[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

1K17 Szhatie (tiếng Nga:1К17 Сжатие) là loại hệ thống laser phức hợp tự hành thử nghiệm bí mật của quân đội Liên Xô trong những năm 1970 đến những năm 1980. Đây là loại tăng sử dụng hệ thống laser để tấn công các phương tiên cơ giới. Mặc dù việc phát triển nó được giữ bí mật hàng đầu, nhưng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã có những bức vẽ tay do các nhân chứng vẽ lại các cuộc thí nghiệm ở những nơi hẻo lánh. Nó đã thu hút sự chú ý của giới tình báo phương Tây và họ đã gọi nó là Stiletto.
Loại xe tăng này sử dụng một tia laser rắn cực mạnh để tấn công. Để có thể tạo ra được tia laser đó hệ thống laser này được gắn một viên hồng ngọc nhân tạo nặng 30 kg đồng nghĩa với việc hệ thống này cực đắt. Viên hồng ngọc được đặt trong một cái đèn hình xoắn ốc chứa hoạt chất laser để khuếch đại dòng ánh sáng với thân đèn được đánh bóng và phủ bạc để có khả năng hội tụ tốt tránh thất thoát hay làm chói chính người vận hành hệ thống. Ngoài ra để vận hành nó đòi hỏi phải có một lượng năng lượng lớn nên một máy phát điện công suất mạnh với pin phụ trợ riêng đã được phát triển cho nó. 1K17 Szhatie được trang bị 15 thấu kính để sử dụng trong các môi trường khác nhau khi di chuyển các nắp kim loại sẽ đóng lại để bảo vệ các thấu kính. Toàn bộ hệ thống tạo laser được đặt trên hệ thống kéo của pháo tự hành 2S19 Msta-S.
Để có khả năng tự vệ khi cần thiết trên nóc của 1K17 Szhatie được lắp các hệ thống phòng không cùng khẩu súng máy 12.7 mm NSVT.
Tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô thì nhiều chương trình vũ khí đã bị bỏ dỡ nên việc phát triển chế tạo và sử dụng hệ thống súng laser tiên tiến và đắt đỏ trở nên không cần thiết.
Hai chiếc từng được mang ra thử nghiệm đã bị tháo dỡ và cho vào bãi phế liệu, chiếc duy nhất được chế tạo đã được mang vào viện bảo tàng Công nghệ quân đội gần Moskva nhưng hệ thống máy tạo laser đã bị tháo dỡ khỏi khoang chứa
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực

1K17 Szhatie (tiếng Nga:1К17 Сжатие) là loại hệ thống laser phức hợp tự hành thử nghiệm bí mật của quân đội Liên Xô trong những năm 1970 đến những năm 1980. Đây là loại tăng sử dụng hệ thống laser để tấn công các phương tiên cơ giới. Mặc dù việc phát triển nó được giữ bí mật hàng đầu, nhưng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã có những bức vẽ tay do các nhân chứng vẽ lại các cuộc thí nghiệm ở những nơi hẻo lánh. Nó đã thu hút sự chú ý của giới tình báo phương Tây và họ đã gọi nó là Stiletto.
Loại xe tăng này sử dụng một tia laser rắn cực mạnh để tấn công. Để có thể tạo ra được tia laser đó hệ thống laser này được gắn một viên hồng ngọc nhân tạo nặng 30 kg đồng nghĩa với việc hệ thống này cực đắt. Viên hồng ngọc được đặt trong một cái đèn hình xoắn ốc chứa hoạt chất laser để khuếch đại dòng ánh sáng với thân đèn được đánh bóng và phủ bạc để có khả năng hội tụ tốt tránh thất thoát hay làm chói chính người vận hành hệ thống. Ngoài ra để vận hành nó đòi hỏi phải có một lượng năng lượng lớn nên một máy phát điện công suất mạnh với pin phụ trợ riêng đã được phát triển cho nó. 1K17 Szhatie được trang bị 15 thấu kính để sử dụng trong các môi trường khác nhau khi di chuyển các nắp kim loại sẽ đóng lại để bảo vệ các thấu kính. Toàn bộ hệ thống tạo laser được đặt trên hệ thống kéo của pháo tự hành 2S19 Msta-S.
Để có khả năng tự vệ khi cần thiết trên nóc của 1K17 Szhatie được lắp các hệ thống phòng không cùng khẩu súng máy 12.7 mm NSVT.
Tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô thì nhiều chương trình vũ khí đã bị bỏ dỡ nên việc phát triển chế tạo và sử dụng hệ thống súng laser tiên tiến và đắt đỏ trở nên không cần thiết.
Hai chiếc từng được mang ra thử nghiệm đã bị tháo dỡ và cho vào bãi phế liệu, chiếc duy nhất được chế tạo đã được mang vào viện bảo tàng Công nghệ quân đội gần Moskva nhưng hệ thống máy tạo laser đã bị tháo dỡ khỏi khoang chứa
Ah.
Laser ruby. Nó cho ánh sáng đỏ có bước sóng cỡ 700 nanometre
Nó thịt các loại cảm biến.
Thằng nào đang nhòm qua kính, bị nó rọi thì... :P
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực

1K17 Szhatie (tiếng Nga:1К17 Сжатие) là loại hệ thống laser phức hợp tự hành thử nghiệm bí mật của quân đội Liên Xô trong những năm 1970 đến những năm 1980. Đây là loại tăng sử dụng hệ thống laser để tấn công các phương tiên cơ giới. Mặc dù việc phát triển nó được giữ bí mật hàng đầu, nhưng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã có những bức vẽ tay do các nhân chứng vẽ lại các cuộc thí nghiệm ở những nơi hẻo lánh. Nó đã thu hút sự chú ý của giới tình báo phương Tây và họ đã gọi nó là Stiletto.
Loại xe tăng này sử dụng một tia laser rắn cực mạnh để tấn công. Để có thể tạo ra được tia laser đó hệ thống laser này được gắn một viên hồng ngọc nhân tạo nặng 30 kg đồng nghĩa với việc hệ thống này cực đắt. Viên hồng ngọc được đặt trong một cái đèn hình xoắn ốc chứa hoạt chất laser để khuếch đại dòng ánh sáng với thân đèn được đánh bóng và phủ bạc để có khả năng hội tụ tốt tránh thất thoát hay làm chói chính người vận hành hệ thống. Ngoài ra để vận hành nó đòi hỏi phải có một lượng năng lượng lớn nên một máy phát điện công suất mạnh với pin phụ trợ riêng đã được phát triển cho nó. 1K17 Szhatie được trang bị 15 thấu kính để sử dụng trong các môi trường khác nhau khi di chuyển các nắp kim loại sẽ đóng lại để bảo vệ các thấu kính. Toàn bộ hệ thống tạo laser được đặt trên hệ thống kéo của pháo tự hành 2S19 Msta-S.
Để có khả năng tự vệ khi cần thiết trên nóc của 1K17 Szhatie được lắp các hệ thống phòng không cùng khẩu súng máy 12.7 mm NSVT.
Tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô thì nhiều chương trình vũ khí đã bị bỏ dỡ nên việc phát triển chế tạo và sử dụng hệ thống súng laser tiên tiến và đắt đỏ trở nên không cần thiết.
Hai chiếc từng được mang ra thử nghiệm đã bị tháo dỡ và cho vào bãi phế liệu, chiếc duy nhất được chế tạo đã được mang vào viện bảo tàng Công nghệ quân đội gần Moskva nhưng hệ thống máy tạo laser đã bị tháo dỡ khỏi khoang chứa
Ah.
Laser ruby. Nó cho ánh sáng đỏ có bước sóng cỡ 700 nanometre
Nó thịt các loại cảm biến.
Thằng nào đang nhòm qua kính, bị nó rọi thì... :P
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ trang bị iPad cho phi công lực lượng Thủy quân lục chiến

(Soha.vn) - Các phi công trong biên chế lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ vừa được cung cấp mỗi người một chiếc iPad để sử dụng làm thiết bị dẫn bay.

Trang tin tức quân sự Shephar đưa tin, các phi công trong biên chế lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ vừa được cung cấp mỗi người một chiếc iPad để sử dụng làm thiết bị dẫn bay.
Dự án này được Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai từ tháng 11 năm ngoái, dùng iPad thay thế cho bản đồ dẫn bay truyền thống. Nhờ có iPad, hiệu quả công việc của lực lượng phi công Thủy quân lục chiến Mỹ đã tăng lên rõ rệt.

Một phi công Thủy quân lục chiến Mỹ vừa nhận được chiếc iPad, nó sẽ thay thế cho 3 túi bản đồ nặng trịch mà anh vẫn phải mang theo mỗi lần cất cánh

Trong khi một phi công Thủy quân lục chiến khác bắt đầu giở iPad để tra thông tin đường bay

Tranh thủ khoe chiếc iPad vừa được cấp

Ngoài Mỹ, quân đội một số quốc gia khác cũng đang bắt đầu thử nghiệm trang bị máy tính bảng cho một số lực lượng quan trọng

Chiếc iPad được biên chế cho lực lượng phi công Thủy quân lục chiến Mỹ với thiết kế vỏ độc đáo, mang đặc chất nhà binh

Hiện nay lực lượng phi công chuyên lái máy bay vận tải quân sự cỡ lớn KC-130J Harvest Hawk đã bắt đầu sử dụng iPad

Chính những chiếc iPad giúp cho cánh phi công KC-130J Harvest Hawk hoạt động hiệu quả hơn, tra cứu nhanh và chính xác hơn so với dùng bản đồ dẫn bay truyền thống

John Belsha, đội trưởng đội bay cho biết anh rất mừng khi có chiếc iPad trong tay

Các phi công trẻ "chơi iPad" trong giờ nghỉ

Nghiên cứu cách sử dụng iPad hiệu quả nhất cho công việc của họ

Tập huấn sử dụng iPad vào thực hiện nhiệm vụ quân sự

Vừa lắng nghe vừa thực hành
 

milicaanj

Xe buýt
Tưởng nhớ
Biển số
OF-90
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
920
Động cơ
590,060 Mã lực
Bọn này chuối nhỉ, trang bi tuyền iPad đời đầu, lại còn không có 3G nữa chứ hehe
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bọn này chuối nhỉ, trang bi tuyền iPad đời đầu, lại còn không có 3G nữa chứ hehe
Đời đầu rẻ nên chắc trang bị dễ hơn , với cả đây là thiết bị hỗ trợ nên cần mã hóa , ... .. Phục vụ nhu cầu quân đội
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
58,224
Động cơ
5,058,728 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Bọn này chuối nhỉ, trang bi tuyền iPad đời đầu, lại còn không có 3G nữa chứ hehe
Tuy là thế nhưng em nghĩ nó khủng không kém ipad thường đâu, thậm trí nhiều cái vượt trội vì nó là đơn đặt hàng của BQP Mẽo mà!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Bọn này chuối nhỉ, trang bi tuyền iPad đời đầu, lại còn không có 3G nữa chứ hehe
Chui vào rừng với lăn ngoài sa mạc thì có bắt 3G bằng mắt... :)) . Trang bị thiết bị có thu/phát sóng di động kiểu dân dụng cho quân đội thì có khác gì lạy ông con ở bụi này. Nhà mạng và đối phương có thể định vị và theo dõi được sự di chuyển quân bất cứ lúc nào.

Thế nên, mấy anh Viettel lấy tiền quốc phòng để xây mạng kinh doanh rồi nói là xây mạng phục vụ quốc phòng nghe chuối kg tả. Đúng là chỉ có ở VN.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Ấn Độ đánh cược tương lai vào tàu ngầm

Chủ nhật 23/12/2012 20:07
Hải quân Ấn Độ dự định từ nay đến năm 2020 sẽ chi tổng cộng 15 tỷ USD để thuê một nhà thầu nước ngoài phát triển loại tàu ngầm có tính năng tàng hình rất cao.

