[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bay tuần thám chứ có phải AWAC đâu mà bác
nhỏ cho đỡ tốn dầu =))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Uy lực "mắt thần" canh biển tối tân của Việt Nam

Hải quân nhân dân Việt Nam được đầu tư trang bị hệ thống radar giám sát bờ biển CW-100 hiện đại có khả năng phát hiện mục tiêu vượt ra ngoài giới hạn đường chân trời.

Trong nhiệm vụ giám sát đường không, đường biển để phát hiện sớm các mục tiêu xâm nhập chủ quyền quốc gia, giám sát bờ biển được xem là nhiệm vụ khó khăn nhất. Các radar giám sát hoạt động theo nguyên lý sử dụng sóng bức xạ điện từ và có xu hướng đi theo đường thẳng. Trong khi đó, trái đất lại có dạng hình cầu, điểm giao nhau giữa đường thẳng của sóng radar và hình cầu của trái đất được gọi là “giới hạn đường chân trời".

Minh họa giới hạn đường chân trời của radar. Giới hạn này làm cho việc giám sát bờ biển trở nên khó khăn hơn.​

Điều đó đồng nghĩa với việc các trạm radar cảnh giới bố trí từ mặt đất sẽ không thể phát hiện được các mục tiêu di chuyển ngoài giới hạn này, nhất là các mục tiêu di chuyển trên mặt biển nơi mà giới hạn đường chân trời được phát huy tối đa.
Giới hạn đường chân trời sẽ phụ thuộc vào độ cao bố trí ăng ten phát sóng của radar. Thông thường nếu một ăng ten đặt ở độ cao 10 mét thì giới hạn đường chân trời tiêu chuẩn là 13 km, độ cao của ăng ten phát sóng càng cao thì giới hạn đường chân trời càng dài hơn.
Các radar giám sát bờ biển theo công nghệ cũ rất khó khăn để phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời. Người ta buộc phải đưa các hệ thống radar lên các đỉnh núi cao để tăng phạm vị phát hiện sớm mục tiêu, nhưng việc này cũng không thể xóa đi giới hạn mà các radar này gặp phải.

Với radar Coast Watcher 100 thì giới hạn đường chân trời đã bị loại bỏ do sóng truyền từ ăng ten có khả năng truyền đi theo chiều cong của trái đất.​

Để khắc phục điểm yếu “chết người” này, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một công nghệ radar mới cho phép sóng radar truyền đi theo chiều cong của trái đất, cho phép phát hiện các mục tiêu di chuyển trên mặt biển vượt radar ngoài giới hạn đường chân trời.
Một trong những hệ thống radar giám sát theo công nghệ tối tân này đang có mặt trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam phục vụ cho nhiệm vụ giám sát bờ biển là Coast Watcher 100 do tập đoàn Thales của Pháp chế tạo.
Coast Watcher 100 là một hệ thống radar giám sát HF, sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10 mét. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ.

Cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang bảo quản định kỳ radar Coast Watcher 100 được triển khai cho nhiệm vụ giám sát bờ biển. Ảnh: Quân đội Nhân dân.​

Radar này hoạt động ở băng tần X, tần số 300MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu tới 170 km ở góc phương vị 90 độ. Cụ thể, phát hiện tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản hồi radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45 km, phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản hồi radar 25 m2 bay ở độ cao 170 mét ở cự ly 90 km, tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3 mét trên mực nước biển từ cự ly 145 km, tàu chiến có RCS 10.000 m2, chiều cao 10 mét trên mực nước biển từ cự ly 170 km.
Coast Watcher 100 được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Đây là loại radar đầu tiên trên thế giới với hệ thống ăng ten được làm hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền khi hoạt động rất cao. Coast Watcher 100 cung cấp khả năng giám sát bờ biển liên tục 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.
Coast Watcher 100 biến thể sản xuất bằng sợi carbon áp dụng công nghệ tiên tiến mới được tập đoàn Thales giới thiệu vào năm 2008 và được đánh giá là một trong những hệ thống giám sát bờ biển tối tân nhất thế giới hiện nay.
Thales là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ radar, nhằm đáp ứng nhiệm vụ giám sát bờ biển trong tình hình tranh chấp hàng hải đang trở nên ngày càng phức tạp. Việt Nam đã chọn Thales để ký hợp đồng mua hệ thống giám sát bờ biển tối tân này.
Với những hệ thống radar giám sát bờ biển Coast Watcher 100 được triển khai dọc theo bờ biển, Hải quân nhân dân Việt Nam đã có thêm công cụ tối tân cho nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn vùng biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.


http://soha.vn/quan-su/uy-luc-mat-than-canh-bien-toi-tan-cua-viet-nam-20130318175716398.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cẩn trọng vũ khí của Do Thái

Hàn Quốc sắm 60 tên lửa Spike đối phó dàn pháo Triều Tiên

Quân đội Hàn Quốc muốn mua 60 tên lửa Spike đã cải tiến và 2 xe vận hành để triển khai trên đảo Baeknyeong và Yeonpyeong vào đầu tháng tới.

