[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

kelangthangdien

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-294906
Ngày cấp bằng
4/10/13
Số km
1,268
Động cơ
365,303 Mã lực
Nơi ở
Lai châu
Website
taybacthaoduoc.com
Những người lính cụ hồ thật đáng trân trọng
 

Vịtcỏ73

Xe buýt
Biển số
OF-199139
Ngày cấp bằng
20/6/13
Số km
664
Động cơ
1,329,121 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kính cụ Baoleo

Cách đây 7 hôm tức ngày 04/3/2016 nhà cháu tình cờ được mời đi cùng đến nhà Liệt Sĩ Phạm Gia Thiều, Thượng Úy thuyền phó tàu HQ604 hy sinh ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma cùng 63 Liệt Sĩ khác (đến nơi em mới biết).
Hôm đó có đông đảo bạn học trường Hàng Hải, bạn nhập ngũ và bạn cùng đơn vị của anh Thiều cũng về để dự NGÀY GIỖ của anh (cái này là do gia đình sắp xếp để tiện cho các bạn anh cùng về).
Các bạn anh Thiều đều đã tóc bạc hoa râm, ồn ào đi vào nhưng rất nghiêm trang kính cẩn khi thắp hương trước bàn thờ của bạn.
Bố Mẹ anh Thiều chỉ có anh là con trai duy nhất, anh hy sinh khi mới 30 tuổi mà chưa kịp biết yêu, nhưng giờ đây cứ vào ngày giỗ của anh thì Bố Mẹ anh lại có hàng chục đứa con về quây quần ấm cúng.
Nhà cháu thực sự bất ngờ và xúc động khi chứng kiến những gì diễn ra xung quanh, nhà cháu đã ứa nước mắt khi nhìn lên ban thờ có lẵng hoa trắng muốt đặt trang trọng trước di ảnh của anh Thiều.
Có một thứ gì đó mà rất lâu và hiếm thấy trong cuộc sống mưu sinh bây giờ.
Vì vậy mà nhà cháu đã không kịp ghi lại 1 vài bức ảnh làm tư liệu, nhưng thôi, có lẽ như vậy cho nó thấm đậm và trân trọng.
Nhà cháu nghĩ mính sẽ cố gắng mỗi năm về thăm gia đình Liệt Sĩ Phạm Gia Thiều.

Cụ Baoleo có thông tin gì thêm về anh Thiều không,
 

trungtuan_nt

Xe tải
Biển số
OF-18625
Ngày cấp bằng
15/7/08
Số km
276
Động cơ
506,835 Mã lực
Chào Bác, nhà em đọc một hơi văn của Bác.
Em có ông chú cũng Hải quân nhưng hy sinh tại Quảng bình ngay trận đầu tiên, nghe kể lại là các Cụ dong tàu ra giữa sông chiến với máy bay Mỹ.....Bác baoleo có thông tin chuẩn gì về trận này không ah.
Chúc Bác khỏe.
 

Hoainam134

Xe tải
Biển số
OF-89938
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
328
Động cơ
409,518 Mã lực
Ui hnay e mới biết
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
Chào Bác, nhà em đọc một hơi văn của Bác.
Em có ông chú cũng Hải quân nhưng hy sinh tại Quảng bình ngay trận đầu tiên, nghe kể lại là các Cụ dong tàu ra giữa sông chiến với máy bay Mỹ.....Bác baoleo có thông tin chuẩn gì về trận này không ah.
Chúc Bác khỏe.
Thân gửi bạn 'trungtuan_nt',
Nếu bạn có "...ông chú cũng Hải quân nhưng hy sinh tại Quảng bình ngay trận đầu tiên...", thì xin gửi lại bạn một vài tư liệu về ngày đó như sau:

Theo sáng kiến của Bộ Tư lệnh Hải quân, một cuộc gặp gỡ cảm động giữa những người đã tham gia vào trận thắng đầu tiên của quân chủng được tổ chức vào năm 2004.

Sau đây là ký ức của một số cựu binh ngày ấy:

1/ Đại tá Hoàng Kim Nông, người từng chiến đấu ở Cửa Hội ngày 5-8-1964 trên tàu 187 kể lại: "Tôi nhớ rõ thuyền trưởng Nguyễn Văn Tiếu; anh ấy trúng đạn, tay trái gần đứt lìa đến vai, liền bảo mọi người cắt đi cho đỡ vướng và tiếp tục chỉ huy chiến đấu". Gần 80 tuổi, ông Tiếu (nay sống ở Xuân Tân, Thọ Xuân, Thanh Hóa) đáp lại: "Cánh tay gần đứt rơi, lủng lẳng vướng víu quá, tôi bảo anh Liêm cơ điện cắt giúp, nhưng cậu ấy không dám, thế là tôi phải giắt nó vào cạp quần rồi dùng tay phải lái tàu. Tôi cũng có một đứa con đi hải quân, bốn mươi tuổi cũng vợ muộn, giống tôi". Trận ấy tàu 187 có 30 người, chỉ năm còn nguyên vẹn!


2/ Chuyện kể của Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Kim Nông, nguyên chiến sĩ tàu 187, phân đội 7, khu tuần phòng 2.:

- Như bác Bột đã nói, hải quân ta lúc đó còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cái thiếu nhất là kinh nghiệm đánh máy bay Mỹ. Song chúng tôi không bị bất ngờ. Anh em chuẩn bị rất khẩn trương, miệt mài huấn luyện bắn máy bay, đánh tàu chiến Mỹ. Có thể nói, tất cả đã sẵn sàng, chờ địch tới là đánh. Lúc này, tôi nhập ngũ mới được một năm, là chiến sĩ tiếp đạn của tàu 187.

Trong những ngày đầu tháng 8-1964, tàu chúng tôi được lệnh tuần tiễu trên biển từ Quảng Bình ra Cồn Cỏ. Ngày 5-8, tàu được lệnh về nam Hòn Ngư và neo tại đó ăn cơm trưa xong, đang thiu thiu ngủ thì có lệnh báo động. Khi chúng tôi ra đến vị trí thì vừa lúc máy bay địch bổ nhào. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt không cân sức đã diễn ra: Một chiếc tàu lẻ loi trên biển chống chọi với sáu máy bay địch suốt mấy tiếng đồng hồ liền. Nhưng không những tàu của chúng ta vẫn tồn tại, mà còn bắn cháy một máy bay, làm bị thương một chiếc khác.

40 năm đã trôi qua, đến bây giờ mỗi khi nhớ lại tôi vẫn rất xúc động trước những gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của đồng đội tôi. Họ hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc không chút do dự. Thiếu úy thuyền trưởng Lê Văn Tiếu điều khiển tàu rất cơ động và linh hoạt để tránh bom đạn địch. Một quả rốc-két nổ trúng đài chỉ huy, một số đồng chí hy sinh, riêng anh Tiếu bị một mảnh bom cắt gần đứt cánh tay. Rất bình tĩnh, anh lệnh cho đồng chí Miền báo vụ cắt phần còn lại cho khỏi vướng để tiếp tục chỉ huy tàu chiến đấu.


Tôi nhớ mãi hình ảnh thiếu úy, chính trị viên Đoàn Bá Ký. Anh chạy như con thoi đến từng vị trí dưới làn đạn 20mm từ máy bay địch xả xuống để động viên bộ đội, băng bó cho anh em bị thương. Một viên đạn găm vào người anh, anh đổ ụp xuống. Tôi vội chạy lại ôm chầm lấy anh. Anh cố gượng dậy, ghé vào tai tôi thều thào: "Hãy bình tĩnh chiến đấu" rồi tắt thở. Anh Ký người miền nam, đẹp trai, hát hay, vui tính, gần gũi và cởi mở, chúng tôi xem anh như người anh cả của tàu.

