[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Na Uy chế tạo tên lửa tấn công chính xác từ tàu ngầm

Thứ ba 12/02/2013 06:28
ANTĐ - Công ty hệ thống phòng thủ Kongsberg của Na Uy vừa tuyên bố kế hoạch nghiên cứu, phát triển tên lửa tấn công liên hợp phóng từ tàu ngầm để sau năm 2020 sẽ trang bị cho lực lượng tàu ngầm Na Uy.

Tên lửa tấn công liên hợp phóng từ tàu ngầm là biến thể của tên lửa tấn công trên tàu mặt nước, đầu tiên kế hoạch này là nghiên cứu một loại tên lửa tấn công chính xác đa nhiệm phóng từ trên không dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 mà Na Uy đã đặt mua của Mỹ.​
Tàu ngầm điện - diezel HNoMS Utvaer (S 303) của hải quân Na Uy
Đồng thời với việc bảo lưu các tính năng ưu việt của tên lửa phóng từ tàu mặt nước như: thiết bị tìm nhiệt ảnh hồng ngoại, dẫn đường bổ trợ bằng GPS, loại tên lửa phóng từ trên không này đã được thiết kế lại để đáp ứng yêu cầu phóng từ trên không và yêu cầu tích hợp trên F-35. Những điều chỉnh chính bao gồm: thiết kế lại ngoại hình tên lửa, giảm trọng lượng, sử dụng động cơ phản lực tua bin phản lực mới, điều chỉnh cửa hút khí, lắp đặt cánh tên lửa mới.
Nhiên liệu dự trữ của tên lửa cho phép nó bay xa tới 275km, trên đường bay sử dụng phương thức thông tin 2 chiều chuỗi số liệu Link 16. Kế hoạch phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm đã kế thừa hầu hết các ưu điểm của cả 2 loại tên lửa trên.
Hiện công ty Kongsberg đang có kế hoạch trang bị thêm một số tín hiệu điều khiển, dẫn đường để xếp loại thế hệ tên lửa này vào gia tộc vũ khí điều khiển chính xác, phiên bản phóng từ tàu ngầm cũng là 1 dự án trong số này.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Na-Uy-che-tao-ten-lua-tan-cong-chinh-xac-tu-tau-ngam/485933.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu tàu ngầm hạt nhân 50 năm không cần nạp nhiên liệu

Thứ năm 14/02/2013 06:29
ANTĐ - Trang mạng tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hải quân Mỹ vừa triển khai chế tạo hệ thống động lực mới cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.

Hải quân Mỹ đã quyết định triển khai chế tạo hệ thống động lực mới cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, hệ thống động lực hạt nhân mới này phải hội tụ đủ 2 tiêu chuẩn là không phát ra tiếng ồn và chạy liên tục 50 năm không cần thay nhiên liệu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có khả năng mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo Trident
Hệ thống động lực mới này sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới thuộc “Kế hoạch thay thế Ohio”. Đây là hệ thống động lực hoàn toàn mới không sử dụng các cơ cấu truyền động kiểu cơ giới, nó sẽ kết hợp với hệ thống động lực phản thủy lực tạo cho tàu ngầm có độ yên tĩnh tuyệt đối trong khi chuyển động. Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân của tàu lần đầu tiên được lắp ráp các thanh nhiên liệu sử dụng trong 50 năm, điều này có nghĩa là trong suốt vòng đời của mình, nó không cần phải thay nhiên liệu nữa.
Hệ thống động lực của tàu không cần các thiết bị truyền động làm trung gian từ Tuabin đến chân vịt như các tàu ngầm hiện đang sử dụng. Để thay thế nó, điện năng từ các lò phản ứng hạt nhân sẽ được truy xuất thông qua mạng lưới điện của tàu ngầm. Kiểu thiết kế này không những triệt tiêu hoàn toàn tiếng ồn mà còn giảm thiểu tối đa tổn hao năng lượng của lò phản ứng hạt nhân (hiện nay hao tổn năng lượng của các lò phản ứng hạt nhân là từ 20-25%). Hơn nữa nó còn triệt tiêu hoàn toàn đặt trưng bộc lộ động cơ của các tàu ngầm hiện nay. Công suất thặng dư của các lò phản ứng hạt nhân rất lớn nên sẽ được sử dụng cho các thiết bị sonar, thiết bị điện tử và các UAV thế hệ mới.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trident USS Nevada “SSBN-733” (dưới nước)
và USS “Tennessee” SSBN-734 (trên ụ tàu)
“Ohio” hiện là loại tàu ngầm thuộc dạng tiên tiến nhất thế giới, nó có lượng giãn nước 19.000 tấn, sử dụng lò phản ứng hạt nhân và 2 động cơ Tuabin 30.000Hp. “Ohio” được trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới, bao gồm: 24 quả tên lửa đạn đạo “Trident” D5, mỗi quả mang theo 12 đầu đạn hoặc trang bị 154 quả tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk.
Hiện nay, hải quân Mỹ đã ngừng sản xuất tàu ngầm hạt nhân lớp “Ohio”, hiện họ đang có 14 tàu mang tên lửa đạn đạo, ngoài ra còn 4 tàu đã được cải tiến để mang tên lửa hành trình. Với sự ra đời của các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, các tàu này có thể sẽ không tồn tại hết thời hạn phục vụ của nó là năm 2080.
Ống phóng tên lửa hành trình của tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio
Tàu ngầm mới của Mỹ sẽ được trang bị các thiết bị cực kỳ tiên tiến, với 1 lần lắp đặt thanh nhiên liệu là đủ dùng trong 50 năm nên hải quân Mỹ quyết định chỉ đóng 12 tàu. Tuy nhiên giá của loại tàu ngầm này rất đắt, đơn giá ban đầu của nó là 7-8 tỷ USD/chiếc, mặc dù đã một lần tiết giảm dự toán nhưng giá tối thiểu của nó vẫn còn ở mức 4,9-5 tỷ USD/chiếc.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Sieu-tau-ngam-hat-nhan-50-nam-khong-can-nap-nhien-lieu/485991.antd



 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Loại súng phóng lựu này có vẻ cơ động, rẻ tiền, dễ sử dụng, đối tác sẵn sàng chuyển giao công nghệ miễn phí... Vậy mềnh có nên mua kg nhẩy? :)) :))



Một tay súng nổi dậy bắn lựu đạn về phía lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad
ở Aleppo hôm 12-2 Ảnh: Reuters
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ thử tên lửa hành trình JASSM

11:08 PM, 15/02/2013, Views: 0 | By Nam Xương

VietnamDefence - Mới đây, công ty Lockheed Martin đã thử nghiệm tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm JASSM lô 6 (Lot 6) theo chương trình đánh giá độ tin cậy.
Trong quá trình thử nghiệm, đã thực hành phóng 2 tên lửa. Việc thử nghiệm diễn ra tốt đẹp và chứng minh được hiệu quả của thiết bị trên khoang cải tiến của tên lửa thuộc Lot 6.

Trong lần thử đầu tại trường thử và huấn luyện Utah, một tên lửa JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile - tên lửa hành trình liên quân ngoài tầm không đối diện JASSM) đã được phóng từ máy bay ném bom В-52 ở độ cao 35.000 ft và tốc độ 0,71М.

Trong lần thử thứ hai tại trường thử tên lửa White Sands, bang New Mexico, một máy bay ném bom В-1В đã phòng JASSM ở độ cao 25.000 ft và tốc độ 0,85М. Cả 2 tên lửa nặng 2.000 bảng này đều đã bay đúng theo đường bay đã định và tiêu diệt các mục tiêu tĩnh được ấn định.

“Các lần bay thử nghiệm này đã xác nhận các nỗ lực của chúng tôi nhằm mở rộng tiềm năng cho JASSM, độ tin cậy và khả năng tiếp cận của chúng”, ông Dave Melvin, lãnh đạo chương trình các hệ thống tấn công tầm xa Lockheed Martin Missiles and Fire Control nói. “Các quả JASSM được sử dụng trong các lần thử nghiệm này giống với các tên lửa hiện có trong trang bị, ngoại trừ vài thiết bị bổ sung để nâng cao hiệu quả”.

JASSM là tên lửa không đối đất tự hoạt, chính xác cao và được tích hợp cho các máy bay B-1, B-2, B-52, F-16 và F-15E của Không quân Mỹ. Ở nước ngoài, JASSM được trang bị cho F/A-18A/B của Không quân Hoàng gia Australia.

Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất tên lửa JASSM lô 10 (Lot 10) để trang bị cho F/A-18 của Không quân Phần Lan và F-15E của Không quân Mỹ.

Các nỗ lực tích hợp sắp tới sẽ tập trung vào các biến thể tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ và các máy bay nước ngoài khác.

JASSM được sản xuaaats tại nhà máy ở thành phố Troy, Alabama. Hiện nay, Lockheed Martin đã sản xuất hơn 1.200 quả JASSM để thực nghiệm và trang bị trong số 4.900 quả JASSM dự kiến.