Sau khi được Ủy ban mua sắm Quốc phòng (DAC) phê duyệt, hải quân Ấn Độ đã nhanh chóng công bố mời thầu rộng rãi gói thầu phát triển loại tàu ngầm tàng hình thế hệ mới nhất trong kế hoạch phát triển tàu ngầm mang tên P75I.


Hải quân Ấn Độ dự định từ nay đến năm 2020 sẽ chi tổng cộng 15 tỷ USD để thuê một nhà thầu nước ngoài phát triển loại tàu ngầm có tính năng tàng hình rất cao, tầm hoạt động rộng và được trang bị hệ thống phóng tên lửa đối đất dạng thẳng đứng và hệ thống động cơ Diezen tuần hoàn khép kín AIP.

Dự kiến 2 tàu sẽ do nhà thầu nước ngoài đóng, 4 chiếc còn lại sẽ được đóng tại 2 nhà máy đóng tàu của Ấn Độ là Mazagaondocks (MDL) và Visakhapatnam Hindustan (HSL) theo điều khoản chuyển giao dây chuyền công nghệ.

Tàu ngầm SMX-26 của công ty DCNS - Pháp

Loại tàu ngầm này được xếp vào loại tàu ngầm động cơ Diezen AIP. Đây là một loại động cơ tiên tiến, hiện trên thế giới chỉ có vài nước đã chế tạo thành công, ngay cả Nga là một nước có trình độ chế tạo động cơ tàu ngầm Diezen tiến tiến nhất thế giới cũng mới đang thử nghiệm những nguyên mẫu đầu tiên.

Loại động cơ AIP thuộc dạng động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh Ôxy, vì vậy nó không cần phải nổi lên để lấy không khí.


Tham gia dự thầu gồm có 4 nhà sản xuất tàu ngầm nổi tiếng trên thế giới là nhà máy đóng tàu HDW của Đức, công ty xuất khẩu quốc phòng Nga ROSOBORONEXPORT, công ty DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha. Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Chúng tôi sẽ đưa ra một đánh giá công bằng cho tất cả các nhà thầu".


Hiện ưu thế đang nghiêng về công ty DCNS – cha đẻ của loại tàu ngầm tàng hình SMX-26 từng gây chấn động triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ nhưng có tính năng tàng hình rất tốt, khả năng di chuyển cực êm, sánh ngang loại tàu ngầm Kilo của Nga được mệnh danh là "lỗ đen".

SMX-26 được trang bị hệ thống tên lửa phòng không rất mạnh, có khả năng "hạ sát" tất cả các loại máy bay trinh sát chống ngầm và hệ thống ngư lôi hạng năng có thể đánh đắm tàu sân bay. Đặc biệt là nó có khả năng "nằm vùng" dưới đáy biển hàng tháng trời để phục kích các "con mồi".


Còn nhà máy đóng tàu HDW của Đức trong thập niên 80 thế kỷ trước đã một lần đánh mất tín nhiệm của hải quân Ấn nên rất khó có khả năng trúng thầu, ngoài ra công ty này cũng không bảo đảm được thiết kế và tính năng trong gói thầu cung cấp 4 tàu ngầm loại 214 cho hải quân Hy Lạp, sự việc tương tự cũng đã xảy ra trong hợp đồng bán tàu ngầm cho Hàn Quốc.


Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga ROSOBORONEXPORT tuy là một đối tác truyền thống trong quá khứ của hải quân Ấn Độ nhưng cũng không có nhiều cơ hội thắng thầu.

Mặc dù hiện nay Nga đang giúp đỡ Ấn Độ phát triển tàu ngầm động cơ hạt nhân đầu tiên và đang cho Ấn Độ thuê 1 tàu nhưng không vì thế mà New Dehli nhân nhượng vì công ty xuất khẩu vũ khí của Nga chưa chế tạo thành công hệ thống động lực AIP.


Đầu tháng này, hải quân Ấn Độ đã xây dựng kế hoạch mua sắm vũ khí trị giá 24,7 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, riêng dự án tàu ngầm này đã ngốn một khoản ngân sách khổng lồ là 15 tỷ USD. Có thể nói là hải quân Ấn Độ đã đặt hết niềm tin và chi gần “cháy túi” cho dự án tàu ngầm này.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Hai-quan-An-Do-danh-cuoc-tuong-lai-vao-tau-ngam/262328.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chui vào rừng với lăn ngoài sa mạc thì có bắt 3G bằng mắt... :)) . Trang bị thiết bị có thu/phát sóng di động kiểu dân dụng cho quân đội thì có khác gì lạy ông con ở bụi này. Nhà mạng và đối phương có thể định vị và theo dõi được sự di chuyển quân bất cứ lúc nào.

Thế nên, mấy anh Viettel lấy tiền quốc phòng để xây mạng kinh doanh rồi nói là xây mạng phục vụ quốc phòng nghe chuối kg tả. Đúng là chỉ có ở VN.
Vụ vittel là sao thế bác ? tính trang bị đặc công hkpad à :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Boomerang, thiết bị chống bắn tỉa
Cập nhật lúc :11:37 AM, 10/08/2011
Boomerang là thiết bị mang tính cách mạng giúp quân đội Anh tránh khỏi làn đạn của lính bắn tỉa tại các chiến trường Trung Đông nóng bỏng.

Boomerang có khả năng “nghe” tiếng súng và phát hiện vị trí của các tay súng bắn tỉa Taliban.

