[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,825 Mã lực
Chắc tới 16 này em mới biết có tham gia được hay không.
Tháng này bận quá, cuối tuần vừa rồi em cũng lang thang ở Hải Dương. Không chỉ rượu mà cả chè Hải Dương cũng rất ngon, không phải chỉ chè ở khu Hội trường, mà cả ngoài quán, khách sạn làm em hơi ngạc nhiên. Cánh chè không đẹp lắm, nhưng nước rất xanh, thơm và vị rất "chè mạn"!

át
Tháng của lính ăn nhậu quần quật vất cho anh quá :)
Thảo nảo về Hải Dương ko thấy ới em để em mời món đặc trưng Hải Dương

Ps: nguồn nước ở Hải Dương rất tốt nên trà và rượu đều ngon ạ

Ấm trà Ba Ngơ.jpeg
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,602 Mã lực
Tháng của lính ăn nhậu quần quật vất cho anh quá :)
Thảo nảo về Hải Dương ko thấy ới em để em mời món đặc trưng Hải Dương

Ps: nguồn nước ở Hải Dương rất tốt nên trà và rượu đều ngon ạ

Ấm trà Ba Ngơ.jpeg
Tụi em tới tấp từ chiều thứ 7, đêm chủ nhật mới về đến nhà, cũng chẳng còn thời gian rảnh để dạo Hải Dương!
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,825 Mã lực
Em điểm lại "tác giả và tác phẩm" sẽ có mặt tại buổi Offline trưa 17/12/2023

1/ Cựu chiến binh Baoleo với Những hồi ức của một lính Hải quân - Hồi ức thời chiến
2/ CCB angkorwat với Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh - viết về chiến trường K
3/ CCB Tiên Tửu Phú Lộc với Hồi ký - Lính hậu phương

Ngoài ra sẽ có vị khách mời đặc biệt là bác Trung Sỹ bên trang quansuvn.net, tác giả quen thuộc của box Một thời máu và hoa
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,803
Động cơ
4,657,654 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Không thấy các bác Cựu chiến binh, Cựu quân nhân, Cựu thanh niên hô xung phong và các bác khán giả ý ới đả động tham gia hay không nhỉ?
Chúng em là lính thì đông hay ít sẽ vẫn có mặt, nhưng thêm các bác sẽ vui hơn. Vậy các bác cũ và mới mạnh dạn gác bàn phím lại và đăng ký đi giao lưu, nâng cốc cùng nhau nhân tháng Lính đi chứ ;))
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Không thấy các bác Cựu chiến binh, Cựu quân nhân, Cựu thanh niên hô xung phong và các bác khán giả ý ới đả động tham gia hay không nhỉ?
Chúng em là lính thì đông hay ít sẽ vẫn có mặt, nhưng thêm các bác sẽ vui hơn. Vậy các bác cũ và mới mạnh dạn gác bàn phím lại và đăng ký đi giao lưu, nâng cốc cùng nhau nhân tháng Lính đi chứ ;))
Hỡi những người bạn lính và yêu lính, hãy hăng hái xông ra tiền tuyến, ý quên, đến Quốc Phương Trại, khu Tầm Xuân A, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội .
Chúng ta sẽ lại cùng nhau, 'hoà chén sông - chén rượu ngọt ngào' như thủa mười tám, đôi mươi.
Xin hẹn gập các cụ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
HÔM NAY - LÍNH CỦA ỌP-PHƠ ĐI ĂN CỖ

Hôm nay, nhằm ngày Chúa nhựt, những người đã từng tham gia quân ngũ, và những người yêu mầu sắc áo lính của ọp-phơ, không quản ngại: rét mướt – đường xa, đã cùng nhao tụ tập tại ‘Phương Trại quán’, tít tận bên ‘Lâm Gia trang’, cùng nhao ngả 1 con lợn béo, một vò rượu ngon…đánh chén.
Chuyện vui không dứt. Rượu rót bát to, thịt chặt miếng lớn. Hảo hán bốn phương vui ngất trời. Khí thế ngút trời.

Khung cảnh này, đã được Ông Cụ của chúng ta, biên trong bài thơ:
Đăng sơn (登山)
………Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân.
Nghĩa binh tráng khí thôn Ngưu Đẩu……

Tường thuật nội dung và diễn biến của trận đánh, Baoleo nhà cháu tin tưởng rằng, các thủ trưởng và các hảo hán, những ‘kỳ nhân’ tham dự buổi ‘hội quân’ hôm nay, sẽ có các bài biên chi tiết.

Nhà cháu chỉ mạo muội, biên một vài cảm nghĩ, như thế này:
1/Nhớ khi xưa, thủa còn khoác binh phục, đeo binh phù, tòng quân đánh giặc cứu nước. Anh em đồng ngũ, đồng đội, ai cũng giống ai. Cơm ăn ba bữa-quần áo mặc cả ngày. Mũi tên hòn đạn hưởng như nhau. Chỉ có nhờ hồng phúc của ông bà, mũi tên hòn đạn mới biết đường mà tránh mình, để mang được thân xác phàm về lại làng quê.
Chính vì thế, anh em đồng đội trong quân ngũ, thương nhau lắm lắm.