Các chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Seoul xem xét kế hoạch nhập khẩu tên lửa của Israel với ngân sách 58 tỷ won nhằm tăng khả năng có thể tấn công chính xác hơn các căn cứ pháo binh ven biển của Triều Tiên.


Tên lửa Spike.​

Seoul đã có ý định mua tên lửa Spike NLOS (Non Line Of Sight) ngay sau khi Triều Tiên nã pháo lên đảo Yeonpyeong vào tháng 11/2010 để triển khai trên đảo Baeknyeong hoặc đảo Yeonpyeong nhằm có thể đưa ra phản ứng ngay lập tức và chính xác cao chống lại một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vì pháo K-9 trên các đảo trên không thích hợp cho nhiệm vụ này.
Lực lượng máy bay chiến đấu F-15K hoặc KF-16 có thể tiêu diệt được các căn cứ pháo binh ven biển của Bắc Triều Tiên bằng tên lửa, nhưng chúng không thể trả đũa ngay lập tức được bởi vì phải mất thời gian di chuyển từ một căn cứ không quân ở miền trung đất nước tới biên giới biển.
Trong khi đó, tên lửa Spike có phạm vi 25 km được cho là có khả năng đánh một mục tiêu có kích thước bằng cửa sổ.
Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc đã yêu cầu phía Israel cải tiến hệ thống hồng ngoại quang điện của tên lửa Spike vì nó không thể tấn công chính xác trong điều kiện sương mù, trong khi đó, khu vực gần đảo Baeknyeong và Yeonpyeong thường có sương mù.
Hàn Quốc lên kế hoạch triển khai tên lửa Spike từ đầu năm 2011 nhưng đã bị hoãn lại tới thời điểm này do các cuộc thử nghiệm hầu như không thành công cho tới lần thử nghiệm thứ 4 diễn ra hồi đầu tháng này khi cả 3 tên lửa bắn ra mới đều đánh trúng mục tiêu.
Do đó, quân đội Hàn Quốc muốn mua 60 tên lửa Spike đã cải tiến và 2 xe vận hành để triển khai trên đảo Baeknyeong và Yeonpyeong vào đầu tháng tới.
Tuy nhiên, một nguồn tin quân sự Seoul nói với tờ Chosun rằng các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong khu vực sa mạc bằng phẳng ở Israel không giống với môi trường hoạt động của nó tại Hàn Quốc là có thể tiêu diệt các pháo của Bắc Triều Tiên ẩn trong các hang động trên biển.

http://soha.vn/quan-su/han-quoc-sam-60-ten-lua-spike-doi-pho-dan-phao-trieu-tien-2013031911044873.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga nhờ sao phim hành động Mỹ 'bán súng'

Phó thủ tướng Dmitry Rogozin vừa đề nghị một ngôi sao phim hành động và võ thuật Mỹ vận động hành lang, giúp hủy lệnh hạn chế bán súng trường Nga tại nước này.

Ngôi sao phim hành động, võ thuật Mỹ Steven Seagal (trái) và Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. Ảnh: RIANovosti "Uy tín và các mối liên hệ của ông với tổ chức Mỹ có thể giúp giải quyết vấn đề này", RIA Novosti dẫn lời ông Rogozin hôm qua nói với diễn viên gạo cội Steven Seagal trong một cuộc gặp mặt tại Moscow. Phó thủ tướng cho rằng Seagal có uy tín lớn đối với Hiệp hội súng trường ở Mỹ và có thể vận động hàng lang cho vũ khí Nga.
Yêu cầu của ông Rogozin liên quan đến một quy định của chính phủ Mỹ, trong đó chỉ cho phép nhập khẩu các mẫu súng săn và súng trường thể thao Nga được sản xuất trước năm 1998, và không phải loại nào cũng được nhập.
"Mọi người đều hiểu rằng những hành động như thế là phi lý, vì nó làm tổn hại lợi ích của công dân Mỹ, những người muốn mua vũ khí Nga để săn bắn hay dùng trong thể thao, và mặt khác, nó cũng làm tổn hại đến các nhà sản xuất của chúng tôi", ông nói.
Rogozin cho hay ông sẽ thảo luận chính thức vấn đề này với chính quyền Mỹ, nhưng ông cũng nghĩ danh tiếng của Seagal trong phim và ngoài đời sẽ trở thành "đòn bẩy không chính thức" trong nỗ lực của Nga nhằm loại bỏ "biện pháp phân biệt" này.
Mỹ nhập khẩu 80% số súng trường dùng trong săn bắn và thể thao cùng súng hơi do hãng Izmash của Nga sản xuất, The Moscow Times dẫn lời giám đốc công ty cho biết. Năm 2012, sản lượng súng trường xuất khẩu của công ty sản xuất vũ khí nhỏ hàng đầu nước Nga này tăng 12%.

