[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Bữa này giới thiệu với các bác loại tên lửa bá đạo mà VN có thể "dễ sở hữu" hơn so với AIM-9X/120D

PS: Nga ở Đông Âu, cũng thuộc Âu nên cho lại vào chỗ này
Tên lửa cận chiến không có đối thủ của Nga
đây này :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Arập Xêút sắm xe bọc thép Đức



- Arập Xêút sẽ chi 100 triệu euro sắm 30 xe bọc thép Dingo 2 của Đức nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh bất ổn ngày càng ra tăng tại Trung Đông.


Một số nguồn tin quân sự cho biết đây chỉ là đợt mua sắm đầu tiên vì đất nước giàu có nhất thế giởi Ả rập có thể mua tới 100 chiếc xe có khả năng đối phó được với các trận phục kích và mìn này.

Được sản xuất bởi hãng Krauss-Maffei Wegmann có trụ sở tại Munich, Dingo 2 được quảng cáo là phương tiện an toàn và được bảo vệ tối ưu trong khi vẫn đảm bảo tốc độ cao và ổn định trên mọi địa hình cũng như thời tiết khắc nghiệt nhất.

Mặc dù Đức là bên bán nhưng về nguyên tắc muốn xuất khẩu khí tài quân sự sang một nước không nằm trong Nato vẫn phải thông qua quyết định của Hội đồng an ninh quốc gia Đức.

Gần đây Arập Xêút có vẻ quan tâm nhiều hơn tới khí tài quân sự của Đức, đặc biệt là phương tiện di chuyển.
Đất nước mà 75 phần trăm ngân sách lấy từ doanh thu xuất khẩu dầu mỏ đầu năm nay tỏ ý muốn mua 600-800 xe tăng chiến đấu Leopard của Đức, nhiều hơn hai lần so với kế hoạch ban đầu.
Với dân số chỉ có 28 triệu người, đất nước rộng lớn nhất khu vực vịnh Ba Tư này có GDP lên tới hơn 700 tỉ đô la và thu nhập bình quân đầu người khoảng 25 ngàn đô la Mỹ.











 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
cái loại xe MRAP này thì nên mua hàng Âu cho nóa xện thật
máy móc với điều kiện bên trong tốt lớm
nhưng độ cơ động vấy chống đạn thì hên xui
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
cái loại xe MRAP này thì nên mua hàng Âu cho nóa xện thật
máy móc với điều kiện bên trong tốt lớm
nhưng độ cơ động vấy chống đạn thì hên xui
VN thì chỉ cần sắm được mấy con Tí Ghẻ của Nga là ngon lắm rồi. (Đến giờ vẫn chưa thấy Tiger chạy ngoài đường :D )

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
À cái đấy là lí do em phá lệ, tại thấy con R-37M đó hay quá á mà bác ^^

Cứ đà bọn Nga bán tàu ngầm cho TQ, nếu cái này ra sớm sớm, tình hình chính trị + kinh tế OK, chúng ta xúc ngay loại này, ming yuan amur xếp xó đi là vừa

Hết đời tàu ngầm hạt nhân

6:57 AM, 25/12/2011, Views: 14153 | By PM

VietnamDefence - Cục Các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA (Bộ Quốc phòng Mỹ) thông báo tiếp tục dự án phương tiện không người lái ACTUV dùng để theo dõi tàu ngầm ngoài đại dương.

Theo các chuyên gia, nếu thực hiện thành công dự án ACTUV, cán cân sức mạnh trên thế giới có thể thay đổi triệt để.

Vấn đề là ở chỗ đa số các cường quốc hạt nhân, kể cả Mỹ, chủ yếu trông cậy vào các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) vì chúng hầu như không thể phát hiện. Một khi nổ ra chiến tranh hạt nhân, chính các SSBN mang tên lửa đường đạn xuyên lục địa bảo đảm khả năng thực hiện đòn giáng trả hạt nhân chắc chắn. Ngoài ra, các tàu ngầm cũng hầu như là mối đe dọa duy nhất đối với các cụm tàu sân bay tiến công Mỹ.

ACTUV là lớp hệ thống không người lái mới. Khí tài này ở chế độ từ xa hay tự hoạt sẽ có thể theo dõi các tàu ngầm ở cách xa căn cứ của mình 3.000 km. Trong khi đó, cự ly hành trình của ACTUV sẽ là hơn 6.000 km, thời gian hoạt động độc lập là gần 80 ngày đêm.

ACTUV sẽ bơi ở độ sâu kính tiềm vọng và phát hiện các tàu ngầm đối phương bằng trạm thủy âm tích cực. ACTUV có đơn giá không quá 20 triệu USD, thời hạn sử dụng 15 năm.

Hiện đã hoàn tất giai đoạn đầu của dự án ACTUV: đã lựa chọn các thiết kế khái niệm, xác nhận khả năng phát triển một hệ thống không người lái như vậy, điều chỉnh các yêu cầu đối với thiết bị.

ACTUV có thể làm thay đổi hẳn cán cân sức mạnh trên chiến trường biển
và làm suy yếu cơ bản tiềm lực hạt nhân của đối phương​
Ở giai đoạn 2 của dự án, người ta sẽ bắt đầu thiết kế chi tiết ACTUV, bao gồm bản thân con tàu, các thiết bị, phần mềm, các hệ thống điều khiển và bảo đảm vật chất-kỹ thuật.