2/ Hết giặc, cởi áo lính về làm dân, thì số mệnh lại đưa các cựu binh đi về những bến bờ khác nhau. Người thì lên xe xuống ngựa. Người thì vẫn bới đất, lật cỏ, chỉ mong có cân gạo xấu, bìa đậu phụ gẫy, để đắp đổi qua ngày.

3/ Nhưng nếu còn được gọi là NGƯỜI LÍNH (chứ không phải là ‘thằng’ lính), thì vẫn thương nhau lắm lắm. Không phân biệt sang-hèn. Bởi tự trong tâm thức, chúng mình vẫn luôn nhớ lời thề trong quân ngũ khi xưa: ‘đoàn kết thương yêu nhau-Lúc thường, cũng như lúc chiến đấu’.

4/Cho dù một năm chỉ còn đôi lần, mới lại có thể gập lại nhau., chúng mình vẫn là những đồng đội như ngày xưa. Còn được gập nhau, còn biết nhau vẫn đang sống lương thiện, thế là tốt lắm rồi.
Còn gập được nhau, là còn ‘đoàn kết thương nhau’ lắm.

5/Xá gì cứ phải chờ đến ngày 22/12. Cứ có dịp, ta lại gập nhau nhé.
Chả mấy chốc, ta cũng lại sẽ thành “mây trắng bay trên trời cao” mất rồi.

MỘT VÀI TẤM HÌNH, ĐỂ BÁO CÁO:

of 1.jpg


z4982855566153_523d50b7e059ad951b43de6fef44652d.jpg


z4982855571096_e18902a4389428876b6090a92061906b.jpg


z4982855573717_5c3483affb693f88a1c8872bad768485.jpg


z4982855575332_7c43cbd37788297ea24a10b0b00a0489.jpg


z4982856191958_b7b10fe00ffff0d039aadc00e10dff31.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
QUÀ GIÁNG SINH

Dịp này, tháng 12 hàng năm, giới truyền thông, thậm trí là cả nhà cháu, với tư cách là nhân chứng một thời, cũng hay kể chuyện ‘quà Giáng sinh năm 1972’, với tên lửa Sam-2, với B-52 D bị bắn nổ tung trên bầu trời Hà Nội.

Năm nay, năm 2023, với phát minh ‘ngoại giao cây tre’, không ai nói về bom đạn ùng oàng nữa.

Theo ‘trend’ đó, dịp này, tháng 12 năm nay, nhà cháu kể chuyện về ‘quà Giáng sinh’ hoà bình.

Đó là, cho đến năm 2023 này, nhà cháu đã và đang có tổng cộng 2 cô thư ký – là ‘con chiên của Chúa’, trong tổng số bạt ngàn các cô thư ký dưới quyền.

Cô thứ nhất là cháu gái ruột của Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, một nhân vật chống cộng khét tiếng.

Về cô này, thì nhiều cụ biết rồi. Chẳng hạn như @T , thì khi nghe tôi nhắc về cô này, luôn nhớ đến mìn KP2 trong các cánh rừng khộp đại ngàn.

Cô này ở với nhà cháu được khoảng 7 năm, thì đi định cư.

Cô thứ hai, là cô thư ký hiện nay. Cô này thì các cụ đều biết. Bởi trong các hình ảnh chụp nhà cháu trên khắp các nẻo đường công tác, cô này kèm chặt nhà cháu như hình với bóng.

Cô này có lý lịch lại khác hẳn cô trước. Đó là cô này có bố là thượng tá an ninh công an, mẹ là trưởng phòng Tài vụ trong một văn phòng nằm trong Bộ Nông nghiệp ở Bách thảo.

Trong gia đình, chỉ có riêng một mình cô này, sau khi đi du học về, đã được giác ngộ, và cải tà quy chính, tự nguyện chuyển thành con chiên của Chúa, với tên thánh là Jussica.

Các ‘con chiên của Chúa’, luôn có một đặc tính giống nhau, đó là rất ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng, tinh tế, và quan tâm tới ‘bề trên’.

Đức tính này, chắc là do được Nhà thờ đào tạo, giáo dục, và rèn luyện.

Củ tỷ như.

Cứ đến mùa Giáng sinh, hay các dịp lễ của Đức Chúa, như Phục sinh hay vân vân, thì nhà cháu luôn được cô thư ký ‘con chiên của Chúa’ tặng quà. Nào là trứng gà tô vẽ phẩm mầu vào Phục sinh, nến thơm dịp Giáng sinh, và vân vân.

Giáng sinh năm nay, năm 2023, nhà cháu cũng có quà, do cô thư ký ‘con chiên của Chúa’ tặng.

Gớm, cảm động rất.

Nhà cháu thành thực tư vấn với các cụ rẳng, nếu có chọn thư ký, rất nên chọn các cô, là ‘con chiên của Chúa’.

