[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
với bê toong dùng trong quân sự khoan đc 8m là quá may mắn chưa kể nó còn có cái khác chứ không chỉ bê tông
mà có hàng xịn vầy sao cái bọn Taliban vẫn nhơn nhơn =))
đùa
Nhà sx chém tí bán cho dễ mà ...
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
có thằng Vn trong nhóm phát triển có khác chém như đúng dồi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ cung cấp máy bay tuần tra cho Việt Nam

Ấn Độ sẽ tặng cho Việt Nam loại máy bay Dornier DO-228 có thể chở khách, tuần tra và tìm kiếm cứu hộ.... phục vụ cho các nhiệm vụ dân sự và an ninh quốc phòng.

Ấn Độ sẽ tặng một máy bay tuần tra Dornier DO-228 cho Saychelles để có thể giám sát biển và thực hiện các nhiệm vụ chống hải tặc, tờ India Times cho biết hôm 24/1.

Bộ trưởng Quốc phòng A K Antony sẽ trực tiếp có mặt tại công ty Hindustan Aironautics Limited để trao tặng một chiếc máy bay Dornier DO-228 cho Tổng thống nước Saychelles James Michel vào ngày 31/1.

Seychelles và HAL đã ký kết một hợp đồng cung cấp 2 máy bay trong tháng 2/2012 và cam kết sẽ hoàn thành cung cấp vào năm 2014. Tuy nhiên, HAL đang giữ trong tay một máy bay DO-228 trước một năm kết thúc hợp đồng.
Máy bay Dornier DO-228. Giám đốc quản lý HAL, ông Kanpur D Balsubramaniyam nói trong một cuộc họp báo hôm 24/1 rằng, tới thời điểm hiện tại, HAL đã sản xuất được tổng cộng 117 máy bay Dornier DO-228 và đã được trưng bày tại các cuộc triển lãm Dịch vụ Hàng không quốc phòng, lực lượng tuần tra, Không quân và Hải quân.

Trong năm 2013 đến 2014, HAL đang lên kế hoạch sản xuất 30 máy bay Dornier DO-228 cho Không quân, Hải quân Ấn Độ, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) và 10 máy bay cho Nam Phi, Việt Nam, Afghanistan, Philippines, Thái Lan và Ecuador. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã cung cấp 2 chiếc DO-228 cho quốc đảo Mauritius.

Máy bay Dornier DO-228 tiêu thụ ít nhiên liệu và mức độ bảo dưỡng bảo trì thấp, máy bay có thể bay được cự ly 2.500 km trong thời gian 5,5 giờ và chỉ cần đường băng chạy đà cất cánh 750 m.

Dornier 228 sử dụng 2 động cơ cánh quạt Garrett TPE Engines với mức tiêu thụ nhiên liệu 2.859 lít khi bay ở tốc độ cực đại 428 km/giờ.

Công ty hàng không HAL của Ấn Độ đa mua giấy phép sản xuất từ nhà sản xuất máy bay Dornier GmbH của Đức để tự chế tạo loại máy bay vận tải hạng nhẹ DO-228 từ năm 1983.

Máy bay Dornier DO-228 cần phi hành đoàn gồm 2 phi công và có thể chở được 15–19 hành khách.

Máy bay có thể sử dụng trong các hãng hàng không, các công ty tư nhân, huấn luyện phi hành đoàn và phục vụ giám sát, tìm kiếm và cứu hộ cũng như quan sát và truyền thông.


http://news.zing.vn/quan-su/an-do-cung-cap-may-bay-tuan-tra-cho-viet-nam/a299418.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MK2V nhà ta đang thiếu khả năng tiếp dầu trên không, đây là cơ hội tốt !

Không quân Anh sẽ loại bỏ máy bay tiếp liệu trên không VC10

Chủ nhật 27/01/2013 11:06
(GDVN) -Không quân Anh đã tiếp nhận 3 máy bay tiếp dầu Voyager (chiếc thứ 3 được chuyển giao hồi tháng 12-2012).

Vickers VC10
Bộ Quốc phòng Anh dự kiến tới tháng 9-2013 sẽ loại bỏ hoàn toàn dòng máy bay tiếp liệu trên không Vickers VC10. Hãng tin Flightglobal dẫn lời Cục trưởng Cục Vũ khí, trang bị và công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng Anh, Philip Dunne, đăng tải. Quyết định loại bỏ máy bay VC10 đã được thông qua qua trong tháng 12-2012 và không quân Anh hiện có 6 máy bay loại này.

Không quân Anh tiếp nhận máy bay VC-10 trong giai đoạn 1966-1970 và chúng sẽ hết niên hạn sử dụng trong tháng 3 tới.

Tuy nhiên, do chưa tìm được nguồn bổ sung, Bộ Quốc phòng nước này đã quyết định kéo dài niên hạn sử dụng VC-10 thêm 6 tháng để đợi thêm máy bay tiếp dầu mới Voyager (A330MRTT). Chi phí kéo dài hoạt động các đơn vị máy bay VC-10 không được tiết lộ.

Không quân Anh đã tiếp nhận 3 máy bay tiếp dầu Voyager (chiếc thứ 3 được chuyển giao hồi tháng 12-2012). Theo kế hoạch tới năm 2016, Anh sẽ sở hữu 14 máy bay loại này.

Trong tương lai gần, Bộ Quốc phòng Anh sẽ loại bỏ thêm một vài dòng máy bay quân sự cũ có trong biên chế. Cụ thể, tới tháng 10-2013, không quân Anh sẽ loại bỏ 8 máy bay vận tải C-130K Hercules và tới tháng 3-2014 là 7 máy bay vận tải-tiếp liệu Lockheed TriStar.

Đây là động thái mở đường cho việc tiếp nhận chiếc máy bay A400M đầu tiên dự kiến vào tháng 3-2015. Chúng sẽ được biên chế cùng với 8 máy bay vận tải C-17 Globemaster III và 24 máy bay C-130J Super Hercules trong biên chế không quân Anh.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Khong-quan-Anh-se-loai-bo-may-bay-tiep-lieu-tren-khong-VC10/272056.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
VN vẫn chống PT, nên học tập :))

Một nước cờ chống phương Tây của Nga
http://www.petrotimes.vn/news/vn/quo...y-cua-nga.html

Quote:
Những thay đổi trong chính sách mua sắm trang thiết bị quân sự của Bộ Quốc phòng vừa được quyết định để phù hợp với sự thay đổi toàn diện trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nga theo hướng ngày càng độc lập và chống phương Tây.


Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu dường như đảo ngược chính sách mua sắm trang thiết bị quốc phòng từ phương Tây của người tiền nhiệm

Đại tướng Vladimir Chirkin, Tư lệnh Lục quân Nga, vừa công bố Mátxcơva quyết định điều chỉnh một số hợp đồng mua bán xe tăng, xe bọc thép hạng nhẹ với Italia.