Trong quá trình đó, sẽ chế tạo và thử nghiệm các hệ thống khác nhau, trình diễn khả năng hoạt động độc lập của các nguồn năng lượng và các hệ thống thông tin. Đồng thời, cũng sẽ kiểm tra một trong hệ thống trọng yếu nhất là hệ thống cảnh báo va chạm tàu trên biển. Nó sẽ hoàn toàn đáp ứng các điều khoản của Quy đinh quốc tế về ngăn ngừa va chạm trên biển COLREGs và sẽ không để ACTUV va chạm với các tàu dân sự và quân sự.

Ở giai đoạn 3, sẽ chế tạo một mẫu chế thử ACTUV, bắt đầu đợt chạy thử đầu tiên, tiếp tục phát triển phần mềm. Sau khi hoàn thành tất cả các thử nghiệm, mẫu chế thử sẽ được trình với một ủy ban của chính phủ.

Ở giai đoạn 4, dự định tiến hành thử nghiệm quy mô lớn ACTUV, kể cả tham gia các cuộc tập trận của Hải quân Mỹ.

Theo đánh giá sơ bộ, các giai đoạn 2 và 3 sẽ mất 36 tháng, giai đoạn 4 cần thêm đến 18 tháng.
ACTUV kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm

VietnamDefence - Lầu Năm góc đã sẵn sàng kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm trên đại dương bằng robot săn ngầm ACTUV.





Lính tàu ngầm có câu thành ngữ nói rằng, chỉ có 2 loại tàu là tàu ngầm và những mục tiêu. Điều đó gần với sự thật bởi vì các tàu ngầm hiện nay là đơn vị chiến đấu có độ bí mật nhất và uy lực khủng khiếp nhất trong danh sách dài các chiến cụ từng được nhân loại tạo ra. Tuy nhiên, Lầu Năm góc đã sẵn sàng kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm trên đại dương bằng robot săn ngầm ACTUV.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 58 triệu USD cho dự án ưu tiên cao này.

Mới đây, hãng thiết kế robot mặt nước đặt biệt là Science Applications International Corporation (SAIC) đã công bố clip video giới thiệu dự án ACTUV. Trong clip giới thiệu một nhiệm vụ điển hình của tàu robot ba thân tương lai.

Để thực sự có khả năng bơi tự hoạt, ACTUV sẽ được trang bị hệ thống tránh va chạm với các tàu khác. Các radar, khí tài ảnh nhiệt và các hệ thống quang-điện tử của robot sẽ có thể theo dõi thậm chí hoạt động giao thông tấp nập ở các hải cảng sầm uất mà chỉ đòi hỏi sự can thiệp tối thiểu của nhân viên điều khiển.

Robot săn ngầm có thể độc lập ở chế độ tự động săn tìm các tàu ngầm trong vòng 60-90 ngày đêm. Nó sẽ được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống chỉ huy của Hải quân Mỹ, cụ thể là làm việc với các phao thủy âm được thả từ máy bay và trực thăng, cũng như dẫn đường cho máy bay chống ngầm. Phương tiện chủ yếu của ACTUV sẽ là thiết bị định vị thủy âm. Khi phát hiện được tàu ngầm đối phương, ACTUV tiến lại gần nó và truyền thông tin phát hiện tàu ngầm đến tàu chiến Mỹ ở gần nhất.

Tàu robot này cũng có thể bám theo một tàu ngầm cho đến khi tàu ngầm rời khỏi khu vực tuần tra hay bị tiêu diệt. Hơn nữa, robot không nhất thiết phải ẩn giấu, nó có thể công khai càn quét đại dương bằng cách sử dụng chế độ bức xạ hiệu quả nhất của thiết bị thủy âm. Dĩ nhiên, tàu ngầm có thể tiêu diệt robot, nhưng nếu thế thì nó sẽ tự làm bộc lộ mình và không thể thwcjc hiện nhiệm vụ chiến đấu chủ yếu của nó. Đối với các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chiến lược thì điều đó là không thể chấp nhận.

Hiện thời, khó khăn chính của dự án ACTUV là việc đánh giá hiệu quả của các sensor phát hiện tàu ngầm. Đặc biệt, điều đó liên quan tới các tàu ngầm điện-diesel không đắt tiền đang ngày càng phổ biến và được trang bị cho hạm đội nhiều nước. Vấn đề là ở chỗ, khác với tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm điện-diesel không cần các máy bơm nhiệt tuần hoàn mạnh vốn tạo nhiều tiếng ồn. Đồng thời, các động cơ không cần không khí lại cho phép các tàu ngầm diesel lặn dưới nước trong cả tháng trời. Phát hiện một tàu ngầm như vậy, nhất là ở nơi giao thông nhộn nhịp như vịnh Persique là rất khó khăn.

Tuy nhiên, các chuyên gia của SAIC cho rằng, ACTUV sẽ có thể phát hiện mọi loại mục tiêu nổi và ngầm: từ tàu ngầm hạt nhân cho đến các mô tô nước.
Cho đến khi ACTUV lần đầu ra khơi vẫn còn ít nhất 10 năm nữa, tuy nhiên, khi thực hiện thành công dự án tham vọng này, các chiến lược gia hải quân sẽ phải xem xét lại các quan điểm tiến hành chiến tranh trên biển. Điều đó liên quan cả đến các lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược vốn trước hết dựa vào khả năng giáng trả tin cậy từ các tàu ngầm ẩn náu dưới lớp nước sâu.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/haiquan/taungam/ACTUV-ket-lieu-ky-nguyen-thong-tri-cua-tau-ngam/201212/52248.vnd
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ phát triển máy phát hiện kẻ bắn tỉa


Hệ thống phát hiện nhanh chóng, chính xác nơi ẩn náu của xạ thủ bắn tỉa được quân đội Mỹ sản xuất có tên METRAVIB PEARL.
METRAVIB PEARL được gắn trực tiếp trên súng (súng phóng lựu và súng trường bắn tỉa hạng nặng, cỡ đạn lớn). Kích thước của tổ hợp METRAVIB PEARL nhỏ hơn một bàn tay. Nổi bật trên súng là một micro thu vô hướng.


