[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

B30TT9

Xe tải
Biển số
OF-133900
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
351
Động cơ
374,307 Mã lực
Loại này chắc còn lâu mới phát triển được nhất là không thể phát huy trong thời tiết xấu!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khả năng do thám, diệt mục tiêu của tên lửa Delilah

Tên lửa Delilah được phục vụ trong Không quân Israel, có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu một cách nhanh chóng với độ chính xác rất cao.
Tên lửa Delilah (Delilah - một nhân vật trong Kinh Thánh) do tập đoàn công nghiệp quân sự Israel chế tạo, bắt đầu được đưa vào phục vụ trong quân đội Israel vào cuối năm 1980.
Năm 2006, Delilah được quân đội Israel sử dụng trong chiến tranh Lebanon lần thứ hai và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi tiêu diệt thành công các mục tiêu theo như kế hoạch tác chiến.
Tên lửa Delilah đóng một vai trò rất quan trọng trong Không lực Israel, nó có thể làm thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường và tạo ra ưu thế lớn khi tác chiến trên không.
Trên thực tế, Delilah là loại tên lửa do thám/tấn công được trang bị một động cơ phản lực cho phép nó có thể do thám và tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách rất xa với tầm bắn lên đến 250 km.
Delilah có thể tấn công mục tiêu với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hay hệ thống dẫn đường quán tính riêng.
Ở giai đoạn cuối của quỹ đạo, tên lửa sử dụng chế độ tự dẫn.
Do có trọng lượng nhẹ, thiết kế mô-đun nhỏ gọn, Delilah có thể trang bị các đầu đạn khác nhau và được lắp đặt trên các loại trực thăng UH-60A, SH-60B, chiến đấu cơ F-16 hay dàn phóng tên lửa mặt đất MLRS.
Delilah có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu ở cự ly 16 km hoặc xa hơn từ những vị trí phóng được che khuất, cho phép ngắm chính xác và nhanh chóng tấn công các mục tiêu bọc thép hoặc không bọc thép, cơ động hoặc cố định trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm và ở các cự ly khác nhau.
Trước khi lao vào mục tiêu với tốc độ cận âm, tọa độ của mục tiêu được cài đặt vào bộ nhớ chương trình điều khiển bay của Delilah và tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu do đó Delilah có thể đạt đến độ chính xác trong phạm vi một vài mét. (Nguồn GDVN)
 

Hai Long

Xe tải
Biển số
OF-25455
Ngày cấp bằng
9/12/08
Số km
331
Động cơ
492,870 Mã lực
Mua luôn cả đôi lính Joe về nó chiến đấu hộn cho chắc!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xe chiến đấu bộ binh tốt nhất thế giới của Việt Nam

Là một trong những xe chiến đấu bộ binh hạng nhất thế giới, BMP-2 đang được số hóa để tiếp tục duy trì danh hiệu này.

Được phát triển từ xe chiến đấu bộ binh huyền thoại BMP-1, BMP-2 được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô những năm 1980 và nhanh chóng đánh bại các loại xe chiến đấu bộ binh cùng thời của NATO.


So với các loại xe chiến đấu bộ binh cùng thời của NATO, BMP-2 vượt trội về mặt hỏa lực. Xe được trang bị tháp pháo tự động 2A42 30mm với tốc độ bắn lên đến 550 phát/phút.

Ngoài ra, xe còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm với cơ số 2.000 viên đạn. Đặc biệt, BMP-2 được trang bị 4 tên lửa chống tăng AT-5 hoặc AT-4 đủ khả năng tiêu diệt mọi loại xe tăng chiến đấu chủ lực.

Việt Nam được Liên Xô viện trợ BMP-2 trong những năm 1980 góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Vào thời điểm đó, BMP-2 trở thành loại xe chiến đấu bộ binh hiện đại nhất trong kho xe tăng - thiết giáp Việt Nam.

Đến những năm 1990, sức mạnh chiến đấu của BMP-2 xuống cấp một cách nghiêm trọng, vấn đề không phải nằm ở hệ thống vũ khí mà chính ở hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực.