Hình minh hoạ để chống trôi bài.
z4987883530930_9831222d354e614db0ec20ac4f15a235.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GIỜ NÀY CÁC EM ĐANG Ở ĐÂU?
(Tháng lính – Kể chuyện lính)

Baoleo tôi, đã từng biên câu chuyện, có tựa đề là: ‘Trên quân cảng có chiếc khăn mầu tím’.
Câu chuyện này, kể về câu chuyện có 1 người lính Hải quân là tôi, với một cô gái đẹp ở quân cảng Gianh – Quảng Bình.
Con gái Quảng Bình nổi tiếng là bạo dạn, và đặc biệt là rất yêu những người lính Hải quân.
Rất tiếc là Baoleo tôi không có được một tấm hình nào của cô gái ấy.
Nhưng các đàn anh Hải quân của tôi, khi cập vào Quảng Bình, có nhiều thời gian hơn, thì các cô gái Quảng Bình, đã làm được những điều họ muốn, để thể hiện tình cảm.

Với Baoleo tôi, chỉ là do thời gian ở bên cô gái ở quân cảng Gianh ngắn quá, chứ nếu không, chưa biết sẽ như thế nào.
---------- -----

CÂU CHUYỆN CỦA THỦY THỦ BẬC ĐÀN ANH

Cảng Đồng Hới tháng 12 năm 1972
Cảng biển nhỏ nhoi dài không đầy 300m mà hứng chịu không biết bao nhiêu trận bom của máy bay Mỹ. Thị xã Đồng Hới là một trong những nơi bị hủy diệt bởi bom B52, bởi pháo bầy từ tầu Hải quân Mỹ. Cả thị xã là một bãi phẳng, hố bom dày đặc, chi chít như một dàn bát ngửa đầy nước. Nhà thờ Đồng Hới (còn gọi là nhà thờ Tam Tòa) bị đánh sập, nứt toác, chỉ còn tháp chuông lẻ loi, chi chít vết đạn hiên ngang vút lên bầu trời xanh, là minh chứng cho sự anh dũng, bất khuất, ngoan cường của người dân thị xã Đồng Hới, Quảng Bình.
Cảng biển Đồng Hới cũng là nơi ghi nhiều dấu ấn kỷ niệm của lính đoàn 125 - đoàn tầu không số với nhân dân, bộ đội, thanh niên xung phong và các cháu học sinh.
Tháng 12/1972 trong giai đoạn tạm ngừng bắn chuẩn bị ký kết hiệp định Pari tại Việt Nam. Đảng và chính phủ chớp thời cơ đưa vũ khí, đạn dược, hàng hóa các loại vào Đồng Hới, Sông Gianh Quảng Bình. Đoàn 559, đoàn Hồng Hà của Tổng cục Hậu Cần, đoàn vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và đoàn 125 Hải Quân tham gia chiến dịch này, trong đó đoàn 125 của Bộ tư lệnh Hải Quân là lực lượng trụ cột.
Chiến dịch vận chuyển có biệt danh VT 5 bắt đầu. Các tầu vận tải ra khơi liên tục. Có chuyến cả đi cả về chỉ 1 vài ngày đến một tuần.
Hải Phòng - Đồng Hới. Hải Phòng - Sông Gianh. Tầu đi, về liên tục, bất chấp bão to, gió lớn, biển động.
Cảng Đồng Hới tuy bé nhỏ nhưng lại thuận lợi cho tập kết dỡ hàng nhất vì nó gần cửa Sông Nhật Lệ. Trong những con tầu cập cảng bốc hàng tại cảng Đồng Hới có tầu Nhật Lệ V608 do Nguyễn Văn Thanh làm thuyền trưởng, Hà Minh Thật, Lưu Đình Lừng thuyền phó. Nguyễn Khắc Nhật hàng hải số 1 (người lái tàu chính).
Một nhóm thủy thủ trẻ là sinh viên nhập ngũ tháng 5/1972, mới được điều động về tầu ít ngày. La Bình dân Hà Nội, sinh viên Đại học Mỹ Thuật Hà Nội. Triệu Xuân Hoãn người Hải Dương, Trần Văn Toản quê "con bo vang " Sơn Tây là sinh viên Đại học Kinh Tế Kế Hoạch. Trần Đức Vui quê Thành phố Nam Định sinh viên Đại học Tổng Hợp Hà Nội.
Lần đầu tiên tầu cập cảng Đồng Hới sau bao năm bị máy bay Mỹ đánh phá, thả bom, thủy lôi phong tỏa cảng. Nhân dân trên bờ ào xuống hỏi thăm, xem tầu. Chưa bao giờ họ được thấy con tầu chở hàng to, đẹp như vậy. Một đoàn đại biểu của đảng, chính quyền và các đoàn thể thị xã Đồng Hới xuống tận cảng, lên tầu chào đón, gặp mặt giao lưu với cán bộ chiến sỹ trên tầu. Trống ếch thùng thùng rộn ràng, cờ đỏ sao vàng rực rỡ phấp phới bay. Các đại biểu mặc những bộ quần áo mới nhất, kể cả áo trắng tinh vì bây giờ không còn máy bay Mỹ quần thảo trên bầu trời nữa. Nét mặt tươi vui, hồ hởi, phấn khởi vì đây là một ngày hội đã vắng trên mảnh đất khói lửa đau thương này từ lâu lắm rồi. Chiến tranh nên cửa biển bị bom, thủy lôi Mỹ phong tỏa, thị xã bị hủy diệt.