Dưới thời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov, cùng với hợp đồng mua tàu chiến tấn công chở máy bay trực thăng lớp Mistral do Pháp sản xuất, Bộ Quốc phòng Nga dự kiến mua thêm các xe bọc thép LMV M65 của IVECO, tập đoàn của Italia; thuê để thử nghiệm và dự kiến mua một số xe bọc thép Centauro B1 hạng nặng của Italia. Tuy nhiên, theo tướng Chirkin, hiện nay Lục quân Nga đã thay đổi quyết định, không đặt mua xe tăng hạng nhẹ B1 Centauro nữa. Nga sẽ tôn trọng hợp đồng mua các xe bọc thép LMV M65 được ký cuối năm 2011 để tránh bị phạt, nhưng sẽ không mua thêm nữa.

Trong tương lai, quân đội Nga sẽ mua các xe bọc thép do Nga tự chế tạo trên cơ sở mô hình Tiger do công ty sản xuất xe hơi của Nga sản xuất tại thành phố Arzamas. Loại xe bọc thép Iveco LMV M65 đang được quân đội các nước châu Âu sử dụng và đã được triển khai tại Iraq. LMV M65 được bọc thép gốm hiện đại nên có khả năng chịu được các loại bom được bố trí bên đường. Xe bọc thép Tiger do Nga sản xuất cũng sử dụng một số bộ phận của phương Tây nhưng vỏ bọc thép yếu hơn nhiều. Tuy nhiên, xe bọc thép Tiger có thể chở vũ khí nhiều hơn xe bọc thép M65 LMV.

Tại cuộc họp của Hội đồng Chính phủ của các nhà thầu tư nhân quốc phòng Nga tại Mátxcơva tháng 12/2012 do Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin chủ trì, tỷ phú Deripaska tuyên bố: "Không có chỗ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga”. Theo ông Deripaska, đạo luật bí mật nhà nước gần đây của Nga không cho phép người nước ngoài làm việc trong các nhà máy công nghiệp quốc phòng. Khi các khoản đầu tư nước ngoài không còn, ông Deripaska đề nghị Chính phủ cung cấp cho ngành công nghiệp quốc phòng tư nhân các khoản trợ cấp lớn, lãi suất thấp, các khoản vay dài hạn và các hợp đồng mua sắm lớn.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x768.

Tướng Chirkin: Hiện nay Lục quân Nga đã thay đổi quyết định, không đặt mua xe tăng hạng nhẹ B1 Centauro của Italia nữa.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu dường như đảo ngược chính sách mua sắm trang thiết bị quốc phòng từ phương Tây của người tiền nhiệm. Bộ Quốc phòng Nga sẽ không ký hợp đồng mới với các công ty châu Âu trong khi các hợp đồng hiện có sẽ bị cắt giảm hoặc chấm dứt. Bộ trưởng Shoigu còn đảo ngược một quyết định khác của cựu Bộ trưởng Serdyukov, đó là ra lệnh sản xuất hàng loạt xe bọc thép được chuyên chở bằng đường không BMD-4M “Bakhcha” cho lực lượng nhảy dù (VDV). Đây là loại xe bọc thép hạng nhẹ, được sản xuất tại thành phố Kurgan, có thể được thả từ trên không xuống bằng một chiếc dù, được trang bị súng 100 mm có thể bắn các tên lửa chống tăng tầm xa có điều khiển.

Chỉ huy lực lượng VDV Vladimir Shamanov đã vận động Bộ Quốc phòng cho phép mua các xe bọc thép BMD-4M, nhưng trước đây cựu Bộ trưởng Serdyukov từ chối vì cho rằng loại xe bọc thép này không chống được bom bên đường và dễ bị tổn thương trong chiến tranh chống du kích hoặc chiến tranh thành phố. Thay vào đó, Bộ Quốc phòng cho phép VDV mua loại xe bọc thép IVECO LMV M65. Hiện nay, ông Shamanov tuyên bố có thể mua bất cứ loại xe bọc thép nào cần thiết. Việc mua sắm các xe bọc thép BMD-4M "Bakhcha" cho thấy hiện nay VDV vẫn có kế hoạch triển khai lực lượng nhảy dù lớn trong một cuộc chiến tranh quy mô ở châu Á hoặc châu Âu như trong Chiến tranh Lạnh. Rõ ràng những thay đổi trong chính sách mua sắm trang thiết bị quân sự của Bộ Quốc phòng phù hợp sự thay đổi toàn diện trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nga theo hướng ngày càng độc lập và chống phương Tây.

Tháng 11/2012, Bộ Ngoại giao Nga đệ trình điện Kremli một tài liệu chính sách đối ngoại mới, nhưng Tổng thống Putin không chấp nhận và yêu cầu Bộ Ngoại giao viết lại với từ ngữ chống Mỹ và phương Tây mạnh hơn. Hiện nay phản ứng của Nga trước mối đe dọa của Mỹ và phương Tây dường như sẽ không dừng ở các tuyên bố hoặc hành động ngoại giao mà cả quân sự như đánh giá lại các mối đe dọa, soạn thảo lại các kế hoạch quốc phòng và thay đổi chính sách mua sắm trang thiết bị quân sự để trở nên độc lập hơn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp trang bị ống nhòm thông minh

9:15 PM, 27/01/2013, Views: 2169 | By PM

VietnamDefence - Công ty Sagem (thuộc tập đoàn Safran) đã cung cấp cho quân đội Pháp 150 ống nhòm hồng ngoại đa năng thế hệ mới tầm xa JIM LR 2 (Jumelles Infrarouges Multifonctions) đầu tiên.
Việc chuyển giao được thực hiện trong khuôn khổ chương trình JIR-TTA-NG (Jumelle Infrarouge Toutes Armes de Nouvelle Generation) vốn trù tính cung cấp 1.175 ống nhòm loại này theo hợp đồng ký giữa Sagem và Tổng cục Trang bị DGA của Pháp vào tháng 12/2010.

Đại diện công ty đã nói rõ rằng, thực tế, các ống nhòm đã được chuyển đến vào ngày 5/12/2012.

Hợp đồng được ký với Sagem là một phần của chương trình JIR-TTA-NG do đang tiến hành nhằm trang bị ống nhòm hồng ngoại thế hệ mới cho tất cả các quân chủng của quân đội Pháp.

JIM LR 2 cho phép quan sát ban ngày và ban đêm, dùng để kịp thời phát hiện đối phương, chỉ thị mục tiêu và đo xa chính xác, thu thập thông tin trinh sát trên tiền tuyến. Ống nhòm có máy thu hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS lắp liền và thiết bị truyền dữ liệu.

Trong thiết kế ống nhòm, các nhà thiết kế đã thực hiện được nguyên tắc tổng hợp hình ảnh nhận được từ các kênh ban ngày và hồng ngoại, bảo đảm nhìn thấy mục tiêu qua lớp phủ ngụy trang vào ban ngày, cũng như quan sát mọi thời tiết, nhất là khi có màn khói.