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/03/nga-nho-sao-phim-hanh-dong-my-ban-sung/
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Saiga bắn quá oách nhưng nhập tràn lan để bọn làm sung mỹ chết ngắc à
Không đc
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nóng bỏng cuộc đua vũ khí chống tăng ở châu Á

Nhiều nước châu Á chạy đua trang bị xe tăng tác chiến chủ lực khiến nhu cầu sắm sửa vũ khí chống tăng cũng trở nên cấp thiết.

Tạp chí quân sự uy tín Defense Review Asia của Úc có bài nhận định hệ thống vũ khí điều khiển chống tăng (ATGW) đang có vai trò quan trọng trong bối cảnh từ Nam Á đến Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều tăng cường lực lượng xe tăng.
Hàng Âu, Mỹ được ưa chuộng
Được sử dụng rộng rãi ở châu Á là tên lửa chống tăng vác vai thế hệ thứ 2 của Mỹ mang tên BGM-71 TOW. Những phiên bản mới gồm có TOW 2A với đầu đạn chống tăng sức nổ lớn và TOW 2B Aero có tầm bắn được mở rộng lên 4,5 km.
Hiện các đơn vị Mỹ đồn trú ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sử dụng TOW. Loại tên lửa này cũng được sử dụng ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan. ATGW thế hệ thứ 3 mang tên FGM-148 Javelin khá cơ động và hiệu quả cũng rất phổ biến.

Vũ khí chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất - Ảnh: Gunsandgames.net​

Tại châu Âu, Thụy Điển là một trong những nước sản xuất ATGW hàng đầu thế giới với các sản phẩm chủ lực như pháo không giật Carl-Gustaf, hệ thống Bill 2 có khả năng xuyên phá giáp phản ứng nổ của xe tăng và vũ khí chống tăng hạng nhẹ AT4.
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan là những khách hàng quen thuộc của vũ khí chống tăng Thụy Điển. Bên cạnh đó, Đức chiếm được thị phần khá lớn ở Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ hệ thống rốc két chống tăng PzF 3 sở hữu đầu đạn tiếp đôi có khả năng xuyên phá giáp phản ứng nổ.
Cạnh tranh sôi động
Gần đây, Israel nổi lên trong thị trường ATGW tại châu Á với tên lửa Spike khá đắt hàng. Với tầm bắn từ 8 - 24 km và có thể dễ dàng lắp đặt cũng như triển khai tác chiến nhanh, ATGM Spike được hàng chục nước tin cậy chọn mua, trong đó có cả Mỹ.
Từ năm 1999, Singapore đã mua 1.000 tên lửa Spike trong khi Hàn Quốc đang chờ nhận 50 tên lửa nhằm trang bị trên các đảo tiền tiêu ở Hoàng Hải với mục tiêu đối phó nguy cơ xe bọc thép của CHDCND Triều Tiên đổ bộ.
Chưa hết, hồi cuối năm ngoái, báo The Times of India dẫn nguồn tin quân sự cho hay Israel đang vượt mặt Mỹ trong cuộc đua giành quyền cung cấp ATGM trị giá 1 tỉ USD cho Ấn Độ.
Theo đó, phiên bản Spike dành cho New Delhi sẽ phù hợp với nhiều điều kiện địa lý của Ấn Độ, giúp nước này tăng cường sức mạnh phòng thủ tại khu vực biên giới đang có tranh chấp với Trung Quốc, sẵn sàng đối phó các chiến dịch tấn công của xe bọc thép và xe tăng.
Nga cũng đang chào mời hàng loạt mặt hàng ATGW tại khu vực. Mới đây, nước này đã ký được hợp đồng bán cho Ấn Độ 15.000 tên lửa Konkurs-M với tầm bắn 5,5 km mang đầu đạn nhiệt áp và chống tăng có sức nổ lớn. Ngoài ra, Nga còn bán ATGW thế hệ 2 29K115-2 Metis-M cho Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia.
Bên cạnh việc mua của nước ngoài, một số nền quân sự trong khu vực cũng nỗ lực phát triển ATGW. Cụ thể, Nhật vừa giới thiệu tên lửa chống tăng Type 01 LMAT thuộc thế hệ thứ 3. Hàn Quốc đang phát triển tên lửa thế hệ mới MRIM được cho là sẽ trở thành đối thủ của Spike và Javelin. Trước đó, Singapore cũng đã hợp tác với Israel phát triển hệ thống chống tăng MATADOR gọn nhẹ và cơ động.
Các thế hệ ATGW
Thế hệ ATGW đầu tiên là đạn tự hành được điều khiển bởi hệ thống lái bám đường thủ công (MCLOS), đòi hỏi người dùng phải theo dõi, điều khiển đạn đến mục tiêu. Thế hệ kế tiếp đơn giản hơn, chỉ cần người sử dụng giữ tầm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa tiếp cận và được gọi là hệ thống bám đường bán tự động (SACLOS).
Thế hệ mới nhất có công nghệ hiện đại hơn hẳn, sử dụng bộ dò tìm laser, thu ảnh điện - quang học hoặc bộ radar trên mũi tên lửa. ATGW thuộc thế hệ này cho phép người bắn không cần điều chỉnh tên lửa sau khi phóng, nhưng nó dễ gặp nguy cơ bị đáp trả bởi các biện pháp can thiệp điện tử hơn so với MCLOS và SACLOS.