Trong số những người dân ấy có những cô, cậu học sinh tiểu biểu, là Cháu ngoan Bác Hồ, được chọn tham dự. Vẻ tươi trẻ, hồn nhiên, vô tư toát lên từ mái tóc tết đôi tung tảy sau lưng, bởi tiếng nói giọng địa phương chi mô răng rứa rúi rít như chim sơn ca.
Các em tràn xuống tầu trầm trồ khen tầu to, tầu đẹp.
- Chu cha tầu dài quá, dễ dài hơn cả sân bóng trường mình!
Các em vô tư tràn cả vào phòng ngủ, trèo lên giường tầng của thủy thủ đoàn nằm thử. Sóng sông Nhật Lệ dồi lên dồi xuống. Con tầu lắc lư theo nhịp sóng, các em kêu lên:
- Thích quá, như nằm võng mẹ ru!
Thấy cuốn chuyện "Lão hà tiện "của thủy thủ Trần Toản để đầu giường, em Thu thõng chân xuống giường giở ra xem:
- Ui cha! Eng này còn đọc cả truyện tây nữa mi ơi?
Thấy cuốn sách Học tiếng Nga của thủy thủ Trần Đức Vui để đầu giường, Nhung cô học sinh có đuôi tóc đen, tết ba dài đến khuỷn chân lấy làm ngạc nhiên:
- Các anh thủy thủ còn học cả tiếng Nga nữa ư? Anh học lớp mấy phổ thông rồi? Cô học sinh tên Hồng thả những ngón tay thon dài lướt trên phím của cây đàn ghi ta treo đầu giường của thủy thủ La Bình, thích thú hỏi:
- Anh đàn cho em nghe một bài đi! À anh có biết đánh bài “Quảng Bình quê ta ơi” không?
Hoãn là sinh viên năm thứ ba, đứng tuổi nhất điềm tĩnh trả lời:
- Các anh đều là sinh viên đại học. Theo lệnh tổng động viên, các anh nhập ngũ mới mấy tháng thôi.
Mắt các thiếu nữ sáng ngời ngạc nhiên, ngưỡng mộ. Bình cô học sinh đẹp nhất nói:
- Ui cha! Các anh giỏi quá đi! Quê em chẳng có mấy anh vào được đại học mô! Các anh dạy chúng em toán, lý, văn nhé!
Cô ôm cuốn sách tiếng Nga vào ngực như đang thầm ước: Mình phải phấn đấu thi đỗ đại học, để được đi học nước ngoài. Ngày ấy được đi học ở Liên Xô và các nước XHCN là khát vọng của lớp trẻ.
Những chuyến tầu vào cảng Đồng Hới sau này, các em đã cùng cánh thủy thủ ngồi trên boong tầu, nhìn hoàng hôn trôi về phía chân trời, nhìn đồi cát vàng bờ Nam Bảo Ninh cùng nhau hát bài Quảng Bình quê ta ơi. Có lẽ đó là bài hát hay nhất tôi được nghe từ những cô học trò hồn nhiên, ngây thơ trong sáng, hòa cùng tiếng hát khỏe mạnh hùng tráng, của lính trẻ tầu không số, trong tiếng ghi ta bập bùng của Hàng hải số 1 Khắc Nhật, tiếng gõ nhịp rộn ràng của họa sỹ La Bình:
" Quảng Bình quê ta ơi... muôn người như một, gửi về Trị Thiên tấm lòng sắt son. Hẹn ngày thống nhất.
Ta sẽ về chung một nhà... "
Tình cảm của cánh trẻ cứ tự nhiên đến, vô tư như tờ giấy trắng...
Mùa vận chuyển dồn dập. Ở Đồng Hới bốc hàng xong tầu lại quay về Hải phòng, xuống hàng, lấy dầu, lấy nước, lấy thực phẩm đi tiếp. Cuộc đời thủy thủ là những chuyến đi dài. Ngày này qua ngày khác lênh đênh trên biển, nhưng bây giờ họ không còn lo ngại máy bay Mỹ nữa vì đã ngừng bắn, trời, biển của ta. Không sợ bom mìn, thủy lôi của Mỹ thả cửa biển cửa sông vì đã rà, đã phá hết.
Hơn thế đối với những thủy thủ trẻ, những người chưa từng có mối tình đầu thì hình bóng những cô học sinh tươi vui, trong sáng hồn nhiên, như một động lực thôi thúc họ trên con tàu vượt sóng chở hàng vào Đồng Hới.
Cuộc sống người lính thủy nay đây mai đó, có lệnh là lên đường.
Khoảng giữa năm 1974, khi tầu về Hải Phòng các thủy thủ Trần Đức Vui, Trần Văn Toản, La Bình được lệnh lên bờ đi học sỹ quan. Triệu Xuân Hoãn thành hàng hải số 1 thay cho anh Nhật. Họ không kịp chia tay, không có lời tạm biệt, không một dòng lưu bút, không một dòng địa chỉ để lại. Ngày đó có ai biết chiến tranh bao giờ mới hết, có ai biết có ngày 30/4/1975.
Cuộc sống dồn dập, sôi động chiếm hết thời gian, suy nghĩ của những người lính trẻ. Những kỷ niệm về Đồng Hới, về các cô bạn học sinh đi vào dĩ vãng. Không biết trong số những người lính trẻ, những cô học trò đó có ai đem lòng thương nhớ ai không? Chỉ biết họ bặt tin nhau cho đến khi nhìn lại tấm hình này.
Bây giờ họ đều đã là ông, bà nội, ngoại nhưng kỷ niệm về những ngày chiến tranh trên cảng Đồng Hới vẫn ngọt ngào, sống mãi trong trái tim họ.