Ống nhòm mới là một phần của chương trình ứng dụng rộng rãi kỹ thuật số trên chiến trường và được chuẩn hóa hoàn toàn với các hệ thống chỉ huy-điều phối của bộ trang bị cá nhân người lính FELIN.

Hợp đồng còn quy định cung cấp 500 bộ đầu cuối điều khiển từ xa chiến thuật với màn hình cỡ А4. Sagem sẽ đào tạo người sử dụng và đội ngũ kỹ thuật viên. Tổng số ống nhòm JIM LR hiện có trong trang bị quân đội và lực lượng đặc nhiệm NATO là 5.000 chiếc, trong đó có 2.000 ống nhòm trong quân đội Pháp.



Nguồn: VPK, 23.1.2013.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ giới thiệu 'mắt thần' 1,8 gigapixel cho UAV

TPO - Các phi đội UAV của Không quân Mỹ sẽ được nâng cấp để có được khả năng quan sát, giám sát và trinh sát "khủng khiếp" từ trên bầu trời, sau khi được trang bị một hệ thống cảm biến "siêu nhạy" mới.

Mô phỏng UAV Predator với hệ thống ARGUS.
Theo đó, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DARPA) của Mỹ đã hợp tác cùng với công ty An ninh Quốc phòng BAE Systems của Anh trong một chương trình quân sự trị giá 18,5 triệu USD để phát triển một hệ thống giám sát hình ảnh mặt đất diện rộng trong thời gian thực (ARGUS). Chương trình này sẽ tạo ra một hệ thống giám sát tiên tiến nhất ở trên bầu trời trên thế giới.

Camera của hệ thống ARGUS sử dụng một công nghệ được gọi là "Nhìn xa trông rộng" (Wide Area Persistent Stare) và nó có khả năng được tích hợp lên 100 máy bay không người lái Predator để quan sát cả một thành phố cỡ trung bình ở trên cao.
Sau khi được tích hợp lên một phương tiện bay không người lái (UAV), một camera ARGUS có thể tuần tra ở độ cao 17.500 feet (5.534 m) để chụp và gửi những hình ảnh có độ phân giải siêu cao, tới 1,8 Gigapixel về trung tâm. Những hình ảnh này rất sắc nét và rõ ràng, thậm chí, khi phân tích thực tế, người ta có thể thấy được màu của một chiếc áo sơ mi đang được một người trên mặt đất mặc.

Hình ảnh này được ARGUS chụp từ độ cao 5.534 m, với góc nhìn rộng, nhưng khả năng khi phóng to ảnh lên thực sự làm nhiều người không thể tin được bởi độ phân giải quá cao của nó.
Theo một đoạn video ghi lại thành tựu về công nghệ của hệ thống ARGUSk của PPS, Kỹ sư BAE Systems nói rằng, hệ thống camera độ phân giải 1,8 Gigapixel kết hợp với máy bay không người lái mới là "Hệ thống giám sát thế hệ tiếp theo", được phát triển cho các máy bay giám sát không người lái của Không quân Mỹ. Các kỹ sư của DARPA và BAE Systems nói rằng, họ đã thiết kế ra ARGUS với một camera có độ phân giải 1,8 tỉ pixel. Đây là camera có độ phân giải cao nhất trên thế giới.

Bằng cách chạm tay vào màn hình, ở vị trí các vật thể, các kỹ sư mang tới những hình ảnh chuyển động rõ ràng chưa từng có. Máy tính sẽ tự động theo dõi sự di chuyển và đóng khung các vật thể di chuyển trong một hộp màu như chiếc xe hơi và một người đi bộ ở hình ảnh trên.
Thay vì một máy ảnh chỉ có thể chụp ảnh ở một hướng, ARGUS lắp đặt trên máy bay không người lái có thể chụp những bức ảnh trong một khu vực rộng lớn. Để được tích hợp lên một UAV, trước tiên, ARGUS sẽ được lắp vào một chiếc hộp, sau đó gắn lên bụng của một máy bay không người lái.

Hệ thống này có thể mở tới 65 cửa sổ khác nhau cùng lúc, và có thể quan sát các vật thể nhỏ tới cỡ 15 cm ở trên mặt đất.
Không giống như UAV Predator, bị giới hạn về khả năng quan sát, ARGUS có thể bay trên một khu vực mục tiêu và chụp hình ảnh thực từ một khu vực rộng lớn. Khi một hình ảnh được chụp, chúng sẽ được truyền theo luồng dữ liệu (live stream) tới trạm mặt đất và lưu trữ ở đó, tốc độ truyền tới hơn 1 triệu tetabytes video mỗi ngày.

Để tạo ra một camera có độ phân giải lớn nhất trên thế giới mà giá của nó lại không quá đắt, BAE Systems đã áp dụng một công nghệ đang tồn tại là "cell phones" (điện thoại tế bào).
Mặc dù chưa biết hệ thống camera mới sẽ được tích hợp trên loại UAV nào, nhưng rất có thể nó sẽ được ưu tiên trang bị cho loại máy bay Predator. Và cả nền tàng UAV giám sát tầm cao/tầm xa (HALE) RQ-4 Global Hawk.

Một cell phones được lấy ra, đó là một camera nhỏ và một chíp xử lý ảnh. Hệ thống ARGUS kết hợp tới 368 tế bào như vậy.
Rất có công nghệ sẽ được triển khai trong những năm tới, ở trên loại UAV kỳ dị, có tên là Solar Eagle, máy bay này có thể ở trên không trong thời gian nhiều năm.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/612686/My-gioi-thieu-mat-than-18-gigapixel-cho-UAV-tpod.html

Xem thêm bài
Phi công UAV ám ảnh vì “giết người như chơi game”

Nhiều phi công điều khiển máy bay không người lái (UAV) của không quân Mỹ gặp bất ổn tâm lý nghiêm trọng do bản chất của loại khí tài này.

“Tôi đã giết nhiều người”. Nỗi ray rứt này, ngày này qua ngày khác làm Brandon Bryant suy sụp. Không thể chịu nổi gánh nặng tâm lý, anh quyết định xuất ngũ. Mới đây, Bryant đã trải lòng mình với tờ Der Spiegel. Trong bối cảnh UAV thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đấu Mỹ - Iran tại vùng Vịnh hay Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông, lời kể của cựu phi công 27 tuổi một lần nữa khiến dư luận nhìn lại mặt trái của chiến tranh từ xa.

Cho đến giữa năm 2012, nơi làm việc chính trong 6 năm tại ngũ của Bryant là căn phòng bề ngoài trông giống một container đặt tại căn cứ ở bang New Mexico. Căn phòng không có cửa sổ, cửa chính cũng thường xuyên đóng để đảm bảo an ninh. Đây chính là buồng lái của những phi công đặc biệt như Bryant.