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh, Boomerang đang cứu mạng sống của nhiều binh lính Anh tại Afghanistan mỗi ngày. Bộ quốc phòng Anh đã đầu tư 20 triệu bảng để lắp đặt thiết bị Boomerang III lên các xe tuần tra và điểm kiểm soát mà quân Anh canh giữ tại tỉnh Helmand, Afghanistan.
Boomerang đang cứu mạng những binh lính Anh mỗi ngày. Theo các chuyên gia quân sự, thiết bị này sẽ rất hữu dụng vì Taliban đã thuê lính bắn tỉa cùng chuyên gia chất nổ để tấn công binh lính NATO.
Anntena gắn 6 microphone để thu âm thanh từ tiếng nổ của đạn súng bắn tỉa.​
“Chúng tôi đã bị bắn tỉa một vài lần, và Boomerang thông báo ngay lập tức vị trí của tay bắn tỉa. Thông thường, chúng tôi phải mất tới 10 giây để nghe tiếng súng thì mới xác định được hướng và điểm bắn tỉa. Boomerang giúp rút ngắn thời gian này đáng kế”, đại úy George Shipman – 29 tuổi thuộc Trung đội pháo binh hoàng gia Commando 29 cho biết.

Độ nhạy cao: Thiết bị có gắn 7 microphone để dò tìm vị trí đạn nổ và định hướng sóng âm do viên đạn phát ra.

Tuy Boomerang đã được phát triển tại Mỹ nhưng Phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ quốc phòng Anh mới là đơn vị đầu tiên ứng dụng thiết bị này trên chiến trường.

Điểm đột phá của Boomerang là thiết bị có khả năng lọc và bỏ qua các tiếng nổ của súng thường, tiếng đóng cửa, tiếng đạn pháo và tiếng gió.

Ngay khi dò được âm thanh của đạn súng bắn tỉa, vi xử lý sẽ tính toán và định vị hướng, khoảng cách, độ cao của vị trí mà tay súng đang nấp.

Vị trí này được hiển thị trên màn hình và máy cũng sẽ đọc thành tiếng cho những binh sĩ xung quanh nghe thấy.
Theo các nhà khoa học, quá trình xử lý sẽ diễn ra dưới 2 giây. Như vậy, quân lính có thể nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn và phản công một cách hiệu quả cũng như bắn chặn để rút lui.
Boomerang sẽ phát ra tín hiệu âm thanh để thông báo vị trí lính bắn tỉa. Theo bộ trưởng bộ quốc phòng Anh Peter Luff, thiết bị này khá giống với bộ định vị mà cảnh sát New York sử dụng để xác định các mục tiêu đang nổ súng trong khu vực đông người.

Taliban đã tăng cường đáng kể hoạt động bắn tỉa nhằm vào quân đội Anh. Tuần trước, hai binh nhất Lewis Hendry – 20 tuổi và Conrad Lewis – 22 tuổi đã thiệt mạng do lính bắn tỉa Taliban.

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Boomerang-thiet-bi-chong-ban-tia/20118/160577.datviet
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mũ mới nhìn xuyên đêm của phi công Mỹ

Xem tin gốc
Báo Đất Việt - 1 ngày trước 1060 lượt xem
(ĐVO)-Để tăng khả năng chiến đấu đêm cho phi công, Mỹ đã trang bị loại mũ có gắn hệ thống quan sát toàn cảnh về đêm GPNVG-18...


Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Mỹ đang làm mọi thứ để phi công có thể có điểm quan sát về đêm tốt nhất và GPNVG-18 chính là điều hiện thực hóa mong ước này của không lực Hoa Kỳ...
Hệ thống GPNVG-18 cho phép có thể quan sát tối đa với góc mở rộng về đêm, loại mũ có gắn hệ thống quan sát đêm đặc biệt này cũng đang được triển khai đồng bộ cả trong lực lượng bộ binh Mỹ.
Hình ảnh mũ được gắn hệ thống quan sát đêm GPNVG-18...
Theo đánh giá của các chuyên gia thì với hệ thống GPNVG-18, người sử dụng sẽ có góc mở quan sát lớn 97độ so với hệ thống quan sát đêm thông thường...
Điều này bảo đảm cho người sử dụng có thể quan sát về đêm "sáng rõ" như ban ngày với tầm nhìn lên tới 120độ, một tầm nhìn lý tưởng về đêm...
Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến giới chức quân sự Mỹ cảm thấy lo lắng đó là đơn giả của hệ thống quan sát này khi trang bị cho phi công khi mức giá được đưa ra là 60.000usd...
Mặc dù được cho là khá đắt đỏ nhưng để tăng hiệu năng chiến đấu đêm cũng như bảo đảm cho phi công có trang bị tốt nhất phục vụ chiến đấu thì Wasington chắc chắn sẽ không tiếc tiền để "phổ biến" loại mũ này trong lực lượng không quân Hoa Kỳ...
Hình vẽ thiết kế của hệ thống quan sát đêm hiện đại GPNVG-18.
Một bộ GPNVG-18 gồm có 4 ống kính quan sát đêm...
... cùng bộ phận điều chỉnh thước ngắm đi kèm.
Ảnh cận hệ thống quan sát đêm GPNVG-18 dự kiến sẽ được trang bị cho phi công Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bữa này giới thiệu với các bác loại tên lửa bá đạo mà VN có thể "dễ sở hữu" hơn so với AIM-9X/120D

PS: Nga ở Đông Âu, cũng thuộc Âu nên cho lại vào chỗ này :D
Tên lửa cận chiến không có đối thủ của Nga

(ĐVO)- Nga vừa chế tạo tên lửa mới có ký hiệu RVV-MD (tên lửa không đối không tầm gần) có thể đảm bảo chắc chắn tiêu diệt các loại máy bay có người lái , kể cả các máy bay F-22 Raptor của Mỹ và phần lớn các máy bay không người lái trong tương lai.

Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho biết Không quân Nga sẽ tiến hành thử nghiệm nhà nước đối với tên lửa đánh gần này và sau đó sẽ đưa vào trang bị cho Không quân Nga.

Tên lửa này sẽ được trang bị cho các máy bay thế hệ 5 T-50 (PAK FA – máy bay của không quân chiến trường). Ngoài ra, loại tên lửa tầm gần mới có thể trang bị cho các kiểu máy bay tiêm kích hiện đang có trong trang bị như Su-27, MiG -31 và các loại máy bay khác. Các cuộc thử nghiệm tên lửa đang được tiến hành và sẽ kết thúc trước dịp năm mới này.