Chính trị viên hy sinh, thuyền trưởng bị thương nặng, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên tàu vẫn gan góc bám vị trí chiến đấu đánh máy bay địch. Một loạt đạn trúng khoang máy, đường ống dầu bị vỡ bốc cháy mù mịt. Bất chấp nguy hiểm, thượng sĩ Cao Viết Thảo nhảy vào giữa khoang máy dùng bình cứu hỏa dập lửa, bịt rò đường ống bị vỡ, mặc cho quần áo bốc cháy như bó đuốc. Tiếp đó, tôi chỉ kịp nhìn thấy một tia chớp sáng chói và một tiếng nổ rất đanh hất tôi vào bệ pháo. Tôi ngất lịm, lúc tỉnh dậy thấy quần áo rách tả tơi, khắp người chỗ nào cũng có máu. Trước mặt tôi anh Bằng, anh Thuật đã hy sinh, anh Bê và Hy bị thương nặng, máu ra đầm đìa. Anh Thiệp, pháo thủ 20mm đang ôm ghì lấy súng, một tay bóp cò, một tay bịt trán mà máu vẫn trào ra đầm đìa. Trên đài chỉ huy, đồng chí lái tàu cũng bị thương ngã xuống, tàu tròng trành. Băng bó vết thương cho các anh xong, tôi cố leo lên nắm tay lái. Mặc dù máu ra nhiều, mắt hoa lên nhưng tôi vẫn ghì chặt tay lái, điều khiển tàu tránh đạn theo lệnh của thuyền trưởng...

Anh hỏi, hình ảnh nào in đậm nhất trong tôi ư? Tôi nhớ đồng chí Nguyễn Thanh Hải, chiến sĩ ra-đa quê ở Thanh Hóa, cùng với tôi tiếp đạn cho vị trí pháo số 3. Lúc quả rốc-két nổ trên bệ pháo, anh bị một mảnh cắm vào đầu. Khi tôi băng bó cho anh, anh cầm tay tôi hỏi: "Nông ơi, mày có việc gì không?". Khi tàu cập cảng, anh gọi anh em tôi lại nói: "Dựng tôi dậy để cho tôi nhìn Tổ quốc lần cuối". Anh em tôi xúm lại, dựng anh lên. Anh nhìn chúng tôi khắp lượt, nhìn trời nhìn đất rồi từ từ khép mắt. Không ai trong chúng tôi có thể cầm được nước mắt.
 

trungtuan_nt

Xe tải
Biển số
OF-18625
Ngày cấp bằng
15/7/08
Số km
276
Động cơ
506,835 Mã lực
Thân gửi bạn 'trungtuan_nt',
Nếu bạn có "...ông chú cũng Hải quân nhưng hy sinh tại Quảng bình ngay trận đầu tiên...", thì xin gửi lại bạn một vài tư liệu về ngày đó như sau:

Theo sáng kiến của Bộ Tư lệnh Hải quân, một cuộc gặp gỡ cảm động giữa những người đã tham gia vào trận thắng đầu tiên của quân chủng được tổ chức vào năm 2004.

Sau đây là ký ức của một số cựu binh ngày ấy:

1/ Đại tá Hoàng Kim Nông, người từng chiến đấu ở Cửa Hội ngày 5-8-1964 trên tàu 187 kể lại: "Tôi nhớ rõ thuyền trưởng Nguyễn Văn Tiếu; anh ấy trúng đạn, tay trái gần đứt lìa đến vai, liền bảo mọi người cắt đi cho đỡ vướng và tiếp tục chỉ huy chiến đấu". Gần 80 tuổi, ông Tiếu (nay sống ở Xuân Tân, Thọ Xuân, Thanh Hóa) đáp lại: "Cánh tay gần đứt rơi, lủng lẳng vướng víu quá, tôi bảo anh Liêm cơ điện cắt giúp, nhưng cậu ấy không dám, thế là tôi phải giắt nó vào cạp quần rồi dùng tay phải lái tàu. Tôi cũng có một đứa con đi hải quân, bốn mươi tuổi cũng vợ muộn, giống tôi". Trận ấy tàu 187 có 30 người, chỉ năm còn nguyên vẹn!


2/ Chuyện kể của Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Kim Nông, nguyên chiến sĩ tàu 187, phân đội 7, khu tuần phòng 2.:

- Như bác Bột đã nói, hải quân ta lúc đó còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cái thiếu nhất là kinh nghiệm đánh máy bay Mỹ. Song chúng tôi không bị bất ngờ. Anh em chuẩn bị rất khẩn trương, miệt mài huấn luyện bắn máy bay, đánh tàu chiến Mỹ. Có thể nói, tất cả đã sẵn sàng, chờ địch tới là đánh. Lúc này, tôi nhập ngũ mới được một năm, là chiến sĩ tiếp đạn của tàu 187.

Trong những ngày đầu tháng 8-1964, tàu chúng tôi được lệnh tuần tiễu trên biển từ Quảng Bình ra Cồn Cỏ. Ngày 5-8, tàu được lệnh về nam Hòn Ngư và neo tại đó ăn cơm trưa xong, đang thiu thiu ngủ thì có lệnh báo động. Khi chúng tôi ra đến vị trí thì vừa lúc máy bay địch bổ nhào. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt không cân sức đã diễn ra: Một chiếc tàu lẻ loi trên biển chống chọi với sáu máy bay địch suốt mấy tiếng đồng hồ liền. Nhưng không những tàu của chúng ta vẫn tồn tại, mà còn bắn cháy một máy bay, làm bị thương một chiếc khác.

40 năm đã trôi qua, đến bây giờ mỗi khi nhớ lại tôi vẫn rất xúc động trước những gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của đồng đội tôi. Họ hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc không chút do dự. Thiếu úy thuyền trưởng Lê Văn Tiếu điều khiển tàu rất cơ động và linh hoạt để tránh bom đạn địch. Một quả rốc-két nổ trúng đài chỉ huy, một số đồng chí hy sinh, riêng anh Tiếu bị một mảnh bom cắt gần đứt cánh tay. Rất bình tĩnh, anh lệnh cho đồng chí Miền báo vụ cắt phần còn lại cho khỏi vướng để tiếp tục chỉ huy tàu chiến đấu.


Tôi nhớ mãi hình ảnh thiếu úy, chính trị viên Đoàn Bá Ký. Anh chạy như con thoi đến từng vị trí dưới làn đạn 20mm từ máy bay địch xả xuống để động viên bộ đội, băng bó cho anh em bị thương. Một viên đạn găm vào người anh, anh đổ ụp xuống. Tôi vội chạy lại ôm chầm lấy anh. Anh cố gượng dậy, ghé vào tai tôi thều thào: "Hãy bình tĩnh chiến đấu" rồi tắt thở. Anh Ký người miền nam, đẹp trai, hát hay, vui tính, gần gũi và cởi mở, chúng tôi xem anh như người anh cả của tàu.