http://soha.vn/quan-su/nong-bong-cuoc-dua-vu-khi-chong-tang-o-chau-a-20130322122310805.htm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Saiga bắn quá oách nhưng nhập tràn lan để bọn làm sung mỹ chết ngắc à
Không đc
Chắc mua về nghiên cứu , tuy con này hay bị mắc đạn cụ ạ . Chắc chắn chúng nó có đủ loại ak 47, 74 ,akm ,... Để tập trận phe đỏ phe xanh chứ hàng đồ chơi thì đóng phim đầy .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Dữ liệu bên TTVNOL

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xem kho vũ khí “đỉnh” nhất Đông Nam Á của Singapore

Quân đội Singapore là lực lượng nhỏ ở khu vực Đông Nam Á nhưng lại là nước sở hữu nhiều vũ khí tối tân, mạnh nhất.


Toàn bộ lực lượng vũ trang Cộng hòa Singapore chỉ có quân số khoảng 71.000 người. Nhỏ hơn rất nhiều so với nhiều nước khác trong khu vực. Nhưng đội quân này lại trang bị những vũ khí hiện đại nhất khu vực được nhập khẩu từ những nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến (Mỹ, Đức, Israel).

Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2SG (Đức) hiện đại hàng đầu Đông Nam Á của Lục quân Singapore. Đây là biến thể cải tiến từ dòng Leopard 2A4 trang bị module giáp tổng hợp AMAP (dùng vật liệu gốm na nô và hợp kim thép – titan). Loại giáp này cho phép bảo vệ xe trước mọi mối nguy hiểm từ hỏa lực chống tăng, thiết bị nổ tự tạo. Xe tăng Leopard 2SG trang bị hỏa lực pháo 120mm L44 kết hợp hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến.

Pháo tự hành SSPH Primus do Singapore tự chế tạo, trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 30km, tốc độ nạp đạn 6 phát/phút.

Pháo binh Lục quân Singpore còn có 18 khẩu pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất. Đây là loại pháo phản lực tiên tiến, tầm bắn xa, độ chính xác cao. Pháo phản lực HIMARS có khả năng bắn đạn rocket cỡ 227mm đi xa 30-45km, hoặc 70km với đạn chính xác cao dẫn đường bằng hệ định vị vệ tinh GPS (GMLRS).

Tuy Hải quân Singapore không sở hữu nhiều tàu chiến nhất Đông Nam Á (họ chỉ có 37 tàu các loại), nhưng đó đều là những con tàu hiện đại. Trong ảnh là khinh hạm tối tân nhất Đông Nam Á lớp Formidale cả về hệ thống điện tử và vũ khí (trang bị tên lửa chống tàu tầm xa 130km, tên lửa đối không có tầm bắn tới 120km). Đặc biệt, tàu có tính tự động hóa cực cao, lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, dài 114m nhưng chỉ cần 70 người vận hành.

Tàu vận tải đổ bộ đa năng lớp Endurance lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á do Singapore tự đóng trang bị cho hải quân. Con tàu có lượng giãn nước tới 6.000 tấn, chở được 18 xe tăng hoặc 20 xe bọc thép hoặc 500 lính. Trên boong tàu có sân đáp và nhà chứa đáp ứng cho 2 trực thăng hạng trung.

Không quân Cộng hòa Singapore là lực lượng sở hữu nhiều “hàng khủng” nhất trong lực lượng vũ trang nước này. Hiện nay, Singapore biên chế khoảng 60 chiếc F-16C/D Block 52/52+. So với biến thể F-16A/B của Indonesia và Thái Lan, thì F-16C/D Block 52/52+ nâng cấp mạnh mẽ hệ thống điện tử, có khả năng mang vũ khí tấn công chính xác cao, động cơ khỏe hơn, tầm bay xa hơn.

Singapore là quốc gia duy nhất khu vực sở hữu tiêm kích đa năng hạng nặng F-15SG. Đây là loại tiêm kích rất mạnh của Mỹ, có khả năng mang tới 10,4 tấn vũ khí (lớn hơn cả khả năng mang tải của Su-30MK/MK2).