Ấn, Pháp chi 6 tỷ USD phát triển tên lửa


(Kienthuc.net.vn) - Ấn Độ và Pháp đã đạt được thỏa thuận hợp tác phát triển hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn SR-SAM trị giá 6 tỷ USD.

Thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ trong cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.


Chương trình hợp tác phát triển tên lửa đối không tầm ngắn sẽ diễn ra giữa tập đoàn MBDA của Pháp và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ. Hệ thống tên lửa SR-SAM sẽ được Không quân và Hải quân Ấn Độ triển khai.


Sau cuộc đàm phán, 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về hợp tác song phương, trong khu vực về lợi ích chung của 2 nước bao gồm quốc phòng, chương trình hợp tác hạt nhân dân sự, chống khủng bố và tình hình ở Mali.


Ấn Độ là quốc gia châu Á đầu tiên được Tổng thống Pháp Francois Hollande đến thăm trong khuôn khổ đàm phán song phương. Theo ông Manmohan Singh, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa 2 nước.

Bày tỏ sự hài lòng về tiến độ trong chương trình hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Pháp, Thủ tướng Ấn Độ cho hay: “Thỏa luận về hợp đồng máy bay chiến đấu đa năng tầm trung MMRCA đang tiến triển tốt. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đạt được thỏa thuận về tên lửa tầm ngắn đối không. Một khi thỏa thuận này được phê duyệt, Ấn Độ sẽ tham gia phát triển và sản xuất mẫu tên lửa này”.




Mô hình đạn tên lửa đối không tầm ngắn SR-SAM.​

Ông Hollande tới thăm Ấn Độ với đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp bao gồm cả giám đốc điều hành hãng Dassault Aviation Eric Trappier.


Dassault Aviation đang hi vọng ký được hợp đồng bán 126 tiêm kích đa năng Rafale cho Ấn Độ theo gói thầu MMRCA mà hãng này đã thắng thầu tháng 1/2012. Hợp đồng quốc phòng lớn nhất thế giới có giá trị khoảng 10-12 tỷ USD này vẫn đang được 2 bên thương lượng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ chuẩn bị số lượng lớn UAV ’tự sát’

DVO


Quân đội Mỹ đã đặt mua số lượng lớn tổ hợp máy bay UAV Switchblade có khả năng tấn công mục tiêu để sử dụng tại chiến trường Afghanistan.



Defense News dẫn nguồn tin từ Lầu Năm góc đăng tải, nhu cầu sử dụng UAV Switchblade đã vượt quá nguồn ngân sách phân bổ mua dòng UAV này.
UAV có thể âm thầm bay lượn trên không trước khi lao thẳng vào kẻ thù và nổ tung với tốc độ đáng kinh ngạc.
Được đặt tên là Switchblade, UAV này là nỗ lực mới nhất của người Mỹ trong cuộc chiến chống lại phiến quân Afghanistan.
Nặng chưa đầy 2kg, nó đủ nhỏ để chui lọt trong ba lô của binh sĩ Mỹ. Khi hoạt động, Switchblade sẽ chuyển hình ảnh ghi nhận từ trên cao về các trung tâm mặt đất, giúp các binh sĩ nhận diện được kẻ thù.
“Sau khi đã xác nhận mục tiêu thông qua hình ảnh video gửi về, người điều khiển sẽ ra lệnh cho UAV chuyển sang chế độ chiến đấu và khóa mục tiêu. Sau đó, UAV sẽ lao thẳng vào mục tiêu và tự phát nổ”, hãng sản xuất AeroVironment tiết lộ.
Đại diện hãng AeroVironment cho hay, người điểu khiển có thể hủy lệnh tấn công vào phút chót. “Đây được cho là khả năng kiểm soát chưa từng thấy ở các loại vũ khí khác”.
Với tổng trọng lượng đạt 2,7kg, thân dài 60,9cm, UAV Switchblade có thể dễ dàng được mang vác trên lưng binh sĩ.
Được phóng lên không thông qua ống phóng đạn cối, UAV loại này được điều khiển thông qua bộ điều khiển mặt đất.
Giới lãnh đạo Afghanistan chỉ trích hỏa lực của NATO giết chết nhiều người dân vô tội và gây căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Kabul. Với Switchblade, các trường hợp tương tự sẽ không còn, theo AeroVironment.
“Với tốc độ nhanh, không gây tiếng ồn, Switchblade có thể tấn công với độ chính xác cao và loại trừ những thiệt hại không mong muốn”, đại diện công ty cho biết thêm.
Không rõ quân đội Mỹ sẽ mua bao nhiêu UAV Switchblade mới, nhưng theo lời Đại tá Pete Newell, cuối năm 2012, 75 UAV Switchblade đã được chuyển tới Afghanistan và nó nhanh chóng được sử dụng hết.
Theo Defense News, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể chi ra 10 triệu USD cho hợp đồng mua UAV Switchblade mới. Trước đó, hồi tháng 5/2012, AeroVironment đã nhận hợp đồng trị giá 5,1 triệu USD cung cấp UAV loại này cho quân đội Mỹ. (Binh sĩ Mỹ chuẩn bị phóng UAV Switchblade)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu tàng hình Pháp trang bị súng máy 6 nòng Minigun

7:03 PM, 15/02/2013, Views: 1320 | By PM

VietnamDefence - Hải quân Pháp đã tiếp nhận từ công ty Mỹ Dillon Aero các ụ súng máy 6 nòng trang bị cho hạm tàu M134 (Minigun) cỡ 7,62 mm.
Mere et Marine Các súng máy M134 sẽ thay thế các ụ súng máy đã lạc hậu AN F1 7,62 mm sử dụng từ những năm 1960.

Số lượng M134 mà Hải quân Pháp đặt mua và trị giá của chúng không được tiết lộ.

Được trang bị súng máy mới đầu tiên là các frigate La Fayette sẽ làm nhiệm vụ chống hải tặc ở bờ biển Somalia.


M134 có tốc độ bắn 3.000 phát/phút, tầm bắn đến 1.000 m.

Súng máy M134 đang được một số công ty sản xuất, trong đó có General Electric, Dillon Aero, DeGroat Tactical Armaments, McNally Industries LLC và Garwood Industries.

M134 có trong trang bị của quân đội hơn 20 nước, trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pakistan, Israel và Gruzia.

M134 Minigun (Dillon Aero)
M134 Minigun (Dillon Aero)
M134 Minigun (Dillon Aero)
M134 Minigun khai hỏa (Dillon Aero)
M134 Minigun bắn đêm (Dillon Aero)
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Tại sao quân đội Mỹ lại rất khoái súng Gatling nhỉ?! Bác nào thạo vũ khí giải thích hộ em cai?
So sanh một khẩu Gatling 6 nòng với một 23lyx4 thì thằng cu nào tin cậy hơn? theo em thì khẩu 23lyx4 phải có độ tin cậy cao hơn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tại sao quân đội Mỹ lại rất khoái súng Gatling nhỉ?! Bác nào thạo vũ khí giải thích hộ em cai?
So sanh một khẩu Gatling 6 nòng với một 23lyx4 thì thằng cu nào tin cậy hơn? theo em thì khẩu 23lyx4 phải có độ tin cậy cao hơn.

Chủ yếu là dành cho việc suporrt bộ binh hoặc chống trực thăng/ tiêm kích cường kích bay thấp là chính chức ko có chính xác gì ở đây cả. G6 với ZSU thì như nhau cả ĐL HQ hay TQ, TT đều còn xài cả 2 loại để phòng không. Đuơng nhiên 23 tin cậy hơn G6 rồi vì nó bắn chụm 4 điểm chứ ko phải bắn lượt 3-4 viên theo kiểu ổ quay
.




Sau này chính Mỹ cũng phải đổi sang M247 bắn chụm 2 lượt mà (như ZU-23-2)



Hiện nay thì NATO sử dụng Gepard

 
Chỉnh sửa cuối:

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,375
Động cơ
453,552 Mã lực
Loại súng phóng lựu này có vẻ cơ động, rẻ tiền, dễ sử dụng, đối tác sẵn sàng chuyển giao công nghệ miễn phí... Vậy mềnh có nên mua kg nhẩy? :)) :))



Một tay súng nổi dậy bắn lựu đạn về phía lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad
ở Aleppo hôm 12-2 Ảnh: Reuters
hiện đại chắc gì đã ăn được kiểu nì cụ nhỉ :P
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xe Cougar - "thần hộ mệnh" của lính Mỹ
Để đối phó với bom tự tạo ở Iraq và Afghanistan, Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng xe bọc thép kháng mìn.

Bom tự tạo đã cướp đi sinh mạng nhiều binh sĩ Mỹ ở Iraq và Afghanistan nhiều hơn bất cứ loại vũ khí nào khác. Để đối mặt với mối đe dọa này, một số loại xe quân sự mới đã được thiết kế nhằm chống chịu các vụ nổ và bảo vệ mạng sống binh sĩ. Và mẫu xe bọc thép Cougar là ví dụ điển hình nhất của nỗ lực đó.

