tầm bắn 2-2,5 km





Tên lửa chống tăng UMTAS trang bị cho máy bay, nặng 37,5 kg và có tầm bắn 8 km


Tên lửa phòng không tầm trung và tầm thấp AISHF của Roketsan





Khung gầm Arma 6 bánh của Otokar với hệ thống vũ khí Mızrak-30



Pháo hạm Stop-30 30 mm của hãng Aselsan










Trực thăng không người lái Sivrisinek “Moskito” của TAI




Hệ thống tác chiến bộ binh TAKSIS của Tubitak





Hệ thống chiến đấu bộ binh của Havelsan





Mô hình huấn luyện chiến đấu Hürkuş-C của TAI







Súng trường bắn tỉa tầm xa do công ty chế tạo vũ khí của Cộng hòa Azerbaijan tại triển lãm.

Tên lửa phóng từ chiến đấu cơ của Đức thu hút được khá đông sự chú ý tại triển lãm Công nghiệp quốc phòng quốc tế lần thứ 11.

Hệ thống tên lửa phòng thủ di động do công ty EUROSAM chế tạo góp mặt tại triển lãm.

Mô hình chiến đấu cơ của Boeing.

Mô hình chiến hạm thế hệ mới do một công ty của Italy đưa tới tham dự triển lãm năm nay.

Trải nghiệm cảm giác trên chiếc xe bọc thép Mercedes-Benz.

Súng radar trang bị trên xe tăng được một công ty chế tạo của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tới góp mặt tại triển lãm.

Những thông tin cơ bản về chiến đấu cơ F-16 cải tiến được một đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu chi tiết cho khách tham quan.

Trực thăng chiến đấu đa năng T129 được phát triển bởi công ty chế tạo vũ khí TAL của Thổ Nhĩ Kỳ. Dựa vào kiểu dáng chiếc máy bay, dễ dàng nhận thấy cỗ máy chiến tranh này có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm cùng sức hủy diệt kinh hoàng dựa vào hệ thống vũ khí khủng lắp bên dưới các cánh phụ và trước mũi.

Các loại súng trường tấn công uy lực hàng đầu thế giới cũng góp mặt tại triển lãm.

Mô hình chiến đấu cơ của Pháp.

Hệ thống súng trường tấn công ra đời dưới liên minh Đức - Thụy Sỹ thực sự gây ấn tượng mạnh với người xem.

Súng bắn tỉa Phần Lan.

Súng lục Áo tại triển lãm.

Xe tăng ALTAY do công ty OTOKAR của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tới giới thiệu tại triển lãm.

Pháo hạng nặng được một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo.

Toàn cảnh triển lãm Công nghiệp quốc phòng lần thứ 11.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ chào bán tàu tác chiến LCS tại Đông Nam Á

Thứ tư 15/05/2013 06:06
ANTĐ - Ngày 14-5, Tập đoàn sản xuất quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ cho biết, họ đang chào bán một loại tàu chiến đa năng tại khu vực Đông Nam Á, mà theo họ là sẽ dựa vào kinh nghiệm của chương trình sản xuất Tàu tuần duyên (LCS) cho Hải quân Mỹ.

Trong một cuộc họp báo cùng ngày tại Triển lãm và Hội thảo Quốc phòng Hàng hải Quốc tế đang diễn ra tại Singapore, các quan chức của công ty này đã quảng cáo loại tàu chiến đấu đa năng này, hay MCS, là "một giải pháp để bảo vệ các vùng biển Đông Nam Á."
Giống như lớp tàu LCS, tàu chiến đa năng này có thể thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển nông và ven bờ. Tàu lớp này có tốc độ nhanh và cơ động cao, ông Neil King, giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh quốc tế bộ phận tàu chiến và các hệ thống hàng không của Lockheed Martin, cho biết.
Lockheed Martin, công ty đang chế tạo lớp tàu tuần duyên Freedom cho Hải quân Mỹ, cho biết họ có thể cung cấp nhiều mẫu thân tàu khác nhau. Thiết kế này đã được chứng minh với nhiều kích cỡ khác nhau, từ 67 mét đến 150 mét, công ty này cho biết.