Các xe chiến đấu bộ binh, xe tăng hiện đại trên thế giới đều có phạm vi quan sát bằng các khí tài ảnh nhiệt với phạm vi từ 2.000-2.500 mét.

Trong khi đó, các khí tài trinh sát ảnh nhiệt của BMP-2 chỉ có phạm vi quan sát 800 mét, phạm vi quan sát bằng khí tài quang học trong điều kiện ban ngày chỉ khoảng 1.500 mét. Điều này khiến xe gặp nhiều bất lợi trong tác chiến, đối phương có thể tung ra đòn tấn công trước khi BMP-2 phát hiện được mục tiêu.


Nhằm khắc phục hạn chế này, Nga đã giới thiệu gói nâng cấp BMP-2 Berezhka với nhiều tính năng vượt trội.

Đặc biệt, gói nâng cấp này trang bị hệ thống quan sát tích hợp ngày đêm với phạm vi tìm kiếm mục tiêu vượt quá 2.000 mét, lên đến 5.000 mét trong điều kiện ban ngày.

Gói nâng cấp này số hóa toàn bộ quá trình tìm kiếm, chỉ thị, và tấn công mục tiêu. Quá trình lấy phần tử bắn dễ dàng hơn với độ chính xác cao hơn.


Pháo 2A42 cải tiến với phạm vi tiêu diệt mục tiêu mặt đất từ 2.200 mét, lên đến 3.000 mét với các mục tiêu đường không. Súng máy đồng trục cải tiến với tốc độ bắn nhanh hơn, chính xác hơn.

Bên cạnh đó, BMP-2 Berezhka còn được nâng cấp rất nhiều về hỏa lực. Xe được trang bị bổ sung súng phóng lựu liên thanh AGS-30 với cơ số 250-300 quả với phạm vi hiệu quả 17.000 mét, tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động Kornet-E với khả năng xuyên giáp lên đến 1.200 mét, tên lửa này có khả năng đánh bại giáp cảm ứng nổ từ khoảng cách lên đến 5.500 mét...

Đặc biệt, máy tính đường đạn mới có khả năng cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa chống tăng Kornet-E tấn công một mục tiêu cùng lúc, không một loại xe tăng nào trên thế giới có thể sống sót với kiểu tấn công này. Gói nâng cấp tăng sức mạnh chiến đấu của xe lên gấp 3,2 lần so với nguyên bản.

Hiện tại, gói nâng cấp này đang được thực hiện cho Algeria cùng một số khách hàng nước ngoài khác không loại trừ có cả Việt Nam.

Trong biên chế lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam có khá nhiều xe chiến đấu bộ binh BMP-2, gói nâng cấp này sẽ cho phép tăng cường sức mạnh chiến đấu và tiết kiệm ngân sách quốc gia.

infonet.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ “lộ” tên lửa đối đất siêu chính xác Nemesis
Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) đã 3 lần thử nghiệm thành công loại tên lửa đối đất có độ chính xác cực cao mang tên Nemesis.

Lockheed Martin tiết lộ, họ đã bắn thử thành công vũ khí dẫn đường chính xác cao, trọng lượng nhẹ mang tên Nemesis. Đây là loại vũ khí mới do tập đoàn này tự đầu tư phát triển, sử dụng công nghệ đã qua chứng minh trên tên lửa AGM-114 Hellfire II, DAGR và Scorpion.
Việc sử dụng các thành phần từ các hệ thống đã chứng minh cho phép giảm thiểu độ rủi ro và rút ngắn thời gian phát triển cũng như là chi phí.
Theo đại diện Lockheed Martin, họ đã chứng minh thành công trong việc phóng, điều khiển bay, phát hiện và tấn công chính xác mục tiêu của Nemesis trong 3 cuộc bắn thử nghiệm tại trường bắn White Sands (bang New Mexico).
Tên lửa Nemesis có thể phóng từ bệ phóng gọn nhẹ trên mặt đất (hoặc phóng từ máy bay và trực thăng) nhằm tiêu diệt mục tiêu (bộ binh, xe bọc thép và công sự) với độ chính xác cao từ khoảng cách gần 100m tới cự ly ngoài tầm nhìn.