Micro cực nhạy của hệ thống METRAVIB PEARL sẽ cung cấp tức thì cho phần mềm mang thuật toán hướng tiếng nổ phát sinh. Thuật toán sẽ phân tích, phát hiện quỹ đạo và tốc độ của viên đạn bay để chỉ ra chính xác vị trí nấp bắn của đối phương.


Nếu khẩu súng đang đối diện chính xác với hướng đối phương vừa bắn, cảm biến sẽ cho ra một tia màu xanh còn nếu không có tia màu xanh đó, người bắn sẽ phải chỉnh lại góc ngắm.

METRAVIB PEARL gắn trên súng, nổi bật là 1 micro thu âm, phân tích hướng bắn tới.​

Hệ thống METRAVIB PEARL sử dụng pin cấp nguồn, nhạy hơn phản ứng của con người nhiều lần. Nó cho phép binh sĩ nhanh chóng bắn trả trúng hướng ngay cả trong tình huống bị phục kích bất ngờ.


Một hệ thống như vậy không chỉ trang bị cho binh sĩ mà còn được trang bị cho máy bay trực thăng để kịp thời phản ứng, bắn trả từ trên không về phía đối phương đang ẩn nấp.


Trong bảo vệ nguyên thủ, lực lượng cảnh vệ đặc biệt cũng rất tín nhiệm thiết bị này để nhanh chóng tiêu diệt kẻ bắn trộm.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/My-phat-trien-may-phat-hien-ke-ban-tia-889277/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá sức mạnh tàng hình hạm Skjold của Hải quân Na Uy

(Soha.vn) - Với khả năng tàng hình và cơ động cực cao cộng với hệ thống vũ khí mạnh mẽ, đệm khí hạm Skjold thực sự là một phương tiên chiến đấu tuyệt vời.

Skjold là lớp tàu tên lửa cao tốc có độ bộc lộ radar nhỏ, kích thước bé và được trang bị các loại vũ khí mạnh mẽ. Skjold thực chất là một đệm khí hạm catamaran (hai thân) có khả năng cơ động cực cao.

Chiến hạm đầu tiên trong lớp tàu này, Skjold (số hiệu P960) được hạ thủy vào tháng 4 năm 1999. Sau khi kiểm tra, chính phủ Na Uy đã quyết định xây dựng thêm năm tàu lớp Skjold trong tháng 6 năm 2002.
Hợp đồng đã được hoàn thành trong tháng 7 năm 2003. Các tàu được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Umoe Mandal.
Những tàu tên lửa lớp Skjold này được đặt tên là: Storm (P961), Skudd (P962), Steil (P963), Glimt (P964), Gnist (P965).
Chúng đã được hạ thủy vào tháng 11 năm 2006 và bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng 01 năm 2008.


Trong tháng 9 năm 2002, Hải quân Mỹ “mượn” một chiếc Skjold để tiến hành nghiên cứu và sử dụng. Con tàu đã tham gia vào hàng loạt các cuộc thử nghiệm của Bộ Tư lệnh chế tạo tàu và trang bị Hải quân (NAVSEA) và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân của Hải quân Mỹ.
Đây là kết quả của một thỏa thuận song phương giữa Hải quân hai nước, trong đó Skjold được Hải quân Mỹ xem là cơ sở cho việc xây dựng các tàu Tàu chiến đấu ven biển (LCS - Littoral combat ship) của nước này.
Trong tháng 9 năm 2003, Skjold được tạm thời đưa ra khỏi dịch vụ và trả lại cho nhà máy đóng đóng tàu Mandal để nâng cấp hệ thống động cơ đẩy của nó. Sau đó, con tàu bắt đầu thử nghiệm trên biển trong tháng 11 năm 2006.
Vào giữa 2008, con tàu đầu tiên thuộc lớp Skjold được chuyển đến Mỹ để thực hiện hàng loạt các cuộc thử nghiệm và phục vụ cho nghiên cứu của Hải quân Mỹ.


Skjold được thiết kế để tác chiến ở vùng ven biển, đặc biệt là ở địa hình với các đảo và vịnh hẹp của Na Uy. Điều này cho phép tàu có thể quan sát và tấn công mục tiêu ở cự ly gần mà không bị đối phương phát hiện.
Với mướn mước chỉ từ 0,9 đến 2,3 m, con tàu có thể hoạt động ở vùng nước rất nông so với tàu chiến khác.

Tàu sử dụng kiến trúc của các tàu catamaran đệm khí, và là một biến thể cải tiến của tàu sử dụng công nghệ hiệu ứng bề mặt.
Thiết kế này dựa trên tàu Oksoy của Na Uy được đưa vào phục vụ trong năm 1994.
Với thiết kế như vậy, con tàu có mướn nước thấp và có khả năng chống sốc tốt cũng như làm giảm đáng kể tác động của sóng so với các loại tàu được thiết kế theo cách thông thường.