Trực thăng chiến đấu mạnh nhất Đông Nam Á AH-64D Aapache Longbow của Singapore. Tuy hỏa lực của AH-64D không mạnh hơn nhiều so với Mi-35 của Indonesia và Myanmar, nhưng hệ thống điện tử của nó thì vượt trội với radar điều khiển sóng mm AN/APG-78.

Không quân Singapore còn sở hữu những “mắt thần” trên không G550 AEW với hệ thống radar mạng pha quét chủ động EL/W-2085 có thể theo dõi 100 mục tiêu ở cự ly 370km. So với Saab 340 AEW của Thái Lan thì G550 mạnh hơn một chút.

Singapore là một trong 5 quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu máy bay tiếp dầu trên không cỡ lớn KC-135 của Mỹ. Máy bay có khả năng mang tới 90,7 tấn nhiên liệu, tầm bay 2.419km. Với KC-135, chiến đấu cơ Singapore tăng đáng kể tầm bay trong tác chiến.

Singapore là quốc gia khá mạnh trong trang bị máy bay do thám không người lái. Hiện, nước này có hơn 100 chiếc UAV trinh sát lớn, nhỏ do Israel sản xuất, nhiều hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Nổi bật trong số đó là máy bay do thám không người lái tầm trung IAI Heron có tầm bay tới 350km, trần bay 10.000m.

Kho vũ khí trang bị cho chiến đấu cơ của Singapore cũng nổi bật với loại bom lượn tiên tiến hàng đầu thế giới AGM-154A-1/C JSOW. Loại bom này có giá tới 282.000 USD/quả, tầm bay (nếu phóng ở trần bay cao) lên tới 130km, độ chính xác tấn công mục tiêu cực cao.
http://soha.vn/quan-su/xem-kho-vu-khi-dinh-nhat-dong-nam-a-cua-singapore-20130325085822076.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-22/30 của VN hệ thống EO target pod còn kém nên tậu món này !

“Pháo đài bay” B-52H “khủng" hơn với “mắt thần” Sniper

(Soha.vn) - Hệ thống ngắm bắn mục tiêu Sniper hiện đại đã được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược B-52H.

Oanh tạc cơ hạng nặng B-52H thuộc Phi đội ném bom số 2 Không quân Hoa Kỳ đã được trang bị hệ thống ngắm bắn mục tiêu Sniper, ASDNews báo cáo ngày 22 tháng 3.
Nhờ quá trình hiện đại hóa liên tục mà chiếc máy bay loại này đã phục vụ trong Không lực Mỹ hơn 60 năm và có được khả năng chiến đấu mới. Thông qua việc lắp đặt hệ thống ngắm bắn mục tiêu Sniper các máy bay ném bom B-52H có thể hiệp đồng chặt chẽ với Lục quân trong thời gian thực và tiêu diệt mục tiêu bằng bom với hệ thống dẫn đường laser.

B-52H đã được lắp đặt hệ thống ngắm bắn Sniper.

"Trước đây, tôi phải thực hiện từ 30 đến 40 lần bấm nút trong năm phút để định vị mục tiêu và thiết lập lại các quả bom, bây giờ tôi làm những công việc đó chỉ mất một vài giây" – Hướng dẫn viên, Đại úy Ryan Allen cho hay. Ngoài ra, hệ thống mới có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.
Thực tế, các thiết bị trên B-52H có thể làm việc với hệ thống này được xem như một thành công lớn”- Ryan Allen nói. Theo ASDnews, với việc nhận được hệ thống mới Phi đội ném bom số 2 sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình trong bất kỳ khu vực nào của Trái đất và vào bất cứ lúc nào.

Sniper trong phòng thiết kế.

Hệ thống ngắm bắn mục tiêu Sniper do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển, được trang bị sử dụng trên các máy bay khác trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Công nghệ của Sniper cho phép các nhân viên phi hành đoàn xác định mục tiêu và phân biệt địch/ta cũng như mục tiêu là dân thường. Trước đây, các nhân viên phi hành đoàn đã phải xác định mục tiêu dựa vào hệ thống radar.

Ngoài ra, công nghệ video tầm xa của hệ thống cũng cung cấp cho lực lượng lục quân các dữ liệu trinh sát thông qua khả năng truyền tải video tới máy tính của lực lượng trên mặt đất. Đồng thời cho phép các loại vũ khí có điều khiển khóa mục tiêu di động, đồng thời, xác định mục tiêu cho hệ thống vũ khí không điều khiển. Với khả năng xác định rõ mục tiêu, các nhân viên phi hành đoàn có thể trực tiếp phát lệnh khai hỏa tấn công.
Hệ thống ngắm bắn Sniper gồm các cảm biến hình ảnh gắn ở càng của máy bay và bộ phận kết nối 2 màn hình với nhau, gồm màn hình mục tiêu được kiểm soát qua máy tính xách tay và màn hình bên trong máy bay.