Tên lửa Nemesis và bệ phóng thẳng đứng gọn nhẹ như pháo cối.
Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp đầu tự dẫn lade bán chủ động (kích hoạt ở pha cuối) và hệ thống định vị GPS cho phép đạt độ chính xác cực cao. Trên thân tên lửa được thiết kế với 2 cánh nhỏ sẽ bật ra khi phóng.
Trong hai lần bắn thử đầu tiên, Nemesis được bắn đi từ bệ phóng thẳng đứng, đầu tự dẫn laser bán chủ động và hệ thống định vị GPS giúp tên lửa phá hủy mục tiêu ở cự ly lần lượt 8 và 12km với độ chính xác cao.
Ở lần thử thứ 3, tên lửa chỉ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS đã phá hủy chính xác mục tiêu ở cách xa 100m.
Tên lửa Nemesis được bắn đi từ bệ phóng thẳng đứng cho phép bao quát mục tiêu 360 độ, giảm thời gian phải xoay hướng nếu dùng bệ phóng ngang.
Người ta cũng có sử dụng ngòi nổ cận đích (nổ ở độ cao nhất định, chưa cần chạm vào mục tiêu) để tối ưu hóa khả năng sát thương bộ binh địch, xe bọc thép hạng nhẹ và công sự phòng ngự.
“Cả 3 lần bắn thử nghiệm thành công Nemesis đã chứng minh độ tin cậy và khả năng sát thương của loại tên lửa này. Binh lính hoàn toàn có thể tin tưởng loại vũ khí của họ triển khai có thể đáp ứng hiệu quả ở bất kỳ thời điểm nào”, Phó chủ tịch chương trình hệ thống chiến đấu cơ động và tên lửa chiến thuật ở Lockheed Martin Missiles & Fire Control Frank St.John nói.

http://soha.vn/quan-su/my-lo-ten-lua...1145934606.htm
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Uầy, BMP2 lại tốt nhất thế giới roài he he. Con này đẳng cấp rẻ tiền, ngang với loại M113 và AMX10P. Còn hoàn toàn không có cửa so với Bradley hay Warrior, thậm chí là Marder.
không biết là cửa nào nhưng 2 quả Kornet táng vào mặt dàn Bradley M3 , Warrior của Anh nhợn hay Marder A3 của Đức thì cũng banh xác =))
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
không biết là cửa nào nhưng 2 quả Kornet táng vào mặt dàn Bradley M3 , Warrior của Anh nhợn hay Marder A3 của Đức thì cũng banh xác =))
Như kiểu 1 quả chống hạm làm chìm được tàu thì đấy là chuyện bình thường , giáp chỉ mang tính phòng thủ ở 1 mức độ
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Ai lại so cái m113 đạn 7.62 bắn thủng với bmp2
Đỉnh của xe bộ binh chiến đấu là bmp 3
Cái này discovery tự xếp
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những rung chấn quanh Việt Nam với P-3C ORION của Mỹ
Quote:
(ĐVO) - Sự xuất hiện máy bay P-3C Orion của Mỹ sản xuất trên Biển Đông chắc chắn sẽ thay đổi địa chính tri và địa quân sự khu vực nếu như điều đó xảy ra.

Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Qua nhiều lần nâng cấp P-3 Orion trở thành P-3C4 Orion là loại máy bay đời mới nhất trong Hải quân Mỹ và Nhật Bản. Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một số máy bay P-3C4 được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.
Có thể nói, đối tượng tác chiến của loại máy bay này là lực lượng tàu ngầm Nga, trong khi đó nếu như công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc đang lạc hậu so với Nga 20 năm thì P-3C4 Orion vẫn dùng tốt, là khắc tinh 20 năm nữa với đối tượng là tàu ngầm của Trung Quốc.