Chính trị viên hy sinh, thuyền trưởng bị thương nặng, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên tàu vẫn gan góc bám vị trí chiến đấu đánh máy bay địch. Một loạt đạn trúng khoang máy, đường ống dầu bị vỡ bốc cháy mù mịt. Bất chấp nguy hiểm, thượng sĩ Cao Viết Thảo nhảy vào giữa khoang máy dùng bình cứu hỏa dập lửa, bịt rò đường ống bị vỡ, mặc cho quần áo bốc cháy như bó đuốc. Tiếp đó, tôi chỉ kịp nhìn thấy một tia chớp sáng chói và một tiếng nổ rất đanh hất tôi vào bệ pháo. Tôi ngất lịm, lúc tỉnh dậy thấy quần áo rách tả tơi, khắp người chỗ nào cũng có máu. Trước mặt tôi anh Bằng, anh Thuật đã hy sinh, anh Bê và Hy bị thương nặng, máu ra đầm đìa. Anh Thiệp, pháo thủ 20mm đang ôm ghì lấy súng, một tay bóp cò, một tay bịt trán mà máu vẫn trào ra đầm đìa. Trên đài chỉ huy, đồng chí lái tàu cũng bị thương ngã xuống, tàu tròng trành. Băng bó vết thương cho các anh xong, tôi cố leo lên nắm tay lái. Mặc dù máu ra nhiều, mắt hoa lên nhưng tôi vẫn ghì chặt tay lái, điều khiển tàu tránh đạn theo lệnh của thuyền trưởng...

Anh hỏi, hình ảnh nào in đậm nhất trong tôi ư? Tôi nhớ đồng chí Nguyễn Thanh Hải, chiến sĩ ra-đa quê ở Thanh Hóa, cùng với tôi tiếp đạn cho vị trí pháo số 3. Lúc quả rốc-két nổ trên bệ pháo, anh bị một mảnh cắm vào đầu. Khi tôi băng bó cho anh, anh cầm tay tôi hỏi: "Nông ơi, mày có việc gì không?". Khi tàu cập cảng, anh gọi anh em tôi lại nói: "Dựng tôi dậy để cho tôi nhìn Tổ quốc lần cuối". Anh em tôi xúm lại, dựng anh lên. Anh nhìn chúng tôi khắp lượt, nhìn trời nhìn đất rồi từ từ khép mắt. Không ai trong chúng tôi có thể cầm được nước mắt.
Vâng, cám ơn bác baoleo...ông chú nhà em giờ cũng đã được gia đình đưa từ QB về Nghĩa Trang liệt sỹ quận Hồng Bàng rồi ạ
 

mandepdainghia

Xe máy
Biển số
OF-344873
Ngày cấp bằng
30/11/14
Số km
88
Động cơ
272,150 Mã lực
Website
noithatlongan.com
Đọc những dòng này tự dưng nhớ đến Bác của mình.
Bác mất năm 1968 không tìm thấy mộ, ngay cả 1 bức ảnh để thờ cũng không có.
Chỉ tội bà nội mình, bao nhiêu năm trời ngày nào cũng nhìn lên bàn thờ khóc.
Bố mình đi biết bao nhiêu nơi để tìm mộ, để một ngày bà mất cũng có thể yên tâm vậy mà cũng vậy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
MÃI LÀ ĐỒNG ĐỘI

Tuổi thanh xuân, gập lúc quân thù Trung Quốc lăm le xâm lấn nước ta, em đã tình nguyện tòng quân, lên đường cầm súng đánh giặc, như một lẽ tự nhiên của những thảo dân cần lao nước Việt.

Khi quân thù Trung Quốc tráo trở, đem đại quân đánh phủ đầu suốt giải biên cương phía Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979, tại chính ngay thời khắc sống còn ấy, em là chiến sỹ - ngay trên chiến hào tiền duyên, tuyến 1.

Em đã cùng đơn vị kiên cường bám từng mỏm đá, góc rừng - đánh trả quân cướp nước Trung Quốc xâm lược. Chỉ đến khi đã ném hết lựu đạn, khẩu AK báng sờn chỉ còn 1 băng, và được lệnh cấp trên di chuyển về tuyến sau. Em mới chịu ôm khẩu AK thân yêu bên mình, bảo vệ người dân sơ tán đi cùng.

Trên đường mòn gần Bản Tấn, sáng 23.2.1979, thấy 1 em bé – bơ vơ bên người mẹ bị quân Tầu bắn trọng thương, không 1 chút chần chừ, em đã ôm xốc bé lên, cùng tốp trinh sát đưa bà mẹ bị thương về phía sau. Khoảng khắc ấy đã được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi vào lịch sử.

Hành động cao đẹp ấy của người nữ chiến sỹ biên cương, em không biết. Bởi cuộc chiến đang tiếp diễn khốc liệt, như sau này em nhớ lại:

-“… gập lính thì cứu lính, gập dân thì cứu dân. Tôi là bộ đội và vẫn đang khoác súng, phải quay lại để chiến đấu!...”

Chiến tranh biên giới qua đi, đất nước bình yên, em - cũng như các cô bé trong trung đội tân binh của người lính hải quân thủa nào, đã trở về làm thảo dân, sớm hôm tần tảo, kiếm gạo nuôi thân. Các em đã hòa tan và khuất lấp dưới triệu triệu lớp bụi thời gian.

Hành động cao cả cứu dân của em, trong chiến tranh đánh quân Trung Quốc thời 1979, em cũng đã gạt sang một bên, bởi như bây giờ em vẫn tâm niệm:

-“…..Hết giặc thì về nhà, chả đòi hỏi gì…. Tôi năm nay 58 tuổi, không có con. Nhưng ít nhất tôi cũng được làm mẹ suốt 1 ngày đêm, trong những ngày lửa đạn tháng 2.1979….”.

Em, người nữ chiến sỹ biên cương, đồng đội của tụi anh trong những ngày đánh giặc, em có thể không nhớ.

Nhưng em bé, người dân được em bảo vệ, che trở trong những ngày chiến tranh, vẫn luôn nhớ về em, về một thế hệ bộ đội anh hùng, và vẫn luôn đau đáu tìm em.

Cả tụi anh nữa, những đồng đội của em thời chiến đấu gian lao, tụi anh cũng luôn nhớ về các em, các em chỉ có mái tóc tết trái đào làm duyên, các em chỉ có khẩu AK và chiếc ba lô sờn mòn theo năm tháng cùng trái tim nhân hậu bên mình. Và tụi anh, vẫn luôn nhớ các em, những chiến binh nhân hậu, thời biên giới – chiến tranh.

Thời gian như bóng câu ngoài khung cửa. Thoáng chốc đã 37 năm rồi. Em bây giờ đã là bà ‘mế’ ở miền thượng du. Và không may, em đã bị tai nạn trên đường mưu sinh sau chiến tranh, mà theo như chẩn đoán (qua phim chụp) của đồng đội – đại tá bác sỹ Quang (đã cùng với Thịnh và anh lên chia sẻ và thăm em lần trước), thì:

“Tổn thương vỡ 3-4 đốt sống lưng này gây liệt nửa người là chắc chắn. Sau phải mổ lấy phương tiện kết xương ra. Tiếp sau kết hợp Vật lý trị liệu và tập vận động ở các cơ sở Phục Hồi Chức Năng của các bệnh viện. Hy vọng đi lại là không thể. Chỉ cần phục hồi chút ít cảm giác chủ động đại tiểu tiện là tốt rồi….”.


Ôi, sao cuộc đời luôn đặt những người lính vào tâm bão thế. Ngay cả khẩu hiệu: “Bảo vệ tổ quốc là vinh quang”, thì sự “vinh quang” này, dường như chỉ để giành riêng cho những người nông dân nghèo khó như em, cho những người dân thành thị phải kiếm sống tự do như anh, được đặc quyền ‘hưởng’. Ngày nay, chẳng thấy con em các cán bộ, con em các trung-đại gia, hưởng niềm “vinh quang” ấy bao giờ.


Thôi, mặc kệ xã hội hôm nay, đang quay cuồng với chức tước và tiền bạc. Còn chúng ta là đồng đội, chúng ta mãi luôn nhớ về nhau.