Cougar được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của Thủy quân lục chiến Mỹ về một chiếc xe tốt hơn Humvee trong các cuộc tấn công bằng vũ khí nổ tự tạo. Đặc điểm nổi bật của Cougar là thân xe hình chữ V giúp điều chỉnh hướng của các vụ nổ ra xa gầm xe.

Trước năm 2004, chỉ một số lượng nhỏ Cougar được gửi ra nước ngoài. Tuy nhiên số lượng này tăng nhanh chóng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố không có lính thủy đánh bộ nào thiệt mạng trong 300 vụ tấn công bằng bom mìn tự tạo vào xe Cougar ở Iraq.

Xe Cougar có thể vận chuyển dễ dàng bằng máy bay vận tải C-17.

Khoảng 4.000 chiếc Cougar đã được Mỹ gửi ra nước ngoài.

Cougar có thể chứa 10 binh sĩ với đầy đủ vũ khí, nhiều hơn 5 binh sĩ so với Humvee. Ngoài ra, hệ thống điều hòa của xe cũng giúp binh sĩ đối mặt với thời tiết khắc nghiệt của Iraq và Afghanistan.

Những vụ tấn công bằng bom mìn tự tạo giờ chỉ còn là một ít phiền toài. Trong ảnh là một chiếc Cougar trúng mìn nhưng không có binh sĩ nào trên xe tử vong và chiếc xe được lái trở về căn cứ với 3 bánh xe.

Trong ảnh là một chiếc xe Cougar khác bị trúng bom ở Iraq nhưng các binh sĩ đều an toàn.
http://soha.vn/quan-su/xe-cougar-tha...5173931587.htm




Mới xem Die Hard 5 có con DARTZ Kombat MRAP của Nga cũng kiểu này mà trông hầm hố hơn. 8-x

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Peru mua FN SCAR-H

5:29 PM, 17/02/2013, Views: 1754 | By

VietnamDefence -
Lục quân Peru trong tháng 2/2013 sẽ mua của công ty Bỉ FN Herstal 8.110 khẩu súng trường tiến công tối tân FN SCAR-H cỡ 7,62 mm trị giá ước 31,5 triệu USD.

Súng trường tiến công FN SCAR-H với nòng tiêu chuẩn dài 40,64 cm (FN Herstal) Thời gian chuyển giao súng chưa được tiết lộ.


Bộ Quốc phòng Peru đã quyết định mua một lô lớn súng trường Bỉ sau khi mua các lô nhỏ súng trường tiến công ở các nhà sản xuất khác. Ngoài ra, họ cũng đã xem xét khả năng lắp ráp theo giấy phép súng trưởng Galil của Israel chế tạo dựa trên súng AK.


Súng trường tiến công FN SCAR-H (Special Forces Combat Assault Rifle) được chế tạo cho lực lượng đặc nhiệm và được bán với nòng tiêu chuẩn dài 40,64 cm.

Súng cũng có thể lắp nòng ngắn 33,02 cm. Ngoài ra, súng có thể gắn thêm súng phóng lựu kẹp nòng FN40GL.


FN SCAR-H với báng gấp có chiều dài 72,1 cm (FN Herstal)
FN SCAR-H với súng phóng lựu kẹp nòng FN40GL (FN Herstal) FN SCAR-H có trọng lượng 3,72 kg không có hộp đạn và với báng gấp lại có chiều dài 72,1 cm.


FN SCAR-H: tháo dỡ chưa toàn bộ (FN Herstal) Súng có khả năng bắn tự động, cũng như phát một. Tốc độ bắn ở chế độ tự động đạt 625 phát/phút.

Với sơ tốc đạn 802 m/s, SCAR-H có tầm bắn hiệu quả tối đa 600 m (với kính ngắm bắn tỉa).

Ở biến thể SCAR-L (Light), súng có cỡ nòng tiêu chuẩn NATO 5,56 mm.

Năm 2009, Peru đã mua một lô thử nghiệm FN SCAR-H cho đơn vị đặc nhiệm GRUFE của quân đội.

Ngoài ra, súng này cũng được trang bị cho đặc nhiệm Mỹ, Cục Bảo vệ chính phủ Ba Lan, cảnh sát Mexico, các đơn vị đặc nhiệm của cảnh sát và quân đội Pháp.



Nguồn: Infodefensa, Lenta, 14.2.2013.

Nga, Italia tiếp tục phát triển tàu ngầm S-1000

9:41 PM, 17/02/2013, Views: 1565 | By PM

VietnamDefence - Nga và Italia đã quay lại với ý tưởng hợp tác chế tạo và xúc tiến vào thị trường các nước thứ ba loại tàu ngầm diesel nhỏ S-1000 mà việc thiết kế đã bị đóng băng trước đó.
Tàu ngầm S-1000 (TsKB Rubin)Ông Andrei Baranov, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh đối ngoại và hợp tác kỹ thuật quân sự của Viện thiết kế TsKB Rubin cho biết như vậy.


Tàu ngầm diesel cỡ nhỏ S-1000 bắt đầu được phát triển vào giữa những năm 2000 dưới thời Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Masorin. Nhưng dự án này đã bị đóng băng khi Đô đốc Vladimir Vysotsky lên kế nhiệm Tư lệnh Hải quân Nga. Nay Nga và Italia phục hồi dự án này.

“Rubin từ lâu hợp tác hiệu quả với công ty Fincantieri (Italia) để thiết kế tàu ngầm này. Chúng tôi đã xây dựng được một đề xuất được xem xét kỹ về mặt kỹ thuật mà nhờ sự kết hợp thành công những thiết bị châu Âu hiện đại nhất và kinh nghiệm thiết kế của Nga đã cho phép đưa ra một tàu ngầm nhỏ gọn, hiện đại có lượng giãn nước nhỏ”, ông Baranov nói.




Nguồn: RIA Novosti, 16.2.2013.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Loại súng phóng lựu này có vẻ cơ động, rẻ tiền, dễ sử dụng, đối tác sẵn sàng chuyển giao công nghệ miễn phí... Vậy mềnh có nên mua kg nhẩy? :)) :))



Một tay súng nổi dậy bắn lựu đạn về phía lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad
ở Aleppo hôm 12-2 Ảnh: Reuters
Phỉ Syrie mua pattent phóng lựu chạy cơm của Việt Cộng đấy chớ.
Mờ con phóng lựu made by VC phải 3 người mới vận hành được kia. Điều này chứng tỏ tầm bắn của nó kinh khủng dư lào :P
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,793
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Loại súng phóng lựu này có vẻ cơ động, rẻ tiền, dễ sử dụng, đối tác sẵn sàng chuyển giao công nghệ miễn phí... Vậy mềnh có nên mua kg nhẩy? :)) :))



Một tay súng nổi dậy bắn lựu đạn về phía lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad
ở Aleppo hôm 12-2 Ảnh: Reuters
giặc đến nhà, đàn bà cũng oánh :D
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Loại súng phóng lựu này có vẻ cơ động, rẻ tiền, dễ sử dụng, đối tác sẵn sàng chuyển giao công nghệ miễn phí... Vậy mềnh có nên mua kg nhẩy? :)) :))



Một tay súng nổi dậy bắn lựu đạn về phía lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad
ở Aleppo hôm 12-2 Ảnh: Reuters
Trung tướng Tư Bốn Nguyễn Việt Thành: Anh hùng lựu đạn dàn thun


Nhắc đến Trung tướng Tư Bốn Nguyễn Việt Thành, hẳn nhiều người nghĩ ngay tới chuyên án “Năm Cam và đồng bọn” cách đây gần 10 năm do chính ông đóng vai trò chính trong quá trình điều tra tấn công đường dây tội phạm đặc biệt nguy hiểm này.
Ít người biết rằng ông đã từng là người hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với hàng trăm trận đánh vang dội, lập nên nhiều chiến công hiển hách. Ông đã chiến đấu rất dũng cảm, hết lòng vì đồng đội, từng một mình quần nhau với hàng trăm tên địch với các loại vũ khí hạng nặng yểm trợ, đã quả cảm cõng một cán bộ lãnh đạo cấp trên bị thương vượt vòng vây lửa đạn, về chiến khu an toàn.

Đặc biệt, ông đã nổi tiếng với sáng kiến “lựu đạn dàn thun” – dùng ná thun bắn lựu đạn bay xa mấy trăm thước đến nơi đồn trú của đối phương, gây cho chúng nhiều thiệt hại, hoang mang tinh thần. Sáng ngày 30.4.1975 ông đã cùng đồng đội đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn, góp phần giải phóng miền Nam.