Theo nguồn tin quốc phòng Nga, phần lớn các tham số của loại tên lửa diệt F-22 Raptor được giữ bí mật. Một số thông tin rò rỉ chỉ biết rằng tên lửa có khối lượng gần 100 kg, dài gần 3 m, khối lượng đầu tác chiến – 8 kg.
Hình ảnh đồ họa tên lửa RVV-MD
Tên lửa có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu đang bay ở độ cao từ 20 m đến 20 km ở cự ly từ 300 m đến 40 km. Tên lửa cũng có thể tiêu diệt máy bay hoặc bất kỳ mục tiêu nào đang cơ động với độ quá tải đến 20 G – ở độ quá tải như vậy phi công sẽ thiệt mạng ngay trong vòng 2 giây, và bất kỳ một máy bay tiêm kích hiện đại nào cũng vỡ vụn.

G là đơn vị đo tỷ lệ giữa lực nâng và trọng lượng. Để dễ hình dung về đơn vị G,- hành khách đi trên các máy bay dân dụng khi cất cánh chịu một lực quá tải là 1,5 G.

Theo phi công lái máy bay thử nghiệm, anh hùng Nga X. Bordan đang lái thử nghiệm T-50 thì độ cơ động của các máy bay siêu âm phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của phi công cũng như các đặc tính độ bền của kết cấu máy bay.

Độ quá tải của các máy bay thể thao có thể đạt tới 12 G trong vòng 1/100 giây, nhưng đối với tất cả các máy bay chiến đấu thì chỉ hạn chế ở mức 9 G- hệ thống điều khiển trên máy bay không cho phép phi công cơ động vượt quá ngưỡng này. Vì vậy, nếu tên lửa có thể diệt được mục tiêu đang cơ động ở mức 20 G thì có thể tiêu diệt được bất kỳ một loại máy bay nào hiện có.
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Mỹ
Một sỹ quan trong Bộ tư lệnh Không quân Nga cho biết nếu thử nghiệm thành công, tên lửa sẽ được sản xuất hàng loạt ngay trong năm 2013.

Tên lửa RVV-MD còn được trang bị hê thống dẫn đường tầm nhiệt với đầu đa dải tần và vì thế không thể “bị lừa” hoặc bị bắn hạ. Đầu đa giải tần giúp tên lửa có thể phân biệt được nhiều giải màu thay vì chỉ nhìn thấy các hình ảnh đen- trắng.

Các phương tiện sử dụng các hệ thống hồng ngoại để chế áp tên lửa hiện nay hoạt động theo nguyên lý: hoặc là “làm mù” các đầu tự dẫn bằng tia lazer, hoặc là tạo một nguồn nhiệt mạnh cạnh máy bay (bẫy nhiệt).
Máy bay T-50 của Nga
Tuy nhiên, đối với loại tên lửa mới này các phương tiện đó không hiệu quả. Tên lửa cớ khả năng phân biệt được nguồn nhiệt đó với máy bay do chúng khác nhau về dải nhiệt. Còn tia lazer chỉ làm mù một trong các dải màu nào đó trong đầu dẫn của tên lửa trong khi đầu dẫn của tên lửa này có thể phân biệt được nhiều dải màu .

Với lý giải trên, các chuyên gia cho rằng hiện nay chưa có bất cứ phương tiện nào có thể bắn hạ được loại tên lửa mới của Nga.

Đây là loại tên lửa đầu tiên của Nga có hệ thống đa dải tần màu. Các loại tên lửa khác chỉ có các đầu đơn sắc nên không bắt được các tia hồng ngoại. Ngoài ra loại tên lửa này sẽ không treo dưới cánh của T-50 như các máy bay tiêm kích thế hệ trước mà sẽ được lắp trên các khoang chuyên dụng trong thân máy bay nên nó được thiết kế với kích thức nhỏ hơn so với tên lửa R-73.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201212/Ten-lua-can-chien-khong-co-doi-thu-cua-Nga-2209104/
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Bữa này giới thiệu với các bác loại tên lửa bá đạo mà VN có thể "dễ sở hữu" hơn so với AIM-9X/120D

PS: Nga ở Đông Âu, cũng thuộc Âu nên cho lại vào chỗ này :D
Tên lửa cận chiến không có đối thủ của Nga

(ĐVO)- Nga vừa chế tạo tên lửa mới có ký hiệu RVV-MD (tên lửa không đối không tầm gần) có thể đảm bảo chắc chắn tiêu diệt các loại máy bay có người lái , kể cả các máy bay F-22 Raptor của Mỹ và phần lớn các máy bay không người lái trong tương lai.

Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho biết Không quân Nga sẽ tiến hành thử nghiệm nhà nước đối với tên lửa đánh gần này và sau đó sẽ đưa vào trang bị cho Không quân Nga.

Tên lửa này sẽ được trang bị cho các máy bay thế hệ 5 T-50 (PAK FA – máy bay của không quân chiến trường). Ngoài ra, loại tên lửa tầm gần mới có thể trang bị cho các kiểu máy bay tiêm kích hiện đang có trong trang bị như Su-27, MiG -31 và các loại máy bay khác. Các cuộc thử nghiệm tên lửa đang được tiến hành và sẽ kết thúc trước dịp năm mới này.

Theo nguồn tin quốc phòng Nga, phần lớn các tham số của loại tên lửa diệt F-22 Raptor được giữ bí mật. Một số thông tin rò rỉ chỉ biết rằng tên lửa có khối lượng gần 100 kg, dài gần 3 m, khối lượng đầu tác chiến – 8 kg.
Hình ảnh đồ họa tên lửa RVV-MD
Tên lửa có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu đang bay ở độ cao từ 20 m đến 20 km ở cự ly từ 300 m đến 40 km. Tên lửa cũng có thể tiêu diệt máy bay hoặc bất kỳ mục tiêu nào đang cơ động với độ quá tải đến 20 G – ở độ quá tải như vậy phi công sẽ thiệt mạng ngay trong vòng 2 giây, và bất kỳ một máy bay tiêm kích hiện đại nào cũng vỡ vụn.