Sniper gắn trên oanh tạc cơ B-1.

Trước đó, Không quân Mỹ đã phát triển hệ thống ngắm bắn Sniper từ năm 2007. Từ năm 2008, hệ thống Sniper đã được sử dụng tại chiến trường Iraq. Oanh tạc cơ B-1 cũng đã được triển khai hệ thống ngắm bắn mới này.


http://soha.vn/quan-su/phao-dai-bay-b52h-khung-hon-voi-mat-than-sniper-20130326112821858.htm


Cơ mà nghe đồn buổi tối mở NV (mắt mèo) có thể thấy laze từ món target pod như Sniper này :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Chắc mua về nghiên cứu , tuy con này hay bị mắc đạn cụ ạ . Chắc chắn chúng nó có đủ loại ak 47, 74 ,akm ,... Để tập trận phe đỏ phe xanh chứ hàng đồ chơi thì đóng phim đầy .
Nhầm nhọt trồng trọt gì vại
Saiga à bản dân sự của ak. Súng lắc kêu sòng sọc tắc đạn ở cái đầu ruồi hả bác
Cái loại hay tac nó khv có tên là saiga. Nó có tên là colt.
Saiga rẻ tiền bảo trì thấp đạn đi ổn định nên các loại súng dan sự mỹ ít có cửa
Chứ ak có cái quái gì gì mà nghiên cứu
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nhầm nhọt trồng trọt gì vại
Saiga à bản dân sự của ak. Súng lắc kêu sòng sọc tắc đạn ở cái đầu ruồi hả bác
Cái loại hay tac nó khv có tên là saiga. Nó có tên là colt.
Saiga rẻ tiền bảo trì thấp đạn đi ổn định nên các loại súng dan sự mỹ ít có cửa
Chứ ak có cái quái gì gì mà nghiên cứu
Có mà cụ , thời anh trai em đi kháng chiến chống Mỹ , kêu súng bọn Ngụy bắn hay bị hư hỏng nên nhiều khi chúng nó mang về cho chóp bu xem mà cụ .Còn saiga giống aa 12 cụ xem trên mạng thấy có cảnh nó thử súng là có .
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Có mà cụ , thời anh trai em đi kháng chiến chống Mỹ , kêu súng bọn Ngụy bắn hay bị hư hỏng nên nhiều khi chúng nó mang về cho chóp bu xem mà cụ .Còn saiga giống aa 12 cụ xem trên mạng thấy có cảnh nó thử súng là có .
haizzzz bọn "Ngụy" ( từ cũ nay ta không dùng nhắc cụ thế ) dùng vũ khí Mỹ từ garant M1 đến carbine m1A2 rồi Ar15 và m16A1 lấy đâu ra SAIGA mà dùng
nó có thu đc thì thu Ak47 mà nó cũng chả cần thu ở Vn làm quái gì chiến tranh triều tiên chúng nó đã có Ak47 dòm ngó rồi nhưng chả áp dụng đc cái gì vào m16 cả
Saiga nó có cả chục loại bắn đạn khác nhau đâu chỉ là SAIGA 12
http://en.wikipedia.org/wiki/Saiga_semi-automatic_rifle
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp “khuyến mại” lớn để bán “hàng tồn” Rafale cho Malaysia
Ngày 26-3, Pháp cho biết máy bay chiến đấu Rafale có thể được sản xuất tại Malaysia nếu nước này chọn mua máy bay làm máy bay chiến đấu mới của họ.



"Chúng tôi đang cân nhắc thành lập một dây chuyền lắp ráp máy bay tại Malaysia," ông Eric Trappier, giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không Dassault, nhà sản xuất máy bay Rafale, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ triển lãm hàng không Langkawi đang diễn ra từ ngày 26 đến 30-3 ở miền bắc Malaysia.
Malaysia đang tìm mua 18 máy bay chiến đấu để thay thế các máy bay chiến đấu Mig-29 đã cũ của Nga. Ngoài máy bay Rafale, các máy bay Eurofighter (Châu Âu), F-18 của Boeing (Mỹ) và Gripen của Saab (Thụy Điển) cũng tham gia cuộc đua.

Máy bay chiến đấu đa năng Rafale, được biên chế hoạt động trong quân đội Pháp vào năm 2001, có thể tiến hành các nhiệm vụ không đối đất hoặc không đối hạm, trinh sát, đánh chặn trên không hoặc tấn công hạt nhân.




Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Rafale rất "vô duyên" với thị trường xuất khẩu

Pháp đang nỗ lực chào bán máy bay Rafale đầu tiên cho khách hàng nước ngoài sau hợp đồng duy nhất bán 126 chiếc cho Ấn Độ nhằm hỗ trợ một dự án có chi phí hàng chục tỉ euro. Tuy nhiên, nước này đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mua loại máy bay này.
Ấn Độ đã lựa chọn máy bay Rafale, trong đó phần lớn trong số 126 máy bay chiến đấu mà họ có kế hoạch mua dự kiến ​​sẽ được sản xuất tại nước này nếu hợp đồng cuối cùng được ký kết trong năm nay như mong đợi.
Malaysia muốn các công ty địa phương của mình được tham gia quá trình sản xuất, và ông Trappier cho biết rằng Tập đoàn Dassault sẽ có những nỗ lực đáng kể hợp tác với các nhà cung cấp địa phương nếu Rafale được chọn.
Ông Trappier nhấn mạnh, Tập đoàn Dassault đã ký nhiều hợp đồng với các công ty Malaysia như Công ty hàng không CTRM, Tập đoàn hàng không Zetro và Tập đoàn SapuraHai chiếc máy bay chiến đấu Rafale cũng được đưa đến tham gia triển lãm hàng không Langkawi để thực hiện các chuyến bay trình diễn.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Phap-khuyen-mai-lon-de-ban-hang-ton-Rafale-cho-Malaysia/491786.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam sẽ mua ít nhất 24 Su-35

6:18 PM, 27/03/2013, Views: 1333 | By PM

VietnamDefence - Indonesia, Việt Nam và Malaysia sẽ tiếp tục mua máy bay Sukhoi.
Su-35
Ba nước Đông Nam Á là Indonesia, Việt Nam và Malaysia sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu do Công ty Sukhoi sản xuất. Đó là dự đoán mà Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (AST, Nga), Konstantin Makyenko đưa ra hôm 26.3.2013.

“Indonesia đã công bố ý định thành lập phi đội tiêm kích Sukhoi thứ hai sẽ gồm 16 chiếc”, chuyên gia Nga nói. Theo ông, có lẽ Jakarta sẽ chuyển từ Su-30МK2 sang mua tiêm kích tối tân Su-35. “Tổng nhu cầu của nước này có thể ước khoảng 40-44 chiếc, nhưng việc xây dựng một đội máy bay như vậy đang bị kìm hãm bởi hạn chế tài chính”, ông Makyenko nói.

Ông Makyenko cũng cho biết thêm, Việt Nam chắc chắn sẽ mua tiêm kích Sukhoi sau khi biết Trung Quốc mua hơn 20 chiếc Su-35. Hà Nội sẽ không cho phép không quân Trung Quốc giành được ưu thế đáng kể trước Không quân Việt Nam.

“Để vô hiệu hóa tiềm lực đang gia tăng của Trung Quốc, Việt Nam cần mua thêm ít nhất 24 chiếc Sukhoi, hơn nữa, cũng giống Indonesia, việc tiếp tục mua Su-30MK2 là vô nghĩa và việc mua Su-35 sẽ được đưa vào nghị trình”, vị Phó Giám đốc AST tin chắc.



Hiện nay, ban lãnh đạo Malaysia vẫn chưa từ bỏ kế hoạch trước đó mua thêm 18 tiêm kích đa năng. Nhưng trở ngại cho kế hoạch này hiện là tài chính eo hẹp. “Tuy vậy, nếu việc mua sắm vẫn được thông qua, thì để đơn thể hóa đội máy bay của Không quân Hoàng gia Malaysia, giải pháp tự nhiê sẽ là mua thêm một lô Su-30MKM”, ông Makyenko nói.

Tại khu vực Đông Nam Á, các tiêm kích Sukhoi đang có trong trang bị của ba nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đội máy bay Sukhoi của Việt Nam gồm 12 Su-27SK/UBK và 24 Su-30МK2V.

Không quân Indonesia hiện có 12 Su-27 và Su-30, tổng số máy bay đã ký hợp đồng mua là 16 chiếc.

Malaysia vào năm 2003 đã ký hợp đồng mua 18 Su-30MKM. Hợp đồng này được hoàn thành vào năm 2007-2009.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam sắp mua Club-K?

12:22 AM, 31/03/2013, Views: 0 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Báo chí Nga đưa tin, nước này đã đàm phán với một nước Đông Nam Á để bán vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K. Đó là nước nào? Indonesia, Malaysia, Philippines hay Việt Nam?
Vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K
Công ty Concern Morinsystema-Agat (Nga) tại triển lãm LIMA-2013 ở Malaysia đã có nhiều cuộc gặp gỡ và đàm phán bán hệ thống tên lửa lắp trong container Club-K.

“Sự quan tâm đối với hệ thống là khá lớn,chúng tôi đã tiến hành đàm phán. Hơn nữa, đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên, chúng tôi đang lặng lẽ tiến về phía trước”, Tổng giám đốc, Tổng công trình sư của Concern Morinsystema-Agat, ông Georgy Antsev cho biết.