NỐT VĨ THANH:
Chúng tôi đã tìm được chủ nhân của tấm hình này. Anh là hàng hải tầu 608, anh đẹp trai và hơn chúng tôi vài tuổi. Có lẽ một trong bốn cô gái trong ảnh đã tặng anh tấm hình này vào tháng 10/1973.
Tác giả đã cất công tìm kiếm qua mạng và hỏi cụ Google. Tôi đã tìm thấy một trong bốn cô gái này. Cô đang sinh sống tại TP Đồng Hới, cô đã là một bà lão U70 nhưng vẫn còn mặn mà so với trang lứa. Cô đang giúp tôi tìm 3 cô bạn kia. Cô nói cô xinh nhất sau này đi Văn công hình như đang ở Nha Trang, hai cô khác lất chồng theo chồng xa quê, chưa biết tung tích. Tôi thông tin cho 4 anh lính sinh viên tầu 608 và anh lái tầu chủ nhân của tấm ảnh. Chúng tôi hẹn cô vào thời điểm thích hợp sẽ vào thăm cô. Dự định sẽ cùng nhau ra cảng Nhật Lệ ôn kỷ niệm năm xưa. Hồi tưởng tiếng còi tầu tu tu đòi cập bến. Ôn lại hình ảnh tốp học sinh ngồi trong lớp học, nháo nhác khi nghe tiếng còi tàu báo cập cảng. Ôn bài họ hát cùng nhau trên mũi tầu dập dềnh trong chiều hoàng hôn. Họ sẽ chụp những tấm hình bên cảng Nhật Lệ, cảng bây giờ bé tẹo, chỉ có tầu cá tin hin vào cập. Họ sẽ chụp với nhau tấm ảnh bên nhà thờ Đồng Hới nứt toác vì bom Mỹ, được giữ lại làm chứng tích chiến tranh. Họ sẽ lưu lại câu chuyện này và những tấm ảnh cách nhau hơn 50 năm cho lũ trẻ đọc và bảo chúng rằng:
Tại bến cảng này, ông bà chúng đã có một tình bạn trong sáng, đẹp như tranh trong những ngày chiến tranh đánh Mỹ khốc liệt.
Giai điệu bài hát
Quảng Bình quê ta ơi lại văng vẳng bên tai tôi.

Hình minh họa

đất 11.jpg


đất 12.jpg


đất 13.jpg


đất 15.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NGÀY CỦA LÍNH – NGÀY 22/12/2023

-Mỗi tấm hình là một bữa cỗ lính trong tháng lính – tháng 12 dương lịch.
01.jpg


03.jpg



-Có một tấm hình, mà nhà cháu chụp chung với 2 cụ lính, là:
04.jpg

+Cụ trung tướng Tranh, nguyên là Chính trị viên tiểu đoàn của sư đoàn 7, đã rút súng lục, chỉ huy chiến sỹ truy đuổi và bắt sống 1 xe tăng của giặc Pốt trên chiến trường K., Trận này, chiến sỹ liên lạc Hiếu Lê tham dự đấy.
+Cụ thiếu tướng Trần Văn Hùng, nguyên sư phó sư 968 Quân tình nguyện trên chiến trường Nam Lào. Các cụ Chiến và Xuân, vào hỏi thăm và nhìn lại hình ảnh các thủ trưởng năm xưa của mình nhé.
05.jpg


-Trưa 22/12/2023 hôm nay, tôi về với gia đình Hải quân.

06.jpg


07.jpg


08.jpg


09.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GIAO THỪA – ĐÓN NĂM 2024

Chỉ còn vài giờ nữa, là năm cũ 2023 qua đi, năm mới 2024 sẽ đến.

Biết bao nhiêu năm tháng đã đi qua cuộc đời. Trong đó, những năm tháng thanh xuân, ta đã cống hiến cho tổ quốc.

-“….Những tháng ngày năm đó ta đã cười thật tươi

Mười tám đôi mươi những nụ cười đẹp nhất đời

Dẫu gian khó dẫu phong ba, hiên ngang bước sóng gió sẽ qua

Những tháng ngày năm đó anh cũng cười thật tươi

Có đôi lời yêu em anh vẫn chưa dám ngỏ lời

Yêu bầu trời năm ấy cùng ngàn vệt nắng ở cuối trời

Vẫn nhớ bóng dáng đôi mươi, nhớ nụ cười xuân thời….”

01.jpg


02 duoi chien ham.jpg

03-a.jpg

https://www.youtube.com/shorts/bTbZI1BmPP0


Những năm tháng sắp tới, ta vẫn đang đứng ở sân ga, và sẵn sàng lao lên con tầu thời gian, băng mình về phía trước.