Tụi anh, những đồng đội của em thời chiến đấu gian lao, đều là những người lính đã về đến chân dốc bên kia của cuộc đời, mắt cũng đã nhuốm mầu khói sương. Những chia sẻ của tụi anh, không đáng là hạt bụi, so với sự phung phí của ‘các quả đấm thép’ như các loại Vina…, như Dung Quất, Dung Cơ. Nhưng đó là những đồng bạc chắt chiu từ lao động, là son sắt nghĩa tình của thủy chung đồng đội. Chúng ta là đồng đội, chúng ta sẽ luôn bên nhau.

Hôm nay, anh lại về thăm em, mang theo một chút quà nữa của anh, và các đồng đội:

-anh Nguyễn Hữu Thành – nguyên sỹ quan tác chiến điện tử- Bộ TTM-đánh trận Sài Gòn 1975,

-anh Như Thìn – nguyên xạ thủ 12ly7 của sư đoàn 325, đánh trận từ Quảng Trị năm 1972 đến Sài Gòn 1975,

-của anh Khắc Nguyệt- đại tá, chiến binh đã lái con tăng 380- cùng với đại đội 4 xe tăng anh hùng, tràn vào Dinh Độc lập trưa 30/04/75,

-của anh Tan Chu Nhat– nguyên lính vận tải, quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Căm Pu Chia xa xôi

-của em Võ Trần– bác sỹ ở quê lúa Hải Dương, mãi tận châu thổ sông Hồng.

Khi trao quà, anh đã kể tóm tắt về từng chiến binh, để em ấm lòng hơn với nghĩa tình đồng đội.

Đồng đội ơi, em ơi.

Chúng ta sẽ san sẻ cho nhau, dăm ba đồng bạc thẫm đẫm mồ hôi. Giống như năm xưa chúng ta đã chia nhau từng hớp nước trên pháo thuyền nắng lửa, bẻ cho nhau mẩu lương khô cuối cùng trên boong tầu chiến hạm, san sẻ cho nhau những viên đạn cuối cùng trong chiến hào đánh giặc.

Mong em khỏe nhé. Em hãy tiếp tục kiên cường chiến đấu với bệnh tật, giống như anh đang chiến đấu với bệnh tật của vợ anh.

Đồng đội ơi, chúng ta sẽ mãi nhớ về nhau. Tụi anh luôn nhớ về em: đồng đội Bùi Thị Mùi, tình nguyện nhập ngũ năm 1976, khi vừa tròn 18 tuổi và được biên chế về đại đội 3, Tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc Sư đoàn 346, Quân khu 1. Và nay, đang là bà ‘mế’ nghèo tàn tật ở Hanh Cù (Thanh Ba, Phú Thọ).


P/S:

Nhà cháu đã dành phần lớn thời gian thăm Mùi, để chia sẻ với vợ chồng Long-Mùi, một vài kinh nghiệm và bài tập vận động, của 1 người đã 10 năm chăm vợ bị liệt, những mong em sẽ bớt các tổn thương tiếp theo. Mong em khá hơn lên trong tương lại.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
NHỚ VỀ NGƯỜI CÔ THỨ 6

Thực ra, tôi phải gọi cô là ‘thím sáu’, bởi cô lấy ông chú ruột thứ 6 của nhà nội.

Nhưng bà nội, vốn là con gái của quan tuần phủ Thái Nguyên, là cháu gái ruột của quan ‘trợ lý vua hàm bộ trưởng’, nên giữ nề nếp, gia phong, cốt cách ghê lắm. Cho dù là dâu hay rể, bà nội tôi đều yêu cầu các cháu gọi là cô và chú.

Nay tôi xin biên mấy ký ức về cô, nhưng tôi sẽ không biên theo lối thông thường, nghĩa là bùi ngùi, thương cảm, sầu đong, lệ chảy. Mà tôi sẽ nhớ những ký ức vui về cô. Những mong mấy đứa em-con cô, khi đọc những dòng này, sẻ mỉm cười vui khi nhớ về mẹ mình.

NGÀY RA MẮT VÀ CÁI CHẾT NGẤT CỦA BÀ NỘI.

Ông chú thứ 6 của nhà nội, vốn là giáo viên cấp 2. Thời năm 1967, tôi rời Hà Nội đi sơ tán về Phố Thắng – Hà Bắc, ở với ông bà nội, thì khi ấy, chức giáo viên cấp 2 của chú 6, là oai lắm.

Bởi phải nhờ tới ông anh cả là bố của tôi, và chú thứ 2, chú thứ 3, đều là các chỉ huy trong các đại đoàn chủ lực của Cụ Hồ, kèm theo việc hiến tặng không thương tiếc vô vàn vàng bạc và của cải cho Kháng chiến của ông bà nội (đến nay, tôi vẫn cho rằng yếu tố tự nguyện là khó khả thi), nhà được Chính phủ tặng Bảng vàng danh dự, huy chương Kháng chiến, nên sau ngày hòa bình lập lại, thì lần lượt chú thứ 5 được đi Liên Xô học về điện tử, còn chú thứ 6 thì được đi Trung Quốc học về sư phạm. Sau đó, chú thứ 6 được bổ về dậy cấp 2 ở huyện Quế Võ.

Khi tôi sơ tán về Phố Thắng, ông chú thứ 6, lúc ấy tuổi đã cao, mà vẫn chưa lấy vợ, bà nội lo lắm.

Thế rồi, đánh đoàng 1 cái, chú thứ 6 biên thơ về cho bà nội, bẩu: ‘ngày ấy, giờ nọ, con sẽ mang con dâu tương lai về ra mắt mợ’.

Khỏi nói, bà nội tôi cà cuống thế nào.

Ngày giờ ấy đến. Chú thứ 6 dẫn về 1 chị, bởi thực ra, cô khi ấy chỉ như là chị của tôi. Lúc ấy cô mới tầm 17 tuổi, hơn tôi non 10 tuổi.

Cô dâu tương lai thứ 6 của bà tôi, cao 1m72, nặng tầm 70 kg, rõ là xinh. Chả thế mà sau này, con gái lớn của cô, đã đạt danh hiệu Á hậu 1, của tỉnh Hà Bắc hồi chưa tách tỉnh.

Gà chết, chum gạo nếp được phá bỏ niêm phong. Chuyện ấy, không cần nói lại.

Tầm chiều, khi chú tôi chuẩn bị ‘lai’ cô về quê, bà nội tôi chợt nhớ ra việc quan trọng, liền bẩu cô 6:

- Con mang hộ mợ, cái cối đá ở sân giếng, lên nhà trên, để mợ giã thính cho vào tương.


Sau một tiếng ‘dạ’, cô 6 nhẩy chân sáo và chỉ vài giây sau, chiếc cối đá đã an tọa đúng vị trí bà nội cần.

Bà nội tôi chết ngất thẳng cẳng!

Sau này, khi cô 6 đã về rồi, bà nội mới cho vời tôi, là cháu đích tôn, vốn là tướng tâm phúc của nội, để bình xét rằng:

-‘bà hoảng quá. Cứ tưởng cô 6 sẽ ‘sè sẽ’ vần 1 cách khoan thai chiếc cối đá nặng với nụ cười ý nhị. Ai dè, cô mày xách phắt chiếc cối đá 1 tay, bước chân thình thịch, đặt huỵch cái cối đá xuống, chả thở tẹo nào, đã bẩu: “của mợ đây”!’

Tuy nhiên, cô 6 vẫn được ‘duyệt’, bởi như nội bẩu:

-‘cô mày khí đoảng. Nhưng được cái khỏe mạnh, thật thà. Thôi thì chú mày đã cao tuổi, cũng nên có người đỡ đần.’

BA LẦN TUYỂN CÔNG CHỨC MỚI THÀNH CHÍNH DÂU.

Tuy đã duyệt như thế, nhưng bà nội tôi vẫn chưa cho tổ chức đám cưới ngay đâu nhé.