Hai phi công Mỹ điều khiển UAV MQ-1B Predator từ một căn cứ ở Iraq - Ảnh: US Air Force

Nhấn nút - giết người

Trước mặt Bryant và các đồng nghiệp là hàng loạt màn hình máy tính. Hình ảnh, dữ liệu liên tục được truyền về. Khi xác định được mục tiêu, chỉ cần một cú nhấn nút của anh là sẽ có người thương vong cách đó hàng ngàn cây số. Trong số hàng loạt nhiệm vụ đã thực hiện, Bryant vẫn nhớ như in đợt không kích ở Afghanistan.

Lần đó, UAV Predator do anh điều khiển truyền về hình ảnh một ngôi nhà nhỏ vách đất, bên cạnh có xây chuồng dê. Phòng chỉ huy xác định đây chính là mục tiêu “chống khủng bố” và ra lệnh tấn công. Bryant nhấn nút, đánh dấu mái nhà bằng tia laser và đồng nghiệp ngồi kế bên nhấn nút phát hỏa. Chiếc UAV phóng ra một tên lửa Hellfire. Vào những giây cuối cùng trước khi tên lửa chạm mục tiêu, Bryant tá hỏa khi thấy một em bé thình lình xuất hiện bên hiên nhà. Quá trễ để đổi hướng bay của tên lửa. Màn hình máy tính lóe lên một vệt sáng. Căn nhà đổ sập, đứa trẻ biến mất.

“Chúng ta vừa giết một đứa trẻ?”, Bryant quay sang hỏi đồng nghiệp, trong lòng quặn thắt. Viên phi công kia gật đầu. Trong lúc họ vẫn còn hoang mang thì viên chỉ huy đợt tấn công xuất hiện và nói chắc nịch: “Chỉ là một con chó”. Bryant xem lại đoạn phim và tự hỏi: “Một con chó đi trên 2 chân?”.

Gặp nhà báo của Der Spiegel tại quê nhà ở bang Montana, Bryant cười nhẹ nhõm: “Đã 4 tháng rồi, tôi không còn mơ thấy những hình ảnh từ máy quay hồng ngoại nữa”. Anh đã thực hiện 6.000 giờ bay với UAV, đã “chứng kiến rất nhiều người chết, đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em”.

Trước đây, Bryant không bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình giết người. Tốt nghiệp cấp 3, anh muốn trở thành nhà báo, nhưng chỉ sau 1 học kỳ ở đại học, anh đã “xính vính” vì học phí quá cao. Tình cờ nghe bạn bè bảo đại học của không quân hoàn toàn miễn phí, Bryant thi thử rồi đậu rất cao. Anh bắt đầu học cách điều khiển UAV, phân tích dữ liệu như hình ảnh, bản đồ, điều kiện thời tiết…

Lần đầu tiên được quyền khai hỏa, Bryant nhớ rất rõ đã giết chết 3 người. Anh thường xuyên nhận nhiệm vụ theo dõi những đối tượng bị nghi dính líu với Taliban, có khi trong vài tuần lễ. Anh nhìn thấy mọi sinh hoạt, đôi khi rất “riêng tư” của họ vì nhiều người Afghanistan có thói quen leo lên nóc nhà ngủ vào mùa hè. Và khi lệnh trên đưa xuống, Bryant sẽ nhấn nút để khai tử những người bị xác định là khủng bố. Viên phi công trẻ tuổi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng trong suốt 6 năm trời, không lúc nào tâm hồn anh được thanh thản.

Về nguyên tắc, giới chức quân sự Mỹ luôn khẳng định chỉ ra lệnh tấn công bằng UAV khi đảm bảo thân nhân của đối tượng không ở cùng nơi. Tuy nhiên, theo Der Spiegel, máy móc, dù hiện đại, tinh vi đến đâu, vẫn không thể “nhìn” tuyệt đối chính xác. Đó cũng là lý do, chính quyền Afghanistan và Pakistan phải thường xuyên phản đối các vụ UAV thảm sát dân thường trong thời gian qua.

Quote:
Tờ The New York Times đăng một nghiên cứu cho thấy 46% phi công UAV “căng thẳng cao độ” trong công việc. Trong đó, 29% có dấu hiệu “kiệt sức” và 4% mắc hội chứng rối loạn stress sau sang chấn tâm lý. Trên thực tế, tuy không bị đe dọa trực tiếp bởi bom đạn nhưng nhiều phi công UAV không thể vượt qua khó khăn về mặt tinh thần như: cùng lúc phải sống ở cả thời chiến và thời bình, giết người một cách quá dễ dàng… Theo một số nguồn tin, thậm chí có người đã tự sát.
http://antg.cand.com.vn/vivn/phongsu/2010/1/72553.cand

Có lẽ vì ko phân biệt được người và vật nên phải đổi "mắt" cho Predator
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bom siêu chính xác GBU-53
Quote:
(Kienthuc.net.vn) - Không quân Mỹ và Công ty Raytheon đã hoàn thành kiểm tra thành công khả năng tích hợp loại bom đường kính nhỏ GBU-53/B SDB II trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Joint Strike Fighter.


Theo thông cáo báo chí của Công ty Raytheon, trong suốt quá trình thử nghiệm, 4 quả bom GBU-53/B SDB II đã được tích hợp vào khoang vũ khí trong thân cùng với một tên lửa không - đối - không tầm trung tiên tiến. Kiểm tra các cánh cửa ở bên trong và ngoài khoang vũ khí đều cho thấy, có một khoảng trống phù hợp giữa hai loại vũ khí này.

Việc hoàn thành tích hợp bom SDB II với máy bay F-35 có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất và đưa vào triển khai những chiếc máy bay tàng hình F-35 có khả năng chiến đấu đầu tiên. Trong đó, bom SDB II sẽ tạo ra cho F-35 khả năng tác chiến chưa từng thấy bởi khả năng tấn công chính xác các mục tiêu di chuyển trên chiến trường trong mọi điều kiện thời tiết.

SDB II được thiết kế để được mang trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm của Không quân Mỹ, bao gồm F-15E, biến thể F-35B của Thủy quân Lục chiến, biến thể F-35C của hải quân. Ngoài ra, bom GBU-53/B còn tương thích với cả các chiến đấu cơ của Không quân Mỹ như F-35A, F-22A và F-16C/D cũng như biến thể F/A-18 của hải quân.

Bom SBD II có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách hơn 74km. Bom trang bị đầu đạn mạn mạnh, có thể phá hủy các mục tiêu thiết giáp. Độ chính xác cao của nó tạo ra khả năng tấn công linh hoạt nhiều mục tiêu khác nhau do được thiết lập một đường truyền dữ liệu để cập nhập hành trình bay giai đoạn giữa của vũ khí.

