- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Tiếp về hàng Mỹ
Mỹ thử thành công xuồng cao su không người lái chiến đấu
11/8/2012 10:15:00 PM | Lượt xem: 552 Nam Xương
VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành thử nghiệm xuồng cao su chiến đấu điều khiển từ xa mới.
Mẫu chế thử xuồng robot chiến đấu Spartan Scout (navaldrones.com) Một xuồng chiến đấu không người lái đã lần đầu tiên phóng 6 tên lửa và tiêu diệt thành công mục tiêu. Việc bắn thử diễn ra tại trường bắn hải quân của căn cứ quân sự Patuxent River ở bờ biển Maryland, còn việc điều khiển xuồng chạy và bắn do các chuyên gia của căn cứ hải quân Pataxent River đảm nhiệm.
Chiếc xuồng cao su không người lái dài 11 mm được lắp một bệ phóng tên lửa kép trọng lượng nhẹ chế tạo dựa trên các bộ phận của bệ phóng Mk-49. Hệ thống hoàn toàn tự động và là sản phẩm của Rafael. Trong Hải quân Mỹ, hệ thống này có tên USV PEM (Unmanned Surface Vesserl Precision Engagement Module).
Xuồng đã phóng 6 tên lửa chống tăng có điều khiển Spike của hãng Rafael (Israel) có tầm bắn 4 km, toàn bộ đều trúng đích. Ý tưởng sử dụng xuồng máy không người lái trang bị tên lửa đã quay cuồng trong đầu óc giới quân sự Mỹ từ lâu.
Các xuồng máy robot dự định được giao các nhiệm vụ chặn đánh các tàu nhỏ, bảo vệ đường bờ biển, chặn đánh hải tặc… Một trong những nhiệm vụ chiến thuật chính của xuồng không người lái là săn lùng và tiêu diệt các mục tiêu trà trộn giữa các tàu thương mại trên các tuyến đường biển đông đúc.
Hải quân Mỹ dự định sử dụng module PEM trong một số lĩnh vực, trước hết là tuần tra bờ biển Mỹ bằng tàu xuồng không người lái, bảo vệ các bến cảng, bảo vệ các tàu mặt nước của Mỹ ở vùng Vịnh trước tàu cao tốc Iran.
Hiện tại, việc bắn thử tên lửa từ xuồng không người lái mới chỉ là sự trình diễn khả năng công nghệ. Nhưng không loại trừ, các nhu cầu tác chiến sẽ buộc Hải quân Mỹ mua hàng loạt các hệ thống này. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến cán cân lực lượng trên chiến trường biển vì một số lượng lớn xuồng máy trang bị tên lửa được điều khiển từ đài điều khiển ở xa là một sức mạnh đáng gờm, có khả năng làm quá tải các hệ thống phòng thủ và gây tổn thất lớn thậm chí cho tàu lớn.
Lầu Năm góc đặt nhiều hy vọng vào xuồng không người lái chiến đấu mới (interia.pl)
Bình luận sự kiện này, ông Mark Moses, giám đốc chương trình tàu xuồng chiến đấu không người lái hải quân của Lầu Năm góc, nói: “Đây là bước tiến đáng kể đầu tiên trong việc trang bị vũ khí cho các phương tiện không người lái trên biển”.
“Sự chú ý và nỗ lực gia tăng đối với việc phát triển các phương tiện mặt nước không người lái trùng hợp với sự giảm bớt hoạt động của Mỹ trong chiến dịch trên bộ ở Afghanistan. Đang diễn ra sự dịch chuyển trọng tâm sang các khu vực có vấn đề, nơi xuất phát các mối đe dọa trên biển”, ông Mozes nói.
Nguồn: RND, Mport, 31.10.12.
Hàng Nam Mỹ
Hải quân Brazil tiếp nhận tên lửa chống tăng MSS 1.2
Cập nhật lúc :2:28 PM, 09/11/2012
Theo Jane’s Defence, Công ty Mectron – Engenharia e Comércio dự kiến sẽ chuyển giao các tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser MSS 1.2 cho Lính thủy đánh bộ Brazil.
Hợp đồng giữa Mectron – Engenharia e Comércio với Hải quân Brazil được ký kết tháng 11/2009 và dự kiến hoàn thành chuyển giao tháng 6-7/2013. Hợp đồng bao gồm thiết bị phục vụ huấn luyện và linh kiện thay thế.