Dẫu khó khăn hay phong ba, ta cũng vẫn sẽ dấn thân.
03-b.jpg

Năm tháng mới, trên con tầu thời gian mới, chúc chúng ta có nhiều sức khoẻ. Và tốt lành sẽ đến với chúng ta.
🌹
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NGÀY NÀY 45 TRƯỚC ĐÂY
Đây là bức ảnh cố đại sứ Ngô Điền và vợ là nhà báo quân đội Trần Thị Tỳ được chụp phía trước Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh trong ngày giải phóng.
Cố đại sứ Ngô Điền là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại CHND Campuchia (1979-1991), trong toàn bộ thời gian Quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở đây.
Ngoài chức danh đại sứ, ông còn là Phó trưởng Ban B68 (Ban Công tác Z Trung ương của TƯ Đảng), giúp bạn thành lập và kiện toàn chính thể cũng như toàn bộ bộ máy đảng và nhà nước ở cấp trung ương.
Trước đó, cố đại sứ Ngô Điền là trưởng đại diện của Việt Nam Thông tấn xã tại Phnom Penh đô thành Vương quốc Campuchia trong 6 năm (1956-1962).

Bạn lính angkorwat , là lính B.68, cận vệ của cụ Ngô Điền thời kỳ ở chiến trường K đấy.
Nhân ngày này, chúc bạn lính angkorwat và các bạn lính trên chiến trường K: sức khoẻ và hạnh phúc.

ND.jpg
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
NGÀY NÀY 45 TRƯỚC ĐÂY
Đây là bức ảnh cố đại sứ Ngô Điền và vợ là nhà báo quân đội Trần Thị Tỳ được chụp phía trước Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh trong ngày giải phóng.
Cố đại sứ Ngô Điền là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại CHND Campuchia (1979-1991), trong toàn bộ thời gian Quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở đây.
Ngoài chức danh đại sứ, ông còn là Phó trưởng Ban B68 (Ban Công tác Z Trung ương của TƯ Đảng), giúp bạn thành lập và kiện toàn chính thể cũng như toàn bộ bộ máy đảng và nhà nước ở cấp trung ương.
Trước đó, cố đại sứ Ngô Điền là trưởng đại diện của Việt Nam Thông tấn xã tại Phnom Penh đô thành Vương quốc Campuchia trong 6 năm (1956-1962).

Bạn lính angkorwat , là lính B.68, cận vệ của cụ Ngô Điền thời kỳ ở chiến trường K đấy.
Nhân ngày này, chúc bạn lính angkorwat và các bạn lính trên chiến trường K: sức khoẻ và hạnh phúc.

ND.jpg
Ảnh này cô chú Điền chụp tháng 3/1979 khi chú Điền làm trưởng đoàn chuyên gia Ngoại giao và cô Tỳ là phó đoàn chuyên gia TTXVN. Năm 1980 chú Điền mới làm đại sứ thay ông Võ Đông Giang.
Còn ảnh này là hai cô cháu chụp ở sân sứ quán VN
 

troc

Xe tăng
Biển số
OF-42110
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,297
Động cơ
618,998 Mã lực
Ôi zời. Mấy hôm cuối năm bận quá ko vào OF làm lỡ mất rồi :((
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
NGÀY NÀY 45 TRƯỚC ĐÂY
Đây là bức ảnh cố đại sứ Ngô Điền và vợ là nhà báo quân đội Trần Thị Tỳ được chụp phía trước Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh trong ngày giải phóng.
Cố đại sứ Ngô Điền là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại CHND Campuchia (1979-1991), trong toàn bộ thời gian Quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở đây.
Ngoài chức danh đại sứ, ông còn là Phó trưởng Ban B68 (Ban Công tác Z Trung ương của TƯ Đảng), giúp bạn thành lập và kiện toàn chính thể cũng như toàn bộ bộ máy đảng và nhà nước ở cấp trung ương.
Trước đó, cố đại sứ Ngô Điền là trưởng đại diện của Việt Nam Thông tấn xã tại Phnom Penh đô thành Vương quốc Campuchia trong 6 năm (1956-1962).

Bạn lính angkorwat , là lính B.68, cận vệ của cụ Ngô Điền thời kỳ ở chiến trường K đấy.
Nhân ngày này, chúc bạn lính angkorwat và các bạn lính trên chiến trường K: sức khoẻ và hạnh phúc.

ND.jpg
Cảm ơn thông tin chỉnh sửa của angkorwat - Người lính cận vệ của cụ Ngô Điền 🌹
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Cảm ơn cụ. Tôi mời rượu, mà các thủ trưởng bẩu là đã hết định mức :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
45 NĂM SAU

Tháng 01/ 1979, họ là những người lính, thuộc sư đoàn 7.
Sau khi vượt sông Mê Kông, đánh tràn vào thủ đô Phnôm Pênh, đuổi quân Pôn-pốt chạy dài về biên giới Thái – Cam, thì sư đoàn 7 tiếp tục nhận lệnh truy quyét tàn quân Pôn-pốt, cùng với các sư đoàn chủ lực khác, của quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong một trận truy quyét gần biên giới Thái Lan, người chính trị viên viên tiểu đoàn với khẩu súng ngắn K54 trên tay, hai người chiến sỹ liên lạc với 2 khẩu AK 47, đã oai dũng truy đuổi 1 chiếc xe tăng của quân thù Khơ me Đỏ.
Khiếp sợ trước tinh thần quả cảm của những người lính Việt, kíp lái xe tăng của quân Khơ me Đỏ đã phải bỏ xe tháo chạy.
Và thành tích dùng súng ngắn K54 và tiểu liên AK 47, bắt sống xe tăng quân thù, đã đi vào truyền thuyết của những những người lính Quân tình nguyện Việt Nam.