Bom SDB II tích hợp đầu dò tự động 3 chế độ, gồm radar xung sóng millimet, đầu dò quang hồng ngoại và cảm biến laser bán chủ động, cho phép vũ khí này có thể tìm kiếm và phá hủy mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết.

http://kienthuc.net.vn/quan-su/201302/Bom-sieu-chinh-xac-GBu-53-894071/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Hàn Quốc cho trực thăng Seahawk của Mỹ “đo ván”?

ANTĐ - Vừa qua, trong dự án mua sắm một loại trực thăng đa dụng nhưng chú trọng vào mục đích chống ngầm, chống thủy lôi, Hàn Quốc đã gây sốc khi loại máy bay MH-60R “Seahawk” của Mỹ để lựa chọn AW-159 “Wildcats” của Anh. Vậy nguyên nhân do đâu?


Ngày 21/01, Tạp chí quân sự hàng đầu thế giới Jane’s Defence Weekly đã tiết lộ một thông tin bí mật, giúp các chuyên gia quân sự giải mã nguyên nhân tại sao Hàn Quốc lại loại bỏ không thương tiếc loại trực thăng của hãng Sikorsky Aircraft Corporation.
Đầu tháng này, rất nhiều công ty công nghiệp quốc phòng và hải quân các nước đều chắc mẩm là loại máy bay MH-60R “Seahawk” của hãng Sikorsky Aircraft Corporation - Mỹ sẽ được hải quân Hàn Quốc lựa chọn.

Mọi người đều tưởng Seahawk đã chiến thắng trong gói thầu này.
Thế nhưng chỉ 2 tuần sau, người phát ngôn của Cục quản lý dự án mua sắm quốc phòng Hàn Quốc đã ra thông báo, họ đã so sánh và chấm điểm 2 loại máy bay này dựa trên các tiêu chí: giá cả 30%, tính năng 35,2%, khả năng phù hợp tác chiến 24,3%, các điều khoản và điều kiện khác chiếm 10,4%. Kết quả cuối cùng, mặc dù “Seahawk” cũng có nhiều ưu điểm nhưng Hàn Quốc thấy “Wildcats” của Anh phù hợp hơn với hải quân Hàn Quốc, vì vậy họ quyết định sẽ mua AW-159 của công ty Agusta Westland.
Quyết định này đã gây ra nhiều thắc mắc cho các chuyên gia quân sự, họ không hiểu MH-60R thua kém AW-159 ở điểm nào. Và ngày 21/01 vừa qua, Jane’s Defence Weekly đã đưa ra lời giải đáp cho những thắc mắc này.

Nhưng cuối cùng AW-159 “Wildcats” lại chiến thắng

Chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc công bố quyết định loại bỏ MH-60R, Cục thử nghiệm và giám định tác chiến Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố bản báo cáo thường niên, trong đó có phần đánh giá loại trực thăng chống thủy lôi MH-60S KnightHawk không thể kéo được hệ thống quét lôi hoặc các hệ thống sonar rà lôi của các tàu chiến đấu ven bờ (LSC) Mỹ.
Bản báo cáo chỉ rõ, hải quân Mỹ xác định trực thăng chống thủy lôi MH-60S Knighthawk không bảo đảm độ an toàn khi kéo các hệ thống rà lôi kiểu cảm ứng hoặc các hệ thống sonar quét lôi AN/AQS-20A do hệ thống động lực của máy bay không đủ công suất. Bắt đầu từ năm 2013, trực thăng chống thủy lôi MH-60S Knighthawk sẽ không được biên chế trên các tàu LSC để đảm nhiệm các nhiệm vụ loại này nữa.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ người anh em song sinh là MH-60S "Knighthawk"
Jane’s cho rằng không phải ngẫu nhiên mà bản báo cáo đó chỉ được công bố sau khi Hàn Quốc tuyên bố mua “Wildcats” của Anh, khả năng bản báo cáo đó đã bị "ém" lại một thời gian, khi Seoul chính thức gạt bỏ MH-60R thì hải quân Mỹ mới công bố. Tuy vậy, đã có sự rò rỉ thông tin nhất định nên đầu tiên Hàn Quốc định mua MH-60R nhưng sau đó lại thay đổi quyết định không mua nữa vì cho rằng 2 loại này cùng một thế hệ, MH-60S "Knighthawk" đã không đảm bảo được nhiệm vụ rà quét lôi thì cũng không có gì chắc chắn là MH-60R “Seahawk”sẽ thực hiện được nhiệm vụ chống ngầm và chống thủy lôi. Chính vì vậy, AW-159 của liên doanh Anh - Ý Agusta Westland mới chiến thắng một cách đầy bất ngờ.



http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Vi-sao-Han-Quoc-cho-truc-thang-Seahawk-cua-My-do-van/484162.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Malaysia hiện đại hóa tàu hải quân theo chuẩn châu Âu

Thứ tư 30/01/2013 17:09
ANTĐ - Công ty Rheinmetall của Đức - một trong những nhà sản xuất thiết bị hải quân tiên tiến nhất trên thế giới đã trở thành nhà nhà thầu chính thức trong hạng mục nâng cấp tàu tuần tiễu tác chiến ven bờ của hải quân Hoàng gia Malaysia.


Theo quy định trong hợp đồng, công ty Rheinmetall sẽ cung cấp cho Hải quân Malaysia 12 bộ radar điều khiển hỏa lực TMX/EO Mk2 và 6 hệ thống điện tử - quang học TMEO Mk2 để sử dụng trên 6 tàu tuần tiễu. Đây là một hợp đồng thuộc chuẩn công nghệ cao, tất cả các thiết bị đều thuộc các hệ thống có tính năng tiên tiến nhất do công ty Rheinmetall nghiên cứu, phát triển.

Mô hình tàu tuần tiễu ven bờ của hải quân Malaysia
Các tàu tuần tiễu tác chiến ven bờ thế hệ thứ 2 (SGPV LCS) là những tàu mới và tiên tiến nhất của hải quân Malaysia, có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ an ninh hàng hải, chủ yếu là các hoạt động chống cướp biển, bảo vệ thương thuyền; chống xâm nhập, bảo vệ an toàn lãnh hải và chủ quyền trên biển của Malaysia. Trang bị các hệ thống điều khiển hỏa lực và theo dõi mục tiêu trở thành một bộ phận rất quan trọng trong các hệ thống kỹ thuật cao trên tàu thuyền tác chiến, có khả năng kiểm soát hoàn hảo các hệ thống vũ khí chủ yếu và thứ yếu trên các SGPV LCS.

Vị trí lắp đặt các hệ thống TMX/EO Mk2 và TMEO Mk2
TMX/EO Mk2 là hệ thống radar dải sóng X-band và Ku-Band, nó có thể theo dõi tất cả các mục tiêu trên không, trên mặt biển và mục tiêu cố định dưới mặt đất. Các thiết bị điện tử - quang học của nó có phần mở rộng để kết nối với các camera hồng ngoại, camera vô tuyến và các thiết bị đo đạc laser. Thông qua 2 trục ngang và trục dọc và trục thứ 3 là tia chếch, hệ thống có thể phát hiện và bám bắt mục tiêu ngay cả trong điều kiện sóng to, gió lớn.