Hệ thống thủy lực của con tàu kết hợp với hệ thống truyền động cho phép nó kiểm soát và điều chỉnh áp lực trong các đệm không khí cũng như các van xả và hệ thống thông gió, đảm bảo cho con tàu hoạt động một cách ổn định.
Sự kết hợp của hai thân tàu với đệm không khí cho phép con tàu có khả năng cơ động cực cao.
Với mướn nước thấp chỉ 0,9 m ở lớp đệm khí, con tàu có thể “miễn dịch” với các tác động của bom mìn trên biển.

Thân tàu được làm bằng vật liệu composite. Sợi carbon đã được sử dụng làm dầm, cột và các cấu trúc hỗ trợ yêu cầu độ bền kéo cao, chẳng hạn như cấu trúc hỗ trợ cho súng, pháo, các thiết bị quang-điện và radar.
Vật liệu hấp thụ radar đã được sử dụng trong các kết cấu chịu lực và bề mặt rộng lớn của con tàu. Giải pháp này làm giảm đáng kể trọng lượng của con tàu so với các tàu chiến thông thường.
Tàu được lắp đặt hệ thống điều khiển Senit 2000.
Về hệ thống vũ khí, các chiến hạm lớp Skjold được trang bị 8 tên lửa chống tàu Kongsberg NSM, được thiết kế đặc biệt cho tàu lớp Skjold và tàu khu trục nhỏ Nansen. Tên lửa NSM trang bị hệ thống định vị GPS và có tầm bắn lên tới 150 km. Tên lửa NSM được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào tháng 6 năm 2007.


Hai bệ phóng tên lửa phòng không được bố trí trên boong tàu sử dụng tên lửa với đầu dẫn hướng hồng ngoại MBDA Mistral. Tên lửa trang bị đầu đạn 3kg và có tầm bắn 4 km.
Chiến hạm lớp Skjold được trang bị pháo 76-mm Oto Melara Super Rapid với tốc độ bắn 120 viên/phút và tầm bắn lên đến 16 km.
Tàu trang bị hệ thống radar Ceros Saab 200 và hệ thống điều khiển hỏa lực quang-điện để điều khiển các tên lửa và pháo trên tàu.
Hệ thống Ceros bao gồm nhìn thấy radar, camera giám sát, màn hình nhiệt, hệ thống truyền hình và máy đo khoảng cách dùng laser.

Tập đoàn DKNS Thales của Pháp đã nhận được hợp đồng cung cấp radar MRR-3D-NG, radar đa năng và hệ thống IFF.
Hệ thống radar mạng pha MRR-3D-NG có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 140 km, và ở chế độ 3D nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 180 km. Trong chế độ tự động, nó có thể phát hiện và theo dõi bất kỳ mục tiêu nào trong vòng bán kính 60 km.
Chiến hạm lớp Skjold cơ bản sử dụng các động cơ thủy lực. Các máy bơm thủy lực có thể di chuyển một cách độc lập với nhau cho phép tàu có thể di chuyển sang hai bên một cách dễ dàng.

Hệ thống động cơ CODAG (kết hợp giữa động cơ diesel và tua bin khí) sử dụng trên tàu bao gồm hai động cơ tuabin khí Rolls-Royce Allison 571KF, công suất 6.000 kW mỗi động cơ và hai động cơ phụ MTU 6R 183 TE52 công suất 275kW mỗi động cơ, cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa hơn 100 km /h (55 hải lý).
Phần phía sau các chiến hạm Skjold được trang bị bốn động cơ đẩy tua bin khí Pratt Whitney - hai ST18M công suất 4.000 kW và hai ST 40M công suất 2000 kW, sử dụng 2 động cơ phụt nước Kamewa.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thằng này là tầu tuần duyên không chiến đc ngoài biển =))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xe đặc nhiệm biến hình MAV-L
(ĐVO)-Đây là mẫu xe kết cấu theo dạng modul, có khả năng chở theo 7 binh sĩ và có thể dễ dàng “biến hình” tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

Đây là mẫu xe kết cấu theo dạng modul, có khả năng chở theo 7 binh sĩ và có thể dễ dàng “biến hình” tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.


MAV-L có 4 bánh hơi, nặng 5,9 tấn. Xe dài 5,32 m, rộng 2,02 m và cao 2,08 m. Động cơ xe có công suất 220 mã lực. Xe có thể chở 3,36 tấn và đạt tốc độ tối đa 150 km/h.


Dù khá cồng kềnh, song MAV-L có thể dễ dàng được vận chuyển bằng đường hàng không với máy bay MH/CH-47 Chinook.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 960x720.

Khả năng vận chuyển bằng đường không của MAV-L có được là nhờ công nghệ thay đổi độ cao được thiết kế đặc biệt giúp xe có thể vừa vặn với khoang trực thăng Chinook.


Các chuyên gia của Pratt amp; Miller là những người chịu trách nhiệm thiết kế mẫu xe này chỉ mất vài tháng kể từ khi có ý tưởng tới khi thiết kế hoàn thiện.


Prattamp;Miller hiện được coi là công ty hàng đầu trong lĩnh vực xe thể thao, ô tô và thiết bị quốc phòng. Công ty này cũng sản xuất các loại xe trượt tuyết. Pattamp;Miller nổi tiếng với các giải pháp sản xuất và thiết kế sáng tạo, năng suất.