Chuyện đoàn phim CHDC Đức

Cuối năm 1975, có một đoàn làm phim từ Cộng hòa Dân chủ Đức sang Việt Nam để thực hiện bộ phim tài liệu về cuộc chiến đấu dũng cảm và chiến thắng oanh liệt của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đoàn làm phim đã đi khắp các vùng miền, từ miền Trung, lên Tây Nguyên, về miền Đông Nam bộ, rồi xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuối cùng họ dừng lại ở địa bàn Tiền Giang – Bến Tre để thực hiện bộ phim tài liệu về chuyện du kích địa phương sáng chế ra lựu đạn dàn thun để tấn công, làm tiêu hao sinh lực đối phương.

Theo lời bình của bộ phim, sở dĩ đoàn làm phim chọn đề tài này, vì nó điển hình cho tính chất của cuộc chiến đấu giữa một bên là du kích miền Nam chính nghĩa nhưng thiếu thốn mọi bề, bên kia là quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa được trang bị tận răng nhưng không được nhân dân ủng hộ vì là phía đi gieo rắc chiến tranh phi nghĩa.

Ná thun chống lại và chiến thắng xe tăng, máy bay là hình ảnh độc đáo của chính nghĩa thắng phi nghĩa, chàng David tí hon đã chiến thắng tên Goliat hung tàn khổng lồ; sáng kiến “lựu đạn dàn thun” cũng cho thấy cuộc chiến kiên cường, dũng cảm, đầy sáng tạo của quân dân miền Nam; quân dân miền Nam đã biết lấy vũ khí của đối phương để tấn công lại đối phương (lựu đạn để bắn dàn thun thường được nhân dân lấy của lính Sài Gòn); đây là cuộc chiến tranh nhân dân, vì muốn bắn lựu đạn dàn thun không thể thiếu sự tham gia của nhân dân, từ lấy cắp lựu đạn cho đến nắm bắt vị trí đóng quân của đối phương, đo cự ly, nắm đội hình của địch…

Bộ phim nói trên sau khi hoàn thành đã được chiếu tại nhiều nước, kể cả ở các nước Tây Âu, làm cho bạn bè trên khắp thế giới hiểu thêm về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Bộ phim ấy cũng đã được trình chiếu trên các đài truyền hình ở Việt Nam.

Người viết bài này đã vài lần được xem bộ phim nói trên và bao giờ tôi cũng lâng lâng niềm tự hào về cuộc chiến oai hùng của quân dân ta, về sáng tạo độc đáo của thế hệ cha anh đã biết dựa vào những gì mình có, dù là nhỏ nhất, để làm phương tiện chiến đấu và làm nên chiến thắng.

Trên màn ảnh, các du kích trong áo bà ba đen, khăn rằn quấn đầu đi dưới vườn cây để tìm vị trí thích hợp chọn buộc dàn thun. Đến một cây to có thân chia ra hai nhánh vững chãy hoặc hai cây đứng cạnh bên nhau, các du kích lặng lẽ buộc dây thun vào. Xong, họ phân công nhau người thì trèo lên cây cao để quan sát mục tiêu, người thì cầm trái lựu đạn tra vào dàn thun, người đo cự ly để kéo dãn dây thun, còn lại tất cả tập trung kéo dây thun dãn ra để tạo lực đàn hồi bắn trái lựu đạn bay xa. Người chỉ huy hô “bắn”, tất cả đồng loạt buông ra, trái lựu đạn được bắn đi vào không trung và rơi xa mấy trăm mét.

Người quan sát trên cây hô “trúng rồi”, ở dưới đất người chỉ huy tra quả lựu đạn tiếp theo; hoặc người trên cây yêu cầu điều chỉnh “qua trái - qua phải, xa hơn – gần hơn” năm mười mét gì đó, để những người dưới đất điều chỉnh lại “thước ngắm”. Cứ thế mà các du kích nã đạn, chỉ đến khi có dấu hiệu đối phương phản công, họ mới tháo dàn thun và âm thầm rút lui không để lại dấu vết.

Ngày ấy, các nhà làm phim không giải thích rõ vì sao “lựu đạn dàn thun” là sáng kiến của du kích miền Nam nhưng nó chỉ thông dụng ở địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Bộ phim cũng không truy nguyên ai là tác giả của sáng kiến độc đáo nói trên. Hẳn là các bạn sẽ ồ lên thú vị khi biết sau đó các cơ quan có trách nhiệm đã cất công đi tìm người có sáng kiến làm “lựu đạn dàn thun” để đánh địch và người đó đã được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Các bạn sẽ càng thú vị hơn khi người vừa được nhắc đến không ai khác, mà chính là ông Tư Bốn – Trung tướng Nguyễn Việt Thành, người mà gần 20 năm sau tiếp tục lập công lớn trong chuyên án “Năm Cam và đồng bọn”, đập tan băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm.

Từ ná thun tới lựu đạn dàn thun

Tháng 8.1980, khi đang là trưởng phòng CSGT tỉnh tiền Giang, ông Tư Bốn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vì thành tích xuất sắc bảo vệ Tỉnh ủy Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay) trong những năm chiến tranh và thành tích đánh địch bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân. Suốt thời gian dài bám trụ trong vùng địch tạm chiếm, không có đồng chí nào trong Tỉnh ủy bị bắt hoặc bị thương vong, công lao đó thuộc về Đội vệ binh Tỉnh ủy do ông Tư Bốn chỉ huy.

Ông cũng chỉ huy hàng trăm trận đánh trong điều kiện tương quan lực lượng rất thua kém đối phương, nhưng các trận đánh thường kết thúc với thắng lợi thuộc về các ông. Dù nhiều lần “vào sinh ra tử”, thương tích đầy người, nhưng mỗi lần nhắc lại cuộc chiến đã qua, ông Tư Bốn không nhớ nhiều về những trận đọ súng quyết liệt giữa hai bên, những trận đánh giáp lá cà giữa các ông với đối phương, mà ông thường thú vị kể lại chuyện chế tạo lựu đạn dàn thun để đánh địch.

Nay dù đã ở tuổi 64, nhưng khi nhắc lại chuyện “lựu đàn dàn thun”, Trung tướng Nguyễn Việt Thành như trẻ lại, hào hứng hẳn lên, sẵn sàng ngồi bẹp ra đất thực hiện lại thao tác bắn lựu đạn bằng dàn thun, thứ vũ khí đã từng làm cho đối phương mất ăn mất ngủ suốt thời gian dài bởi chúng không biết đối phương tấn công từ đâu, lực lượng ra sao, nên hầu như chỉ “ôm đầu chịu trận” hoặc chửi thề và bắn trả hú họa.

Ông Tư Bốn không nhớ rõ ai đã dạy mình chơi bắn ná thun từ thuở nhỏ, ông chỉ nhớ khi lên 9 – 10 tuổi ông đã là tay “thiện xạ” bắn chim, bắn cá với ná thun. Không biết từ đâu, có thể là nhờ các truyện tranh có nội dung “diệt bạo cứu kẻ thế cô”, mà cậu bé Huy (ông Tư Bốn có tên khai sinh là Nguyễn Văn Huy) đã có thiên hướng tìm diệt những loài cá dữ, những con quạ, con diều để bảo vệ đàn gà con, vịt con. Có lần cậu bé đã khóc thương và cả đêm không ngủ được vì mấy con gà con mà cậu vô cùng thương yêu đã bị lũ quạ, diều bắt mất lúc xế chiều. Vậy là cậu bé quyết tâm phục kích tìm diệt cho bằng được lũ chim ác.

Không phải đợi lâu, chiều hôm sau con diều nọ “ăn quen” sà xuống sân nơi đàn gà con đang tìm thóc quanh quẩn bên mẹ. Con gà mẹ phát hiện nguy hiểm đã kịp choàng cánh bảo vệ đàn con, nhưng một chú gà con ở xa mẹ đang tuyệt vọng trước móng vuột của con chim dữ. Bất ngờ, một tiếng “phực” vang lên, con diều đang đập cánh bay lên bỗng lảo đảo và đổ sụp xuống sân, một viên đạn bằng đất sét phơi khô từ chiếc ná của cậu bé Huy đã làm vỡ sọ con chim dữ…Dường như ở mỗi người đều có thiên hướng ngay từ lúc còn bé, thiên hướng ấy có tác dụng định hướng hành vi của người ấy khi lớn lên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thiên hướng “trừ gian diệt bạo” đã xuất hiện ở cậu bé Huy qua cái cách mà cậu sử dụng chiếc ná thun.

Ông Tư Bốn kể tiếp: Khi về công tác ở Đội Vệ binh Tỉnh ủy Tiền Giang, một lần ông nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đi họp trên R về kể chuyện du kích Tây Nguyên đánh địch bằng lựu đạn bắn bằng dàn thun. Trung đội trưởng Tư Bốn à lên thú vị vì bắn ná thun là nghề của mình. Vậy là ông lao vào nghiên cứu, bỏ cả cơm trưa, suốt ngày quần quật buộc tháo dây thun quanh mấy thân cây to ở cạnh đơn vị.