G là đơn vị đo tỷ lệ giữa lực nâng và trọng lượng. Để dễ hình dung về đơn vị G,- hành khách đi trên các máy bay dân dụng khi cất cánh chịu một lực quá tải là 1,5 G.

Theo phi công lái máy bay thử nghiệm, anh hùng Nga X. Bordan đang lái thử nghiệm T-50 thì độ cơ động của các máy bay siêu âm phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của phi công cũng như các đặc tính độ bền của kết cấu máy bay.

Độ quá tải của các máy bay thể thao có thể đạt tới 12 G trong vòng 1/100 giây, nhưng đối với tất cả các máy bay chiến đấu thì chỉ hạn chế ở mức 9 G- hệ thống điều khiển trên máy bay không cho phép phi công cơ động vượt quá ngưỡng này. Vì vậy, nếu tên lửa có thể diệt được mục tiêu đang cơ động ở mức 20 G thì có thể tiêu diệt được bất kỳ một loại máy bay nào hiện có.
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Mỹ
Một sỹ quan trong Bộ tư lệnh Không quân Nga cho biết nếu thử nghiệm thành công, tên lửa sẽ được sản xuất hàng loạt ngay trong năm 2013.

Tên lửa RVV-MD còn được trang bị hê thống dẫn đường tầm nhiệt với đầu đa dải tần và vì thế không thể “bị lừa” hoặc bị bắn hạ. Đầu đa giải tần giúp tên lửa có thể phân biệt được nhiều giải màu thay vì chỉ nhìn thấy các hình ảnh đen- trắng.

Các phương tiện sử dụng các hệ thống hồng ngoại để chế áp tên lửa hiện nay hoạt động theo nguyên lý: hoặc là “làm mù” các đầu tự dẫn bằng tia lazer, hoặc là tạo một nguồn nhiệt mạnh cạnh máy bay (bẫy nhiệt).
Máy bay T-50 của Nga
Tuy nhiên, đối với loại tên lửa mới này các phương tiện đó không hiệu quả. Tên lửa cớ khả năng phân biệt được nguồn nhiệt đó với máy bay do chúng khác nhau về dải nhiệt. Còn tia lazer chỉ làm mù một trong các dải màu nào đó trong đầu dẫn của tên lửa trong khi đầu dẫn của tên lửa này có thể phân biệt được nhiều dải màu .

Với lý giải trên, các chuyên gia cho rằng hiện nay chưa có bất cứ phương tiện nào có thể bắn hạ được loại tên lửa mới của Nga.

Đây là loại tên lửa đầu tiên của Nga có hệ thống đa dải tần màu. Các loại tên lửa khác chỉ có các đầu đơn sắc nên không bắt được các tia hồng ngoại. Ngoài ra loại tên lửa này sẽ không treo dưới cánh của T-50 như các máy bay tiêm kích thế hệ trước mà sẽ được lắp trên các khoang chuyên dụng trong thân máy bay nên nó được thiết kế với kích thức nhỏ hơn so với tên lửa R-73.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201212/Ten-lua-can-chien-khong-co-doi-thu-cua-Nga-2209104/



Màu đỏ:Không hiểu do đồng chí phóng tinh viên dịch cái bài báo này trình còi hay là nguồn lởm không biết, nhảm vãi chưởng?
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ming, Long, Kilo của khựa phải dùng con này mới hợp cạ

Hải quân Mỹ sắm 72 "thợ săn tàu ngầm" P-8A


(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ đang chuẩn bị một chương trình lớn trong 5 năm để có thể mua thêm 72 máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon.





Tạp chí Flight Global đưa tin, kế hoạch “khủng” này của Hải quân Mỹ sẽ được thực hiện suôn sẻ nếu như Bộ Quốc phòng và Quốc hội thông qua trong một chương trình mua sắm quân sự kéo dài nhiều năm tới.


Một thông báo mua sắm được tiết lộ vào hôm 21/12 để tìm cách chuyển đổi chương trình mua sắm máy bay P-8A từ kế hoạch hàng năm lên kế hoạch 5 năm, từ năm 2015 – 2019.


Công ty Boeing đã cung cấp một trong 117 máy bay săn ngầm P-8A đầu tiên cho Hải quân Mỹ vào ngày 4/3/2012, chiếc máy bay này sẽ tham gia các hoạt động đầu tiên vào cuối năm 2013.


P-8A được thiết kế dựa trên khung thân máy bay thương mại Boeing 737-800ERX để thay thế cho loại máy bay chống ngầm Lockheed Martin P-3 Orion. Khi hoạt động, P-8A sẽ làm việc trong đội hình kết hợp với khoảng 60 máy bay do thám không người lái MQ-4C Trion, máy bay này được sử dụng để dẫn đường cho P-8A tiếp cận tới mục tiêu.
Máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon.


Máy bay P-8 có sải cánh 37,7m, dài 39,5m, trọng lượng cất cánh tối đa 90 tấn. P-8 được trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 905km/h, trần bay 12.400m, tầm bay 2.222km.


P-8A được trang bị nhiều loại cảm biến khác nhau gồm: phao định vị thủy âm thả từ máy bay, cảm biến hình ảnh tầm xa, cảm biến từ trường, radar quét tầm xa và radar khẩu độ ống kính tổng hợp (SAR) cho phép chụp ảnh mục tiêu ở khoảch cách xa trong mọi điều kiện thời tiết, các thiết bị trinh sát điện tử.


P-8 trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS thế hệ mới có tính năng chống nhiễu và tích hợp khả năng phân biệt địch-ta.


Nguyên mẫu P-8A được trang bị một khoang chứa vũ khí trong thân và 4 điểm treo trên cánh có khả năng mang: tên lửa hành trình chống tàu SLAM-ER, ngư lôi, bom, rocket, mìn chống tàu ngầm.