Ông Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào. “Chúng tôi đang tiến hành ráo riết chính sách marketing. Chúng tôi dự nhiều triển lãm, đàm phán cùng với công ty Rosoboronoexport. Tôi nghĩ rằng, kết quả sẽ có. Tiến vào thị trường nào cũng không đơn giản”, ông Antsev nói.

Theo ông, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ khá mạnh. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước NATO. “Sau khi đã thực hiện chuyển giao lớn công nghệ cho các nước châu Á-Thái Bình Dương, nay tự chúng tôi phải tiến lên phía trước bằng cách nghiên cứu chế tạo và chào hàng cái gì đó mới mẻ. Hệ thống Club-K chính là cái mới mà hiện người khác chưa có”, ông Antsev nói.

“Điều dễ hiểu là giải pháp được áp dụng ở hệ thống này bản thân nó đã độc đáo, nó đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét lại học thuyết của mình, trước hết là học thuyết quân sự. Ta biết là ai cũng có những mối quan tâm riêng, mỗi vị tư lệnh, bộ trưởng quốc phòng cũng có thẩm quyền của mình. Đưa ra quyết định mua cái gì đó hoàn toàn mới, vạn năng và ở đâu đó có thể lấy đi một ít của hạm đội, ở đâu đó của lục quân, ở đâu đó của không quân là không đơn giản. Đó là vấn đề chính trị, nơi mà mỗi quốc gia phải tự mình đưa ra quyết định cho mình”, ông Antsev nói.

Club-K sẽ trở thành ác mộng đối với các cường quốc hải quân như Mỹ, Trung Quốc

Tổng giám đốc Concern Morinsystema-Agat nhấn mạnh, Club-K có các đặc điểm nổi bật là tính cơ động, bí mật và chi phí sử dụng tương đối rẻ.

“Khi quý vị đã có hệ thống logistics (kho vận) ổn thỏa, ưu điểm ở đó thậm chí không phải là ở chỗ hệ thống nằm trong container, có thể giấy ở đâu tùy ý. Điều chủ yếu ở đây là logistics. Trước hết đó là thuận tiện cho vận chuyển, thuận tiện lưu kho, không cần trang thiết bị đặc chủng: tất cả trang thiết bị đều có sẵn trên thị trường, có rất nhiều và rẻ. Tốt nhất là mua dư những quả tên lửa thay cho hạ tầng logistics. Hệ thống này không đòi hỏi khung gầm chuyên dụng đồ sộ như cả chục quả tên lửa. Tốt nhất là mua khung gầm xe thông thường và thêm các quả tên lửa”, ông Antsev nói.

Theo ông Antsev, đây chính là ưu thế nổi trội của hệ thống tên lửa container Club-K.

“Chúng tôi đang ra thị trường với một sản phẩm mới, chúng tôi đang tới các nước nhỏ. Chúng tôi sẽ rất quan tâm đến chính sách giá cả cùng với công ty Rosoboronoexport. Điều đó rất quan trọng. Giới quân sự cần phải thay đổi chút ít cách nhìn của mình đối với các cuộc xung đột quân sự và xem xem cần chi tiền vào đâu, giải quyết nhiệm vụ bảo đảm an ninh bằng những lực lượng và phương tiện nào”.

Trước đó, có tin Concern Morinsystema-Agat đã thử nghiệm phóng thành công hệ thống Club-K vào năm 2012. Chương trình thử nghiệm đã hoàn thành đầy đủ. Các thử nghiệm này một lần nữa cho thấy rằng, Nga đang chào bán cho các khách hàng không phải là mô hình hay maket, mà là một hệ thống vũ khí tên lửa container có thực. Club-K được triển khai trong container đường sắt tiêu chuẩn. Chỉ có thể phát hiện khi hệ thống phóng tên lửa, khi hệ thống được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những lúc khác, bề ngoài, đó chỉ là một container đường sắt quen thuộc.

Cabin điều khiển Club-K

Vậy quốc gia Đông Nam Á mà Concern Morinsystema-Agat đã đàm phán bán Club-K là nước nào? Ta hãy phân tích, suy luận dựa trên những thông tin báo chí đã có...


 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,131 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế

Báo chí Nga đưa tin, nước này đã đàm phán với một nước Đông Nam Á để bán vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K. Đó là nước nào? Indonesia, Malaysia, Philippines hay Việt Nam?
Indonesia, Malaysia, Philippines, Vietnam: trong 4 nước này thì thằng Indo và Malay giàu hơn 2 thằng còn lại. Phi đang theo trường phái Mẽo nên chắc kg tới lượt. Vậy chỉ có thằng nghèo nhất là VN :)).
Nhưng mà, mấy ông lái súng hay đánh đòn gió để bán hàng lắm. Em ứ tin.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top