Tàu tác chiến ven bờ LSC-2 lớp Independence

Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này, USS Freedom đã neo đậu tại Căn cứ hải quân Changi của Singapore kể từ khi đến Singapore hồi tháng 4 trong đợt triển khai đầu tiên ra nước ngoài kéo dài 8 tháng.
Hôm 14-5, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến Hải quân Mỹ, cho biết tại một cuộc họp riêng rẽ tại triển lãm này rằng bộ trưởng quốc phòng nhiều nước khác đã có ấn tượng đối với kết cấu của lớp tàu tuần duyên này.
Ông cho biết Mỹ đang tính toán triển khai chiếc tàu LCS thứ 2 đến Singapore vào khoảng giữa năm 2015 theo kế hoạch triển khai 4 chiếc tàu chiến loại này tới Singapore.
Họ cũng đang cân nhắc triển khai tới 11 chiếc tàu tuần duyên tới khu vực này vào cuối thập niên này hoặc vào năm 2021 hoặc 2022. Ngoài Singapore, các tàu tuần duyên này cũng sẽ được triển khai tới Nhật Bản để thay thế một số tàu chiến cũ đang đồn trú tại đây.



Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 lớp Freedom
Các quan chức Lockheed Martin tham gia triển lãm cho biết loại tàu này chủ yếu nhằm cạnh tranh với các khinh hạm. Họ hy vọng chi phí của tàu LCS sẽ giảm khi họ giành được nhiều đơn đặt hàng hơn.
Gần đây, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ Ray Mabus đã cho rằng, chi phí sẽ giảm từ khoảng hơn 430 triệu USD đối với chiếc tàu đầu tiên xuống còn 350 triệu USD đối với 10 chiếc theo hợp đồng hiện tại.
Tính đến thời điểm này, Hải quân Mỹ đã đặt mua 24 chiếc tàu tuần duyên. Theo Kế hoạch đóng tàu 30 năm mới được công bố hồi giữa tháng 4, họ có kế hoạch sẽ mua đến 52 chiếc tàu LSC trước năm 2029.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cẩn trọng hàng tầu :D

Ecuador sỉ nhục radar Trung Quốc
Quote:

Radar YLC-2V

Bộ Quốc phòng Ecuadorа đã hủy hợp đồng cung cấp, lắp đặt, hiệu chỉnh các đài radar YLC-2V và YLC-18 trị giá 60 triệu USD với công ty CETC (Trung Quốc).

Lý do là các radar đã cung cấp không có khả năng hoạt động. Bộ Quốc phòng Ecuador còn đòi phía Trung Quốc trả tiền bồi thường

Ecuador đã nhận được từ CETC 3 triệu USD đặt cọc cho hợp đồng. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ecuador còn tính đòi công ty Trung Quốc trả lại 36 triệu USD đã thanh toán và trả 9 triệu USD tiền bồi thường. Theo Tổng thống Ecuador Rafael Correra, trong 18 tháng tới, nước này dự định mua các radar mới để thay các radar rởm của Trung Quốc.

Ecuador và Trung Quốc ký hợp đồng mua bán các radar YLC-2C và YLC-18 vào tháng 10/2008. Ecuador mua radar một cách khẩn cấp theo hợp đồng ký ngay sau khi các máy bay huấn luyện chiến đấu EMB-314 Super Tucano xâm nhập không phận nước này và tấn công căn cứ quân nổi dậy Colombia trên lãnh thổ Ecuador.

Năm 2010-2011, Ecuador đã nhận được tổng cộng 4 đài radar Trung Quốc vốn dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2012. Phía Trung Quốc đã không tuân thủ được thời hạn này và Bộ Quốc phòng Ecuadorа đã cho CETC 6 tháng để thực hiện hợp đồng. Giữa tháng 4/2013, có tin tất cả các radar Trung Quốc lắp đặt ở Ecuador đều không thể hoạt động.

http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Ecuador-si-nhuc-radar-Trung-Quoc/20135/52562.vnd

Radar này hồi trước 3 tàu chém văng máng lợn là lock được F22 đây =))


Trung Quốc bị phát hiện bán radar “rởm”

Bộ Quốc Phòng Ecuador đã thông báo hủy hợp đồng mua radar giám sát YLC-2V và YLC-18 từ công ty CECT của Trung Quốc.