Việc Hải quân Mỹ đưa ra mua sắm 72 sát thủ tàu ngầm P-8A trong thời gian chỉ 5 năm, đây rõ ràng là một phần trong kế hoạch dịch chuyển quân sự về châu Á – Thái Bình Dương của nước này.


Các máy bay săn ngầm P-8A kết hợp với MQ-4C Trion sẽ bao phủ khu vực giám sát trên toàn Thái Bình Dương trong những năm tới để có thể tạo ra một mạng lưới trinh sát, giám sát và tấn công nhiều tầng trước các hạm đội tàu ngầm ngày càng lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Màu đỏ:Không hiểu do đồng chí phóng tinh viên dịch cái bài báo này trình còi hay là nguồn lởm không biết, nhảm vãi chưởng?
Bài này chính xác hơn, thuộc loại hồ sơ cũ. Không biết bác định danh G là thế nào, riêng em thì G là đơn vị gia tốc trọng lực gây ra bởi Trái Đất ở gần bề mặt của nó (9.8 m/s^2 hoặc 9.8 N/kg) theo kiến thức phổ thông :D

Tuy nhiên trong bài báo có lẽ là g-load hoặc g-force, cái này bác nào rành lý giải thích cụ thể cho a e ngắn gọn đầy đủ đi :D

Tên lửa không-đối-không RVV-MD

11:56 AM, 10/12/2009, Views: 1325 | By Đại Việt

VietnamDefence - Tên lửa không-đối-không tầm ngắn và cận chiến cơ động cao RVV-MD cho phép tiêu diệt mục tiêu bay (máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom, máy bay vận tải quân sự và trực thăng) bất kể ngày đêm, từ mọi hướng, trên phông địa hình, khi có sự đối phó tích cực của đối phương.



Tên lửa có khả năng chống nhiễu cao, kể cả nhiễu quang học. Tên lửa dùng để trang bị cho các máy bay tiêm kích, máy bay cường kích và trực thăng chiến đấu.

- Hệ dẫn: Tự dẫn hồng ngoại thụ động mọi góc độ (đầu tự dẫn hồng ngoại 2 dải sóng) với chế độ điều khiển kết hợp khí động-khí phụt.

- Động cơ: Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn 1 chế độ.

- Ngòi nổ: Sensor mục tiêu laser không tiếp xúc (RVV-MDL), sensor mục tiêu radar không tiếp xúc (RVV-MD).

- Loại phần chiến đấu: dạng thanh xuyên.

Tên lửa được treo, cấp điện, phóng và cắt thả khẩn cấp nhờ cơ cấu phóng dạng ray P-72-1D (P-72-1BD2).
Có thể cải hoán để lắp cho các máy bay nước ngoài sản xuất.
Hãng phát triển và sản xuất: OAO GosMKB Vympel mang tên I.I. Toropov.
Tính năng kỹ-chiến thuật chính:

Tầm bắn, km:
- tối đa: vào bán cầu trước, km: 0,3
- tối thiểu: vào bán cầu sau, km: đến 40

Góc chỉ thị mục tiêu, độ: ± 60

Góc lệch của đầu tự dẫn, độ: ± 75

Độ cao diệt mục tiêu, km - 0,02 - 20

Quá tải của mục tiêu, g: Đến 12

Trọng lượng phóng, kg: 106

Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 8

Kích thước: chiều dàixđường kínhxsải cánhxsải cánh lái: 2,92x0,17x0,51x0,385

  • Nguồn: ktrv.ru
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/khongquan/vkhk/Ten-lua-khongdoikhong-RVVMD/200912/48960.vnd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu tên lửa bắn chính xác tới 1m ... bán không ai mua

Thứ bảy 29/12/2012 09:58
Một loại tên lửa đã được kiểm chứng hiệu quả qua thực tế chiến đấu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, độ sai số mục tiêu chỉ có 1m mà không bán được cho ai.

Tính năng rất hoàn hảo


Cận cảnh tên lửa AASM lắp dưới cánh máy bay Rafale


Vừa qua, tổng cục vũ khí trang bị của Pháp đã tiến hành đợt khảo nghiệm cuối cùng đối với loại tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser AASM Hammer do công ty SAMP (Société des Ateliers Mécaniques de Pont sur Sambre) nghiên cứu, chế tạo và sản xuất.

Đây là loại tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường GPS/INS ở giai đoạn giữa kết hợp với đầu dẫn tên lửa laser bán chủ động ở đoạn cuối đường bay.


Đợt thử nghiệm thành công cuối cùng của loại tên lửa được NATO định danh là SBU-54 này sẽ kết thúc giai đoạn kiểm định chất lượng và chuyển sang giai đoạn trang bị hàng loạt, bước sang năm 2013, công ty SAMP sẽ bàn giao lô tên lửa thứ nhất cho hải quân và không quân Pháp.


Đợt thử nghiệm này được Tổng cục vũ khí, trang bị Pháp tiến hành tại bãi phóng tên lửa Biscarrosse, tên lửa được lắp đặt và phóng đi trên một máy bay chiến đấu Rafale của căn cứ không quân Cazeau, mục tiêu cần tiêu diệt là một xe chiến đấu địa hình điều khiển xa với độ sai lệch mục tiêu 1m.

Khi còn mấy giây cuối trên đường bay của AASM, chiếc Rafale mới bắt đầu chiếu xạ laser, cùng lúc đó chiếc xe địa hình cũng được điều khiển biến tốc nhưng nó không thoát được sự truy kích của quả tên lửa.

Giai đoạn đầu, tên lửa bay theo quỹ đạo song song với mục tiêu, đến giai đoạn cuối nó mới bổ nhào xuống và phóng tới mục tiêu theo 1 góc tà nhất định, khi đó chiếc xe địa hình đang chạy với vận tốc 50km/h, cách máy bay khoảng 15km.