Ông chọn một cây có thân chia làm hai nhánh rồi mua 1 kg thun khoanh bện lại làm dàn thun. Xong, ông phân công 3 – 4 người phối hợp thực hiện thao tác kéo dây bắn “lựu đạn” làm từ trái bình bát hoặc cục đất. “Lựu đạn” bay đi được 50, rồi gần 100 mét, vậy là thành công, tối đó ông Tư Bốn mừng đến không ngủ được.

Những ngày sau đó, Tư Bốn nâng dần lượng thun lên 2, rồi 3 kg. Cự ly bắn cũng kéo dài ra 200, rồi 300 mét. “Biên chế” cho đội bắn cũng tăng dần lên đến 9 – 10 người. Tư Bốn vừa là “xạ trưởng” chỉ huy cả “pháo đội”, vừa ôm trái “lựu đạn” đã được lắp vào ná, vừa canh cự ly, cuối cùng là ra lệnh “bắn”. Các chiến sĩ đồng loạt buông dây thun được kéo căng khoảng 15 mét, trái “lựu đạn” bay vút vào không trung và rớt xuống nơi xa.

Các ông xách dây đi đo khoảng cách “lựu đạn” bay xa, rồi tính toán góc bắn, độ kéo dãn dây thun…. Cứ lặp đi lặp lại hàng chục, hàng trăm lần như thế, cuối cùng ông Tư Bốn đã xây dựng được “thước ngắm” chính xác, muốn bắn trái lựu đạn đi xa bao nhiêu, chỉ cần điều chỉnh góc bắn và độ kéo dãn dây thun.

Ngày bắn lựu đạn thật rồi cũng tới, một toán lính Mỹ đi càn và đóng quân cách địa hình gần 300 mét. Tư Bốn và đồng đội nhanh chóng triển khai “trận địa” lựu đạn dàn thun từ một lùm cây ven địa hình. Sau khi tính toán, điều chỉnh thật kỹ, Tư Bốn hạ lệnh “bắn”, sau khoảng 5 giây một tiếng nổ chát chúa vang lên từ nơi lính Mỹ đồn trú. Người “hoa tiêu” trên ngọn cây hô “trúng mục tiêu”, rồi nhanh chóng tuột xuống đất, cùng lúc đạn pháo từ bên ngoài bắn hú họa về phía địa hình.

Để rồi sau đó, Đại đội vệ binh của các ông liên tục làm cho đối phương điên đầu vì những trái lựu đạn “từ trên trời rơi xuống”. Dù hoàn toàn thô sơ, thao tác hoàn toàn thủ công, nhưng “đại bác dàn thun” của Tư Bốn đạt độ chính xác rất cao, thường là bắn trúng đích, đối phương rất hoang mang, không biết mục tiêu để dánh trả. Về sau cú bắn của các ông điêu luyện tới mức có thể điều khiển cho lựu đạn nổ trước khi chạm đất chừng vài mét, nhằm làm tăng độ sát thương.

Có lúc ông Tư Bốn đã kéo dài cự ly bắn lên đến 400 – 500 mét, nhưng sau đó ông mới “té ngữa” là cự ly tối đa cho phép bắn lựu đạn bằng dàn thun là chỉ khoảng 330 mét. Nguyên nhân là do thời gian cháy chậm của lựu đạn chỉ khoảng 7 giây, nếu bắn xa hơn, đạn chưa tới đích đã nổ trên không trung. Bây giờ nhớ lại, ông Tư Bốn vẫn còn thấy tiếc, vì ngày đó các ông đã không tìm cách kéo dài thời gian cháy chậm của lựu đạn để nâng cự ly bắn của lựu đạn dàn thun.

“Lựu đạn dàn thun” từ Đội Vệ binh Tỉnh ủy của ông Tư Bốn đã nhanh chóng được các đơn vị chiến đấu trong toàn tỉnh Mỹ Tho học tập và sử dụng. Du kích ở tỉnh Bến Tre cũng sang Tiền Giang học tập cách đánh địch bằng lựu đạn dàn thun và đã về triển khai có hiệu quả. Ngày nay, nếu ai có ghé Bảo tàng tỉnh Tiền Giang và thấy mô hình dàn thun bắn lựu đạn trong chiến tranh, hãy tin nó do chính bàn tay của ông Tư Bốn làm ra hoặc người thợ nào đó làm theo hường dẫn của ông!

Nổi tiếng không chỉ cái tên

Để đến được với Đội vệ binh Tỉnh ủy Mỹ Tho và nổi tiếng với cách đánh “lựu đạn dàn thun”, ông Tư Bốn đã trải qua nhiều thử thách khá lạ trong thời chiến. Năm 1961, khi mới 14 tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Văn Huy đã tham gia du kích xã. Bằng sự chiến đấu gan lì, không ngại tiếp cận đối phương, Nguyễn Văn Huy nhanh chóng được giao làm phó, rồi trưởng Công an xã, cái cơ duyên cho nghiệp công an sau này. Thế nhưng, được cầm súng chiến đấu mời là mơ ước của Huy.

Cuối năm 1966, Tiểu đoàn 514 của Tỉnh đội Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay) đón nhận thêm một số chiến sĩ mới. Trong số đó có 1 chiến sĩ trẻ mới 19 tuổi mà đã nhanh chóng nổi tiếng trong toàn tiểu đoàn. Nổi tiếng bởi sự chiến đấu gan lì và bởi cái tên khá đặc biệt: Tư Bốn.

Ngày ấy lính tráng trong tiểu đoàn không gọi nhau bằng tên, mà bằng thứ theo thói quen của dân Nam bộ, như anh Hai, chú Ba… Thế nhưng, quân số tiểu đoàn thì đông, mà thứ thì chỉ từ “hai” đến “mười ba”, “mười bốn” là cùng, vì vậy mà luôn có hàng chục người cùng thứ với nhau.

Để phân biệt người này với người kia, phải thêm vào số thứ tự cho từng người, như “Hai Một”, “Hai Hai”…Tương tự, cũng có “Tư Một”, “Tư Hai”,…, “Tư Bốn”. Cũng là “song trùng”, nhưng “Tư Bốn” nghe ấn tượng hơn các tên khác như “Hai Hai”, “Ba Ba”, “Năm Năm”…Lúc đó đâu ai ngờ cái tên “Tư Bốn” sau này sẽ có vị trí đặc biệt trong lịch sử tấn công tội phạm của ngành Công an nhân dân nước nhà.

Nhờ từng có thời gian là công an ở xã nhà Thanh Bình, cộng với thành tích chiến đấu gan lỳ, Tư Bốn được Ban chỉ huy Tiểu đoàn 514 chọn đi “thử thách” để bổ sung vào Đại đội Vệ binh của Tỉnh ủy (còn gọi Đội An ninh bảo vệ Tỉnh ủy), đơn vị khá “oai” trong thời chiến. Cách thử thách thời chiến đối với chiến sĩ thật là lạ: đưa về Đồng Tháp Mười hoang vu, giao cho mỗi người 6 mẫu ruộng cùng 2 con trâu và 1 khẩu súng, vừa chiến đấu vừa sản xuất giúp đơn vị tự túc lương thực.

Tư Bốn đã trải qua 18 tháng “tay cày tay súng” như thế. Đồng Tháp Mười mùa lũ bốn bề như biển, Tư Bốn phải đào đắp một gò cao để cùng đôi trâu lên đó tránh lũ, vừa thả câu giăng lưới để cải thiện cuộc sống và làm mắm gửi về đơn vị.

Mùa nước rút, một mình ông cày bừa, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch lúa, cũng để gửi về đơn vị. Nhiều lúc một mình ông chống lại cả bầy trực thăng quần đảo trên đầu, bảo vệ đôi trâu và bảo vệ ruộng lúa sắp tới mùa thu hoạch. Cuối cùng, Tư Bốn là 2 trong 3 người vượt qua được thử thách khắc nghiệt để được nhận vào Đại đội vệ binh của Tỉnh ủy Mỹ Tho.
Trung tướng Nguyễn Việt Thành. Ảnh: Thanh niên
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy Mỹ Tho luôn bám địa bàn, kể cả khi đối phương đã “bình định trắng” thì cơ quan đầu não của cách mạng nơi đây cũng không di chuyển đến những nơi an toàn hơn. Vì vậy mà nguy hiểm luôn rình rập cơ quan lãnh đạo kháng chiến của tỉnh. Để bảo vệ an toàn cho Tỉnh ủy, Đại đội Vệ binh ngày ấy đã tổ chức thành 3 trung đội, bảo vệ Tỉnh ủy thành 3 vòng từ trong ra ngoài. Khi bị đối phương tấn công, vòng ngoài cùng đánh địch đầu tiên, đối phương chỉ chạm được đến các vòng trong khi vòng bảo vệ bên ngoài đã bị đánh tan.

Trong thời gian các vòng bảo vệ đọ sức với địch, những người có trách nhiệm tìm phương án để cơ quan Tỉnh ủy di chuyển đến nơi an toàn. Trung đội của Tư Bốn được giao bảo vệ vòng ngoài cùng, vì vậy mà luôn chạm trán với đối phương đầu tiên mỗi khi có chống càn.