Lý do của việc hủy hợp đồng này được Bộ Quốc phòng Ecuador đưa ra là những radar nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng quá kém, không thể khả năng hoạt động đúng nghĩa của một radar.
Cơ quan này cho biết thêm, họ đã nhận được từ CECT 3 triệu USD. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ecuador sẽ tiếp tục đòi CECT trả lại 36 triệu USD mà nước này đã thanh toán trước đó và đòi thêm 9 triệu USD tiền bồi thường.
Radar YLC-2V được quảng cáo rầm trời đã không thể hoạt động, đó có thể coi là sự "sĩ nhục" đối với vũ khí Trung Quốc. Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết, trong vòng 18 tháng tới nước này sẽ mua các hệ thống radar từ quốc gia khác để thay thế cho radar của Trung Quốc đã không hoạt động. Trung Quốc và Ecuador đã ký hợp đồng mua 4 hệ thống radar giám sát tầm xa vào tháng 10/2008.
Đây có thể coi là một quyết định mua sắm vội vàng sau khi các máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ EMB-314 Super Tucano xâm nhập không phận nước này và tấn công căn cứ quân nổi dậy Columbia trên lãnh thổ Ecuador.
Giai đoạn 2010-2011, Ecuador đã nhận từ CECT của Trung Quốc 4 hệ thống radar giám sát YLC-2V, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2012.
Tuy nhiên, phía nhà thầu CECT liên tục trì hoãn thời gian đưa hệ thống vào hoạt động. Bộ Quốc Phòng Ecuador đã gia hạn thời gian thêm 6 tháng nhưng mọi chuyện vẫn không tiến triển.
Lý do tại sao hệ thống radar YLC-2V không hoạt động sau khi triển khai tại Ecuador vẫn chưa được công bố. Đến tháng 4/2013 giới quân sự Ecuador mới “ngã ngửa” khi họ nhận ra rằng toàn bộ 4 hệ thống radar YLC-2V mà CECT đang lắp đặt đều không có khả năng hoạt động.
Trong khi đó, theo quảng cáo rầm rộ từ phía Trung Quốc YLC-2 là loại radar giám sát 3 tọa độ hiện đại có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.
YLC-2V là loại radar giám sát di động 3 tham số bằng tần S với ăng ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, radar này được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số MTI với khả năng kháng nhiễu rất tốt. CECT nhà sản xuất của YLC-2V hùng hồn tuyên bố radar này có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình tối tân F-22 của Mỹ.
YLC-2V có khả năng phát hiện máy bay từ cự ly 200 km trong môi trường nhiễu nặng, phạm vi trinh sát trong môi trường không nhiễu 330 km, độ chính xác được giới thiệu tới 300 mét. Tuy nhiên, “cháy nhà ra mặt chuột”, hệ thống radar được quảng cáo rầm trời này lại không thể hoạt động khi xuất khẩu cho Ecuador.
Không chỉ mất hợp đồng, bị đối tác đòi bồi thường thiệt hại mà sự thất bại của thương vụ này còn lại một sự “sỉ nhục” đối với vũ khí Trung Quốc. Tham vọng chiếm lĩnh thị trường vũ khí Nam Mỹ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn từ thương vụ này.
Trước đó, Peru cũng đã từ chối mua xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc. Giá rẻ không còn là thế mạnh của vũ khí Trung Quốc khi mà chất lượng của nó quá kém.
quốc việt
Theo Infonet
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Ấy mà vẫn có chú nâng bi hàng tàu là ngon đấy cụ ợ , hàng tàu chỉ đến thế !
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nam Phi bán chiến đấu cơ Cheetah cũ cho Ecuador

QĐND - Chủ Nhật, 29/01/2012, 21:58 (GMT+7)