Bởi như đã nói, bà nội là người giữ nề nếp, gia phong, cốt cách ghê lắm. Bà luôn quan niệm:

-‘dâu-rể nhà này, dứt khoát phải là cán bộ thoát ly, ăn gạo bông, họp với đoàn thể’!

Còn cô 6 tôi, vốn là con gái 1 ông chánh tổng của Tây thời 9 năm, nên sau hòa bình, gia đình bị ‘xếp thành phần’ kinh lắm. Vì thế, cô 6 không được vào Đội, chậm được đi học trường công, mãi sau này mới được học đến lớp 7, khi đã 17 tuổi. Khi ấy, ông chú ế vợ của tôi đang đứng lớp trường cô học, chắc hợp duyên số, nên ‘chấm’ luôn.

Khi về ra mắt gia đình, cô 6 mới sắp tốt nghiệp lớp 7, chưa có nghề ngỗng gì.

Chuyện vợ con của chú 6, nghe chừng khó tiến.

Thương ông em 6, bố tôi và các chú đang làm quan cách mạng bèn tìm cách gỡ. Và may sao, bên nhà cô 6, tuy bố cô là chánh tổng Tây, nhưng cũng lại có vài ông chú tham gia bộ đội Cụ Hồ, nay cũng làm quan cách mạng, cả 2 họ xúm vào giải quyết.

Sau một thời gian, cô 6 được giúp (bây giờ gọi là “chạy”) cho 1 chân là phát thanh viên của đài truyền thanh huyện.

Tôi thì nhiệt tình ủng hộ. Bởi mèng gì, cô 6 tôi cũng sẽ là MC của huyện, oai phải biết.

Ấy vậy nhưng, bà nội lại không cho là như thế. Bà bẩu:

- ‘Làm cái chân phát thanh, phải đi làm tối, lại chỉ có 1 nam-1 nữ trong phòng. Việc này là không được.’

Thế là hỏng. Mọi việc trở về số không.


Một thời gian sau, cô 6 lại được giúp cho 1 chân, làm thuyết minh cho đội chớp bóng của huyện nhà.

Khỏi nói, tôi phấn khởi biết nhường nào. Cứ tưởng tượng ra viễn cảnh: cái thằng tôi, hiên ngang đi vào bãi chớp bóng bằng cổng chính, lại có thể dắt thêm vài thằng lâu la đi xem ké, vĩnh biệt cảnh chui rào để xem phim ngược từ đằng sau phông, là phổi của tôi đã phồng tướng lên vì hãnh diện.


Ấy thế nhưng, bà nội lại cốc vào đầu tôi:

-‘anh đích tôn có lớn mà chả có khôn. Báu gì cái chân chăn bò ấy.’!


Thì ra là. Thời đấy, đội chiếu bóng huyện có trong biên chế 1 cỗ xe bò. Con bò cũng là cán bộ nhà nước thoát ly, được tiêu chuẩn gạo bông của chính phủ. Thế nhưng, để bớt tiêu chuẩn, nên con bò thường phải ăn cỏ, do cô thuyết minh đảm nhận chăn dắt mỗi khi chiều về.

Bà tôi bẩu: -‘Báu gì cái chân chăn bò ấy’! Là ở nhẽ đó.

Chuyện thế là cũng hỏng. Mọi việc cũng lại về số không.


Thế rồi, nhân một hôm sinh hoạt nội bộ gia đình, tôi tư vấn cho nội tôi:

-hay là xin cho cô 6 làm giáo viên như ông nội ?


Bà nội tôi bèn cả cười:

-‘Khéo cho anh đích tôn lắm. Tôi cũng đã nhờ, xin cho cô 6 mày, đi học 7 + 2, để sau này về dạy cấp 1 rồi.’


Thế rồi cô 6 tôi, trở thành chính dâu của bà nội tôi, trở thành cô giáo dạy cấp 1 của Phố Thắng, cho đến khi nghỉ hưu.


Nay, cả bà nội tôi và cô 6, đều đã thành tiên cảnh và nằm cạnh nhau.

Tôi tin rằng, hàng ngày, cô 6 vẫn ‘sè sẽ’ sang vấn an bà nội tôi.


(Bài viết như 1 nén tâm hương, nhân ngày 49 của cô 6)
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,630
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
NGÀY 22/12, ĐẾN THĂM TỔNG TƯ LỆNH.

Đúng ngày kỷ niệm 71 năm thành lập quân đội: 22/12/2015, chúng tôi lại về thăm ‘người Anh Cả’ của quân đội – Võ Đại tướng – Tổng Tư lệnh, tại tư gia của Ông.




Với chúng tôi, Đại tướng như chưa hề đi xa, Tổng Tư lệnh luôn sống mãi trong lòng những người lính chúng tôi, với sự kính yêu chân thành.





Ngắm nhìn khu vườn nhỏ trong nhà Đại tướng, chúng tôi lại như nhìn thấy khu rừng Trần Hưng Đạo, buổi chiều ngày 22/12/1941, Người Anh Cả của quân đội, cùng những người lính Cụ Hồ đầu tiên, hô vang 10 lời thề.

Chúc Đại tướng vững bước chinh biên.


Bắt được lỗi '' Đánh máy'' của cụ rôi nha!!!:D:D:D 1941:)):)):))
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
KHÔNG QUÂN VÀ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH BẠN TÔI

Ngày 3-4/04 là ngày truyền thống của quân chủng không quân.
Do không quân và hải quân đều cùng mặc quần mầu xanh, nhân dịp này, lính hải quân – baoleo tôi, xin kể 1 câu chuyện về quân chủng không quân, mà lại có liên quan đến trung đoàn bộ binh 2, sư đoàn 9 bộ binh của bạn tôi – Trung Sy , và liên quan đến trung đoàn bộ binh 1, sư đoàn bộ binh 9 của bạn tôi – Le Thai Tho.

1/ CHUYỆN KHÔNG QUÂN:
Chuyện như sau:
Anh hùng Tạ Đông Trung - người từng bay trên MiG-17, từng xuất kích nhiều lần và đặc biệt, trong ngày 10-5-1972, ngày dài không chiến với những trận không chiến ác liệt ấy, Tạ Đông Trung đã tham gia xuất kích 2 lần, đã gặp và quần nhau với địch, thậm chí vừa đuổi vừa bắn 1 thằng ra đến tận bờ biển rồi mới quay về.
Năm 1975, Tạ Đông Trung từ MiG-17 chuyển sang bay loại A-37 chiến lợi phẩm thu được của địch và thế là từ một phi công tiêm kích anh đã trở thành phi công cường kích. Tính trong thời gian từ tháng 5-1975 đến tháng 10 năm 1977, Tạ Đông Trung đã cùng biên đội đánh 11 trận, diệt 2 Sở chỉ huy Trung đoàn, phá hủy 3 trận địa pháo, đánh trúng 2 vị trí hành quân lấn chiếm của địch, diệt hàng trăm tên giặc, chi viện đắc lực cho bộ binh ta đánh địch.
Ngày 1-10-1977, biên đội Trung tiếp tục vào đánh ở Sa Mát, nhưng máy bay của Tạ Đông Trung khi bay thấp đã bị pháo phòng không của địch bắn bị thương nặng. Anh cùng 1 phi công nữa phải nhảy dù trên đất Cămpuchia. Quân địch bao vây với ý đồ bắt sống, nhưng anh cùng đồng đội đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, viên đạn cuối cùng, quyết không để lọt vào tay địch.
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Liệt sĩ Thượng úy Tạ Đông Trung đã được truy tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