Chỉ sau vài trận “thử tài”, Tư Bốn đã được đề bạt làm trung đội phó, rồi trung đội trưởng. Thêm những trận đánh tan các cuộc tấn công của đối phương khi Tỉnh ủy chưa kịp lên phương án di chuyển đi nơi khác, Tư Bốn được thăng đại đội phó, rồi đại đội trưởng Đại đội Vệ binh Tỉnh ủy.

Giai đoạn từ sau Tết Mậu Thân 1968 trở đi, khi đối phương điên cuồng phản công quyết liệt, nhiệm vụ bảo vệ Tỉnh ủy càng nặng nề, nguy hiểm. Có lúc ngày nào Đại đội Vệ binh của Tư Bốn cũng “so găng” với đối phương. Có lần Tỉnh ủy bị bao vây ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy. Do có mật báo, đối phương biết cơ quan đầu não của kháng chiến đang đóng tại đây, nên địch tập trung lực lượng lớn bao vây khu vực rộng hòng bắt sống hoặc sát hại các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy.

Tư Bốn đã mở đường máu đưa Tỉnh ủy về nơi an toàn, bản thân ông đã cõng ông Tư Thắng, một cán bộ lãnh đạo cấp trên về tỉnh công tác và bị thương, vượt qua lưới đạn ra khỏi vòng vây. Sau đó Tư Bốn quay lại cùng đồng đội chống càn, trận đánh kéo dài suốt 22 ngày đêm, cả hai bên đều chịu không ít thương vong…

Theo thống kê của bộ phận tổng kết chiến tranh tỉnh Tiền Giang, Đại đội Vệ binh của Tư Bốn đã đánh tổng cộng trên 100 trận, tiêu diệt hơn 200 tên địch, làm bị thương 230 tên …Trong suốt cuộc chiến, nhiều chiến sĩ trong đại đội hi sinh, bị thương, bản thân đại đội trưởng Tư Bốn cũng nhiều lần bị thương, nhưng cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến của tỉnh luôn được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Tiến về Sài Gòn

Sau khi cha và 2 người anh của mình lần lượt hi sinh trong những trận đánh ác liệt ở tại địa phương, Tư Bốn được Tỉnh ủy Mỹ Tho cho thôi “đối đầu” với các trận càn triền miên của đối phương. Một ngày đầu năm 1974, Tư Bốn đã bịn rịn chia tay hàng trăm đồng đội đã từng cùng nhau vào sinh ra tử trong Đại đội Vệ binh để vượt lộ 4, băng qua Đồng Tháp Mười về R học Trường Quân chính Trung ương. Nghỉ học sớm, sau mười mấy năm lăn lộn trong chiến tranh, đến lúc ấy Tư Bốn mới có điều kiện học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ. Ông học miệt mài ngày đêm để bù lại thời gian dài chỉ biết chiến đấu.

Đầu năm 1975, tin chiến thắng từ các nơi cứ dồn dập bay về trường, các học viên sẵn sàng “gác bút nghiên” để bước vào trận đánh cuối cùng. Chuẩn bị vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trường Quân chính thành lập Tiểu đoàn 3 - Công an võ trang và Tư Bốn được cử là tiểu đoàn phó kiêm tham mưu trưởng tiểu đoàn. Sau hơn 1 năm rời vũ khí, Tư Bốn lại ngày đêm tập luyện đội hình, luyện tập chiến đấu, sẵn sàng tiến về giải phóng Sài Gòn.

Sáng 28.4.1975, Tiểu đoàn 3 của Tư Bốn cùng với quân chủ lực có cả xe tăng, đại pháo từ Sông Bé hành quân về hướng Sài Gòn. Một cuộc đụng độ lớn đã xảy ra ở Bến Cát, khi lực lượng mạnh của đối phương quyết “tử thủ” ở cửa ngõ Sài Gòn.

Đại quân của ta và lực lượng mạnh của đối phương đã đối đầu quyết liệt, xe tăng 2 bên quần nhau dữ dội, cùng với cuộc “đấu súng” của lính bộ binh 2 bên. Cuối cùng, “cửa ải” Bến Cát cũng đã thông, hàng ngàn tù binh bại trận được “giáo dục, tha cho về nhà”, đại quân của ta tiếp tục tiến về Sài Gòn như thác lũ. Ông Tư Bốn đã đắp vội mấy nấm mồ cho đồng đội hi sinh trong cuộc “đấu súng” vừa rồi, họ không được may mắn như ông sắp được chứng kiến giờ phút hệ trọng của lịch sử, được về giải phóng Sài Gòn!

Sáng sớm 30.4, Tư Bốn cùng đồng đội trong Tiểu đoàn 3 tràn vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Các ông đã không mấy khó khăn để làm chủ sân bay. Tại sân bay, ông đã chứng kiến hàng chục máy bay Mỹ bị phá hủy trong cuộc ném bom chiều 28.4 của Phi đội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung dẫn đầu. Bàn giao sân bay cho bộ phận khác, trưa cùng ngày Tiểu đoàn 3 của Tư Bốn hành quân ra đánh chiếm Trường huấn luyện Quang Trung.

Hàng vạn quân trang quân dụng bị vứt lại đầy trường sau khi các “tân binh” đang học “ba tháng quân trường” vui mừng trở về quê thoát cảnh đi lính. Đến chiều, Tư Bốn cùng tiểu đoàn tiến vào chiếm giữ Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, một trong những sào huyệt cuối cùng của đối phương. Các ông không gặp bất cứ sự kháng cự nào khi vào chiếm tổng nha, thậm chí còn được đón tiếp như những người hùng.

Ông Tư Bốn kể: “Ấn tượng khó quên nhất của tôi khi tiến vào chiếm Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn là cả trăm nữ nhân viên trong trang phục áo dài thật đẹp đứng tập trung trước trụ sở chờ cách mạng vào để bàn giao. Sau khi bàn giao xong, họ đã về nhà. Đến lúc đó tụi tui mới để ý thấy có gần 100 chiếc xe Jeep đang nổ máy ở sân kho mà không biết nổ máy để làm gì, sau này mới nghĩ có lẽ họ cho chạy bảo trì. Lúc đó tụi tui không ai dám đụng vào, cũng không biết tắt máy xe. Cứ vậy xe chạy tới tối, tới khuya khi hết xăng rồi tự tắt”.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lính thủy đánh bộ Mỹ mua mũ trận Anh

9:50 PM, 17/02/2013, Views: 784 | By PM

VietnamDefence - Công ty BAE Systems (Anh) đã nhận được đơn đặt hàng của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) cung cấp một lô mũ trận trọng lượng nhẹ trị giá 28 triệu USD.
Mũ trận LWH (BAE Systems) Hợp đồng đầu tiên mua mũ trận của Anh USMC ký năm 2010. Hợp đồng này mua 120.000 mũ trị giá 28 triệu USD và có một điều khoản phụ mua thêm 120.000 mũ.

Dự kiến lô mũ thứ hai sẽ hoàn thành chuyển giao vào năm 2014.

Mũ trận trọng lượng nhẹ LWH (Lightweight helmet) là loại mũ thay thế cho loại mũ đã cũ PASGT vốn được sử dụng từ năm 1970.

LWH được làm bằng kevlar và có thể gắn các loại thiết bị, trong đó có các hệ thống quang học, nhìn đêm.

BAE Systems đã cung cấp cho quân đội Mỹ tổng cộng gần 800.000 mũ từ năm 1986.

Ngoài ra, họ cũng cung cấp cho Lầu Năm góc áo gi lê chống đạn và gi lê mang trang bị, cũng như các hệ thống mang tải hàng.



Nguồn: BAE Systems, Lenta, 15.2.2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo TQ tung ảnh nóng siêu vận tải cơ mới của Ấn

18/02/2013 | Chuyên mục: Thế giới
Vào Quý 3/2012 Ấn Độ đã đưa ra tuyên bố họ sẽ sớm sở hữu loại siêu vận tải cơ được sản xuất trong nước với sự hỗ trợ tích cực của Nga…

Loại máy bay vận tải đa năng này tạm có tên là MTA được trang bị 2 động cơ (dòng động cơ Rolls-Royce BR-170 của Anh hoặc D-436T của Nga), tốc độ tối đa khoảng 800 km/h, có buồng lái hiện đại gồm 6 màn hình đa chức năng.

Được Ấn Độ khẳng định sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2020, nhưng mới đây báo chí TQ lại nhận định rằng loại chiến cơ này sẽ được Ấn Độ nỗ lực hoàn thiện sớm hơn dự kiến từ 5 đến 7 năm…

Cùng với thông tin này báo chí Trung Quốc đã tiến hành đăng tải những hình ảnh mới nhất về thiết kế chi tiết của loại vận tải cơ hàng khủng này của Ấn Độ…

Những thông số kỹ thuật của máy bay MTA do Ấn-Nga hợp tác sản xuất.