Ngoài phiên bản kết hợp GPS/INS và laser này, AASM còn có 2 phiên bản khác là loại chỉ sử dụng GPS/INS và kết hợp GPS/INS + hồng ngoại. Các phiên bản của AASM đều có 2 loại tên lửa với kích cỡ khác nhau, bao gồm loại 125 kg và loại 250 kg với tầm bắn 50 km, rất phù hợp để tấn công các trận địa phòng không và cả các phương tiện chiến đấu cơ động như: tăng - thiết giáp, xe chiến đấu…


Tên lửa AASM Hammer đã được không quân Pháp mang ra dùng thử trong các cuộc không kích ở Lybia và đạt kết quả rất mỹ mãn.

Ngày 24/03/2011, một chiếc máy bay Rafale của Pháp sử dụng 1 quả tên lửa AASM chỉ được dẫn đường bằng GPS đã phá hủy một chiếc máy bay huấn luyện “Soko G-2 Galeb” của không quân Lybia.

Trong cuộc không kích Lybia, các máy bay Rafale của Pháp đã sử dụng tổng cộng 225 quả tên lửa này, phá hủy rất nhiều phương tiện chiến đấu và các trận địa phòng không Lybia.


Thế nhưng, sau khi đã cải tiến và được nâng cấp hoàn thiện thì AASM vẫn không nhận được một hợp đồng xuất khẩu nào, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ cả 2 bên A và bên B là Bộ Quốc phòng Pháp và nhà sản xuất.

SAMP là nhà thầu uy tín với hơn 50 năm kinh nghiệm và là nhà cung cấp độc quyền cho Không quân Pháp cùng một số khách hàng khác. Dù bán được nhiều vũ khí cho Bộ Quốc phòng Pháp trong chiến dịch không kích Libya, tuy nhiên, SAMP đang đứng trước viễn cảnh ảm đạm do không thể xuất khẩu.


Với bất cứ một loại vũ khí thông thường nào, việc cung cấp cho quân đội nước mình thường không mang lại lợi nhuận do mỗi công đoạn nghiên cứu, phát triển và chế tạo hàng loạt đã có một hợp đồng riêng rẽ, hơn nữa, giai đoạn thử nghiệm kéo dài vài ba năm thường rất tốn kém do nhà sản xuất phải điều chỉnh các tham số kỹ thuật theo ý khách hàng, thế nên lợi nhuận chủ yếu chỉ đến sau giai đoạn hoàn thiện sản phẩm và mở rộng thị trường.


Tuy nhiên, hiện giờ SAMP đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất của Mỹ, nhất là khi Pháp phải nâng cao tiêu chuẩn hệ thống vũ khí theo chuẩn NATO.

Hơn nữa, do những sai lầm trong định hướng sử dụng từ khi xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tên lửa AASM chỉ có thể sử dụng trên các máy bay của Pháp, khả năng cạnh tranh là rất thấp.

Do có nhiều ưu điểm nổi trội, cũng có nhiều nước muốn mua AASM nhưng họ đều phải rút lui vì chẳng lẽ lại phải “mua kèm” theo Rafale?


Trong khi đó các loại vũ khí có điều khiển của Mỹ có thể sử dụng trên bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào của NATO mà không phải sửa đổi thì chỉ khi nào tiêm kích Rafale được đặt mua thì AASM mới bán được ra nước ngoài.

Tuy nhiên, trong khi Mirage-2000 đã được khá nhiều nước sử dụng thì hiện giờ Rafale vẫn tỏ ra “vô duyên” đối với thị trường xuất khẩu.

Một phần nguyên nhân là giá cả của nó rất đắt, chỉ là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 nhưng giá của nó đã lên tới gần 90 triệu USD, cao hơn Su-35 là thế hệ 4++ của Nga tới gần 30 triệu USD/chiếc, mà ai dám khẳng định là


Rafale vượt trội, thậm chí là ngang ngửa với Su-35?


Vì vậy, Rafale liên tiếp thất bại trong 3 cuộc tranh thầu máy bay là cuộc đấu thầu F-X2 năm 2007 ở Brazil, cuộc đấu thầu tại Ma Rốc năm 2008 và cuộc đấu thầu mua 22 chiếc tiêm kích của Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ tháng 11.2011...

Từ khi ra đời, Rafale chỉ bán được 1 lô 126 chiếc cho không quân Ấn Độ, nhưng trong hợp đồng này cũng chỉ hãng sản xuất máy bay Dassault Aviation là được lợi còn SAMP cũng chẳng bán được bao nhiêu tên lửa.
Máy bay chiến đấu Rafale rất "vô duyên" với thị trường xuất khẩu...

Hiện tại, AASM chỉ được sử dụng trong Không quân Pháp và đi kèm theo lô máy bay Rafale của Ấn Độ mà chưa hề được được nước nào đặt mua riêng tên lửa, điều này khiến nhà hoạt động sản xuất sụt giảm nghiêm trọng.

Mặc dù nó sẽ được trang bị hàng loạt cho không quân và hải quân trong năm 2013 nhưng theo đà cắt giảm quốc phòng quy mô lớn của Pháp, số lượng đặt mua hạn chế dẫn đến nhà sản xuất sẽ không có lãi.

Giả sử Pháp có ký được thêm 1 vài hợp đồng bán Rafale thì số lượng đặt mua AASM cũng chẳng đáng là bao so với con số hàng triệu quả tên lửa không đối đất Mỹ đã bán theo các hợp đồng xuất khẩu tên lửa riêng rẽ.


Để xuất khẩu được, Sociéé des Ateliers Mécaniques de Pont sur Sambre sẽ phải điều chỉnh lại các tham số của AASM để tương thích với tất cả các loại chiến đấu cơ của NATO và Mỹ mà kinh phí cho công đoạn này cũng không hề nhỏ, lại mất rất nhiều thời gian thử nghiệm. Đây quả thực là bài học đắt giá cho cả Bộ Quốc phòng Pháp và nhà sản xuất trong định hướng phát triển trang bị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Này sao lại so tầm gần với tầm xa thế huh vm ui
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top