2/ CHUYỆN LIÊN QUAN TỚI SƯ ĐOÀN – TRUNG ĐOÀN BỘ BINH CỦA CÁC BẠN TÔI:
Chuyện này do anh “binhc6d5e2f9’ kể. Chuyện như sau:

Xin đính chính lại một chút vụ máy bay rơi ngày 1/10/77.
Khi đó, trung đoàn Bình Giã của sư doàn 9 đánh Tân Lập - Sa Mát , bên không quân không có phối hợp cùng bộ binh, sử dụng không quân, dùng máy bay A 37 ném bom vào ấp Cây Me, xã Thuận Lợi, huyện Bến Cầu - Tây Ninh.
Ngày 1/10/77 ,mình nhớ là loạt bom đấu tiên khơ me đỏ bị bất ngờ , loạt thứ hai máy bay bay rất thấp , địch dùng 12ly7 bắn trả . máy bay trúng đạn và rơi tại chổ vào đất căm phu chia , 2 chiếc dù bung ra rơi rất nhanh vào khu vực Mả đá(khu vực này ngày 2/10/77 d 4 E 2F 9 do anh NGUYỄN NĂNG NGUYỄN D trưởng chỉ huy , anh SƠN lúc đó C trưởng C2 đánh khu vực này ).
Khi sự việc xảy ra toàn bộ lực lượng của trung đoàn Đồng Xoài đang ở vị trí tập kết chờ đến tối mới vào vị trí suất phát xung phong. Cả hai phi công khi tiếp đất bị địch bắn ngay và hy sinh . 3 chiếc máy bay còn lại có vòng lại vài vòng khu vực may bay rơi . Khoảng gần một giờ sau mới có một chiếc trực thăng bay tới khu vực phi công rơi nhưng đáng tiếc quá chậm .
2/10/77 đơn vị mình trực tiếp đánh vào ấp Cây Me, bom đếu rơi ra ruộng và khu vực mấy khẩu pháo hỏng cũ của Mỹ không gây thiệt hại nhiều , do vậy khi tấn công đơn vị mình gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn , c7 d 5 không giải quyết được khu vực ấp Cây Dừa không lấy được tử sỹ ( trong số đó có một sỹ quan ) . Đơn vị mình trong trận đánh vượt biên lần thứ 2: đêm 5 rạng ngày 6/12/1977 đại đội 6 D 5 E 2F 9 luồn sâu vào chiếm ngã tư nhà thương , địch khi rút từ rừng Hòa Hội và Châu Thành về đen ngòm , một đại đội lọt thỏm tại ngã tư nhà thương phải chống lại số tàn quân đang rút từ biên giới về . Trực thăng xuất hiện mình không nhớ là bao nhiêu chiếc nhưng cũng khá nhiều , từ trên cao đạn cối thả xuống đạn 20ly bắn rạt từng từng mảng những tốp địch đang có ý đồ đánh vào khu vực đơn vì mình phòng ngự , sự xuất hiện của trực thăng đã giúp cho đơn vị mình an toàn , bảo tồn được lực lượng hoàn thành nhiệm vụ. Trong trận chiến này một chiếc trực thăng bị trúng đạn xạ thủ bắn đại liến bị thương, may bay hạ an toàn khu vực bộ binh ta đang làm chủ do vậy đã kịp thời cấp cứu cho xạ thủ bị thương .
Tháng 5/1978 không quân có phối hợp với bộ binh tham chiến tại chảo lửa cầu Prasoost tỉnh S vây riêng - Căm pu chia. Tại chảo lửa này tính từ tháng 5/78-4/9/1978 đoàn Đồng Xoài F 9 đã mất hơn ngàn chiến sỹ và sỹ quan tổn thất thương vong sẽ nhiều hơn nếu như không có các trận hợp đồng kịp thời của không quân dội bom chặn đứng các đợt đánh lớn của quân Khơ me đỏ . Riêng đại đội 6 của D5E 2F 9 đơn vị mình chỉ trong vòng 17 ngày tổn thất 90 người trong đó 56 người không lấy được xác. Tại khu vực này không quân dùng L19 bắn đạn khói chỉ mục tiêu cho máy bay ném bom rất chính xác.

Hai bạn lính Trung SyLe Thai Tho, đã thấy đơn vị mình trong đó chưa. Hi hi.

 
Chỉnh sửa cuối:

Cgnt80

Xe hơi
Biển số
OF-396096
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
128
Động cơ
235,169 Mã lực
Tuổi
44
Khi đại trưởng …êu

Nhà cháu chơi thân với cậu Hải, đại trưởng tên lửa phòng không vác vai A72, thuộc f 365.
Đại đội tên lửa phòng không vác vai này, cùng với 2 đại đội cao xạ 37 ly 2 nòng khác, đóng trên đồi cao, làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Hải quân của nhà cháu.
Còn doanh trại của cánh nhà cháu, ở chân đồi, sát mép biển.
Gần nhau, nên nhà cháu và cậu Hải, thường qua lại chơi với nhau, nên lính của 2 bên đều biết mặt 2 người.

Thời ấy, cậu Hải chưa có vợ, mà đơn vị nhà cháu thì lại nhiều chiến sỹ nữ, nên chuyện tán tỉnh của cậu ấy là điều dễ hiểu.

Thời nào chả thế, đã là đi cưa cẩm thì con người ta, ai cũng muốn mặc bộ quần áo phẳng phiu một chút.
Mà thời ấy thì đào đâu ra bàn là. Ai mà có “đầu đội áp xuất, chân đi bàn là” thì cứ gọi là vênh ngược. Còn oai hơn các cậu vác BMW 525 đi tán người yêu bây giờ.
Mà đã là bàn là thì phải là loại “hoa râu-dây sọc đen đỏ”, khác đi một tý là không có giá, tỷ như xe Mipha mà không phải là mầu xanh ngọc thì cứ gọi là mất nửa tiền.

Quay lại chuyện làm thế nào để có bộ cánh phẳng phiu.
Lắm mẹo như nhà cháu, thì cũng nghĩ ra cách là: gấp phẳng quần áo, bỏ vào trong tờ báo cũ gập đôi, rồi đặt 2 quyển “Lê Nin toàn tập” (loại sách được Liên Xô phát không thời 8X) lên trên. Chờ đủ 24 tiếng đồng hồ hẵng đem ra mặc. Kể cũng tạm.
Còn cậu Hải đại trưởng bạn cảu nhà cháu, lại có cách khác.

Một hôm, vào một buổi chiều hè nóng thắt ngực, nhà cháu lên C 11 tên lửa vác vai A 72 của cậu Hải, để bàn việc giao lưu văn nghệ.
Vào phòng cậu Hải, không thấy đại trưởng đâu, chỉ thấy một cậu chiến sỹ (không nhớ tên, chỉ nhớ là quê ở Con Cuông-Nghệ An) béo đen nhất đại đội, đang mặc quần đùi ngồi thu lu trên giường, lại còn hai tay, bê thêm hai hòn gạch ba-vanh ở trên đùi, mồ hôi tuôn ra nhễ nhại, dưới cái nóng hầm hập của mái nhà lợp gianh.

Nhà cháu bèn vặn hỏi: cả đại đội đi lấy củi từ sáng, sao giờ này cậu vẫn ngồi nhà.???

Cu chàng béo đen, mếo máo:
- Em cũng đang lao động từ sáng đến giờ đấy chứ, nặng nhọc, vất vả là đằng khác. Anh nhòn chứng giám cho em đi.

Nhà cháu nhòm kỹ, thì thấy: cậu chàng đang hai tay bê 2 viên ba-tanh, ngồi lên trên 2 cái chăn bông, dưới 2 cái chăn bông là một gói giấy báo.
Nhà cháu bèn thắc mắc hỏi: cậu làm cái quái giề thế ?