Máy bay MTA dự kiến sải cánh dài 30 m, cao 3,15 m. MTA có đuôi hình chữ T bố trí cao, kết cấu máy bay là hợp kim nhôm cao cấp, bố trí khí động học hoàn hảo.

Máy bay MTA được thiết kế để thay thế máy bay Hawker Siddeley của Không quân Ấn Độ và An-26, An-30 của Nga đã lỗi thời.

Hình ảnh mô phỏng bên trong khoang vận chuyển của MTA của Ấn Độ trên báo TQ…

MTA sẽ dùng để thay thế một bộ phận máy bay vận tải hiện có của Không quân Ấn Độ và Nga. Đây rõ ràng sẽ là một thông tin không vui đối với Bắc Kinh. Trong ảnh là những thông số mô tả tính năng của MTA.

Trên cơ sở chương trình hợp tác sản xuất này trong vòng 5 năm tới không quân Ấn Độ sẽ được trang bị theo lộ trình khoảng 50 chiếc máy bay vận tải có trọng tải 20 tấn MTA…


http://www.tintuconline.info/2013/02/bao-tq-tung-anh-nong-sieu-van-tai-co-moi-cua-an.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thái tử Abu Dhabi: Vũ khí của Nga là tốt nhất

Thứ ba 19/02/2013 10:03
(GDVN) - Hơn 200 mẫu vũ khí và thiết bị quân sự tân tiến nhất được giới thiệu tại cuộc triển lãm Quốc phòng quốc tế IDEX-2013 ở Abu Dhabi.

ham gia cuộc diễu binh tại lễ khai mạc triển lãm đã có xe tăng Nga T-90. Các chuyên gia cũng chú ý đến chiếc xe "Terminator" của Nga - xe chiến đấu yểm trợ tăng.

Terminator
Ngay vào ngày đầu tiên của cuộc triển lãm IDEX-2013, hai phiên bản mới nhất của thiết bị quân sự sản xuất tại Nga đã vào Top-10.

Khách tham quan có thể thấy chiếc xe chiếu đấu yểm trợ tăng "Terminator" tại sân trưng bày của Nga. Còn xe tăng T-90C thì mỗi ngày phô diễn tính năng của mình trên bãi thử nghiệm.

Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược giải thích sự quan tâm của các chuyên gia nước ngoài tới phiên bản mới này như sau:

“Đây là phiên bản mới với tháp pháo bọc thép tiên tiến, tăng cường bảo đảm an toàn, trang bị các loại vũ khí được cải thiện. Đây là phiên bản phát triển tối đa mô hình xe tăng T-90.

Nga tiếp tục xuất khẩu xe tăng loại này tới các khu vực khác nhau, kể cả các quốc gia Bắc Phi, ví dụ Algeria. Hy vọng rằng, các phiên bản mới của xe tăng T-90 cũng sẽ được lòng người tiêu dùng.

Điều hợp lý là cung cấp các phiên bản mới của sản phẩm này, bởi vì các nước trong khu vực đang tái vũ trang. Nga và Trung Quốc là hai nhà sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Nga có một số lợi thế”.

Ngày Chủ nhật vừa qua, Thái tử của Abu Dhabi Mohammed bin Zayed Al Nahyan đã đến thăm gian trình bày của Nga. Theo lời ông, vũ khí của Nga là "tốt nhất”. Ông đặc biệt nhấn mạnh các công nghệ tiên tiến và trình độ rất cao của các chuyên gia Nga.

Kể từ năm 1993, Nga thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm công nghệ quốc phòng tại Abu Dhabi. Đối với Nga, khu vực Trung Đông là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ thứ. Theo kết quả năm 2012, thị phần của khu vực này chiếm 23% tổng khối lượng xuất khẩu của Nga.

Và đây chưa phải là giới hạn cuối cùng. Chuyên viên Vasily Kashin cho biết: “Có thể hy vọng vào kết quả tích cực, vào sự tăng trưởng xuất khẩu của Nga sang Trung Đông.

Nga còn phải đối mặt với nhiệm vụ đa dạng hóa xuất khẩu và làm giảm thị phần của Trung Quốc và Ấn Độ để giảm sự lệ thuộc vào hai thị trường lớn này”.

Hiện nay, 8 công ty Nga vào danh sách 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đã lập danh sách này.

Tại triển lãm IDEX-2013, các công ty này đều phô diễn tính năng chiến đấu của các sản phẩm mới nhất của mình.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xét về không quân lẫn lục quân thì với tốc độ mua sắm và nghiên cứu sản xuất nội địa thì sức mạnh thằng Ấn hơn hẳn so với Khựa
Đơn giản hàng Ấn mua toàn đồ chất ngon đủ nguồn Nga Âu Mỹ, hơn nhiều so với hàng Tàu fake


Không quân : nếu giao hết cái hợp đồng 47 chiếc Su-30MKI ký 2012 thì Ấn có khoảng gần 300 chiếc Su-30MKI , thêm 126 con Rafale , 60 con Mig-29K/KUB và khoảng 100 con Mig-29UPG+Mirage-2000-5 , Mig-27 , Mig-23 , đấy là nó vứt đi 250 con Mig-21 bison. Ngoài ra tương lai bổ sung thêm 144 FGFA , dự án AMCA đã khởi động , hạng nhẹ có Tejas vỏ Ấn ruột Nga động cơ Mỹ. Trực thăng với 22 con Apache , gần 300 con Mi-24/35

Lục quân : anh ấy thực sư vô đối với 1.200 con T-90S , nếu Arjun MK2 fail thì nhập về T-90MS càng ác chiến hơn ngoài ra còn hơn 3000 chiếc T-72M1 sẵn sàng lên T-72BM Zaloga

Nga sẵn sàng bán dây chuyền sản xuất BMP-3 cho Ấn và nó mua thì tạo ra bao nhiêu nữa



Theo flightglobal thì Khựa hơn cả Nga về số máy bay chiến đấu nhưng ai dám nói ngon hơn :D , Ấn bằng 1/2 tất nhiên cả Nga Tàu + lại cũng ko = Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu ngầm Amur của Nga: Sự hấp dẫn không thể chối từ

Thứ ba 19/02/2013 16:29
ANTĐ - Hiện trên thế giới không có loại tàu ngầm nào có sức hút lớn như tàu ngầm Amur của Nga, tính đến đầu năm 2013 đã có 3 nước chính thức đặt mua và hàng loạt quốc gia ngỏ ý muốn mua loại tàu ngầm này.

Lãnh đạo cao cấp của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport là ông Andre Sirkin vừa tiết lộ một thông tin gây chú ý là: Tính đến đầu năm 2013, trong số 9 nước đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa hoặc phát triển mới hạm đội tàu ngầm, đã có 3 nước lựa chọn loại tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur - biến thể chuyên xuất khẩu cỡ nhỏ của tàu ngầm Lada của Nga, ngoài ra còn có hàng loạt nước bày tỏ sự quan tâm và ngỏ ý muốn mua loại tàu ngầm này.
Ông Andre Sirkin từ chối tiết lộ danh tính của 3 nước đã đặt hàng tàu ngầm Amur và một số nước quan tâm nhưng ông cho biết, ngoài các ưu điểm nổi bật như: độ ồn thấp, phạm vi tác chiến rộng, khả năng an toàn cao, hệ thống vũ khí mạnh, giá thành rẻ, việc tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur được trang bị động cơ sử dụng hệ thống động lực không cần không khí (AIP) đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các khách hàng nước ngoài.

Tàu ngầm Lada - nguyên mẫu của tàu ngầm kiểu 1650 lớp “Amur”

Hiện tàu ngầm Amur đang chiếm ưu thế trong cuộc đấu thầu mua sắm 6 tàu ngầm thông thường của hải quân Ấn Độ. Tham gia dự thầu gồm có 4 nhà sản xuất tàu ngầm nổi tiếng trên thế giới là nhà máy đóng tàu HDW của Đức, công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport, công ty DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha. Trước đây, lợi thế thuộc về công ty DCNS của Pháp nhưng hiện nay "gió đã xoay chiều" khi Amur 1650 sử dụng động cơ AIP.
Việc phải cạnh tranh cùng một số loại tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay như: tàu ngầm lớp “Scorpene” của DCNS, tàu ngầm kiểu 214 của HDW và tàu ngầm S-80 của Navantia không làm Rosoboronexport phải e ngại vì ngoài tính năng tương đồng, Amur có 2 ưu điểm nổi trội so với các sản phẩm của nhà thầu khác.
Thứ nhất là Amur có giá rẻ hơn, Nga lại là bạn hàng thân thiết với Ấn Độ, mua tàu ngầm Amur của Nga sẽ thuận lợi cho công tác bảo dưỡng và nâng cấp hiện đại, điều này Ấn Độ đã thấy được khi mua và nâng cấp 10 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM trước đây, chính Nga đã biến chúng thành những tàu ngầm Kilo mạnh nhất thế giới.
Thứ 2 là Amur hoàn toàn phù hợp với các loại tên lửa thế hệ Club-S, đặc biệt là loại tên lửa siêu âm BrahMos phiên bản tàu ngầm mà Nga đang giúp Ấn Độ phát triển. Việc sử dụng các loại tên lửa này không hề có bất cứ trở ngại nào và không cần phải điều chỉnh bất cứ tham số gì.