Ngày hôm nay, chủ nhật 28 tháng 01/2024, sau 45 năm, những người lính ấy lại gập nhau.
Họ là trung tướng Nguyễn Công Tranh, nguyên chính uỷ Tổng cục Hậu cần. Doanh nhân thành đạt Hiếu Lê – nguyên chiến sỹ liên lạc năm xưa. Doanh nhân Hải – nguyên là chiến sỹ liên lạc của cụ Tranh.
Tuan Bim, người lính Hải quân, tự hào là đồng đội cùng thời, với những người lính ấy.
Hôm nay, 4 người lính tóc đã bạc, nhưng vẫn nói mãi chuyện bắt sống xe tăng.

NOTE:
Trong hồi ký của người lính Hiếu Lê, sẽ được ra mắt vào dịp 30/04/2024, sẽ có chi tiết câu chuyện ‘bắt sống xe tăng’ này.

Đề mô chút xíu là thế này:
Chuyện xảy ra trong chiến dịch Amleang - 1979.
Thoạt đầu, lính tiểu đoàn 7 của trung đoàn 209, sư đoàn 7 truy đuổi Tank địch.
Sau đó ‘nó’ chạy loanh quanh hết nhiên liệu rồi rúc vào bụi cây, đào hầm âm xuống chôn giấu xe.
Tiểu đoàn 9 càn đến, 2 đại đội đã đi qua mà không phát hiện ra, D bộ vừa kịp tới, lính toàn vũ khí xung lực nên dạt ra, CTV tiểu đoàn 9 (là bác Tranh đội mũ trong hình), liền rút K54 xông lên, vẩy đạn chan chát vào xe Tank hô anh em xông lên.
Lính hoả lực B của 2 đại đội phía trước không dám bắn B40 41 vì sợ dính phải thủ trưởng của mình, chỉ ít giây lính ta bắt sống xe Tank địch.

Cu Tranh.jpg


Cu Tranh 2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
HỒI ẤY – HÔM NAY.

Trong số các bạn của tôi, người đổ máu đầu tiên cho nước Việt, là thằng Bình, bạn cùng làng, cùng học cấp ba. Bị trọng thương trong trận đánh vào Hố Nai, tháng tư năm 1975.
Khi làng tôi chưa bị giải phóng mặt bằng, để làm hầm chui Kim Liên, thằng Bình cụt chân phải, mù mắt phải, vẫn ngồi bán nước ở đầu làng. Gập nhau mỗi ngày hai lần, khi tôi đi qua trên đường mưu sinh, chúng tôi vẫn luôn hỏi thăm nhau, bằng 1 câu chào không thể cũ hơn của thằng Bình:
-Nước đã, mày.

Người bạn tôi hy sinh đầu tiên, là thằng Hải, người cùng làng, cùng học cấp ba.
Hải hy sinh năm 1978 ở Long An, khi là lính trinh sát pháo.

Một trong những người lính Việt hy sinh đầu tiên, trong cuộc chiến đấu đánh quân Trung Quốc xâm lược, ngày 17/02/1979, là thằng Quân, bạn học cùng lớp, 3 năm liền, thời cấp ba, nhà ở khu tập thể Đường sắt Khâm Thiên. Quân hy sinh sáng sớm ngày 17/02/1979 ở Lao Cay, là lính sư 316.

Người bạn hy sinh cuối cùng của tôi, là trung úy bác sỹ Lê Hải Bằng. Khi đó, năm 1985, Bằng là đội trưởng của Cục Quân y, nhận nhiệm vụ mang thuốc và thiết bị y tế cấp phát cho chiến trường Căm Pu Chia. Trung úy đội trưởng Bằng lên cơn sốt rét co giật, anh em đề nghị phá niêm cất của cơ số thuốc cấp phát cho mặt trận, đề cấp cứu cho Bằng. Nhưng Bằng đã ra lệnh:
- Thuốc của chiến trường, dù có hy sinh, cũng nghiêm cấm xâm phạm.
Bằng hy sinh, để lại người vợ trẻ (là con gái của tướng Hoàng Đăng Huệ , nguyên là Phó Tư lệnh Chính trị - Binh chủng Tăng Thiết Giáp) và con gái mới hơn một tuổi, vẫn sớm hôm mong đợi anh, trong ngôi nhà nhỏ ở khu tập thể quân đội Đồng Xa, gần với chỗ Làng SOS bây giờ.

Sáng nay, phi con ngựa già qua dòng sông Cái trên đường đời mưu sinh, sương mù dày đặc, nhưng người lính già vẫn như nhìn thấy những hàng cây thốt nốt ở mặt trận Tây Nam, vẫn nhìn thấy một nhành hoa cháy đỏ trên biên cương Bắc ải.
Người lính già như vẫn nhìn thấy, trên những nấm mồ của các bạn tôi hồi ấy, không có hương nhang, không có hoa tươi, may ra thì chỉ có những cành lá xanh cắm lên nấm đất ướt đẫm sương đêm ở những nơi xa xôi biên thùy.
Họ đã nằm lại với mảnh đất nơi tuyến đầu đang cuồn cuộn lửa cháy ngút trời.