Cận cảnh hệ thống radar điều khiển hỏa lực TMX/EO Mk2
TMEO Mk2 là hệ thống theo dõi mục tiêu rất hiện đại, công suất cao và sử dụng linh hoạt, tương thích với rất nhiều hệ thống điều khiển hỏa lực. Hệ thống này cũng có kết cấu dạng mở, phát huy được rất nhiều chức năng chiến thuật, nếu được tối ưu hóa, nó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các chức năng đặc biệt. Ứng dụng điển hình chất lượng cao của số liệu theo dõi TMEO Mk2 là làm nguồn số liệu 3D trong các hệ thống điều khiển vũ khí, ngoài ra nó còn được sử dụng trong công tác xử lý dữ liệu nội bộ. TMEO Mk2 bao gồm 2 hệ thống cảm biến điện tử - quang học chủ động và thụ động, có thể sử dụng trong các hoạt động giám sát, trong không chiến và hải chiến…

Hệ thống thiết bị điện tử - quang học TMEO Mk2
Ngoài hạng mục mua sắm các hệ thống và thiết bị đi kèm, hợp đồng này còn bao gồm hạng mục chuyển giao công nghệ cho một số công ty trong nước. Những hệ thống đầu tiên sẽ bắt đầu được bàn giao vào năm 2015 và tất cả các hạng mục sẽ hoàn tất trong năm 2020.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Malaysia-hien-dai-hoa-tau-hai-quan-theo-chuan-chau-Au/484907.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sau Nga, lính Mỹ cũng sử dụng hệ thống dù kiểu mới

Ngày 29/1/2013, lực lượng nhảy dù của Biệt đội chiến đấu Lữ đoàn 1, Sư đoàn không vận số 82 của quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc diễn tập tại căn cứ Fort Bragg trong đó đã sử dụng hệ thống dù nhảy kiểu mới với mã hiệu là T-11.
Lực lượng trực dưới mặt đất
Lính Mỹ nhảy dù từ vận tải cơ C-130
Hệ thống dù mới của Mỹ T-11
Những thông tin ban đầu cho hay, dù nhảy T-11 là thiết kế đã được quân đội Mỹ thử nghiệm, loại dù này có khả năng vận hành cả khi thời tiết có gió rất to...
...giảm thiểu khả năng đi lệch đường và đảm bảo an toàn cho lính hàng không vận.
Trước đó, Nga cũng đã thử nghiệm thành công dù nhảy T-11
Hệ thống dù nhảy T-11 được coi là ưu việt nhất
Cuộc diễn tập của lính dù Mỹ diễn ra thành công
Quá trình thử nghiệm cho thấy tính ưu việt của hệ thống này
Trong tương lai, Mỹ sẽ đưa hệ thống dù T-11 vào sử dụng
http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/201302/Sau-Nga-linh-My-cung-su-dung-he-thong-du-kieu-moi-2341323/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Brazil mua SA-22 Greyhound của Nga

9:30 PM, 04/02/2013, Views: 3057 | By PM

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Brazil quan tâm đến khả năng mua các hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound) và 2 đại đội tên lửa phòng không vác vai Igla của Nga.
Pantsir-S1 (pvo.guns.ru) Việc đàm phán mua bán các vũ khí này được ấn định vào cuối tháng 2/2013 khi Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev thăm Brazil. Trị giá thương vụ tiềm năng này ước 1 tỷ USD.

Đại diện hãng buôn bán vũ khí Nga Rosoboronoexport không bình luận về thương vụ tiềm năng này, nhưng một nhà quản lý cao cấp của hãng quốc doanh Rostekh đã xác nhận rằng, quả thực Nga đang đàm phán với Brazil về việc bán các hệ thống tên lửa phòng không.

Dự kiến, hợp đồng sẽ được ký trước cuối năm 2013, mà nhờ đó, Nga sẽ có khả năng ký được với Brazil các hợp đồng hợp tác kỹ thuật quân sự khác.

Nếu hợp đồng với Brazil được ký kết, Nga có thể chuyển giao công nghệ sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không cho Brazil và sau đó việc lắp ráp chúng sẽ được một liên doanh bắt đầu trên lãnh thổ Brazil.

Trước đó, được biết Nga và Brazil có ý định hợp tác phát triển một hệ thống phòng không tổ hợp cho Bộ Quốc phòng Brazil. Trước đây, Nga đã chào bán cho Brazil một số hệ thống tên lửa phòng không, trong đó có Tor.

Nga và Brazil tiến hành hợp tác kỹ thuật quân sự từ năm 2008, khi hai bên ký hiệp định liên chính phủ.

Theo Rostekh, từ năm 2008-2012, Nga đã chuyển giao cho Brazil lượng vũ khí trang bị có tổng trị giá 306,7 triệu USD. Cụ thể, năm 2009, hai bên đã ký hợp đồng bán cho Brazik 12 trực thăng vận tải-chiển đấu Mi-35M.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI, năm 2008-2011, Nga đã cung cấp cho quân đội Brazil 150 tên lửa chống tăng Shturm, 250 hệ thống tên lửa phòng không mang vác Igla-S và 9 trực thăng Mi-35М. Ngoài ra, Rostekh và công ty Odebrecht Defensa e Technologia của Brazil trong tháng 12/2012 đã ký biên bản về việc sản xuất dòng trực thăng Mi-171 tại Brazil.

http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Brazil-mua-SA22-Greyhound-cua-Nga/20132/52298.vnd
 

tuankt87

Xe máy
Biển số
OF-110766
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
67
Động cơ
390,960 Mã lực
Tuổi
39
E thâý hàng Âu Mỹ chất lượng ngon hơn hàng Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu ngầm Indonesia trang bị hệ thống cảm biến "Tây"


(Kienthuc.net.vn) - Indra (Tây Ban Nha) giành được hợp đồng trang bị hệ thống cảm biến cho 3 tàu ngầm Type 209 mà Hàn Quốc đóng cho Indonesia

Indra giành được dự án này sau khi vượt qua nhiều đối thủ khác để trở thành đối tác cung cấp công nghệ cho tàu ngầm Type 209 của công ty đóng tàu Daewoo Hàn Quốc, đang thực hiện chế tạo tàu cho Hải quân Indonesia.


Hệ thống bảo vệ điện tử này sẽ cho phép các tàu ngầm phát hiện và phân tích bất kỳ tín hiệu radar có thể xuất hiện trong môi trường xung quanh và xác định các tàu mặt nước, tàu ngầm hoặc máy bay trong phạm vi đó thuộc loại nào.