Ông Tom Vice, Chủ tịch Bộ phận Kỹ thuật của Northrop Grumman (Northrop Grumman Technical Services) cho biết: “Quan điểm thiết kế của chúng tôi được gọi là “chiếc lá sạch”. Các giải pháp chuyên biệt sử dụng sáng kiến của tất cả thành viên trong đội là các chuyên gia trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng tôi đảm bảo các giải pháp có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến và tận dụng các khả năng mới”.


Ông Tom Vice còn cho biết đội ngũ của ông có đủ tự tin đảm bảo cho chỉ huy các chiến dịch đặc biệt với những mẫu xe vận tải linh hoạt nhất và thiết kế modul tiện lợi nhất, có khả năng chịu va đập tối đa trong mọi hoàn cảnh chiến đấu.


Xe MAV-L được thiết kế nhằm phục vụ chương trình GMV 1.1 SOCOM nhằm thay thế 1000 xe địa hình Humvee hạng nhẹ.


Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng MAV-L còn phù hợp với cả các mục đích ngoài chương trình SOCOM. Điển hình là sử dụng cho các nhóm đặc nhiệm của lục quân Mỹ và thủy quân lục chiến, các nhóm quân biệt kích được thả từ máy bay.


Mẫu xe này cũng có thể trở thành mặt hàng quân sự xuất khẩu cho các nước trên thế giới. MAV-L có khả năng hiện đại hóa tối đa.


BAE Systems là hãng có kinh nghiệm sản xuất các loại xe quân sự. Nếu lựa chọn MAV-L, hãng có thể lắp đặt dây chuyền sản xuất loại xe này ở bang Texas của Mỹ, nơi đang sản xuất các loại xe chống mìn và vận tải cỡ nhỏ.


Trong khi đó, Northrop Grumman có thể phụ trách mảng thiết bị chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, tình báo, quan sát và trinh sát

http://baodatviet.vn/hinh-anh/201301/Xe-dac-nhiem-bien-hinh-MaV-L-2209383/?p=1

Lại nhớ bài thơ :D

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,010
Động cơ
486,103 Mã lực
cái loại đầu nhà e cũng có ợ,nó chạy bằng nhiên liệu rắn ợ,6 quả pin tiểu ,cu nhà em nó cho bay xuốt:)) :)) :))
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
xe có 4 chỗ ngồi 1 chỗ đứng mà chở 7 liệu có bị CSGT bắt không nhỉ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Anh mua hệ thống chống bắn tỉa của Pháp

6:28 PM, 12/01/2013, Views: 0 | By VNH

VietnamDefence - Anh đã đặt mua của công ty Pháp Cilas một lô các hệ thống phát hiện hỏa lực bắn tỉa SLD 500 có tổng trị giá 5 triệu bảng Anh (8 triệu USD).
SLD 500 (Cilas) Hợp đồng được ký ngày 26/11/2012, nhưng nay mới được tiết lộ. SLD 500 sẽ được chuyển giao từ tháng 1/2013. Dự kiến, các khí tài này sẽ được quân Anh ở Afghanistan sử dụng.

Vị trí của các xạ thủ bắn tỉa hệ thống SLD 500 xác định bằng tia laser “quét” địa hình để tìm các máy ngắm và ống nhòm quang học. Khi phát hiện được tay súng bắn tỉa (tia laser phản xạ từ bề mặt kính quang học), hệ thống thông báo cho người lính về vị trí của kẻ địch.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Mua mẹ nó mấy con hột nhưng về chôn vào núi, khỏi còn ngại thằng nào.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đoán tháng trước, giờ sắp thành sự thật


Không quân Việt Nam có thể được trang bị siêu tên lửa RVV-MD

Thứ ba 15/01/2013 17:49
ANTĐ - Tờ “Tin tức” của Nga đưa tin, không quân Nga đã chế tạo thành công loại tên lửa không đối không siêu hạng có khả năng “hạ sát” dễ dàng F-22 của Mỹ.

PBB-МД có thể hạ tất cả các loại máy bay chiến đấu
Loại tên lửa không đối không này do Viện nghiên cứu tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga nghiên cứu, phát triển, chuyên dùng để đối phó với các mục tiêu trên không có khả năng tàng hình và tính năng cơ động cao. Hiện loại tên lửa có phiên hiệu là PBB-МД đã hoàn tất kế hoạch thử nghiệm quy chuẩn tên lửa quốc gia, bắt đầu chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng loạt để trang bị cho lực lượng không quân Nga.
PBB-МД là loại tên lửa không đối không tầm gần có chiều dài 3m, trọng lượng khoảng 100kg, bộ chiến đấu 8kg. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 300m – 40km, trên độ cao 20m – 20 km, với điều kiện này, tên lửa vượt siêu thanh PBB-МД có thể bắn rụng các loại máy bay hoặc các thiết bị bay có độ quá tải 20g.