Theo nguồn tin của Jane’s Defence, hiện có tất cả 500 hệ thống bao gồm tên lửa và bộ phận điều khiển bắn được mua sắm thông qua các hợp đồng đặt hàng riêng biệt.
Điều đó cho thấy, quân đội chọn mua trung bình 12 quả đạn/bộ phận điều khiển bắn, còn hải quân chọn mua 6 quả/bộ phận điều khiển.
Tổ hợp tên chống tăng MSS 1.2 trang bị đạn chống tăng có đường kính thân 130mm, dài 1,5m, tính cả ống phóng thì có tổng trọng lượng 23kg và hệ thống điều khiển bắn có trọng lượng 28kg.
“Tổ hợp MSS 1.2 có tầm bắn tối đa 3.200m, nhưng trong quá trình bắn thử nghiệm nó được chứng minh là hiệu quả ngoài tầm 3.700m”, đại diện công ty cho biết.
Tổ hợp MSS 1.2 có thể triển khai sử dụng chỉ với một người. Xạ thủ làm nhiệm vụ xác định và theo dõi mục tiêu qua thiết bị kính ngắm quang học của bộ phận điều khiển bắn.
Về cách thức dẫn bắn, nửa giây sau khi phóng tên lửa, bộ phận điều khiển bắn sẽ chiếu chùm tia laser vào mục tiêu.
Sau đó, phần sensor đặt ở đuôi quả đạn sẽ đo góc lệnh của tên lửa với góc của chùm tia laser chiếu từ bệ phóng để lái quả tên lửa sao cho luôn bay ở trung tâm chùm tia này cho tới khi đánh trúng mục tiêu.
Indo gần nhà ta hết tậu Leopard tới cái này
Indonesia đặt mua 37 pháo tự hành Caesar
Cập nhật lúc :5:29 PM, 09/11/2012
Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận hợp đồng mua sắm 37 khẩu pháo tự hành Caesar 155mm từ Pháp.
(ĐVO) Hợp đồng được ký kết trong khuôn khổ triển lãm Indo Defence 2012.
Theo đại diện của nhà sản xuất Nexter Systems giá trị hợp đồng vào khoảng 240 triệu USD, công tác giao hàng sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2013-2014.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Indonesia đã thông báo ý định mua 37 pháo tự hành Caesar 155mm từ tháng 9/2012, 2 khẩu pháo loại này đã được chuyển đến Indonesia và tham gia vào cuộc diễu hành vào ngày 5/10/2012 tại nước này.
Theo điều khoản trong hợp đồng, Nexter Systems sẽ cung cấp các công nghệ liên quan cho PT Pindad của Indonesia để sản xuất các thành phần của loại pháo này trong tương lai.
Với hợp đồng này, Indonesia trở thành khách hàng thứ 4 của loại pháo tự hành Ceasar.
Trước đó, Thái Lan đã mua 6 khẩu đội trong năm 2009, Arab Saudi đã mua 32 khẩu đội trị giá 210 triệu USD, Đan Mạch đã mua 18 khẩu đội trong tháng 9/2012.
Công tác sản xuất loạt Caesar được bắt đầu vào năm 2006, và chuyển giao rộng rãi cho quân đội Pháp vào năm 2007.
Pháo được đặt trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ AMX-13 6x6 bánh.
Caesar được trang bị các hệ thống cần thiết cho hoạt động tác chiến độc lập, kíp chiến đấu 5 người.
Cơ số đạn tiêu chuẩn cho pháo là 18 viên, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn tối đa 40km, lên đến 50km với đạn pháo tăng tầm.
Pháo được trang bị hệ thống định vị quán tính Sigma-30 cho việc nhắm mục tiêu, máy tính điều khiển FAST-Hit, hệ thống thông tin chiến thuật chiến trường C4I.
Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu hoặc chuyển sang trạng thái hành quân mất chưa đầy một phút.
Pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn pháo thông thường, đạn nổ mảnh, đạn chất nổ mạnh HE, đạn chống tăng.
Pháo tự hành Caesar có thể hoạt động chiến đấu trong phạm vi 600km, tốc độ tối đa lên đến 100km/h, tốc độ trung bình 50km/h. Ngoài ra, pháo có thể vận chuyển dễ dàng đến chiến trường bằng máy bay vận tải C-130 hoặc A-400M.