Hệ thống cảm biến truyền đạt các thông điệp dữ liệu mục tiêu và xác suất thấp Intercept (LPI) dựa trên công nghệ băng thông rộng. Nó đảm bảo độ nhạy cảm cao cho hệ thống, ngay cả trong môi trường điện dày đặc và khả năng phân tích cực nhanh.


Từ đó, các tàu ngầm này sẽ có một lợi thế đáng kể trong việc nhận diện các mối đe dọa. Hệ thống này còn có độ phân giải cao, có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ. Các tín hiệu thấp mà radar này sử dụng làm cho nó thực tế không thể phát hiện được. Vì vậy, nó có thể "nhìn thấy mục tiêu mà bình thường hệ thống khác không thể nhìn ra".


Hàn Quốc​
giành được hợp đồng bán 3 tàu ngầm Type 209 cho
Hải quân Indonesia vào​
năm 2011 trị giá 1,1 tỷ USD.
Hải quân Tây Ban Nha cũng đã chọn hệ thống cảm biến có công nghệ tương tự cho tàu ngầm Type S-80 và tàu ngầm U212A của Đức và Italy.


Thông qua dự án trang bị hệ thống cảm biến cho 3 tàu ngầm Type 209, Indra trở thành một nhà cung cấp công nghệ cho hãng đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc. Đây là một trong những công ty đóng tàu lớn nhất thế giới.

Đồng thời, Indra củng cố vị trí của mình tại thị trường Indonesia và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà công ty này đã tạo được cục diện ổn định trong hơn 15 năm hoạt động. Công ty này đã mở một số văn phòng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia và Australia.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201302/Tau-ngam-indonesia-trang-bi-he-thong-cam-bien-Tay-894961/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Uy lực tàu ngầm Anh

Trâu già măng mọc....!

Uy lực tàu ngầm tấn công tối tân nhất hành tinh

Với giá 1,5tỷ USD mỗi chiếc, Astute là lớp tàu ngầm hạt nhân đắt giá nhất trong Hải quân Anh và được đánh giá là tàu ngầm hiện đại nhất thế giới.



Chiếc mới nhất trong lớp Astute, tàu HMS Ambush là một trong những tàu ngầm có sức mạnh và mức độ tinh vi nhất của Hải quân Anh.
Tàu ngầm công nghệ cao HMS Ambush được hạ thủy vào ngày 14/9/2012, tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn lên tới 103 người.
Tàu được trang bị sonar có thể phát hiện ra một tàu ngầm địch từ khoảng cách 3.000 hải lý.
Điều đó có nghĩa là, HMS Ambush đang bơi lội ở bờ biển Anh có thể phát hiện được sự di chuyển của các tàu ngầm Mỹ ở phía bên kia Đại Tây Dương.
Tàu ngầm HMS Ambush có thể mang theo 12 tên lửa hành trình Tomahawk, có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1.200 hải lý.
Ngoài ra tàu còn được trang bị ngư lôi Spearfish và mìn.
Lò phản ứng hạt nhân trên tàu Ambush, cho phép nó có thể hoạt động suốt 25 năm mà không cần thay thế nhiên liệu.
Đặc biệt hơn, HMS Ambush được Hải quân Anh đánh giá là tàu ngầm công nghệ cao. Thậm chí, nó không cần kính tiềm vọng.
Thiết kế của tàu ngầm lớp Astute đạt đẳng cấp thế giới với các hệ thống vũ khí tối tân và khả năng di chuyển linh hoạt.
HMS Ambush có thể thực hiện hành trình hơn 500 hải lý mỗi ngày, cho phép nó có thể triển khai ở mọi nơi trên trái đất trong vòng 2 tuần.
HMS Ambush neo đậu ở bến tàu Devonshire, thuộc Barrow-in-Furness Cumbria.
Bên trong khoang vũ khí của chiếc tàu ngầm một tỷ bảng Anh (tương đương 1,5 tỷ USD). Tất cả thông tin chi tiết về các hệ thống vũ khí của HMS Ambush vẫn là một bí mật.
Khoang bếp ăn của tàu có thể cung cấp thực phẩm 24/24 giờ cho toàn bộ kíp thủy thủ đang vận hành tàu.
Trong phòng điều khiển, kỹ sư đang kiểm tra hệ thống lái của tàu.


http://www.baomoi.com/Uy-luc-tau-ngam-tan-cong-toi-tan-nhat-hanh-tinh/119/10357745.epi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ: Đạn pháo 105 mm có tầm bắn tới 40 km

Đầu tháng 9/2011, công ty Rheinmetall Denel Munition (RDM) vừa giới thiệu cho quân đội Mỹ hai phiên bản đạn 105 mm mới cho quân đội.


(ĐVO) Hai loại đạn mới này gồm đạn M1130 Base-bleed (BB) là cơ chế giúp tăng tầm của đạn pháo nhờ một bộ phận sinh khí nhỏ gắn sau đuôi đạn pháo, giúp xóa bỏ khoảng chân không được tạo ra phía đuôi khi đạn pháo bay, từ đó giảm sức cản đối với đạn. Nhờ cơ chế này, đạn có thể tăng tầm lên thêm 30%.
Loại đạn thứ 2 là M1131 kiểu đuôi thuyền.
Cả 2 loại đạn này đều được lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh phá mảnh với các mảnh văng khía sẵn từ trước (IHE PFF - Insensitive High-Explosive Pre-formed Fragment). Đạn được phát triển trong chương trình Đạn pháo tương lai ACA2P của Mỹ.
Những loại đạn mới này đều đã được thử nghiệm toàn bộ tại bãi thử Dahgrel và Yuma.
Theo giám đốc điều hành RDM Nobert Schulze, công ty đã ký kết hợp đồng cung cấp đạn pháo loại mới này cho Mỹ vào tháng 7/2011 và sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vào tháng 11/2011 tại Nam Phi.
Đạn M1130/1131 là loại đạn sử dụng đầu đạn IHE-PFF với khả năng thay thế bộ phận tăng tầm BB hay BT trong thời gian ngắn trên chiến trường.
Khi bắn từ lựu pháo tầm xa 105 mm Denel LEO tại Nam Phi trong khí hậu nóng và độ ẩm cao, loại đạn này đã đạt được tầm bắn 33 km.
Nếu sử dụng để bắn từ pháo 105 mm hạng nhẹ M119A2, sử dụng liều phóng XM-350, đạn M1130 BB sẽ đạt được tầm bắn 18 km (thay vì 13,8 km đối với loại đạn cũ).
Thậm chí, nếu được tăng tầm rocket theo chương trình V-LAP (Velocity-enhanced Long-range Artillery Projectile - Đạn pháo tầm xa tăng tốc), đạn M1130BB có thể đạt tầm bắn tới 40 km.
Nguyễn Linh (theo Jane's Defence)


http://www.baomoi.com/My-Dan-phao-105-mm-co-tam-ban-toi-40-km/119/7044218.epi


 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xe thiết giáp Anh lắp lưới chống B40

11:57 PM, 12/02/2013, Views: 1866 | By VNH

VietnamDefence - Công ty AmSafe Bridport Limited đã thắng cuộc thầu cung cấp các hệ thống bảo vệ chống súng phóng lựu chống tăng cá nhân RPG Tarian cho binh khí kỹ thuật của Anh.
adsadvance.co.uk Trị giá hợp đồng ước 10,6 triệu bảng Anh (17 triệu USD).