Mô hình đồ họa của tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur

Đây chính là điểm hấp dẫn nhất đối với các bạn hàng truyền thống của Nga và cũng là điểm mà một số nước có nhu cầu “làm hàng nhái” các loại tên lửa ưu việt của Nga thèm muốn. Theo nguồn tin không chính thức, ngoài Trung Quốc ra, 2 nước đã chính thức đặt mua tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur mà ông Andre Sirkin đề cập đến có thể là Venezuela và chính là Ấn Độ.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Tau-ngam-Amur-cua-Nga-Su-hap-dan-khong-the-choi-tu/486571.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Máy bay không người lái UAE vừa mua



Báo Đất Việt - 17 giờ trước 113 lượt xem
Ngày 18/2,UAE cho biết đã ký 17 hợp đồng mua sắm trang thiết bị quân sự trị giá 1,4 tỷ USD, trong đó có máy bay UAV Predator do Mỹ sản xuất.



Những hợp đồng trên được ký kết trong Triển lãm và Hội nghị Quốc phòng quốc tế (IDEX) đang diễn ra ở Abu Dhabi.
Máy bay không người lái Predator được trang bị động cơ cánh quạt đẩy từ phía sau, động cơ Rotax 914 (4 thỳ, 4 xy lanh) 100 mã lực giúp nó có thể đạt vận tốc hơn 250 km/h.
Chiều cao 2,1 m, dài 8,22 m, sải cánh chính 14,8 m với thiết kế giúp tạo thêm lực nâng, nhờ đó Predator có thể đạt độ cao hơn 7500 m.
Phần thân khá mảnh mai với đuôi cánh phía sau có hình chữ V ngược giúp máy bay ổn định. Động cơ cánh quạt được đặt sau cùng với một bánh lái nằm phía dưới, ngay giữa phần đuôi cánh sau.
Thân máy bay được làm từ hỗn hợp sợi carbon và kevlar (chất liệu thường được dùng trong áo giáp trống đạn). Bên dưới phần thân máy bay được bọc thêm các lớp nomex (vật liệu làm từ bọt gỗ ép, sử dụng trong quần áo lính cứu hỏa) nhằm cách nhiệt cho máy bay. Phần khung được làm từ sợi thủy tinh và sợi carbon, còn phần vỏ bên ngoài cùng được phủ 1 lớp nhôm.
Các cánh tà và cánh liệng trên cánh chính được phủ 1 lớp titan, ngoài ra còn một hệ thống có thể phun chất ethylene glycol lên cánh may bay giúp làm tan băng khi bay qua các vùng khí hậu khắc nghiệt. (Phiên bản MQ-1 Predator)
Mẫu Predator ban đầu được đặt tên là RQ-1 Predator, “R“ để cho biết nhiệm vụ chính là trinh sát, “Q“ nhằm chỉ mẫu máy bay không người lái, “1“ để chỉ mẫu Predator đầu tiên. Sau này Không quân Hoa Kỳ có thêm 1 mẫu Predator nữa là MQ-1, “Q“ để chỉ mẫu UAV này được trang bị tên lửa và có khả năng hỗ trợ chiến đầu bên cạnh việc trinh sát. (Phiên bản MQ-1 Predator)
RQ-1 là phiên bản Predator đầu tiên, nó không được trang bị vũ khí và chỉ có nhiệm vụ trinh sát, do thám tình hình trước khi triển khai quân đội. Do có thiết kế phần thân nhỏ gọn, cùng vật liệu siêu nhẹ nên RQ-1 có khả năng mang thêm 204 kg nhiên liệu (khoảng 380 lít). (Phiên bản MQ-1 Predator)
Việc đem được lượng nhiên liệu lớn đồng nghĩa với phạm vi hoạt động rộng, cùng kích thước khá nhỏ và vận hành từ xa là những ưu điểm nổi bật của chiếc UAV này. RQ-1 có thể bay trinh sát trong vòng 24 h mới cần nạp nhiên liệu. (Phiên bản MQ-1 Predator)
RQ-1 được trang bị những thiết bị giám sát hiện đại nhất. Với camera chính ở phía trước có góc quay rộng được sử dụng để xác định các mục tiêu. Camera có thể thay đổi độ mở ống kính, thu lại hình ảnh với màu sắc chân thực nhất. (Phiên bản MQ-1 Predator)
Ngoài ra còn có một cảm biến bằng hồng ngoại, có thể ghi lại hình ảnh với ánh sáng thấp khi bay vào ban đêm. Radar SAR có thể nhìn thấy trong điều kiện thời tiết xấu như mây mù, khói... (Phiên bản MQ-1 Predator)
Các hình ảnh từ camera cho phép xác định chính xác vị trí của đối phương với góc quan sát rất rộng, từ đó các chỉ huy sẽ có sự điều khiển quân đội hợp lý. Nhờ những thông tin này mà chỉ huy trên chiến trường có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, nắm rõ sự bố trí cách di chuyển của quân địch là đã có trong tay 50 % chiến thắng. (Phiên bản MQ-1 Predator)
Năm 2002, MQ-1 Predator ra đời, đây là phiên bản nâng cấp từ RQ-1 nên đa năng hơn. Ngoài giám sát, do thám MQ-1 còn có khả năng chiến đấu. Chúng có thể mang theo hai tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire và nhiều loại đạn khác. Thời gian hoạt động liên tục của MQ-1 cũng tăng lên 40 giờ, gần gấp ba lần so với RQ-1. (Phiên bản MQ-1 Predator)
Với các tính năng ưu việt, MQ-1 được coi là trợ thủ đắc lực cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là tại Iraq và Afghanistan. (Phiên bản MQ-1 Predator)
Nhiệm vụ chính của chúng là ngăn chặn đối phương và tiến hành trinh sát có vũ khí. Ngoài ra, MQ-1 còn hoạt động như một đài quan sát di động trên chiến trường để hỗ trợ cho các đơn vị khác. (Phiên bản MQ-1 Predator)


http://www.baomoi.com/May-bay-khong-nguoi-lai-UAE-vua-mua/145/10411793.epi

Vũ khí hiện đại và chiến binh: Ai "triệt tiêu" ai?


(Kienthuc.net.vn) - Dù các loại vũ khí hiện đại ngày càng nhiều nhưng người lính sẽ không bao giờ “biến mất” khỏi chiến trường.

Tân Hoa xã dẫn lời các chuyên gia quốc tế cho rằng, mặc dù những UAV trinh sát, chiến đấu, một số loại phương tiện và thậm chí là những tàu chiến có thể vận hành trơn tru mà không cần có phi công hay thuyền trưởng thì quyết định bắn hạ mục tiêu hay không vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các sĩ quan quân sự.


PJ Nevin là một trung sĩ của binh đoàn lê dương nhận định rằng, những tiến bộ trong công nghệ cho phép một người lính có thể dùng chân "để bắn xung quanh với khẩu súng trường tấn công của mình nhưng người đó vẫn không thể thay thế bằng một chú robot".


"Hiện chúng tôi được trang bị những khí tài ngày càng hiện đại và tốt hơn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đưa tin tình báo chiến đấu tới một máy tính", người phục vụ trong quân đội 22 năm Nevin nhận định.


Tổng giám đốc chi nhánh Quốc phòng Đức tại Abu Dhabi của là Peter Hellmeister cho biết, trong khi những chiếc UAV có thể bắn hạ mục tiêu chính xác nhưng chúng có điểm hạn chế đó là chúng không thể suy nghĩ như một con người, cũng như không có khả năng phân biệt giữa binh sĩ và thường dân. Cho nên, những cỗ máy đó có thể sát hại thường dân vô tội. Vì vậy, những người lính sẽ không bao giờ biến mất khỏi chiến trường.


Chuyên gia quân sự nhận định, vai trò của binh sĩ sẽ không thể thay thế bằng các vũ khí hiện đại.
Philip Gross là quản lý bán hàng của MinWolf tại Thụy Sĩ cũng trình làng mẫu máy quét điều khiển từ xa nhỏ hơn kích thước của một chiếc xe Fiat Panda dân sự tại Triển lãm quốc phòng quốc tế IDEX-2013 được tổ chức tại Abu-Dabi, Các Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất (UAE).


"Cho đến cuối ngày hôm nay, những chiếc xe robot đó đều hoạt động theo sự chỉ đạo của một sĩ quan quân sự bằng các phương tiện điều khiển từ xa. Điều đó đồng nghĩa với việc vai trò của những người lính không thể thay thế trong quân đội", ông Gross cho biết.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201302/Vu-khi-hien-dai-va-chien-binh-ai-triet-tieu-ai-895975/
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top