H àng Do Thái nên tậu, vì nhà Do Thái mới mớm ý bán nhiều thứ cho ta
Israel thử nghiệm Iron Dome cải tiến
Cập nhật lúc :11:23 AM, 09/11/2012
IMDO thuộc Bộ Quốc phòng Israel đã hoàn thành thử nghiệm kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome cải tiến.
IMDO vừa thử nghiệm Iron Dome đã nâng cấp, để kiểm tra xem hệ thống nhằm giúp hệ thống có đáp ứng được các mục tiêu thiết kế hay không.
Các thiết kế mới nhằm mở rộng và cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống, giúp đáp ứng được các mối đe dọa phức tạp hơn.
Những thử nghiệm này là một phần của chương trình mở rộng có mục đích phát triển và nâng cấp Iron Dome.
Dựa trên thành công của thử nghiệm, Bộ quốc phòng Israel lên kế hoạch triển khai khẩu đội Iron Dome cải tiến này, và đây sẽ là khẩu đổi Iron Dome trực chiến thứ 5. Các khẩu đội đã triển khai trước đó sẽ lần lượt được nâng cấp theo chuẩn mới.
Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome của Israel Tham gia dự án này, Công ty Rafael "vá lỗi” phần mềm thường của hệ thống. Còn IAI/Elta Systems cung cấp các radar cải tiến, còn mPrest sửa đổi hệ thống quản lý chiến đấu.
IMDO - còn được gọi là Homa - một bộ phận của cơ quan Nghiên cứu và phát triển Quốc phòng chịu trách nhiệm về hệ thống phòng thủ tên lửa đa cấp, gồm hệ thống tên lửa Iron Dome, hệ thống pháo và tên lửa C-RAM và hệ thống tên lửa đạn đạo đánh chặn Arrow 2, cùng với Sling David (còn gọi là Magic Wand >> xem thêm) và Arrow 3 đang trong các giai đoạn thử nghiệm phát triển. Cả hai đều được dự kiến sẽ trải qua thử nghiệm kết hợp toàn diện trong tương lai gần.
Mỹ thử thành công xuồng cao su không người lái chiến đấu
11/8/2012 10:15:00 PM | Lượt xem: 552 Nam Xương
VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành thử nghiệm xuồng cao su chiến đấu điều khiển từ xa mới.
Chiếc xuồng cao su không người lái dài 11 mm được lắp một bệ phóng tên lửa kép trọng lượng nhẹ chế tạo dựa trên các bộ phận của bệ phóng Mk-49. Hệ thống hoàn toàn tự động và là sản phẩm của Rafael. Trong Hải quân Mỹ, hệ thống này có tên USV PEM (Unmanned Surface Vesserl Precision Engagement Module).
Xuồng đã phóng 6 tên lửa chống tăng có điều khiển Spike của hãng Rafael (Israel) có tầm bắn 4 km, toàn bộ đều trúng đích. Ý tưởng sử dụng xuồng máy không người lái trang bị tên lửa đã quay cuồng trong đầu óc giới quân sự Mỹ từ lâu.
Các xuồng máy robot dự định được giao các nhiệm vụ chặn đánh các tàu nhỏ, bảo vệ đường bờ biển, chặn đánh hải tặc… Một trong những nhiệm vụ chiến thuật chính của xuồng không người lái là săn lùng và tiêu diệt các mục tiêu trà trộn giữa các tàu thương mại trên các tuyến đường biển đông đúc.
Hải quân Mỹ dự định sử dụng module PEM trong một số lĩnh vực, trước hết là tuần tra bờ biển Mỹ bằng tàu xuồng không người lái, bảo vệ các bến cảng, bảo vệ các tàu mặt nước của Mỹ ở vùng Vịnh trước tàu cao tốc Iran.
Hiện tại, việc bắn thử tên lửa từ xuồng không người lái mới chỉ là sự trình diễn khả năng công nghệ. Nhưng không loại trừ, các nhu cầu tác chiến sẽ buộc Hải quân Mỹ mua hàng loạt các hệ thống này. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến cán cân lực lượng trên chiến trường biển vì một số lượng lớn xuồng máy trang bị tên lửa được điều khiển từ đài điều khiển ở xa là một sức mạnh đáng gờm, có khả năng làm quá tải các hệ thống phòng thủ và gây tổn thất lớn thậm chí cho tàu lớn.