Sukhoi T-50 là loại máy bay đầu tiên trang bị PBB-MД
Người phát ngôn của Viện nghiên cứu tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, loại tên lửa cận chiến này có khả năng bắn hạ tất cả các máy bay có người lái hiện đại nhất tên thế giới hiện nay và đại đa số các UAV (trừ các UAV chiến lược của Mỹ có tầm bay trên 30km như Global Hawk), trong đó có cả F-22 và F-35 của Mỹ. PBB-МД sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga vào năm 2015, biến nó trở thành “vô đối” trên thế giới.
Vận tốc và tính năng cực kỳ hoàn hảo
Để biết được tính năng vô đối của PBB-МД ta cần tìm hiểu tính năng bắn hạ các mục tiêu bay có “độ quá tải 20g”. Độ quá tải là khả năng chịu gia tốc của một vật thể bay mà khung sườn máy bay không bị phá vỡ, chịu được độ quá tải càng cao thì khả năng gia tốc của máy bay càng lớn, ví dụ như trong trường hợp máy bay Mig-25R của Nga.
Năm 1973, trong sự kiện “vật thể bay lạ trên bầu trời Tel Avip”, một chiếc Mig-25R của không quân Ai Cập đã đạt đến tốc độ Mach 3,2 khi lượn đi lượn lại mấy vòng trên bầu trời Tel Avip mà các máy bay F-4B của Israel không thể nào đuổi kịp, gây nên sự kinh sợ cho Mỹ và Israel. Vào tháng 5-1997, một chiếc MiG-25RB (phiên bản nâng cấp) của Không quân Ấn Độ đã bay vượt vận tốc Mach 3 khi “diễu võ” qua lãnh thổ của Pakistan.
Thế nhưng khả năng quá tải của nó chỉ được khẳng định sau vụ việc phi công Nga Victor Balenko lái chiếc Mig-25P "Foxbat-A" của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản năm 1976. Người Mỹ đã mổ xẻ các tính năng của nó và nhận ra một thực tế kinh hoàng, trong suốt thời gian hỗn chiến trên không ở tầm thấp, Mig-25 của Nga có khả năng chịu được một gia tốc là 11,5g (tương đương 112,8 m/s²) mà khung máy bay lại hầu như không bị ảnh hưởng. Như vậy, các máy bay có độ quá tải tầm 20g phải đạt ít nhất là vận tốc trên siêu thanh Mach 5 (tương đương 6000 km/h). Hiện nay trên thế giới không có loại máy bay có người lái nào kể cả F-22, F-35, Typhoon và chính T-50 nữa đạt tới vận tốc này, tốc độ bay tối đa của chúng chỉ đạt trên Mach 3, nhưng thường chỉ bay với vận tốc 2,5 Mach (quả tải 9g). Vì vậy, người Nga đã không hề quá lời khi khẳng định, với vận tốc trên siêu thanh, PBB-МД có thể dễ dàng bắn hạ F-22 của Mỹ.

Tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD (PBB-Б.Д)
Ưu điểm đặc biệt khác của PBB-МД là nó sử dụng đầu đạn có radar điều khiển hồng ngoại đa dải sóng nên hiển thị hình ảnh của nó là đa sắc chứ không còn là đơn sắc như các loại tên lửa khác, vì vậy rất khó có thể dùng các hệ thống chế áp hồng ngoại hoặc các loại tên lửa mồi nhử để đánh lừa nó. Hơn nữa, radar điều khiển hồng ngoại đa dải sóng có thể tiếp nhận nhiều loại bức xạ trên các dải sóng khác nhau, phân biệt được sự khác biệt giữa bức xạ của dải sóng mục tiêu và các mục tiêu giả. PBB-МД chính là loại tên lửa không đối không đầu tiên trên thế giới sử dụng đầu dẫn có radar hồng ngoại đa dải sóng.
Việt Nam có thể được trang bị PBB-МД
Trước đây, Nga dự định vào tháng 3 năm nay sẽ thử nghiệm phóng tên lửa trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50, tham gia thử nghiệm sẽ là 8 nguyên mẫu đầu tiên của T-50. Thế nhưng, tiến độ chế tạo và thử nghiệm đã được tiến hành nhanh với vận tốc đáng kinh ngạc, cho đến giờ nó đã hoàn tất các khâu thử nghiệm cuối cùng.
Nga dự kiến, sẽ ưu tiên trang bị PBB-МД trên các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA rồi sau đó sẽ là các loại tiêm kích đánh chặn hiện đang sử dụng trong lực lượng không quân như Su-27, Mig-31, Mig-35…, cuối cùng mới đến các loại tiêm kích đa năng và tiêm kích bom, cường kích khác.
Các quan chức quân sự Nga khẳng định, Nga đang triển khai nghiên cứu phiên bản xuất khẩu của PBB-МД, tuy sẽ có một vài khác biệt nhưng về cơ bản các tính năng tác chiến nổi bật của nó sẽ được bảo lưu. Sau khi trang bị đủ cho các máy bay tiêm kích của mình, Nga sẽ bắt đầu chào hàng các phiên bản xuất khẩu của PBB-МД. Trước hết, Nga sẽ ưu tiên cho các bạn hàng truyền thống hiện đang sử dụng các loại tiêm kích đánh chặn của Nga, trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Algieri…

Su-27 Việt Nam hoàn toàn có thể được trang bị PBB-МД (RVV-MD)
Như vậy, chúng ta có quyền hy vọng, trong tương lai không xa, trên các máy bay tiêm kích Su-27 của Việt Nam sẽ được trang bị loại tên lửa đối không ưu việt này, góp phần nâng cao uy lực của không quân Việt Nam, bảo vệ vững chắc chủ quyền trên không của Tổ Quốc


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Viet-Nam-co-the-duoc-trang-bi-ten-lua-de-dang-ha-sat-ca-F22-cua-My/482787.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ phát triển máy bay cất cánh từ lòng biển
Quote:
Quân đội Mỹ bắt đầu phát triển một mạng lưới robot triển khai dưới lòng đại dương và sẽ được kích hoạt để bay lên khỏi mặt nước, thực hiện các nhiệm vụ do thám, trinh sát...


Hệ thống máy bay mới của Mỹ có thể cất cánh dưới biển.

Kế hoạch này có vẻ gần giống với kịch bản trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, là những vũ khí bí mật được "gieo trồng" dưới mặt đất từ hàng nghìn năm trước, chợt thức giấc vào ngày định trước để phá hủy thế giới.

Trong trường hợp này, các nhà khoa học ở Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ muốn phát triển hệ thống có thể hoạt động bí mật dưới các đại dương trên thế giới, hay bất kỳ vùng biển của một quốc gia khác, và sẽ được kích hoạt để thực hiện các nhiệm vụ của nó sau một vài ngày, vài tháng, thậm chí nhiều năm sau đó.

Được đặt tên là dự án Upward Falling Payload (UFP), DARPA đang tập trung triển khai sơ bộ những điểm nút ở dưới sâu trong lòng đại dương trong nhiều năm, để có thể tạo ra mạng lưới những robot gián điệp, âm thầm nằm trong lòng biển và có thể được truyền lệnh điều khiển từ xa để vụt lên khỏi mặt nước, bay vào không gian và thực hiện các nhiệm vụ do thám, trinh sát đối phương.

Theo DARPA, mục tiêu của chương trình UFP là để tạo ra một cách tiếp cận mới, cho phép tiến hành triển khai các hệ thống không người lái phân bố để có thể tạo ra hiệu quả không gây chết người hoặc nhận thức được các tình huống trên biển trong một phạm vi rộng lớn.

Tùy thuộc vào các nhiệm vụ cụ thể, DARPA nói rằng, hệ thống UFP sẽ tạo ra một loạt ứng dụng không gây chết người nhưng mang tới những khả năng hữu ích như nhận thức tình huống, kết nối mạng, cứu hộ, hoặc các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Ví dụ như các phương tiện bay không người lái có thể được phóng lên khỏi mặt nước từ một chiếc vỏ bọc, cất cánh bay và cung cấp các tình huống nhận thức trên không, kết nối mạng hoặc làm một con mồi.

Theo Phạm Thái
Kiến thức

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-n...bien-tpol.html

DARPA là thằng moi xèng của Pentagon với mấy dự án hài vãi lúa
1. Đầu tiên là dự án tham vọng robot vận chuyển ( Legged Robots ) mà đổ ko biết bao nhiêu xèng cho con LS3 của Boston Enginering , sau này còn cố đấm ăn xôi tiếp tục chương trình transport robot khác cũng là legged robots với con Chetah chạy như ngựa
Mà chả thấy đầu ra
2. Chương trình hyper-sonic muốn vượt qua cái bóng con AS 19 Koala mà Soviet nó làm cách đây 30 năm
Bắt đầu bằng hypersonic HTV-2 test 2010 và test 2012 , lần test thứ 2 quả có hypersonic thật nhưng mất control và nổ tưng bừng trên biển
Không chịu thua bắt đầu lao vào chiến tiếp con hypersonic mới X-plane (HX) vào năm 2016 mà còn nổ ác nữa là có thể GNC - guidance navigator control
// Hờ xem DARPA có giống như NASA bị ép ngân sách không . Nên nhớ ABL ( laser airbone ) lẫn FCS đều fail
Để xem UFP nên cơm cháo gì
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu bom phá boong ke của Mỹ tái xuất đe dọa Iran, Trung Quốc
Sau hơn 1 năm gặp trục trặc nghiêm trọng, siêu bom phá boong ke đã được Lầu Năm Góc bật đèn xanh, sẵn sàng cho các sứ mệnh ở nước ngoài.
Loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới là GBU-57, còn có tên bom xuyên phá hạng nặng - MOP, cuối cùng đã được khắc phục lỗi kỹ thuật và sẵn sàng được triển khai.
Tạp chí Time dẫn tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết, GBU-57 đã được hoàn thiện sau một thời gian dài đối mặt sự nghi ngại do tình trạng hỏng hóc kỹ thuật. Giới chức không tiết lộ bom hỏng hóc như thế nào mà chỉ cho biết đã hoàn thành tốt đẹp các cuộc thử nghiệm mới nhất tại căn cứ không quân Holloman và bãi thử White Sands, đều ở bang New Mexico.

Một trong những hình ảnh hiếm hoi của GBU-57 được USAF đăng tải - Ảnh: USAF​
Với chi phí 15 triệu USD/quả, siêu bom GBU-57 do Tập đoàn Boeing chế tạo dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng xấp xỉ 14 tấn. Như vậy, bom GBU-57 nặng hơn rất nhiều so với con số 2,3 tấn của loại GBU-28, vốn là “sát thủ boong ke” lừng danh mà nước Mỹ tự hào trong nhiều năm qua.
Theo Bloomberg, Boeing đã giao hàng từ cuối năm 2011 nhưng bom GBU-57 bị “trùm mền” cho tới nay vì trục trặc.
Hiện không quân Mỹ có trong tay khoảng 20 quả và sẽ trang bị cho máy bay ném bom B-2. Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 quả GBU-57 để xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương và tấn công các hầm sâu dưới lòng đất.
Xuyên 60 m bê tông
Ngoài kích thước lớn, GBU-57 còn có sức công phá đáng sợ khi lõi bên trong chứa đến 2,5 tấn thuốc nổ. Bom này còn tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) để đảm bảo tính chính xác.
Sau khi được phóng đi từ máy bay, bom GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ vào tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng. Phía đuôi bom còn gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn. Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ phá hủy mục tiêu.
Tùy thuộc vào độ cứng của bê tông, bom GBU-57 có thể xuyên qua từ 8 - 60 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.
“MOP là vũ khí tích hợp GPS được thiết kế để chui vào tận nơi và hủy diệt mục tiêu nằm trong những căn cứ được bảo vệ cẩn mật. Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt và thiết kế cho phép mang khối lượng chất nổ lớn trong khi vẫn duy trì được lực xuyên phá khi va chạm”, Time dẫn báo cáo các cuộc thử nghiệm mới viết.