QĐND Online - Nam phi đã chuyển giao 12 chiến đấu cơ Atlas Cheetah đã qua sử dụng cho không quân Ecuador.
Theo trang tin Flightglobal, việc chuyển giao nói trên được thực hiện theo hợp đồng trị giá 78,5 triệu USD được không quân Ecuador ký với công ty Denel Aviation (Nam Phi) năm 2010. Ngoài việc chuyển giao máy bay, hợp đồng trên còn bao gồm dịch vụ bảo dưỡng kéo dài trong 5 năm. Lô chiến đấu cơ Atlas Cheetah đầu tiên bao gồm 3 máy bay đã tới Ecuador vào tháng 5-2011 và 9 máy bay còn lại vừa tới quốc gia Nam Mỹ này hôm 23-1. Tới dự lễ chuyển giao nói trên có Tổng thống Ecuador Rafael Correa Delgado.
Chiến đấu cơ Atlas Cheetah
Các chiến đấu cơ Atlas Cheetah chuyển giao cho Ecuador thuộc phiên bản C và D được loại bỏ khỏi biên chế không quân Nam Phi từ năm 2008. Trong biên chế quân đội Ecuador, chúng sẽ thay thế cho các đơn vị Mirage F1. Động thái tăng cường sức mạnh không quân của quốc gia Nam Mỹ này được cho là để đối phó với Colombia, quốc gia bị cáo buộc xâm phạm lãnh thổ Ecuador khi trấn áp lực lượng nổi dậy.
Được thiết kế từ những năm 1980, Atlas Cheetah là sản phẩm hợp tác giữa Israel và Nam Phi dựa trên cơ sở máy bay Dassault Mirage III. Sản phẩm chiến đấu cơ nội địa này của Nam Phi tiên tiến hơn Mirage III nhờ các thiết bị điện tử hàng không, radar, đối kháng điện tử do công ty Denel Aviation chế tạo.
Với khả năng đạt tốc độ bay tối đa tới 2.400 km/giờ, Atlas Cheetah có tầm hoạt động đạt 2.600 km. Vũ khí của dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ này là hai pháo 30 mm và các loại bom, tên lửa, rocket hàng không.
Tuấn Sơn (theo Lenta)




Phi hành đoàn : 01
Dài : 15,55 m
Sải cánh : 8,22 m
Cao : 4,50 m
Trọng lượng không tải : 6.600 kg
Tối đa khi cất cánh : 13.700 kg
Động cơ : 01 động cơ phản lực SNECMA Atar 9K50C-11 có sức đẩy 7.200 kg.
Tốc độ : 2.338 km/giờ
Cao độ : 17.000 m
Tầm hoạt động : 1.200 km
Hỏa lực : 02 đại bác 30mm DEFA.552 với 125 đạn mỗi súng; 04 ổ rocket Matra với 18 rocket 68mm SNEB mỗi ổ; 02 tên lửa không-đối-không Python 3; 4.400 kg vũ khí gồm : bom 250kg laser dẫn đường (LGB), bom định vị vệ tinh (GPS), bom từ tính.
Bay lần đầu : 16/7/1986
Số lượng sản xuất : 70 chiếc.
Quốc gia sử dụng : Nam Phi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam là nước ĐNA đầu tiên có hệ thống phòng không Pantsir-S1 tiên tiến?
Quote:
(Soha.vn) - Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số lượng hợp đồng hợp tác kỹ thuật - quân sự mới, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự (FSMTC) Alexander Fomin nói với hãng tin Interfax hôm 14/5.

"Các hợp đồng cung cấp các hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự mới có thể được ký kết trong tương lai gần" - người đứng đầu FSMTC cho biết.

Ông Fomin cũng lưu ý rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Nga, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân và vũ khí. Ông lưu ý rằng hiện nay chi tiết của các hợp đồng đang được soạn thảo.

"Khi mọi thứ được cho phép, chúng tôi sẽ công bố báo cáo chi tiết về hợp đồng", ông Fomin nói với nhiều ẩn ý.

Trong khi đó, nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á:
“Gần đây, Việt Nam tích cực mua vũ khí của Nga. Người Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống pháo-tên lửa chống máy bay mới Pantsir-S1 tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới”



Trước đó, Văn phòng khí cụ Konstruktorskoe byuro priborostroeniya (KBP) OAO Tula của Nga thông báo rằng, Nga đang thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp các hệ thống pháo/tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 cho quốc gia “giấu tên” nước ngoài.

Cụ thể, ngày 20/2 vừa qua, KBP Tula đã tổ chức một buổi lễ tốt nghiệp cho nhóm các chuyên gia/nhân viên quân sự thứ hai của nước ngoài, hoàn thành khóa đào tạo sử dụng đối với tổ hợp pháo/tên lửa phòng không ZRPK Pantsir-S1.

“Đội tiên phong này sẽ hỗ trợ hiệu quả, mà chúng tôi đã đặt- trong hệ thống duy nhất. Các hệ thống tên lửa tinh vi S-300 và các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của chúng tôi sẽ là một lời cảnh báo và không cho đối phương bất kỳ cơ hội nào để có thể thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào quốc gia của các bạn", Phó Tổng Giám đốc KBP Tula - ông Yuri Savenkov phát biểu trước các học viên nước ngoài trong buổi lễ tốt nghiệp hôm 20/2.

Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound), là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không kết hợp, có thể tiêu diệt hiệu quả hầu hết các mục tiêu trên không trong tầm ngắn và tầm trung. Pantsir-S1 được phát triển với 2 biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp. Tuy nhiên, hiện nay biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm bánh lốp đang được cả Quân đội Nga và các đối tác nước ngoài ưa thích hơn.



Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.

Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.

Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Thậm chí, theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.

http://soha.vn/quan-su/viet-nam-la-nuoc-dna-dau-tien-co-he-thong-phong-khong-pantsirs1-tien-tien-2013052000495471.htm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lại cái trò mậu dịch của tư bẩn đại Nga , ít bữa lại bán cho Tàu .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
VN cần mua 2 thứ này, vì bây giờ không mua của Nga cũng chẳng thể mua của ai, vừa mắc mà vũ khí sát thương vẫn chưa được bán cho VN, dù sao NATO vẫn ngại CS nhất là trong bộ máy cầm quyền ở VN vẫn còn phe cánh thân tầu khựa.

Nga quyết định cho Peru thử siêu tăng T-90S, Lima có thể mua 100 chiếc


Thứ hai 20/05/2013 10:02
(GDVN) - Tăng T-90S có khả năng kiểm soát, định vị và liên lạc tự động. Súng máy 7.62 mm có thể được điều khiển từ xa. Kíp lái dành cho T-90S gồm 3 người (cả tài xế và pháo thủ). Xe được trang bị giáp cảm ứng nổ, hệ thống bảo vệ NBC.

T-90
Sau khi tham gia chào hàng và trưng bày tại triển lãm quốc phòng SITDEF Peru 2013 vào tuần trước, Nga đã quyết địn để lại một mẫu xe tăng T-90 ở thủ đô Lima và cho phép quân đội Peru tiến hành thử nghiệm theo yêu cầu và nguyện vọng của nước này.

Đại diện của Rosoboronexport - Sergei Ladygin cho hay: "Tập đoàn Rosoboronexport và Uralvagonzavod đã chính thức nhận được đề nghị của quân đội Peru về việc cho phép quân đội nước này được thử nghiệm loại vũ khí Nga đang chào hàng".

Theo Sergei Ladygin, các cuộc thử nghiệm tính năng sẽ được quân đội Peru tiến hành trong 6 tháng (một khoảng thời gian khá dài nhưng cần thiết để thử nghiệm một loại mẫu xe chiến đấu đắt tiền trước khi quyết định mua hay không mua).

Các thiết bị đi kèm (phụ tùng, vũ khí) sẽ được chuyển tới cho quân đội Peru để nước này tiến hành các cuộc thử nghiệm trong có có thử nghiệm hỏa lực thật ngoài thao trường.

Đặc điểm cơ bản của T-90s
Sau khi thử nghiệm, nếu cảm thấy hài lòng, quân đội Peru có thể sẽ đặt hàng của Nga 100 chiếc T-90S. Hiện quân đội nước này đang vận hành khoảng 300 chiếc xe tăng T-55 được sản xuất từ thời Liên Xô. Hiện Peru đã có ý định thay thế loại xe tăng "cổ" này bằng T-90S.

Xe tăng T-90S do Nga sản xuất được trang bị động cơ đa diesel hỗn hợp với sức mạnh 1.139 mã lực cho phép xe chiến đấu này có thể đạt được vận tốc 60 km/h (đường bằng) và 45 km (trên địa hình gồ ghề).

Xe có trọng lượng 46.5 tấn với tháp pháo cỡ nòng 125 mm được hiện đại hóa với khả năng nạp đạn tự động, bắn đạn tên lửa 9M119M.

Tăng T-90S có khả năng kiểm soát, định vị và liên lạc tự động. Súng máy 7.62 mm có thể được điều khiển từ xa. Kíp lái dành cho T-90S gồm 3 người (cả tài xế và pháo thủ). Xe được trang bị giáp cảm ứng nổ, hệ thống bảo vệ NBC.

Nga chào hàng, sẵn sàng bàn giao công nghệ Su-35 cho Brazil

Thứ hai 20/05/2013 08:57
(GDVN) - Nga chào hàng, sẵn sàng bàn giao công nghệ chế tạo máy bay tiêm kích Su-35 cho Brazil.

Su-35
Trong khuôn khổ cuộc đấu thầu, Hãng Rosoboronexport đã chào bán cho Brazil các máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không Panstyr, - ông Sergei Ladigin, người đứng đầu phái đoàn của hãng tại triển lãm vũ khí Lima cho biết.

"Mặc dù năm 2009, Nga cùng các Su-35 rút khỏi danh mục đấu thầu ngắn của Brazil, nhưng chúng tôi đã thực hiện song song đề nghị ngoài đấu thầu về Panstyr và Su-35 cho phía Brazil. Đề xuất của chúng tôi đang được nghiên cứu," – ông Ladigin nói.

Ông lưu ý phía Nga còn sẵn sàng chuyển giao toàn bộ công nghệ sản xuất chiến đấu cơ.
 
Chỉnh sửa cuối:

mit mat

Xe đạp
Biển số
OF-105483
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
30
Động cơ
395,400 Mã lực
1 điều là mua đồ Tây bác sẽ được trao tặng 1 lợi ích lâu dài mà mua đồ Mỹ và Nga đều không được: đó là được chuyển giao kỹ thuật từ A-Z để tự sx lại khí tài . Mỹ và Nga đều giữ nghề rất kín, họ chỉ muốn bán thành phẩm chứ không hề chịu chuyển giao kỹ thuật lại cho khách hàng tự sx

Nếu có khả năng thì nên mua con Gripen hoặc Rafael, 2 hãng sx này đã hứa nếu chịu mua (nhiều) sẽ chuyển giao kỹ thuật từ A-Z cho khách hàng ...cứ nhìn Ấn Độ trong thương vụ Rafael sẽ thấy .
Cụ nói rất phải ,cái đắt là chuyển giao công nghệ :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp giới thiệu tuần dương hạm tàng hình với Việt Nam

Chủ Nhật, 26/05/2013 10:55
(NLĐO)- Cử tuần dương hạm L’Adroit tới thăm Việt Nam, Pháp muốn giới thiệu mẫu chiến hạm hiện đại mới, có khả năng tàng hình, được thiết kế để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.



Tin từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy ngày 27-5 sẽ đến cảng Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm và giới thiệu với Việt Nam đến ngày 1-6.

Tuần dương hạm L'Adroit có khả năng tàng hình
Khởi hành từ cảng Toulon ngày 14-1-2013, tuần dương hạm L’Adroit sẽ trở về cảng này của Pháp vào ngày 15-7 tới, sau khi đã thực hiện một nhiệm vụ kéo dài 6 tháng.

Trong đợt làm nhiệm vụ này, con tàu đã chủ yêu hoạt động tại vùng biển Ấn Độ Dương trong khuôn khổ các hoạt động phòng chống cướp biển và tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Pháp tại Ấn Độ Dương.

Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài chuyến thăm TP cảng Hải Phòng, tuần dương hạm L’Adroit còn tới thăm Singapore và Jakarta (Indonesia).

Trong thời gian chuyến thăm Việt Nam, sẽ có nhiều phái đoàn của Bộ quốc phòng, UBND TP Hải Phòng và Cảnh sát biển sẽ lên thăm tàu. Nhân dịp này, phía Pháp sẽ tổ chức một buổi họp báo trên tàu.

Chuyến thăm lần này nằm trong khuôn khổ Năm Pháp-Việt, đồng thời nhằm mục đích giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về mẫu tàu mới cùng nhiệm vụ của nó. Chuyến thăm của tuần dương hạm L'Adroit còn là dịp để khẳng định mối quan hệ hợp tác song phương giữa Pháp và Việt Nam trên cả hai lĩnh vực kinh tế và quân sự.

Là mẫu tàu thử nghiệm thuộc lớp Gowind OPV (pour Offshore Patrol Vessel), L’Adroit là một tàu tuần tra do hãng DCNS thiết kế và được dành cho Hải quân quốc gia Pháp.

L'Adroit, có khả năng tàng hình, được thiết kế để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tàu được trang bị máy bay lên thẳng, xuồng cao su cao tốc...
Khả năng hoạt động tác chiến của tàu rất đa dạng nhờ một hệ thống vũ khí và trang bị dành cho các nhiệm vụ tuần tra và cảnh sát biển như: xuồng cao tốc, máy bay trực thăng, thiết bị tuần thám không người lái, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống thông tin băng thông rộng và được bảo mật, hệ thống hỗ trợ chỉ huy, buồng lái có thể quan sát được toàn cảnh 360 độ và hệ thống hạ thủy xuồng siêu nhanh.

Nhờ được tự động hóa rất cao và thủy thủ đoàn thu gọn khoảng 30 người, tuần dương hạm L’Adroit thực sự là một giải pháp rất kinh tế cho công tác tuần tra và đảm bảo an ninh cho các đại dương.

Với lượng choán nước 2.400 tấn, tuần dương hạm L’Adroit là tàu chiến tuyến đầu được thiết kế để trở thành “xương sống” của các lực lượng hải quân chủ lực.

Tuần dương hạm L’Adroit có thể chống lại tất cả các loại mối đe dọa trên biển, đất liền hay trên không. Khi hoạt động độc lập, một tàu l’Adroit có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ từ hộ tống đến hỗ trợ hỏa lực.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Các cụ cao thủ về vũ khí quân sự của OF cho em hỏi chút: SU25 và A10 nếu được chọn thì chọn em nào tốt hơn ạh?!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Các cụ cao thủ về vũ khí quân sự của OF cho em hỏi chút: SU25 và A10 nếu được chọn thì chọn em nào tốt hơn ạh?!
Nên lấy con SU 25 được cải tiến bi giờ hơn con Lợn đất thời CT vùng Vịnh :D
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Nên lấy con SU 25 được cải tiến bi giờ hơn con Lợn đất thời CT vùng Vịnh :D
Nhưng theo các thông tin trên mạng thì con A10 vũ khí Mỹ bao giờ cũng tốt hơn SU25 của anh Ngố chứ nhỉ?!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam đặt mua 3 máy bay vận tải CN-295 của châu Âu

(Soha.vn) - Việt Nam đã từng đặt hàng 5 máy bay vận tải CN-295 của hãng Airbus Military nhưng sau đó giảm số lượng xuống còn 3 chiếc, tuy nhiên, thỏa thuận chưa được Airbus thực hiện. Đó là tiết lộ của Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn PT Indonesia Aerospace, ông Budiman Saleh cho biết hôm 28/5.

Được biết, ông Budiman là một thành viên trong nhóm các quan chức và nhân viên hàng không của Indonesia, dẫn đầu là Thứ trưởng Quốc phòng Sjafrie đi thăm 6 quốc gia châu Á trên chiếc máy bay vận tải CN-295 để xúc tiến tiềm năng xuất khẩu.

Sĩ quan quân đội Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng phái đoàn Indonesia và máy bay vận tải CN-295.​

Trong cuộc gặp và thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam vào hôm 27/5 tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết rằng, Không quân Việt Nam cần một loại máy bay có thể triển khai lực lượng, vận tải, sức chở tối đa 10 tấn và có một cánh cửa phía sau để đáp ứng nhu cầu của đất nước.
Theo các phương tiện truyền thông Indonesia, rõ ràng Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua được các máy bay CN-295 do nước này chế tạo theo giấy phép hợp tác sản xuất của Airbus Military.

Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua được các máy bay CN-295​

Theo ông Budiman, việc chuyển giao sản xuất máy bay CN-295 mà do Airbus Military cung cấp theo đơn hàng của Việt Nam cho PT Indonesian Aerospace là rất có khả năng, bởi Airbus Military và PT Indonesian Aerospace đang có quan hệ hợp tác sản xuất máy bay.
Indonesia cũng đã được Airbus bổ nhiệm làm đại lý chính cho việc bán và bảo hành máy bay ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
"Có một số lợi thế cho Việt Nam khi máy bay này (CN-295) được sản xuất tại Indonesia", ông Budiman nói.
 

nthethang

Xe hơi
Biển số
OF-173234
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
175
Động cơ
343,790 Mã lực
Tuổi
38
bây giờ đúng là cần mấy cái tên lửa bảo vệ bờ biển cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top