Chúng mày ơi, những thằng bạn đã hy sinh, những thằng bạn đã đổ máu vì nước Việt, người lính già và đồng đội, những người còn sống, vẫn luôn nhớ tới chúng mày.
Nhớ để luôn bới đất lật cỏ kiếm ăn lương thiện, và khinh thường những thằng quan, mà bị bắt hoặc suýt bị bắt, hàng ngày.
hoa sim.jpg
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
7,061
Động cơ
691,053 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Chúc cụ và đồng đội mạnh khỏe!
Ngày này năm 2019, nhà cháu cũng mang 2 F1 đi trải nghiệm đường biên giới và ngủ ở đồn biên phòng Y Tý tối 16/02.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
ĐƯỜNG 279

Hôm nay, thấy bạn lính Trung Sy viết ‘tút’ về con đường 279 để bán cho báo, lấy tiền mua nhà, tôi chỉ cười thầm.
Thằng cha nọ, biết chó gì về con đường 279. Tay nọ, chỉ biết đến đường 279 vài năm nay, khi con đường 279 đã đẹp như con đường phố Hoàng Diệu ở Hà Nội, nơi các quý bà sồn sồn kéo đến chụp ảnh với hoa ban hàng ngày, để níu kéo tuổi già.

Thằng cha nọ, chỉ chạy ô tô trên con đường 279, khi con đường đó đã trở thành con đường của Tây ba-lo đi phượt, vì nó đẹp với cảnh sắc núi rừng, và có các quán ăn, chỉ bán thịt gia cầm nuôi, mà không bán thịt thú rừng. Vì tụi Tây, ăn nhời của bọn tôi, rằng:
-Ăn thịt gà, là yêu nước.

Còn tôi, tôi biết con đường 279 từ năm 1980.
Khi ấy, tôi có thời gian ở Binh đoàn 12 Trường Sơn, làm cây cầu ở Mai Pha (Lạng Sơn). Khi ấy, đi đái cũng chỉ dám loanh quanh gần lán tạm ở công trường, vì sợ đạp phải mìn của ta, gài năm 1979, mà công binh chưa rà phá hết.

Ra quân, về với đời thường, đi làm cho tụi NN, tôi tưởng chỉ còn ngồi ở Hà Nội, trong văn phòng sực nức mùi tư bản mà thôi.
Ai dè, con đường 279 vẫn có duyên nợ với tôi.

Năm 1995, tôi chạy tuyến này, cung từ Bắc Quang (Hà Giang) sang Phố Ràng (Lao Cai). Lúc ấy, dựa vào trí nhớ từ thời còn khoác áo nhà binh, để dẫn tụi NN đi làm dự án. Suýt nữa thì phải vứt xe ô tô, để đi bộ và đi thuyền về Phố Ràng, vì đường 279 ở cung đoạn ấy, gần như bị thiên nhiên tàn phá hoàn toàn. Những cái gì mà thiên nhiên chưa phá được, thì nhân dân ta phá nốt.
Bởi lúc ấy đói quá, dân dỡ moẹ nó các kết cấu của các cây cầy bắc qua các ‘khuổi’, các ‘nậm’ để bán sắt vụn, may ra chỉ còn trơ lại 2 cái dầm chính bắc qua ‘nậm’, để con xe ô tô của tôi cảm tử bò qua.
Hôm ấy, khi lần ra được đến Phố Ràng, tôi đã quỳ xuống con đường 70, thay vì hôn nắm đất như Ông Cụ ở mốc 108 Cao Bằng, tôi đã làm dấu thánh giá, và thề rằng:
-Tôi sẽ quên phứt đi con đường 279 trong niềm thương và nỗi nhớ.

Ấy thế mà chạy trời không khỏi nắng.
Năm 1996, tôi lại phải quay lại con đường 279 ấy, chính cây cầu Mai Pha ấy.
Nhưng lần này, tôi đã là cán bộ có chức vụ khá khá của NN, đi lại bằng xe con có cắm cờ quốc tế rồi, và không sợ mìn nữa rồi.

Sau này, quãng năm 200x, tôi cũng lại đi trên con đường 279 này, cung đường từ Chiêm Hoá đi Na Hang.
Lần đi này, cũng bằng xe của tôi, có cả Sư thầy và tay Trung nọ đi đấy. Lần đó, chúng tôi được một người bạn gái (bây giờ là Giám đốc một hãng Lâm – Thổ - Sản nổi tiếng rồi), chiêu đãi món cá ngon lắm.

Chỉ có tôi mới có thể nói về con đường 279, thằng cha nọ, biết chó gì.
Ấy thế nhưng, thói đời, thì thường là thằng nào..éo biết gì thì nói nhiều. Còn thằng biết nhều, chỉ mong thằng biết ít, mời cho 100 gờ ram thịt chân giò heo thái mỏng mà thôi. :D :D :D

429861399_7488193344578497_3776359953340043229_n.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top