Cách thức tấn công của bom phá boong ke - Đồ họa: Hoàng Đình​
Tuy tới nay, Lầu Năm Góc chưa tuyên bố gì về các sứ mệnh tương lai của quả bom “khủng” nhưng giới chuyên gia cho rằng Iran có thể là một mục tiêu tiềm tàng.
Lâu nay, Mỹ và Israel vẫn cáo buộc nước CH Hồi giáo che giấu các cơ sở hạt nhân xuống sâu trong lòng đất hoặc trong các ngọn núi để chế tạo vũ khí hủy diệt.
Theo Time, việc trang bị GBU-57 được đánh giá mang lại 2 lợi ích thiết thực cho Mỹ. Thứ nhất, Nhà Trắng đã có được một lựa chọn phi hạt nhân hữu hiệu để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran khi cần. Thứ hai, Israel chưa sở hữu được GBU-57 trong khi các loại bom phá boong ke của nước này lại khó ảnh hưởng các mục tiêu trên lãnh thổ Iran.
Do vậy, một số quan chức Mỹ cho rằng nhờ GBU-57, Washington sẽ có một “con bài” để ngã giá, thuyết phục Tel Aviv không đơn phương hành động.
Cũng đáng chú ý là thông tin về sự tái xuất của GBU-57 được đưa ra không lâu sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu quân đội báo cáo về hệ thống đường hầm chằng chịt nằm sâu dưới lòng đất của Trung Quốc, được cho là có thể chứa đến 3.000 vũ khí hạt nhân.

http://soha.vn/quan-su/sieu-bom-pha-...3072910523.htm

Các bác thấy sao ? xuyên qua ! vấn đề là qua bề mặt bằng gì ? đá xi măng cốt thép hay kim cương titan các loại kim loại siêu bền, cứng ???? đầu mũi bom phải làm bằng gì để lao thẳng bằng động năng & xuyên 60 m với mọi vật liệu bề mặt địa hình ? trong khi các bongke còn có thể chống cả Nuke ! hình minh họa là bê tông loại thường, chứ bê tông loại đặc biệt thì chắc phải 60m <.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ lần đầu tiên dùng đạn pháo Excalibur ở Afghanistan (GDVN) - Quân đội Mỹ vừa đưa vào sử dụng đạn pháo Excalibur lần đầu tiên tại Afghanistan vào hôm 20/1/2013 vừa qua. Việc bắn thử phát đạn Excalibur M45 này được thực hiện từ một khẩu bích kích pháo M777 - biên chế của Đại đội Bravo đóng ở Kandahar.



http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Video-My-lan-dau-tien-dung-dan-phao-Excalibur-o-Afghanistan/271056.gd



 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Excalibur Block-1a được biết tới là dòng đạn pháo 155mm thông minh sử dụng thiết bị dẫn đường vệ tinh (GPS/INS) để đạt được độ chính xác cao khi được khai hỏa tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết. Việc sử dụng đạn pháo thông minh Excalibur Block-1a sẽ tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt bắn đầu tiên, mà lại giảm thiểu tổn thất cho các vị trí xung quanh. Tầm bắn của loại đạn thông minh này có thể đạt tới 23 km (Block-1a-1) và 40 km (Block-1a-2)

Điểm đặc biệt:
Quote:
Excalibur là thanh kiếm huyền thoại của Vua Arthur, đôi khi được cho là có ẩn chứa sức mạnh huyền bí bên trong và tượng trưng cho chủ quyền hợp pháp đối với Vương quốc Anh. Đôi khi Excalibur và Thanh kiếm trong đá (biểu trưng của dòng dõi Vua Arthur) được cho là một nhưng đa số các phiên bản khác khẳng định rằng chúng khác nhau. Thanh kiếm được gắn liền với huyền thoại vua Arthur từ rất sớm. Trong Tiếng Welsh, thanh kiếm có tên gọi là Caledfwlch.

Tính năng cũng tương tự như Krasnopol-M 152/155mm của Nga. Sử dụng GPS guided hoặc laze rangefinder bắn chính xác, cóc phải bắn mù chấm toa độ.



Quả đạn này dạng như Jdam ver pháo
Future weapon trên Discovery có làm về cái này rồi, có con mụ trong team nghiên cứu cứ bô bô save life, save life ko biết ngượng. GPS như JDAM còn lệch cả mét huống hồ cái thứ này

 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
với bê toong dùng trong quân sự khoan đc 8m là quá may mắn chưa kể nó còn có cái khác chứ không chỉ bê tông
mà có hàng xịn vầy sao cái bọn Taliban vẫn nhơn nhơn =))
đùa
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top