Anh chàng béo đen mếu máo: em đang ‘là’ quần cho đại trưởng, tối đi chơi!!!

3:-O <:-P :o)
Chết cười với chuyện của cụ:)
 

Cgnt80

Xe hơi
Biển số
OF-396096
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
128
Động cơ
235,169 Mã lực
Tuổi
44
Sonate ánh trăng.


Những năm này, do hoàn cảnh, nên ngoài lúc mưu sinh, kiếm cơm trong thiên hạ, baoleo nhà cháu khi trở về nhà, đảm nhận nốt việc trông nom thương binh nặng, ca 4, từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng.

Đêm khuy cô liêu, đức cha tuyên úy hay nhất, người bạn tâm giao phù hợp nhất, những intangible có thể nâng đỡ tinh thần, gột rửa tâm hồn, thanh tẩy tâm linh, làm cho con người trở nên thánh thiện hơn, chỉ có thể là các trình tấu nhạc cổ điển không lời.
Nhưng, những ‘Phiên chợ Ba-tư’; hay ‘Turkish March’ thì chỉ tổ làm lạc bước màn đêm đang trôi về hư không. Phải là ‘Khúc nhạc chiều’; ‘Memory’; hay Serenade’, thì mới có thể: dặt dìu nhịp bước cùng đêm thinh không, đang trôi dần tới ánh bình minh.

Đêm qua, baoleo nhà cháu bật re-play bản ‘Sonate ánh trăng’ của Beethoven. Từng nốt pi-a-nô rơi nhẹ, rải những nốt trầm mềm vào tĩnh lặng. Và từng nốt pi-a-nô như dìu đưa mảnh trăng hạ tuần đầu hạ, rơi dần nghiêng về phía chân trời.
Ánh trăng trôi bồng bềnh ngoài khung cửa, như đưa baoleo thả xuôi theo con sóng, trôi về vùng biển đông bắc, thời biên giới chiến tranh.

……………….
Được lữ trưởng đánh giá là thằng có tâm hồn nhất lữ đoàn (trai Hà lội gốc, đọc được “Bông Hồng vàng” của Pau tốp xơ ki bằng nguyên bản tiếng Nga, bla, bla…), nhà cháu được phân công phụ trách nữ tân binh của lữ đoàn.
Và thế là: tai nạn, nối tiếp tai nạn.

Thoạt tiên là toi 1 tháng phụ cấp, vì bị anh em đè ra bắt khao.
Anh em tưởng tượng ra cảnh: ‘tháng 9 nắng rám quả hồng’ mà lại có thằng cha là nhà cháu, được ngồi ghế, bên tả thì có 1 em mời bát nước gạo rang, bên hữu thì có em khâu hộ cái yếm bò của áo lính thủy, là tiết của đại bộ phận anh em, đã sôi lên sung sục.

Và tiết của nhà cháu còn sôi hơn, khi bị vu oan thế, mà lại không được tí ‘miếng’ nào làm thuốc.

Tiếp theo, đó là chuỗi ngày bị đau thần kinh, vì luôn luôn phải nghiến răng và lên gồng.

Các bác thử tính xem. Là cái thằng phụ trách thì đương nhiên là phải đi đốc gác đêm.

Đêm mùa hè, sóng biển rì rầm, từng con sóng va vào gềnh đá, làm bắn lên bạt ngàn tia hoa lân tinh. Tô điểm thêm cho vườn hoa sóng biển là những vì sao băng đang rơi chéo phía chân trời.
Lẫn trong gió biển là mùi hương hoa lan đất, xa xa rồi thật gần.
Hương lan đất gần đến mức, chỉ nhìn cặp môi của cô bé Hải Lệ, cũng đoán ra tiếng: “em ở đây cơ mà, anh ơi”.

Gía như là tiếng hô “ báo cáo thủ trưởng, có tôi” thì đời quân ngũ đơn giản biết bao nhiêu.

Trời ạ, đây lại là tiếng thì thầm” anh ơi” của nàng thiếu nữ, mới gần 18 trăng tròn.

Nó có sức nóng làm tan chảy câu căn vặn về mật khẩu, của anh chàng mẫn cán.
Nó làm anh chàng gương mẫu cóng người, khi đôi tay mát rượi của ‘hương lan đất’, chỉnh lại hộ chàng mấy ngôi sao trên vai.
Và theo bản năng cách mạng, anh chàng bất hạnh chỉ còn biết giơ 2 tay lên trời. Rồi vẫn giữ nguyên tư thế giơ hai tay lên trời ấy, chàng sỹ quan hào hoa của lữ đoàn, thất thểu lùi và lùi. Lùi đến khi không lùi được nữa thì thôi.

Làm sao khác được các bác ơi.

Trong cái ánh sáng mờ ảo của các vì sao rơi, trong tiếng thì thầm của sóng biển, trong hương thơm thì thầm của ‘hương lan đất’ đang xua tan cái vị mặn mòi của biển cả, trong bạt ngàn sắc hoa lân tinh, khi sóng đánh vào gờ đá. Và trong cái ánh sáng ‘nhờ nhờ nhân ảnh’ ấy, cái ‘dáng hương lan đất ấy’, ‘nó’ buông xõa tóc không theo điều lệnh, cặp mắt sáng như mèo rừng, hai cánh tay trắng như lõi rau dọc mùng trong bát bún chân giò, dài như vòi bạch tuộc ấy, nó như đang muốn cuộn siết con mồi.

Ôi, khi ấy, chỉ cần một vang lên một tiếng sấm “khoạc khoạc” của chính ủy, đang đi thanh tra các ông kiểm tra, mà lúc đó tay chân mình lại không để đúng điều lệnh, thì “thôi rồi Lượm ơi”. Nhẹ thì cũng 1 hạt ra đi không hẹn ngày tái ngộ.
Thời ấy ngấm lắm, nếu mà bị 2 cái vòi bạch tuộc trắng ngần kia, nó cuộn siết- ăn thịt, thì:
-‘nó’ cướp mất sao
-‘nó’ cào mất gạch
-‘nó’ rạch thẻ ****.


Kinh bỏ ***. Có mà đang hăng hái ‘12 giờ’, nhớ tới câu sấm truyền kia, thì cũng phải khẩn trương lui về trạng thái ‘6 giờ rưỡi’ cho nó lành. Cho đẹp ý **** – hợp lòng dân.

…………………..
Nhớ tới chính ủy, theo phản xạ từ thủa còn khoác áo binh nhì, baoleo đưa tay lần tìm đôi quân hàm trên ve áo. Nhưng chẳng còn thấy đôi quân hàm gắn phù hiệu mỏ neo. Ở nơi ấy, giờ đây, là chiếc áo may ô cổ tròn, đã sờn mòn theo tháng năm.
Ừ, mình đã gửi ‘sao trên mũ và quân hàm trên vai’ cho quân đội, cũng đã 20 năm với nhiều lẻ mất rồi.
Bất giác, baoleo nhà cháu buông tiếng thở dài.
Từ trên chiếc giường i-nox quân y, bà vợ baoleo chợt tỉnh giấc: ‘ông lại mơ màng điều gì đấy phỏng?’.
Ừ, vâng. Baoleo nhà cháu vừa trở về nơi miền ký ức. Nơi biển tuần phòng vùng 1, nơi sóng đại dương cuộn sôi dưới chân vịt pháo thuyền. Nơi có một vùng biển vắng, nơi đã từng có mùi hương lan đất và chiếc kẹp tóc, sáng lấp lánh trong ánh lửa lân tinh.
Baoleo cố nén 1 tiếng thở dài, những mong nó chìm khuất lấp trong những nốt pi-a-nô trầm mềm của bản ‘Sonate ánh trăng’ .
Ừ, nếu như hồi ấy, mình chót nhỡ, đánh rơi tay xuống vùng ‘trắng mềm như cánh dọc mùng, thấm đẫm hương hoa lan’, thì ...thì....thì ...sao nhỉ.
Cụ lãng mạn quá
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,190
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cám ơn cụ Baoleo đã mở một thớt hay về Hải quân VN.
Cụ cho em hỏi, năm 1992, Hải quân VN có trận đánh lớn nào với khựa không ạ?
 