Nhưng hiện nay, trước sự phát triển của tàu ngầm Hải quân Nga, hải quân Mỹ buộc phải nghiên cứu chế tạo ra loại máy bay chống ngầm mới, hiện đại hơn, đó là loại P-8 Poseidon (Thần biển). Nhật Bản cũng tự chế tạo máy bay P-1 để thay thế cho P-3C…cho nên P-3C4 trong hải quân Mỹ, Nhật Bản trở nên không cần thiết. Trong khi đó, máy bay chống ngầm, tuần tra trinh sát loại này Nga, châu Âu không sản xuất, cho nên P-3C của Mỹ, Nhật Bản là sự lựa chọn duy nhất của Việt Nam nếu cần mua.


Đây là loại máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến chống ngầm P-3C Orion mà sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một sự thay đổi địa chính tri, địa quân sự khu vực.

Vấn đề quan trọng là bán cho ai, bán như thế nào, bán để làm gì…Mỹ, Nhật Bản đều tính toán.

Nếu Mỹ hoặc Nhật Bản bán cho Việt Nam loại máy bay này dù không trang bị vũ khí thì đó là một chấn động lớn trên địa chính trị và địa quân sự khu vực.

Trước hết là địa chính trị

Ở khu vực châu Á-TBD và ven Biển Đông, mọi quốc gia có tiền đều có thể mua vũ khí Mỹ, trừ Việt Nam và Trung Quốc bị Mỹ cấm vân vũ khí.

Nếu Việt Nam có được vũ khí Mỹ thì có nghĩa Việt Nam được Mỹ coi như không làm hại đến lợi ích an ninh Mỹ. Và do vậy, ở một góc độ nào đó, những ai được Mỹ bán vũ khí thì là có cùng mục đích an ninh chung, có sự tin cậy lẫn nhau. Vì thế, dễ hiểu tại sao Trung Quốc không bán vũ khí cho Việt Nam, Philipines, Nhật Bản…hay nói chung là các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển và quả thật những quốc gia đó, Trung Quốc có cho không, họ cũng không lấy.

Có thể nói ý định và khả năng mua bán được loan báo từ hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed Martin trong một cuộc phỏng vấn với Janes cùng với thời điểm Nhật Bản tuyên bố cứng rắn, không khoan nhượng với Trung Quốc, tập hợp lực lượng có cùng mối quan tâm an ninh chung, bắt tay với Đài Loan…trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hành động bành trướng trên Biển Đông là những dấu hiệu cho thấy địa chính trị sẽ thay đổi không có lợi cho Trung Quốc. Trong khu vực sẽ xuất hiện nhiều đồng minh, liên minh tự nhiên chống lại hành động biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.


Liệu những chiếc tàu ngầm này có thể yên tâm không bị phát hiện dưới cánh bay của P-3C Orion?

Tiếp theo là địa quân sự

Việc tuyên bố bản đồ đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông vì tài nguyên dầu khí, khoáng sản…chưa phải là mục tiêu chính của Trung Quốc. Mục tiêu chính của Trung Quốc là vì quân sự.

Nếu Biển Đông thành “ao nhà” thì đó là nơi tập kết, xuất phát tấn công của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ mà Mỹ, Nhật Bản rất khó phát hiện. Đây chính là lối xuất phát từ phía Nam của tàu ngầm Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản rất khó kiểm soát và không dễ dàng kiểm soát chặt chẽ như biển Hoa Đông. Đây mới thực sự là con đường “sinh mạng” của tàu ngầm Trung Quốc.

Vì thế, đối với Trung Quốc, khi họ tự cho rằng đã trở nên mạnh mẽ có thể “muốn là được” thì không có chuyện “Tự do hàng hải trên Biển Đông” mà Trung Quốc muốn chiếm tất cả Biển Đông.

Nhưng, muốn Biển Đông thành “ao nhà” để phá vỡ thế bao vây của Mỹ, Nhật Bản thì Trung Quốc trước tiên phải loại bỏ hải quân của các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có Hải quân Việt Nam-một lực lượng không dễ chơi.