Việc chuyển giao dự định hoàn thành vào cuối năm 2013.

Theo AmSafe, Tarian là một loại lưới đàn hồi gắn bao quanh xe ô tô hay xe thiết giáp trên các bệ đỡ linh hoạt.

Tarian nhẹ hơn gần 2 lần so với giáp thường và có thể lắp trên các ô tô bọc thép nhẹ nhất như kiểu HMMWV (Hummer). Khi bị hỏng, lưới bảo vệ có thể dễ dàng khôi phục tại chỗ.


Lần đầu tiên, người Anh dùng thử hệ thống bảo vệ Tarian ở Afghanistan vào tháng 5/2009.


Lưới bảo vệ Tarian (adsadvance.co.uk)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
5 loại vũ khí 'khủng' nhất năm 2013

Đây là 5 loại vũ khí tối tân nhất, ra đời trong năm 2013 với giá trị sử dụng cao, tiện lợi và đặc biệt là loại bỏ dần sự nguy hiểm cho người lính.

Súng in

Máy in 3D ngày nay chỉ có thể in ra loại súng bắn được 6 phát đạn, tuy nhiên ai biết được công nghệ này sẽ đi đến đâu trong 5-10 năm tới và vai trò của nó trong các cuộc xung đột trên thế giới nếu bất kỳ ai cũng có thể in ra những khẩu súng trường có thể bắn chết người.

Quân đội Mỹ đang hướng tới công nghệ in 3D như một cách để hạn chế lượng thiết bị mà binh lính phải mang theo. Mặc dù một số nhà sản xuất máy in 3D tìm cách ngăn khách hàng sử dụng thiết bị này để sản xuất vũ khí, nhưng có vẻ công nghệ này đã lọt ra ngoài. Những kẻ đam mê súng thậm chí lập hẳn một trang web khác đăng tải các hướng dẫn, thiết kế và sản xuất súng bằng máy in 3D.


Máy in 3D có khả năng tạo ra súng in

Tàu tên lửa không người lái

Đây là loại tàu cao tốc trên biển, được điều khiển từ xa và có khả năng bắn tên lửa của Hải quân Mỹ, được biết đến với tên gọi chính thức là tàu tác chiến mặt nước không người lái (USV) có gắn loại tên lửa Spike từ một "Mô-đun chiến đấu chính xác" (gọi tắt là USV-PEM). Hệ thống bao gồm một tàu siêu tốc dài 11 m, có tầm nhìn ban đêm, camera hồng ngoại và trang bị súng máy cỡ nòng 0,5 hay 6 tên lửa Spike do Israel sản xuất.

Cuối tháng 10, USV-PEM - một dự án phối hợp giữa Mỹ và Israel - đã phóng thành công 6 tên lửa Spike. Loại tàu không người lái này được điều khiển bởi một nhóm thủy thủ ngồi tại trạm điều khiển trên bờ hoặc trên một hàng không mẫu hạm. Tàu được thiết kế chủ yếu nhằm tiêu diệt các đội tàu siêu tốc nhỏ, chứa chất nổ khi chúng tấn công các tàu chiến cỡ lớn. Hải quân Mỹ rất lo ngại Iran sử dụng chiến thuật "đội tàu nhỏ" để chống lại các dịch vụ hàng hải trong bất kỳ xung đột nào tại vùng Vịnh.


Tàu tên lửa không người lái

Máy bay tàng hình không người lái (UAV) nEUROn

Các hãng sản xuất vũ khí trên thế gới đang cố gắng phát triển một thế hệ máy bay tàng hình không người lái mới có kích thước bằng một máy bay chiến đấu. Mới đây, Pháp, theo sau Mỹ, đã trở thành quốc gia thứ 2 thử nghiệm thành công máy bay UAV tàng hình nEUROn.

Máy bay không người lái của hãng Dassault được thiết kế có khả năng mang theo các cảm biến và vũ khí, đáng chú ý là càng trước có 2 bánh, tính năng thường chỉ thấy ở các máy bay xuất phát trên tàu sân bay. Sau nEUROn có thể sẽ là máy bay không người lái Taranis của hãng BAE Systems và MiG SKAT của Nga.


Máy bay tàng hình không người lái (UAV) nEUROn

Xe chiến đấu không người lái

Ngoài máy bay chiến đấu không người lái trên biển, Israel đang âm thầm phát triển các thiết bị chiến đấu tự động trên đất liền. Guardium là loại xe sa mạc bọc thép (giống như một chiếc xe thông minh) trang bị nhiều thiết bị cảm biến và vũ khí. Những chiếc xe nhỏ này có thể độc lập tuần tra, sử dụng các cảm biến để tự động xác định các mối đe dọa, và "sử dụng nhiều biện pháp mạnh khác nhau" để tiêu diệt các mối đe dọa này. Thực tế, những chiếc Guardium được triển khai quanh vùng biên giới của Israel giáp Dải Gaza có thể hoạt động độc lập dù không có sự giám sát của con người.

Theo nhà sản xuất G-NUIS Unmanned Ground Systems, các robot này có thể "phản ứng với các diễn biến bất ngờ, theo các hướng dẫn được lập trình cụ thể cho từng đặc điểm hiện trường và chương trình an ninh". Trong khi quân đội Mỹ đang tiến hành những thử nghiệm rất hạn chế các xe jeep này để chuyên chở quân nhu cho quân đội tuần tra tại Afghanistan, Guardium có thể là loại thiết bị không người lái mặt đất vũ trang đầu tiên hoạt động trên thế giới.


Xe chiến đấu không người lái

Tên lửa siêu âm CHAMP

Đây là dự án tên lửa tối tân sóng siêu âm công suất lớn chống điện tử (CHAMP) của tập đoàn Boeing.

Tên lửa được thiết kế để bay qua một mục tiêu - một tòa nhà hay một khu dân cư - hơn là để phá nổ mục tiêu - nhằm tạm thời làm tê liệt mọi thiết bị điện tử gần đó.

Boeing và Không quân Mỹ đã phóng thử thành công CHAMP hồi tháng 10 tại sa mạc Utah. Tên lửa bay một vòng kéo dài một giờ phía trên tòa nhà chứa đầy máy tính. Màn hình những chiếc máy tính này lập tức biến thành màu đen khi CHAMP bay qua và phát ra luồng sóng siêu âm cường độ mạnh.


Tên lửa siêu âm CHAMP

http://vtc.vn/311-366857/quoc-te/5-loai-vu-khi-khung-nhat-nam-2013.htm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top