Dung TOYOTA

Xe tăng
Biển số
OF-325665
Ngày cấp bằng
2/7/14
Số km
1,255
Động cơ
300,127 Mã lực
Otf là nguồn chia sẻ tư liệu quý. E xếp gạch ngồi hóng ảnh tiếp ..
 

Cgnt80

Xe hơi
Biển số
OF-396096
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
128
Động cơ
235,169 Mã lực
Tuổi
44
3 ngày nghỉ được đọc hồi ký của cụ baoleo, xúc động và cảm phục cụ, cảm phục những năm tháng hào hùng của quân đội. Nhà cháu chỉ có mấy năm làm trong doanh nghiệp quân đội và là quân dự bị, nhưng nếu tổ quốc có biến cũng xin theo bước cụ baoleo cầm ak lên biên.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,830
Động cơ
362,244 Mã lực
Cám ơn cụ Baoleo đã mở một thớt hay về Hải quân VN.
Cụ cho em hỏi, năm 1992, Hải quân VN có trận đánh lớn nào với khựa không ạ?
Hải quân Việt Nam chưa có một trận đánh lớn nào với quân Trung Quốc. Ngay cả trong chiến dịch CQ-88, thì Hải quân Việt Nam cũng chỉ là đánh trả tự vệ quân Trung Quốc xâm lược mà thôi.
Cảm ơn bạn đã đọc bài. ~o)
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,190
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Hải quân Việt Nam chưa có một trận đánh lớn nào với quân Trung Quốc. Ngay cả trong chiến dịch CQ-88, thì Hải quân Việt Nam cũng chỉ là đánh trả tự vệ quân Trung Quốc xâm lược mà thôi.
Cảm ơn bạn đã đọc bài. ~o)
Em cám ơn cụ đã trả lời.
Em hỏi như vậy vì em thấy các đồn đại tản mát trên mạng TQ, về một chiến dịch lớn của Hải quân TQ nhằm cướp các đảo do Việt Nam và Phi đang chốt giữa. Nó có tên "Hải chiến 92", [cần phân biệt có một trận đánh cũng có từ khóa "Hải chiến 92", nhưng xảy ra vào 2-9-1958, là trận hải chiến lớn nhất của Hải quân TQ với Hải quân Quốc dân đảng].

Những tài liệu này cho hay, Hải quân TQ [Hạm đội Nam Hải] xuất phát từ đảo Hải Nam, với mục tiêu thứ nhất là cướp các đảo do Việt Nam đóng giữ, sau đó mục tiêu thứ hai là sẽ cướp nốt các đảo của Philippin.

Tuy nhiên, vừa khởi hành, TQ nhận được tin tình báo là Hạm đội chủ lực của Hải quân Đài Loan cũng đang rời khỏi eo biển Đài Loan.
TQ lo sợ sẽ bị Đài Loan đánh úp nên đã chia đôi Hạm đội Nam Hải, một nửa ở lại để phòng thủ, một nửa tiếp tục tới Biển Đông.

Các tài liệu không cho biết đích xác ngày giờ, mà chỉ nói rằng trận đánh xảy ra trong vòng một tiếng đồng hồ, phía TQ bị Hải quân Việt Nam đánh bại, không xâm lược được bất cứ một tấc đảo, bãi nào của Việt Nam.

Hải chiến 92 không được truyền thông TQ nhắc tới, dù chỉ một lần. Tuy nhiên, tin đồn thì khá nhiều.
Một số cho rằng, ba tàu cá TQ bị chìm, hai tàu cá và một tàu chiến bị trúng đạn, 30 người chết. Một số khác lại nói, khả năng thương vong rất lớn.

Về nửa hạm đội Nam Hải còn lại, khi giáp mặt với Hạm đội chủ lực Đài Loan, hóa ra, TQ đã quá cẩn thận. Đài Loan không hề có ý định đánh úp TQ, mà ngược lại đang có ý định giúp TQ một tay xâm lược Trường Sa.

Chỗ này khá hay ho, ở chỗ, cuộc chạm trán giữa TQ và Đài Loan được báo chí Hồng Kông tường thuật lại, những người Đài Loan được cho là đã nói rằng, "Hỡi những người anh em đại lục, anh em ngã xuống, đã có chúng tôi, chúng tôi sẽ báo thù, thề sẽ dùng cái chết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng ta".
 

minhngoc

Xe hơi
Biển số
OF-791
Ngày cấp bằng
17/7/06
Số km
120
Động cơ
578,100 Mã lực
Các nội dung khác thì em hóng, nhưng cái này thì em xin chém phát.Trong chiến đấu khi dùng hệ thống vô tuyến điện liên lạc thì sẽ có hai trường hợp:
1. Chuyển điện, mệnh lệnh, chỉ thị chiến đấu từ cấp trên đến cấp tiểu đoàn (hoặc tương đương) sử dụng điện cơ yếu có mã hóa và có nhân viên cơ yếu dịch điện. Tín hiệu không chỉ là Morse mà có thể là thoại (cụ có thể nghe đọc hàng loạt địa danh mà chả hiểu gì cả) khi thu được, không có giải mã thì bên đối phương cũng chịu bó tay. Ngoài ra, không phải tín hiệu Morse sẽ phát đi xa hơn tín hiệu thoại (lời nói) mà do công suất của các máy thu vô tuyến quyết định.
2. Trong hiệp đồng chỉ huy cấp biên đội, phân đội cần có thông tin, mệnh lệnh, quyết định nhanh chóng nên không ai sử dụng điện cơ yếu cả (vì có mà đến tết công gô mới đọc được) nên chủ yếu dùng thoại là chính và dùng mật danh quy định đối tựơng, vị trí, hành động vv....
Tất nhiên có thể cụ Baoleo nói minh họa cho dễ hiểu chứ câu "ông Bột về ngay, ông Khôi về ngay " có thể thực tế nói lái đi như "cá tằm 1,2,3... về lại tổ" chẳng hạn
@ các cụ: Riêng em vẫn tin vào chuyện của cụ Baoleo hơn, có lẽ do bị nhồi nhét quá nhiều "chính sử" khi học phổ thông, nhưng sau lại thấy là không phải vậy chăng? :D
Cái này tôi e là cụ nhầm.Cùng một máy phát tín-thoại,cùng công suất phát,tín hiệu Morse sẽ được phát rất xa so với thoại.
Tôi trước đây là cơ công,cũng có thời gian sửa máy phát,Công ty nghi khí hàng hải.Hồi đó cty hay mua máy phát bên quân đội thải ra(gọi là thải ra nhưng có khi chưa dùng ngày nào) để làm các máy phát cho các sở giao thông đặt khắp các tỉnh(thời kỳ 1983 trở đi..)hay đặt trên tàu biển pha sông.Hồi đó toàn dùng máy Tiệp,Trung Quốc,Nga...
Tôi chắc chắn cùng máy phát phát tín ở rất xa hơn vẫn nhận được tín hiệu so với khoảng cách nhận tín hiệu thoại.
Cụ nào đã làm ở viện kỹ thuật giao thông,Đường Láng,phòng điện tử...chắc biết rõ điều này..
Vài lời đóng góp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top