Bình luận sự kiện này, ông Mark Moses, giám đốc chương trình tàu xuồng chiến đấu không người lái hải quân của Lầu Năm góc, nói: “Đây là bước tiến đáng kể đầu tiên trong việc trang bị vũ khí cho các phương tiện không người lái trên biển”.
“Sự chú ý và nỗ lực gia tăng đối với việc phát triển các phương tiện mặt nước không người lái trùng hợp với sự giảm bớt hoạt động của Mỹ trong chiến dịch trên bộ ở Afghanistan. Đang diễn ra sự dịch chuyển trọng tâm sang các khu vực có vấn đề, nơi xuất phát các mối đe dọa trên biển”, ông Mozes nói.
Nguồn: RND, Mport, 31.10.12.
Hàng Nam Mỹ
Hải quân Brazil tiếp nhận tên lửa chống tăng MSS 1.2
Cập nhật lúc :2:28 PM, 09/11/2012
Theo Jane’s Defence, Công ty Mectron – Engenharia e Comércio dự kiến sẽ chuyển giao các tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser MSS 1.2 cho Lính thủy đánh bộ Brazil.
Tổ hợp tên lửa chống tăng MSS 1.2.
(ĐVO) Khác với Mỹ, lính thủy đánh bộ Brazil không phải là một quân chủng độc lập mà là một binh chủng thuộc hải quân.Hợp đồng giữa Mectron – Engenharia e Comércio với Hải quân Brazil được ký kết tháng 11/2009 và dự kiến hoàn thành chuyển giao tháng 6-7/2013. Hợp đồng bao gồm thiết bị phục vụ huấn luyện và linh kiện thay thế.
Theo nguồn tin của Jane’s Defence, hiện có tất cả 500 hệ thống bao gồm tên lửa và bộ phận điều khiển bắn được mua sắm thông qua các hợp đồng đặt hàng riêng biệt.
Điều đó cho thấy, quân đội chọn mua trung bình 12 quả đạn/bộ phận điều khiển bắn, còn hải quân chọn mua 6 quả/bộ phận điều khiển.
Tổ hợp tên chống tăng MSS 1.2 trang bị đạn chống tăng có đường kính thân 130mm, dài 1,5m, tính cả ống phóng thì có tổng trọng lượng 23kg và hệ thống điều khiển bắn có trọng lượng 28kg.
“Tổ hợp MSS 1.2 có tầm bắn tối đa 3.200m, nhưng trong quá trình bắn thử nghiệm nó được chứng minh là hiệu quả ngoài tầm 3.700m”, đại diện công ty cho biết.
Tổ hợp MSS 1.2 có thể triển khai sử dụng chỉ với một người. Xạ thủ làm nhiệm vụ xác định và theo dõi mục tiêu qua thiết bị kính ngắm quang học của bộ phận điều khiển bắn.
Về cách thức dẫn bắn, nửa giây sau khi phóng tên lửa, bộ phận điều khiển bắn sẽ chiếu chùm tia laser vào mục tiêu.
Sau đó, phần sensor đặt ở đuôi quả đạn sẽ đo góc lệnh của tên lửa với góc của chùm tia laser chiếu từ bệ phóng để lái quả tên lửa sao cho luôn bay ở trung tâm chùm tia này cho tới khi đánh trúng mục tiêu.
Indo gần nhà ta hết tậu Leopard tới cái này
Indonesia đặt mua 37 pháo tự hành Caesar
Cập nhật lúc :5:29 PM, 09/11/2012
Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận hợp đồng mua sắm 37 khẩu pháo tự hành Caesar 155mm từ Pháp.
(ĐVO) Hợp đồng được ký kết trong khuôn khổ triển lãm Indo Defence 2012.
Theo đại diện của nhà sản xuất Nexter Systems giá trị hợp đồng vào khoảng 240 triệu USD, công tác giao hàng sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2013-2014.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Indonesia đã thông báo ý định mua 37 pháo tự hành Caesar 155mm từ tháng 9/2012, 2 khẩu pháo loại này đã được chuyển đến Indonesia và tham gia vào cuộc diễu hành vào ngày 5/10/2012 tại nước này.
Theo điều khoản trong hợp đồng, Nexter Systems sẽ cung cấp các công nghệ liên quan cho PT Pindad của Indonesia để sản xuất các thành phần của loại pháo này trong tương lai.