Tàu ngầm Trung Quốc với một số lượng lớn, không vùng vẫy ở Biển Đông như trong “ao nhà” thì có nghĩa hơn 70% năng lượng vận chuyển qua Biển Đông sẽ bị cắt bất cứ lúc nào và Mỹ không phải lo lắng nhiều khi nơi trú ngụ và con đường tuần tra của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị thu hẹp lại.

Chính lẽ đó, việc Mỹ bán P-3C4 cho Việt Nam, tiền thu được chưa quan trọng bằng lợi ích về quân sự và là điều có thể xảy ra.

Tàu ngầm, bản thân nó là bí mật. Khi không còn là bí mật như đi đâu, ở đâu bị đối phương định vị tọa độ thì coi như hết tác dụng. Vì vậy, khi trên Biển Đông dù không trang bị vũ khí, máy bay tuần tra trinh sát tác chiến chống ngầm loại P-3C4 của Mỹ sản xuất thực hiện nhiêm vụ thì với tính năng kỹ chiến thuật của nó (như quảng cáo) và với khả năng tàng hình của tàu ngầm Trung Quốc (như đã đánh giá), chúng luôn luôn là “khắc tinh”, sát thủ.

Sự xuất hiện của P-3C4 trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc còn hơn cả hạm đội tàu ngầm Việt Nam sắp tiển khai. Rõ ràng, kế hoạch tác chiến của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông buộc phải hoàn toàn thay đổi.

Đây là điều Trung Quốc không bao giờ muốn, rất lo ngại và theo dõi sát sao tình hình mua bán này.

Chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam cực kỳ quan trọng, mang tầm chiến lược. Phải xây dựng 4 lực lượng gồm: mìn, thủy lôi chống ngầm; tàu mặt nước săn ngầm; tàu ngầm chống ngầm và máy bay chống ngầm.

Do vậy, không có gì là ngạc nhiên nếu Việt Nam có ý định mua của Mỹ hay Nhật Bản loại máy bay này và nếu thành công thì chắc chắn đây chẳng phải là lần cuối cùng Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm là chắc chắn và sẽ có thêm 6 chiếc P-3C4 Orion do Mỹ sản xuất? Tại sao là 6 KILO, 6 P-3C4 mà không phải 5 hay 7…? Do đồng tiền quyết đinh số lượng hay vì lý do gì khác? Chúng cùng loại hay khác loại?...

Nếu như đặt vấn đề rằng, tại sao cái kiềng chỉ có 3 chân mà không nhất thiết phải có 4 hay 6 chân thì phần nào chúng ta không cảm thấy quá khó khi trả lời câu hỏi trên.

Lê Ngọc Thống
http://baodatviet.vn/quoc-phong/toan...ua-My-2345857/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thực hư thương vụ xe tăng hơn 3.000 tỷ của Việt Nam

Việt Nam từng tính mua 150 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 từ Ba Lan với giá một triệu USD/chiếc song thương vụ không được thực hiện do nhận thấy chi phí quá cao so với đặc tính kỹ chiến thuật thực tế.

T-72M1 là biến thể nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 với nhiều cải tiến nâng cấp về giáp bảo vệ, khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực. T-72M1 sử dụng pháo chính 125mm ổn định 2 trục có khả năng bắn chính xác trong khi đang di chuyển, tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.
Năm 2005, Việt Nam và Ba Lan đã tiến hành đám phán về việc mua bán 150 chiếc xe tăng T-72M1 đã qua sử dụng từ nước này nhưng thương vụ đã không được ký kết. Ngoài ra, xe còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Xe được trang bị hệ thống quan sát và chỉ thị mục tiêu tiến cho phép bắn chính xác ngay loạt đạn đầu tiên. T-72M1 sử dụng một bộ thiết bị đặc biệt cho phép bảo vệ ê kíp lái trước tác nhân sinh hóa học NBC.
Tháp pháo được tăng cường bảo vệ với 108 khối giáp cảm ứng nổ ERA, phần thân xe có 118 khối ERA, 2 bên hông có 84 khối ERA tổng cộng 394 khối. Khối ERA này giúp làm giảm sức xuyên của vũ khí chống tăng từ 50-70% tùy thuộc vào góc chạm.
Gói nâng cấp T-72M1 được đánh giá gần tương đương với xe tăng T-90 đời đầu. Theo nguồn tin vào thời điểm đó, dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết vào năm 2006. Tuy nhiên, đã hơn 6 năm trôi qua vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc T-72 nào được biên chế trong lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam. Vậy thực hư thương vụ này như thế nào?
Theo các nguồn tin được thảo luận từ các diễn đàn quốc phòng, sau khi thương thảo với phía đối tác về đặc tính kỹ chiến thuật và chi phí của T-72M1, phía Việt Nam nhận thấy, T-72M1 dù đã trải qua quá trình nâng cấp sâu rộng song vẫn chưa đạt được các tính năng kỹ thuật như các xe tăng hiện đại của thế giới.
Nhiều khả năng Việt Nam sẽ chọn một loại xe tăng chiến đấu chủ lực khác thay cho T-72M1 để hiện đại hóa. Mặc khác, chi phí của thương vụ quá cao so với đặc tính kỹ chiến thuật ở mức trung bình của T-72M1. Mỗi chiếc xe tăng có giá một triệu USD, như vậy Việt Nam phải bỏ ra tới 150 triệu USD (hơn 3.200 tỷ đồng) cho thương vụ này.
Bên cạnh đó, quân đội Việt Nam đang tập trung các nguồn lực cho quá trình đưa không quân và hải quân tiến thẳng lên hiện đại hóa nên thương vụ này chưa được ưu tiên.
Hơn nữa, đường lối tác chiến trên thế giới đang có nhiều thay đổi trọng tâm chuyển từ lực lượng mặt đất sang không quân và hải quân nên việc thay máu lực lượng tăng thiết giáp chưa phải là vấn đề quá cấp bách đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga đã cho ra đời biến thể nâng cấp của T-90AM với nhiều tính năng vượt trội hơn nhiều so với T-72M1.
Việt Nam đã quyết định tiếp tục nâng cấp T-54/55 lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn mà không ký hợp đồng mua T-72M1 từ Ba Lan. Thương vụ này chỉ dừng lại ở mức độ thương thảo, bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí nào đều phải trải qua nhiều vòng đàm phán trước khi hợp đồng chính thức được ký kết.
quốc việt
Theo Infonet
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Nếu có khả năng thì mua vài con này về cho an tâm Biển- Đảo nè! :D

Năng lực "khủng" của tàu sân bay đắt nhất thế giới

Với chi phí ít nhất 11,5 tỷ USD, tàu sân bay USS Gerald R. Ford được xem là một vũ khí quân sự đắt đỏ nhất trên thế giới. Khi được đưa vào hoạt động, hàng không mẫu hạm này sẽ tăng cường đáng kể sức chiến đấu của Hải quân Mỹ.


Bản vẽ phối cảnh tàu USS Gerald R. Ford năm 2004, 3 năm trước khi con tàu này bắt đầu được đóng.
Để dần thay thế tàu sân bay lớp Enterprise và Nimitz, Mỹ đã phát triển tàu lớp Ford có sức chiến đấu cao hơn một bậc. Hải quân Mỹ cho biết, thế hệ tàu sân bay mới cao tương đương tòa nhà 20 tầng nổi trên biển với chiều dài 333 m và tốc độ 30 hải lý/giờ (tức 56 km/giờ).


Độ tân tiến của tàu lớp Ford: Tấm thép 15 tấn này là tấm đầu tiên được cắt cho tàu trong một buổi lễ năm 2005.

Chiếc đầu tiên mang tên USS Gerald R. Ford đang được lắp ráp tại một cơ sở ở bang Virginia, Mỹ, và dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2015. Đến nay, công việc lắp ráp đã hoàn thành ở phần đầu phía trên của tàu.


USS Gerald R. Ford được dự kiến sẽ hạ thủy năm 2015.

Theo báo cáo Chi phí khí tài chọn lọc của Lầu Năm Góc công bố vào tháng 12/2011, tổng chi phí để phát triển 3 tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp Ford vào khoảng 40,2 tỉ USD. Dự kiến đến năm 2058, hải quân Mỹ sẽ đóng 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân loại này, thay thế cho các tàu thuộc lớp Nimitz.


Bộ phận nặng 945 tấn lơ lửng trên cần cẩu chứa một phòng phát điện, một phòng bơm, 16 bồn chứa hoàn chỉnh và 18 bồn chứa bộ phận.

Các tàu sân bay lớp Ford được thiết kế có độ choán nước 100.000 tấn, giống như tàu sân bay USS George HW Bush lớp Nimitz trước đó, nhưng chỉ cần từ 500 đến 900 nhân viên phục vụ. Các tàu sân bay này được ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, có thể cắt giảm được khoảng 30% nhân công phục vụ trên tàu so với lớp Nimitz.


Tên lửa Raytheon's RIM-162 Evolved Sea Sparrow của Raytheon sẽ bảo vệ tàu Ford khỏi máy bay và tên lửa đối phương

Tàu sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Sea Sparrow - của tập đoàn Raytheon, để sử dụng vào mục đích chống tàu cao tốc. Tên lửa được biến thể thành tên lửa hạm đối không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động. Tên lửa Sparrow và các biến thể của nó là công trình phát triển tên lửa không đối không truy kích ngoài tầm nhìn.


Máy bay chiến đấu E-18 Growler là phiên bản đặc biệt của F/A-18 sử dụng cho chiến tranh điện tử, được đưa hoạt động vào năm 2009 và sẽ có "nhà" mới khi tàu Gerald R. Ford bắt đầu phục vụ.

Không chỉ vậy, tàu được trang bị một kho vũ khí rất hiện đại, được thiết kế để dự trữ các tên lửa, đạn pháo cho máy bay, bom và tên lửa không đối đất cho máy bay tiêm kích, thủy lôi cho các máy bay tác chiến chống ngầm.


Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornets sẽ hoạt động thường xuyên trên tàu.

Ngoài ra, hệ thống nạp vũ khí cho máy bay sử dụng hệ thống hoàn toàn tự động, có chức năng mang vũ khí từ kho và tự lắp đặt vào các máy bay. Quá trình lắp vũ khí này chỉ mất vài phút, trong khi việc lắp vũ khí cho máy bay trên các tàu lớp Nimitz mất hàng giờ.

F-35 cũng có phiên bản thiết kế đặc biệt dành cho tàu sân bay lớp Ford.

Nhờ những điểm nổi trội đó, chiến đấu cơ trên tàu sân bay lớp Ford có thể đạt 160 lượt xuất kích mỗi ngày, đỉnh điểm có thể đạt 270 lượt so với 120 lượt của thế hệ tàu Nimitz.


USS Gerald R. Ford chỉ là một phần của hòn đảo nổi tạo nên kho vũ khí hàng đầu của Mỹ.

Tàu lớp Ford có 2 lò phản ứng nước áp lực A5W mới, công suất tăng 1/4 trở lên so với tàu sân bay lớp Nimitz, có thể sản xuất điện năng gấp 3 lần lò phản ứng của tàu sân bay lớp Nimitz.

Thanh Hảo (Theo BI)
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/118242/nang-luc-khung-cua-tau-san-bay-dat-nhat-the-gioi.html
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
M113 được sản xuất taỉ nhiều nước và được bọc thép tốt hơn hẳn nguyên bản. Cụ xem nhé: Bì, Canda, Hàn, Thổ, Pakisstan, Đài loan. Đương nhiên ngon hơn BMP2 nhiều.

BMP3 vỏ thép ko hơn BMP2. cái hơn là thân to hơn chứa nhiều lính và quan trọng nhất là khẩu 100mm.

Phương tây ko chạy theo kiểu dở tăng dở IFV vì họ chỉ càn chất 1 khẩu DKZ lên bất cứ 1 xe chiến đấu nào là xong. Hay như Mỹ, mỗi Bradley mang 7 quả tên lửa thì cần pháo làm gì?

IFV là dòng xe chiến đấu bộ binh rất nhiều nước làm được nên bảo BMP2 là số 1 thật nực cười.

IFV thế giới >= BMP2 này:

Type 89-Nhật
Bionix-Sing
Ulan-Áo
K21-Hàn
Puma-Đức
Dardo-Italia
Đã dốt thì nói ít thôi , thứ nhất là M113 là APC ( armored personnel carrier ) đi so với BMP-2 là IFV cũng như so con gà với con lợn ấy , 2 thứ thiết kế khác nhau thì so sánh thế éo nào dc
Chở người APC hơn
Hỏa lực : M113 vác mỗi khẩu 50cal. gặp BMP-2 đeo 1 khẩu pháo 2A42 30mm thì đỡ thế nào dc
M113 là APC chuyển quân phục vụ đổ quân , vận chuyển quân như BTR-60/70/80 hay 82A còn BMP-2/3 thiết kế giống với M2 Bradley hợp thành với tăng chủ lực trở thành các đơn vị chiến đấu hỗn hợp
Với Mẽo là là Armoured Battalion - Sư đoàn thiết kỵ bao gồm M1A1 Arbams và M2 Bradley nhằm chọc thủng phòng tuyến kèm tác chiến cơ giới tốc độ cao
Với Nga Sô là các lữ đoàn tank độc lập nhiệm vụ yểm trợ bộ binh và tấn công chiếm giữ
Mà M113 bọc thêm thép để làm gì ? Chống đạn AK à :lmao: , bọc hay không bọc cũng rêm mình trước AT hay RPG
Giáp của M2 Bradley là 1 con IFV khá khủng mà có 130mm RhA , tương 1 phát RPG-7VR là banh xác
http://collinsj.tripod.com/protect.htm
M113 hiện nay chỉ có những thằng nhà nghèo hoặc không có nhu cầu mua mới ; chứ éo thằng nào rúc vào cái khối sắt vụn ở chiến tranh VN cả
Nếu mua APC mới mua gì ? BTR-82A , BTR-4 ( Ukraine ) , LAW ( Canada ) hoặc MRAP , Stryker ( Mẽo )
Hay như Mỹ, mỗi Bradley mang 7 quả tên lửa thì cần pháo làm gì?
Thế chế khẩu 25mm bắn đạn xuyên giáp APFSDS làm mẹ gì cho khổ , mang tên lửa thôi =))
IFV thế giới >= BMP2 này:

Type 89-Nhật
Bionix-Sing
Ulan-Áo
K21-Hàn
Puma-Đức
Dardo-Italia
Không biết hơn tiêu chí gì so với dòng IFV BMP danh tiếng của Nga =))
Mà gúc sơ thì thấy list của tồng chí này đã có 2 con AFV chứ đếch phải IFV : Bionix hay Puma , ko phân biệt nổi IFV và AFV mà cứ thích hót =))
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Thichmuadong@: cụ bị làm sao thế nhể, mấy cái xe IFV thì thằng nào chả giống thằng nào, hơn kém gì nhau ở đây???:)):)):)) thằng nào thì dính đạn 30 ly cũng đi tuốt, B40 đời ơ kìa cũng tèo ngay tắp lự, hơn nhau mỗi cái hình thức đẹp=))=))=))
 
Chỉnh sửa cuối:

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
em nghĩ cụ ko đọc kỹ.

Em thấy fanboy ca cái chuồng gà BMP2 kinh quá. Em mới liệt kê ra 1 đống xe ngon hơn nó thôi.
sao ko rep bài của mình , mặc cảm à =))
Tại sao nó ngon hơn , ngon hơn chỗ nào ? Hay cứ mác Tây tầu là ngon hơn :-|
 

tdh42

Xe tải
Biển số
OF-186590
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
263
Động cơ
335,610 Mã lực
em kết mấy con F35 của mèo nhưng mà giá nó đắt quá chắc ta k kham đc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top