Với hợp đồng này, Indonesia trở thành khách hàng thứ 4 của loại pháo tự hành Ceasar.
Trước đó, Thái Lan đã mua 6 khẩu đội trong năm 2009, Arab Saudi đã mua 32 khẩu đội trị giá 210 triệu USD, Đan Mạch đã mua 18 khẩu đội trong tháng 9/2012.
Pháo tự hành Caesar được đánh giá là loại pháo hiện đại nhất ĐNA.
Caear loại pháo tự hành cỡ nòng 155mm, được phát triển vào những năm 1990 như là một sự thử nghiệm các công nghệ riêng của Pháp. Bốn mẫu thử nghiệm đã được chuyển giao cho Quân đội Pháp đánh giá vào cuối những năm 1990. Công tác sản xuất loạt Caesar được bắt đầu vào năm 2006, và chuyển giao rộng rãi cho quân đội Pháp vào năm 2007.
Pháo được đặt trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ AMX-13 6x6 bánh.
Caesar được trang bị các hệ thống cần thiết cho hoạt động tác chiến độc lập, kíp chiến đấu 5 người.
Cơ số đạn tiêu chuẩn cho pháo là 18 viên, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn tối đa 40km, lên đến 50km với đạn pháo tăng tầm.
Pháo được trang bị hệ thống định vị quán tính Sigma-30 cho việc nhắm mục tiêu, máy tính điều khiển FAST-Hit, hệ thống thông tin chiến thuật chiến trường C4I.
Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu hoặc chuyển sang trạng thái hành quân mất chưa đầy một phút.
Pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn pháo thông thường, đạn nổ mảnh, đạn chất nổ mạnh HE, đạn chống tăng.
Pháo tự hành Caesar có thể hoạt động chiến đấu trong phạm vi 600km, tốc độ tối đa lên đến 100km/h, tốc độ trung bình 50km/h. Ngoài ra, pháo có thể vận chuyển dễ dàng đến chiến trường bằng máy bay vận tải C-130 hoặc A-400M.
H àng Do Thái nên tậu, vì nhà Do Thái mới mớm ý bán nhiều thứ cho ta
Israel thử nghiệm Iron Dome cải tiến
Cập nhật lúc :11:23 AM, 09/11/2012
IMDO thuộc Bộ Quốc phòng Israel đã hoàn thành thử nghiệm kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome cải tiến.
>> Israel chính thức triển khai Iron Dome
>> Iron Dome chỉ đánh chặn trên 90% mục tiêu
>> Israel triển khai hệ thống Iron Dome thứ ba
>> Iron Dome lập chiến công
>> Dư luận Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome
(ĐVO) IMDO - Tổ chức phòng thủ tên lửa, thuộc Bộ Quốc phòng Israel >> Iron Dome chỉ đánh chặn trên 90% mục tiêu
>> Israel triển khai hệ thống Iron Dome thứ ba
>> Iron Dome lập chiến công
>> Dư luận Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome
IMDO vừa thử nghiệm Iron Dome đã nâng cấp, để kiểm tra xem hệ thống nhằm giúp hệ thống có đáp ứng được các mục tiêu thiết kế hay không.
Các thiết kế mới nhằm mở rộng và cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống, giúp đáp ứng được các mối đe dọa phức tạp hơn.
Những thử nghiệm này là một phần của chương trình mở rộng có mục đích phát triển và nâng cấp Iron Dome.
Dựa trên thành công của thử nghiệm, Bộ quốc phòng Israel lên kế hoạch triển khai khẩu đội Iron Dome cải tiến này, và đây sẽ là khẩu đổi Iron Dome trực chiến thứ 5. Các khẩu đội đã triển khai trước đó sẽ lần lượt được nâng cấp theo chuẩn mới.
IMDO - còn được gọi là Homa - một bộ phận của cơ quan Nghiên cứu và phát triển Quốc phòng chịu trách nhiệm về hệ thống phòng thủ tên lửa đa cấp, gồm hệ thống tên lửa Iron Dome, hệ thống pháo và tên lửa C-RAM và hệ thống tên lửa đạn đạo đánh chặn Arrow 2, cùng với Sling David (còn gọi là Magic Wand >> xem thêm) và Arrow 3 đang trong các giai đoạn thử nghiệm phát triển. Cả hai đều được dự kiến sẽ trải qua thử nghiệm kết hợp toàn diện trong tương lai gần.
Chỉnh sửa cuối: