[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
CHÀO THEO ĐIỀU LỆNH MỚI.


Khi nhà cháu có kể câu chuyện hôm rồi, bác đại tá nhà văn xe tăng Anh Trang có còm là:

- đúng ra, thằng bác sỹ phải lệnh thêm: khi diễu hành, nhớ là ‘tay phải – phải đút vào túi quần’.

Nhân cái còm này, nhà cháu chợt nhớ ra câu chuyện chào theo điều lệnh mới của Hải quân.


Số là ở nước nọ (không phải là ở nước Nam ta ‘à nha’), anh em hải quân đóng trên 'quần đảo bão tố' Cát dài, thiếu thốn đủ thứ, thiếu thốn ghê lắm.


Thế rồi, ơn giời, nhân một hôm biển lặng, ‘trên’ bèn cho 1 đoàn văn công nữ ra biểu diễn trên quần đảo bão tố ấy.


Chỉ huy quần đảo ‘bão tố’ là người rất sáng suốt và hay cả nghĩ, ông lo lắm cho kỷ cương của nhà binh. Bởi ông biết, lính hải quân trên quần đảo đều là lính trẻ, lại thiếu thốn lâu ngày, nay gập văn công má hồng - áo cộc - váy ngắn, rất dễ sinh chuyện chẳng hay.


Nhưng vốn là người thông minh, đảo trưởng nghĩ ngay ra cách lấy độc trị độc.

Ấy là trước lúc xuồng đổ bộ, trở các em xinh xinh cập bờ lên đảo, đảo trưởng phát cho mỗi cậu lính trẻ 1 đoạn ‘dây mồi’ dài 70 phân với nghiêm lệnh:

- Neo chặt cái ‘dụng cụ có thể gây án’ vào đùi bên phải. Nhớ quấn đủ 3 vòng neo, như neo pháo hạm!


Và, điều kỳ diệu đã xẩy ra.

Khi các em má hồng - áo cộc - váy ngắn vừa xuất hiện và cúi chào trước hàng quân, tất thẩy chân phải của anh em chiến sỹ đều nhấc lên khỏi mặt đất.


Lấy làm lạ, các em hồn nhiên hỏi đảo trưởng:

- khi thấy chúng cháu cúi xuống chào, tại sao các anh ấy lại nhấc chân phải lên thế.


Đảo trưởng cười mà như khóc:

-các cháu đi biển có mấy ngày, nên chưa cập nhật được tình hình. Đấy là kiểu chào theo điều lệnh mới !!!


Hình minh họa nhấc chân, không liên quan tới câu chuyện. :-j


[/URL
]
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
:)):)):)):))
Lạy cụ !
Em đứt ruột chết mất :D
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
400
Động cơ
290,333 Mã lực
Cháu phải ra khỏi phòng để :)) sau khi đọc xong bài khoai tây với chân phải của cụ, cháu sợ mọi người phán cháu bị ẩm IC ạ
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Chết với chuyện của cụ mất =)) =))
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
NGÀY NHẬP NGŨ

Tháng chín theo lịch Tai-lông, thường là nhằm đúng vào tháng tám theo lịch ta - tháng chính thu.
Cốm xanh, hồng đỏ, bưởi vàng luôn là những sắc mầu làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách của mọi đời. Nhẽ hợp hơn, ấy là phải có thêm làn gió heo may, lúc cuối thu - đầu đông tràn về.
Thiếu nữ môi đỏ, xách túi Louis Vuitton da bò vàng, ăn nếm cốm xanh trong gió lạnh đầu mùa, là hình ảnh luôn tốn rất nhiều mê-ga-bai trong các máy ảnh số thời nay.

-Hà Nội mùa này chính mùa thu
-Heo may đầu mùa tràn vào từng ngõ nhỏ
-Gió bay đến gõ cửa nhà anh ở
-Cơn gió nào cũng gợi nhớ về ‘em’
-Anh đi – về qua ngõ nhỏ thân quen
-Thấy lá đỏ tung bay trên mái ngói
-Mùa thu đấy, mùa thu bay trong gió
-Mùa thu xao xác lá ở trên đầu
-Xao xuyến lòng anh khi lá chuyển mầu
-Làm anh muốn được biến thành chiếc lá
-Để theo từng cơn gió đến cùng ‘em’


Các bác ơi, ‘ẻm’ ở đây không phải là má hồng – áo cộc – váy ngắn, mà ‘ẻm’ ở đây, chính là những ký ức về ngày nhập ngũ 20/09 của nhà cháu đấy, các bác ời.

Ngày nhập ngũ, nhà cháu chửa đủ từng trải, để nở một nụ cười khinh bạc như Khinh Kha vác đoản đao đi vào đất Tần.

Ngày nhập ngũ, nhà cháu không còn mơ mộng như chú thiếu niên choai choai, để tưởng tượng ra, là mình sẽ đội mũ chóp nhọn có ngôi sao đỏ của sư đoàn kỵ binh Bu-đi-on-nưi, thay vì cầm cầm gươm - cưỡi con ngựa gầy – miệng hô sát sát, sẽ là vung vẩy khẩu tiểu liên AK – chạy bộ bên con tăng T34 gắn ngôi sao đỏ - và miệng hô ‘quyết thắng’!

Ngày nhập ngũ, nhà cháu cũng không có được khung cảnh diễm tình là: bạn học chung lớp – hoa bưởi – khăn tay. Đơn giản là mùa thu, hoa bưởi đã chín thành bưởi vàng. Nhà cháu cũng chẳng được ‘ai’ đấy trong lớp nhòm đến. Ế toàn tập và F.A toàn tập. Và quan trọng hơn, nhà cháu nhập ngũ khi đất nước đang còn chiến tranh, và bài hát ‘Hương thầm’ thì mãi sau này, tận đến năm 1984 mới được nhạc sỹ Vũ Hoàng phổ nhạc cho bài thơ năm 69 của chị Thanh Nhàn.

Ngày nhập ngũ, và cái chính là quyết định nhập ngũ của nhà cháu, lại càng không mỹ miều văn thơ.
Quyết định nhập ngũ của nhà cháu là bằng loại giấy đen đen. Ấy vậy mà ‘nó’ lại còn bị đục lỗ và cắt góc nham nhở. Việc này là ‘đặc sản’ của những người nhập ngũ trước năm 1975.
Hồi ấy, quyết định nhập ngũ còn được coi như một cái phiếu mua hàng.
Hỡi các bác nhập ngũ trước năm 1975, các bác có còn nhớ không.
Tiêu chuẩn nhập ngũ, là được ra cửa hàng mậu dịch, mua: chè - thuốc lá - và kẹo, để về gia đình liên hoan.
Quyết định nhập ngũ của nhà cháu, thoạt đầu là bị dùi thủng 1 lỗ to tướng bên góc trái, lẹm mất chữ ‘quận đội’. Cái lỗ đấy là do được mua 5 bao thuốc lá Trường Sơn ở của hàng bách hóa đầu ô Đồng Lầm, đầu làng nhà cháu.
Cái lỗ thứ hai, phạm mất chữ ‘dân chủ cộng hòa’, là được đổi mua lấy 2 bao chè Hoa Cúc. Đây là loại chè cám, mà khi uống, dẫu đã pha trong ấm, thì khi rót ra chén, ta vẫn phải chờ tầm 5 phút cho lắng cặn, thì mới uống được cái thứ nước đỏ nhạt, có mùi hăng hăng ấy.
Cái quyết định còn bị xén 1 góc phía dưới, to tướng bên phải, sát con dấu đỏ. Đấy là nhà cháu phải lặn lội vào tận cửa hàng bách hóa khu tập thể Kim Liên (dân làng cháu vẫn quen gọi là vào ‘cửa hàng bên công trường’) mới mua được 7 lạng kẹo cứng Hải Châu.
Còn cái góc dưới bên trái, bị xén là do thời điểm ấy, hàng hóa dồi dào, nhà cháu được mua thêm 2 đôi đèn pin Văn Điển, sang mãi tận Hàng Bột. Đến bây giờ, nhà cháu cũng không hiểu, tại sao đợt nhà cháu nhập ngũ, lại được mua thêm 2 đôi pin.

Ngày nhà cháu nhập ngũ, 20/09, tiết trời cũng se se như mấy hôm nay.
Có náo nức không, có bồi hồi không, có khí thế không, thực lòng nhà cháu không biết phân tích. Nhưng lúc đó, đất nước còn đang chiến tranh. Nhà cháu – một trống choai vừa ra ràng – đã bước ngay vào một chuyến hải trình mà không biết đâu là bến bờ, không biết khi nào kết thúc, và không biết có còn được quay về với mái tranh nghèo nữa không.

Ngày nhập ngũ, chắc chắn không phải nhà cháu hăng hái tình nguyện lên đường là do “có ngọn lửa cách mạng rực cháy –thôi thúc trong tâm hồn”.
“Thịt da ai cũng là người”, cá nhân con người ai mà chẳng muốn sung sướng, an nhàn. Tuy nhiên, đã làm thằng đàn ông thì nên có một chút “kiêu bạc” trong người.
Nói ngắn gọn thì thế này: có mấy anh em trong nhà, trời thì mưa mà mẹ thì đang cần ít củi để nhóm bếp. Ai mà chẳng muốn đùn đẩy cho thằng khác để mình rúc vào ổ rơm đánh phỏm.
Đó là lúc có một thằng tự nguyện vùng chạy ra sân để lấy củi cho mẹ. Đừng nói rằng nó làm thế là vì bị ông anh dọa giơ quả đấm hay có tình yêu thương nhường nhịn bao la. Đời không phải lúc nào cũng cần dương những cái to tát ấy ra.
Đó là cái chất “kiêu bạc”.
Khi nước Việt có chiến tranh, nhiều thằng tìm đủ lý do để “tụt- tạt”. Nhà cháu thì chó thèm vào cái trò mèo ấy. Đơn giản nghĩ rằng: mẹ mình nghèo, anh em thằng nào cũng cố cấu véo thì mẹ sống được bao năm.

Cái chất “kiêu bạc” là thế đấy. Mặc giù vào lính với cá nhân nhà cháu là một ngã rẽ của cuộc đời, vĩnh viến chấm dứt những mộng ước của một gã trống choai luôn mộng về ‘Bông hồng vàng’ của Pau-tốp-ki, say đắm mơ màng với ‘Cánh buồm đỏ thắm’.

Ngày nhập ngũ, đã thành kỷ niệm xa rồi.
Nhưng nếu bây giờ, thời gian có quay trở lại cái thời còn ùng oàng đấy, nhà cháu cũng vẫn lao vào.

À, mà đến chủ nhật này, các bạn cùng nhập ngữ cùng đợt với nhà cháu, sẽ ăn liên hoan, theo như thông tri của ông chủ tịch như vầy:

“Ban tổ chức Hội CCB 20/9 thông báo : Hội tổ chức gặp mặt kỷ niệm ngày nhập ngũ 20/9 vào ngày 20/9/2015 tại Nhà hàng Đầm Sen, số 68 Ngọc thụy, quận Long biên, Hà nội ( Nhà hàng của Việt . Cá nhân Anh Việt rất muốn các bạn sang chia vui cùng sau thời gian đại cải tạo). BTC rất mong sự có mặt đông đủ vàđúng giờ của các Chiến hữu.
TM BTC Lê Hoàng Long Trân trọng thông báo.”


Nhà cháu đang hồi hộp chờ ngày ấy đây. Đang băn khoăn không biết nên mặc quân phục, hay com-lê và ca-vát, hay cứ mặc bộ cánh cu-cũ hàng ngày.

Nhà cháu trong bộ quân phục K 74 – bên hồ !!!



[/URL
]
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
1. Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Hạng III
2. Huân chương Chiến công Hạng III
3. 2 Huy hiệu Bác Hồ

Có phải không cụ?
a/ 1 và 2 thì đúng 'bác ô con gà' à
b/ còn huy hiệu thì 1 là 'Huy hiệu CCB VN', cái còn lại là 'Huy hiệu Đ.....ả....ng' , bác à.
Cảm ơn bác.
 

ô con gà

Xe buýt
Biển số
OF-124315
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
698
Động cơ
386,513 Mã lực
Bố em cũng có hai cái 1 và 2 nhưng khác hạng, thêm cái KCCM nữa nên nhìn quen quen
 

HVS

Xe tăng
Biển số
OF-20304
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,183
Động cơ
512,104 Mã lực
Cảm ơn cụ Baoleo, em đọc 1 mạch hôm nay hết 44 trang của cụ, cám ơn cụ rất nhiều. Những bài viết về chiến trường biên giới phía bắc, chiến trường K, rồi về hải quân của cụ luôn làm em vô cùng xúc động và trân trọng.

Ông già vợ em cũng là CCB Hải Quân, lính tàu ngầm học ở Nga, nhưng năm 8x thì phục viên sang Bộ GD, giờ nghỉ hưu rồi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Bố em cũng có hai cái 1 và 2 nhưng khác hạng, thêm cái KCCM nữa nên nhìn quen quen
Ông cụ nhà bác có Huân chương KCCM thì là bậc đàn anh của nhà cháu rồi. Huân chương các loại của cụ, phải cỡ hạng nhất. Nhà cháu không dám so với cụ đâu ạ ~o)

Cảm ơn cụ Baoleo, em đọc 1 mạch hôm nay hết 44 trang của cụ, cám ơn cụ rất nhiều. Những bài viết về chiến trường biên giới phía bắc, chiến trường K, rồi về hải quân của cụ luôn làm em vô cùng xúc động và trân trọng.

Ông già vợ em cũng là CCB Hải Quân, lính tàu ngầm học ở Nga, nhưng năm 8x thì phục viên sang Bộ GD, giờ nghỉ hưu rồi.
Nhạc phụ đại nhân nhà bác đã từng học tầu ngầm ở CCCP những năm 1983-1985 thì chắc chắn nhà cháu đã từng gập. Bởi nhà cháu là cán bộ ở khung huấn luyện tầu ngầm trước khi đi Nga, đóng ở Hạ Long.
Bác cho nhà cháu hỏi thăm cụ.
 

HVS

Xe tăng
Biển số
OF-20304
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,183
Động cơ
512,104 Mã lực
Vâng, chắc cụ biết nhạc phụ em, cụ tên Nguyễn Thiện Toản ạ. Ở Hòn Gai có 1 bác đồng ngũ làm ban lien lạc, có lần đưa cụ nhà em đi chơi qua đó, em đã được vào yết kiết. Cụ nhà em bơi khoẻ lắm (cả nước lẫn rượu), không biết có phải truyền thong của dân tầu ngầm không. Mà cụ cho hỏi có phải truyền thống của chiến sỹ tàu ngầm CCCP là trong lần lặn đầu tiên phải uống hết 1 xô nước biển lấy tại đáy biển sâu không ạ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
.....Mà cụ cho hỏi có phải truyền thống của chiến sỹ tàu ngầm CCCP là trong lần lặn đầu tiên phải uống hết 1 xô nước biển lấy tại đáy biển sâu không ạ?
Cái này là đúng đấy.
Để rồi nhà cháu tìm đăng lại, các ký ức về lớp thủy binh đi học về tầu ngầm đợt đầu- những năm 8x ấy,
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
NHỮNG KÝ ỨC VỀ ĐỘI THỦY THỦ TẦU NGẦM ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Do có nhiều bác trong otofun nhà ta chưa biết, nên nhà cháu xin được trích đăng 1 số tư liệu về chuyện này, để các bác tham khảo cho biết.

1/ 33 năm trước Việt Nam đã có Hải đội tàu ngầm 182

Gần đây, Việt Nam mới mua tàu ngầm. Nhưng hơn 30 năm trước, Việt Nam đã từng có Hải đội tàu ngầm được đào tạo rất bài bản tại Liên Xô (cũ).

Biên niên sự kiện như sau:

Ngày 01/6/1982 Tư lệnh Hải quân ký Quyết định thành lập đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên mang tên "Đoàn 682", trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân.

Tháng 8/1982, Đoàn 682 chuyển về Hà Tê (huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) rèn luyện thể lực. Đoàn tiếp quản một phần doanh trại của Đoàn Đặc công Hải quân 681. Đoàn vừa tiếp tục tuyển lọc thêm quân.

Tháng 3/1983, Đoàn chuyển về đóng quân tại xã Tân trào (huyện Đồ Sơn, TP. Hải Phòng), tiếp tục huấn luyện thể lực, học ngoại ngữ chờ quyết định đi Liên Xô.

Tháng 5/1984, Đoàn lại chuyển quân về Đoàn 22 Hải quân (ở Bãi cháy - Quảng Ninh) để kiểm tra sức khỏe đợt cuối. Trên cơ sở kết quả khám sức khỏe, quân số đơn vị đã được chốt lại.

(Baoleo nhà cháu làm cán bộ khung của đoàn tầu ngầm trong giai đoạn này)

Tháng 6/1984, Tư lệnh Hải quân đã ký quyết định thành lập Hải đội tầu ngầm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam với phiên hiệu là Hải đội 182. Ngày 1/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Hải đội tầu ngầm Hải quân Việt Nam.

Tháng 7/1984, Hải đội tàu ngầm 182 lên đường sang Liên Xô. Họ đã có 2 năm huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Ri Ga (nước Cộng hòa Latvia).

Tháng 02/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước.

Và…..

(Nhà cháu đang cân nhắc việc giải mật ợ)

Các ký ức

Đã hơn 30 năm trôi qua, ông Phạm Hồng Sâm vẫn không quên được cái cảm giác rờn rợn, ngột ngạt, tanh nồng mà lạnh lẽo khi lần đầu đặt chân xuống khoang con tàu ngầm đen trùi trũi đỗ ở cảng biển Latvia (thuộc Liên Xô cũ).


Sau gần nửa năm sang đến Liên Xô học lý thuyết kỹ thuật lái tàu ngầm, người lính trẻ Phạm Hồng Sâm cùng khoảng năm chục cán bộ chiến sĩ thuộc Hải đội tàu ngầm 182 (Việt Nam) mới chính thức xuống con tàu thật.


Lính đi dưới biển vẫn thường gọi tàu ngầm là cỗ "quan tài sắt". Lúc tàu cập cảng Ri Ga (Latvia), nó chỉ nổi mỗi phần khoang chỉ huy trên cùng. Bước qua cầu tàu chui vào đây, ông và đồng đội chẳng còn biết có chuyện gì xảy ra phía ngoài kia.

[/URL
]


Ông Phạm Hồng Sâm vẫn không quên được cảm giác rờn rợn, ngột ngạt, tanh nồng mà lạnh lẽo khi lần đầu đặt chân xuống khoang con tàu ngầm đen trùi trũi đỗ ở cảng biển Latvia (thuộc Liên Xô cũ)

[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/04_zps1ncedhpd.jpg.html]



Trước ngày Hải đội tàu ngầm 182 lên đường sang Liên Xô du học, mẹ của thủy thủ Vũ Việt Thắng đến thăm con tại doanh trại huấn luyện ở Bãi Cháy (Quảng Ninh)

(Baoleo nhà cháu làm cán bộ khung của đoàn tầu ngầm ở đây)



Ảnh nhóm thủy thủ Việt Nam chụp mùa hè năm 1984 tại phòng sỹ quan Trung tâm huấn luyện tàu ngầm của Hạm đội Baltic tại Ri Ga (Latvia).



(còn tiếp)[/URL]
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,890
Động cơ
519,274 Mã lực
Biên nhanh nhanh chứ mỗi lúc một tý thế này sốt ruột lắm cụ Baoleo ởi!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
KÝ ỨC CỦA LÍNH TẦU NGẦM
(tiếp)

Chỉ đến gần đây, báo chí mới đề cập nhiều việc Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp Kilo của Nga. Việt Nam cũng cử nhiều học viên sang Nga, Ấn Độ để học hỏi kỹ thuật tàu ngầm. Thế giới dưới lòng đại dương và ông chủ của biển cả - tàu ngầm vẫn là bí ẩn thăm thẳm đối với đa số người Việt Nam.
Có điều ít người biết, hơn 30 năm trước, Việt Nam đã có hải đội tàu ngầm phiên hiệu 182 được đào tạo rất bài bản mấy năm trời tại Liên Xô (cũ). Chuyện này ít được nhắc đến, bởi sau khi kết thúc khóa đào tạo, nhiều người trong hạm đội 182 chuyển đơn vị khác hoặc không còn phục vụ trong quân ngũ.


Ông Phạm Hồng Sâm (ngành điện máy dưới tàu ngầm) hiện đang làm công việc hành chính ở một khách sạn nhỏ tại Hà Nội. Ông Lưu Phương Bình (sĩ quan, ngành trưởng ngành ra đa) đã ra quân, chuyển sang làm kinh tế tư nhân…
Mấy chục năm trôi qua, ông Sâm và đồng đội tưởng như đã quên rằng mình từng đứng trong hàng ngũ của lính tàu ngầm, những người lính tàu ngầm đầu tiên trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Có lẽ điều tiếc nuối nhất với những người lính thủy này là họ chưa bao giờ được lái tàu ngầm ở chính vùng biển quê hương mình. Ký ức chìm nổi cùng con tàu đen trũi lại được khơi dậy khi báo chí gần đây đưa tin Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Vậy là những người lính tàu ngầm Việt Nam của thế kỷ 21 may mắn hơn thế hệ của ông. Họ sẽ được lái tàu ngầm ngay tại đất nước mình. Điều mà ông Sâm, ông Bình hay ông Hảo học được mãi mãi chỉ là những kỷ niệm của những ngày tháng rèn luyện miệt mài, cùng những chuyến du hành dưới đáy biển Baltic xa xôi.
Trò chuyện với chúng tôi tại nơi làm việc là một căn phòng nhỏ, ông Phạm Hồng Sâm luôn giữ vẻ mặt trầm tư. Trong mỗi lời kể, ông Sâm, ông Bình hay ông Hảo luôn giữ thái độ thận trọng.
Đó là năm 1982, ông Phạm Hồng Sâm mới 18 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học. Nối binh nghiệp của người cha, chàng thanh niên nhập ngũ và nuôi hy vọng sẽ thi đại học quân sự.
Cùng năm đó, Bộ Tư lệnh Hải quân thành lập đoàn công tác đi các đơn vị tuyển chọn cán bộ, chiến sỹ để đưa sang Liên Xô huấn luyện về tàu ngầm. Đây cũng là thời điểm vừa kết thúc cuộc chiến tranh biên giới trên bộ năm 1979 và bắt đầu xuất hiện những rắc rối trên biển Đông.
Chàng tân binh Phạm Hồng Sâm mới chỉ biết loáng thoáng về việc tuyển lính tàu ngầm. Bỗng đâu, có lệnh cấp trên điều đi kiểm tra sức khỏe.

Cả vạn lính được lọc ra. Trong đó, dường như khả năng trúng tuyển cao là lính đặc công nước. Họ là những chiến sĩ cực kỳ thiện chiến, khả năng bơi lặn siêu đẳng và kỹ năng chiến đấu thuần thục. Vậy nhưng ông Sâm nhớ, cứ hơn một ngàn người mới tuyển chọn được một người. Hầu hết đều rất cao to, khỏe mạnh và phải trải qua sát hạch vô cùng khắt khe như tuyển phi công.

NHỮNG NGÀY ĐẦU
Tháng 6/1982, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định thành lập đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên mang tên "Đoàn 682", trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân.

Trải qua những cuộc tuyển chọn khắt khe, viên sĩ quan Lưu Phương Bình và Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm, Binh nhất Vũ Hồng Hảo cùng khoảng 100 người có mặt trong danh sách của hải đội tàu ngầm đầu tiên của lịch sử quân sự Việt Nam.
Ông Lưu Phương Bình là một sĩ quan, tốt nghiệp Đại học Quân sự năm 1979 rồi tham gia Hải quân Việt Nam. Cùng vào Hải đội tàu ngầm, nhưng ông Hảo và Sâm đã coi sĩ quan Lưu Phương Bình là một người anh thực sự.

Lính tàu ngầm có rất nhiều bộ phận, gồm 5 ngành: vũ khí dưới nước, hàng hải, ra đa, thông tin và điện máy tàu.

Đại úy Lưu Phương Bình khi đó chính là ngành trưởng, chỉ huy ngành ra đa. Binh nhất Vũ Hồng Hảo thuộc bộ phận của ông Bình. Còn Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm làm việc trong bộ phận điện máy.

Khác với ông Bình và ông Sâm vốn người Thủ đô, chàng binh nhất Vũ Hồng Hảo sống trong môi trường sông nước từ bé. Ông Vũ Hồng Hảo có một khả năng trời phú đó là đôi tai nghe rất thính. Sau này, sang Liên Xô học, ông đã đảm nhiệm một vị trí cực kỳ quan trọng của con tàu ngầm đi dưới đáy biển. Đó là bộ phận Acoustic – nghe âm thanh dưới nước.

Nhiều chuyên gia Liên Xô giảng dạy cho đội tàu ngầm Việt Nam ngày đó đánh giá rất cao khả năng nghe dưới nước của ông Hảo. Viên đội trưởng này có thể phân biệt được âm thanh các loại động cơ dưới nước xa hàng chục km.

Ngày đi tuyển lính tàu ngầm, ông Hảo vừa nhập ngũ được 3 tháng vào đơn vị đặc công nước đóng ở Quảng Ninh, quê hương ông.
Ông Hảo nhớ mãi câu nói của ông Bình – người anh của ông, ngày đầu Hải đội tàu ngầm tập trung: “Chúng mình sinh nhật khác ngày nhưng cùng ngày giỗ”. Ông Hảo hiểu điều đó. Đi dưới đáy đại dương hàng trăm mét nước, nếu tai họa giáng xuống, sẽ chẳng ai sống nổi.

Những người lính tàu ngầm ngày đó hiểu rằng, họ đang đảm nhận nhiệm vụ hết sức đặc biệt. Họ đã được chọn để trở thành những người lính đầu tiên của Việt Nam bước xuống con tàu ngầm chiến đấu dưới đáy biển – khí tài quân sự tối tân, hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

Dù muốn hay không, họ chẳng có lý do để thoái thác, để rút lui. Đó là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng đầy vinh dự. Họ không thể cho phép mình bước lệch nhịp với những người khác.
Họ đã có gần 2 năm trời rèn luyện thể lực cùng những kỹ năng chiến đấu, thích nghi mọi điều kiện trong môi trường nước.






Giấy phép ra ngoài đơn vị (Một kỷ vật ông Vũ Hồng Hảo còn giữ đến này nay)





[/URL
]

Ảnh chụp sau giờ học tiếng Nga: Từ trái qua phải là ông Phạm Văn Đông - ngành rada, Nguyễn Văn Khương - trạm nổi, bà giáo Raitsa Ivanobna - quê ở Tasken, Vũ Hồng Hảo - Acoustic, Bùi Văn Quế - Hầm tàu.


[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/08_zpskcvomhjd.jpg.html][/URL
]

Con tàu ngầm 613 mà Hải đội 182 học cũng có nhà bếp như thế này


[URL=http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/09_zpsshzmxxl6.jpg.html]




Con tàu ngầm 613 mà Hải đội 182 học cũng có phòng ăn như thế này



[/URL
]


Ngành 3 ra đa chụp tại phòng học rada-sonar, gồm ông Lưu Phương Bình (ngành trưởng ra đa), Phạm Văn Đông và Phạm Văn Sơn (ra đa mặt nước), Lê Văn Toàn, và Vũ Hồng Hảo (rada-sonar), Vũ Việt Thắng đội trưởng thông tin.
[/URL][/URL]
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
HẢI ĐỘI TẦU NGẦM 182- NHỮNG NGÀY KHỔ LUYỆN

Trong căn phòng nhỏ, nơi đang làm việc tại một khách sạn ở Hà Nội, ông Phạm Hồng Sâm kể cho chúng tôi nghe về những ngày khổ luyện cùng Hải đội tàu ngầm 182.

Ánh mắt ông Phạm Hồng Sâm - người lính tàu ngầm năm xưa - chợt lóe niềm vui khi nhớ về những đồng đội cũ, những cuộc bơi, chạy đường dài, thi thố sức mạnh ở doanh trại huấn luyện. Đôi khi người đàn ông tuổi đã gần ngũ tuần vươn cánh tay cơ bắp cuồn cuộn rắn chắc đu vào thành ghế làm động tác như đang ở trong một cuộc thi kéo xà đơn, xà kép của đơn vị.

Áp lực nước ở độ sâu 70m

Ông Sâm nhớ, ngày đi khám tuyển, cán bộ giám khảo yêu cầu ông ngồi lên một chiếc ghế quay tít, khóa chặt tay chân. Ngồi lên chiếc ghế này, có người to khỏe nhưng mới quay vài vòng đã nôn thốc, nôn tháo. Nhiều người, khi cán bộ kiểm tra vừa dừng ghế, tháo dây ra thì lập tức đổ ập xuống sàn không đứng dậy nổi.

Người đạt yêu cầu phải ngồi trên ghế quay ít nhất 10 phút. Chiếc ghế quay tít mù, đảo chiều liên tục. Lúc đó, ông Sâm chẳng còn nhìn thấy gì, chỉ nghe tiếng vù vù bên tai. Rỗi bỗng nhiên ghế khựng lại. Người ta bảo ông tháo dây khóa tay nơi thành ghế và tự đứng dậy.

Theo mệnh lệnh, ông bước về phía trước. Họ hỏi ông một số câu. Có nhìn thấy gì phía trước không? - Có. Đây là chữ gì? - Chữ "tàu ngầm". Đồng chí tên là gì? - Người lính trẻ đáp dõng dạc: Phạm Hồng Sâm. Cấp bậc? - Thượng sĩ... Lúc này ông biết, mình đã vượt qua môn thi.

Ông được dẫn vào một phòng kín tròn như cái thùng phuy vỏ dày. Ông đứng trong, ở ngoài người ta ghé mắt theo dõi qua một tấm kính. Ông cảm thấy không khí trong thùng bỗng nhiên ùa vào, đặc lại. Một chốc, khí trong bình càng đặc dần, đặc dần rồi quánh lại.

Lính tàu ngầm phải xuống sâu dưới nước, áp suất lớn. Ngày đó, Việt Nam chỉ mới có duy nhất một chiếc máy thử áp suất loại này. Khí sẽ được bơm vào tương đương ấp suất nước ở độ sâu 70m. Ai không chịu nổi có thể bấm nút xin ra ngoài. Có người quyết tâm gia nhập đội tàu ngầm, cố chịu đựng quá sức, đến khi ra ngoài chảy cả máu tai. Nghĩ đến đó, viên lính trẻ hơi rúng động.

Rồi viên thượng sĩ thấy cơ thể mình bỗng nhiên mất trọng lượng. Ông cố thở đều. Lúc này không khí như biến thành chất lỏng. Thay vì hít thở như bình thường, anh lại uống từng dòng không khí vào cổ họng, không khác nào uống nước. Ở ngoài, người ta vẫn nhìn theo, dò xét từng của chỉ của chàng tân binh. Van bỗng được mở, khí thoát ra dần và trở lại như cũ. Ông thấy người mình hơi lâng lâng, nhưng vẫn đủ tỉnh táo. Viên sĩ quan kiểm tra sức khỏe nhìn ông cười, vỗ vai.

Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm chính thức gia nhập Hải đội tàu ngầm từ ngày đó.

Khổ luyện


Tháng 8/1982, Đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên mang tên Đoàn 682, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân chuyển vị trí đóng quân về Hải Phòng để huấn luyện. Đây là doanh trại của Đoàn 681 Đặc công Hải quân. Họ vẫn quen gọi đó là đặc công nước.

Lính tàu ngầm về đây phải tập luyện theo chế độ như đặc công nước. Đặc công nước vốn được coi là lực lượng cực kỳ tinh nhuệ. Chương trình huấn luyện thể lực rất nặng. Hàng ngày, họ phải tập đủ các môn bơi lội, chạy, nhảy, luyện võ nghệ với cường độ cao. Những cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên diễn ra. Đội vừa tiếp tục tuyển thêm quân, vừa có những người sau một thời gian tập luyện không chịu đựng nổi bị loại.

Ông Sâm nhớ có lần đội của ông tập đánh mục tiêu, bơi ra hòn đảo cách xa gần 20km. Đã vậy không được bơi nổi. Đặc công nước nổi tiếng với chiêu ngậm ống thông hơi vào miệng, bơi ngửa cách mặt nước 15cm. Cứ 3 người một tốp. Để đi hết chặng đường, họ bắt đầu từ sáng sớm nhưng mãi tận chiều mới tới nơi.

Một trong những môn tập luyện đặc trưng của lính hải quân là “đứng cầu sóng”. Một tấm ván dài gần 2m được buộc dây ở 2 đầu rồi treo lên cao. Người lính phải đứng trên tấm ván, tay không được vịn vào bất kỳ thứ gì và bắt đầu nhún để tấm ván đung đưa. Cứ thế tấm ván đung đưa qua lại, cao dần. Ông Sâm nhớ hồi đầu mới bước lên, ván chỉ đung đưa hai lượt là ông bị bắn ra ngoài.

Người đứng cầu sóng giống như diễn viên xiếc. Nhún cho ván cao sang bên trái, người lại cố chạy lên phía đó như leo dốc. Rồi ván hạ xuống lắc sang bên phải, người lại quay đầu chạy theo. Cứ thế, lâu dần rồi quen.

Ông Sâm vẫn nể một đồng đội quê ở Nghệ An. Người này có thể nói là có sức khỏe vô địch môn “đu quay”. Vẫn là chiếc đu bình thường. Người ta chôn 2 cọc cao khoảng 5 - 6m. Chiếc đu treo ở giữa. Lính tàu ngầm không tập đu nhún lên nhún xuống. Họ phải nhún mạnh, rồi lấy hết sức hất chiếc đu quay thành vòng tròn. Trụ của chiếc đu cũng không nằm cố định, có thể đảo chiều liên tục. Anh ta có thể lộn hàng trăm vòng trên chiếc đu quay mà không hề hấn gì.

Điều xa lạ

Đứng trong hàng ngũ của lính tàu ngầm quả là một vinh dự ít người có được. Từ nhỏ, ông Sâm vẫn luôn ngưỡng mộ trước hình ảnh người lính hải quân mặc chiếc áo cổ vuông màu xanh nước biển mỗi khi họ diễu hành trên đường phố Hà Nội. Ông đã từng ước ao có một ngày mình được khoác lên mình bộ quần áo đó.

Bây giờ bỗng ước mơ trở thành sự thật. Đã vậy, chàng tân binh Phạm Hồng Sâm đang là lính tàu ngầm - một bộ phận đặc biệt trong binh chủng hải quân. Những lần về thăm nhà, ông không khỏi cảm thấy đôi chút tự hào.

Tuy vậy, viên Thượng sĩ vẫn khá mơ hồ. Khái niệm về lính tàu ngầm từ trước đến lúc đó vẫn quá xa lạ với người Việt. Dù đã có 2 năm trời tập luyện, Hải đội đã thành lập, đã được người ta gọi là lính tàu ngầm. Nhưng ông vẫn không biết mình có thực sự trở thành lính tàu ngầm hay không.

Ngày ông cùng đồng đội lên máy bay sang Liên Xô du học, gia đình, anh chị em kéo nhau ra tiễn. Họ chỉ biết duy nhất một điều, con em mình là lính tàu ngầm. Nhưng họ vẫn không hiểu lính tàu ngầm là như thế nào.




Phòng tắm trên những chiếc tàu ngầm vô cùng thiếu thốn tiện nghi (Ảnh tư liệu)


Những lần nói chuyện, đôi khi chúng tôi gọi ông Sâm và những người lính tàu ngầm là “phi thường”. Nhưng ông xua tay và chỉ thừa nhận, mình hơn nhiều người khác vì có thể do cơ địa, tiền đình bẩm sinh của mỗi người sinh ra có khả năng chịu tác động môi trường không giống nhau. Một phần là do tập luyện lâu dần thành quen.

Ông Sâm vẫn tự hào mình là người kéo đu xà đơn thuộc hạng khỏe nhất đội. Trong một cuộc thử sức, ông đã lên xuống một trăm mấy chục lượt. Nhưng ông biết, đã là lính tàu ngầm, chẳng có ai mà không phải rèn luyện sức khỏe dẻo dai.


Hải đội tàu ngầm vẫn tập luyện miệt mài. Từ tháng 8/1982 đến giữa năm 1984, đội của họ đã di chuyển qua nhiều căn cứ đóng quân để huấn luyện, từ Hải Phòng đến Quảng Ninh.

Tháng 6/1984, Tư lệnh Hải quân chính thức ký quyết định thành lập Hải đội tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam với phiên hiệu Hải đội 182. Rồi một tháng sau đó, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm cùng đồng đội lên đường đi Liên Xô.

Sang đến Liên Xô, họ vẫn phải duy trì chế độ tập luyện như ở trong nước mặc dù khí hậu bên đó rất lạnh. Ngoài những bài huấn luyện thể lực, họ bắt đầu bước vào học kỹ thuật tàu ngầm.

Ông Sâm và Hải đội tàu ngầm đã có 2 năm trời huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện tàu ngầm ở Riga thuộc nước Cộng hòa Latvia. Đó là quãng thời gian ông và đồng đội có những chuyến đi dài ở độ sâu hàng trăm mét dưới mặt biển Baltic trong cỗ “quan tài sắt”.

Rèn luyện thể lực mới chỉ là một trong những khả năng cơ bản để có thể xuống nước trong con tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét. Kỳ thực những gì đang chờ đợi họ dưới lòng đại dương? Họ sẽ phải làm gì trong con tàu ngầm bí ẩn? Đó là điều mà sau 2 năm gia nhập Hải đội tàu ngầm, họ chưa hề biết.

Thủy thủ tàu ngầm VN và những ngày trong 'quan tài sắt'

Sau gần nửa năm sang Liên Xô học lý thuyết kỹ thuật tàu ngầm, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm mới chính thức đặt chân xuống con tàu thật. Con tàu đen trùi trũi đỗ ở cảng biển Ri Ga (Latvia) to hơn chiếc máy bay Boeing hiện đại.



Phòng ngủ của thủy thủ trong tàu ngầm





Khoang chứa vũ khí trong tàu ngầm Nga




Nghi lễ nhập môn

Cái cảm giác tanh tanh, nồng nồng khiến chàng lính trẻ hơi lợm trong cổ họng. Tàu ngầm vốn kín như bưng. Hơi người luôn đọng lại trong khoang không thoát ra được.

Những hành lang bằng sắt nối dài giữa các khoang. Xuống đến khoang dưới cùng, ngẩng đầu lên, ông chợt rùng mình trước dãy đồ người nhái treo thẳng tắp theo thứ tự trên chiếc giá dài ngoằng.

Máy móc, động cơ hàng trăm chi tiết đang nổ ran để nạp điện cho động cơ. Không khí trong khoang vốn nóng nực, ngột ngạt mà ông vẫn thấy hơi lành lạnh.

Ông Sâm biết, rồi đây, mình sẽ có những ngày dài sống trong “cỗ quan tài sắt” này. Ông là lính bộ phận ngành điện máy. Những cỗ máy với hàng ngàn chi tiết kia sẽ do ông và một vài người trong đội điều khiển, nắm giữ.



Phòng điện máy, nơi ông Sâm làm việc


Một trong những nghi lễ nhập môn của lính tàu ngầm là nâng ly dưới khoang tàu. Nhưng không phải ly rượu mà là ly nước biển mặn chát. Luật bất thành văn. Mỗi người tự mở vòi chắt ít nước biển vào ly của mình rồi cùng nhau uống cạn.

Đó là ly nước muối duy nhất trong đời mà ông Sâm không thấy mặn. Cái cảm giác thiêng liêng, trang trọng làm ông quên đi mọi cảm giác trực quan. Từ nay, Thượng sĩ Phạm Hồng Sâm và hơn 50 cán bộ chiến sĩ của khung tàu 1 đã chính thức là lính tàu ngầm.


Người giữ trái tim tàu ngầm


Có nhiều bộ phận làm các nhiệm vụ khác nhau bên trong tàu ngầm gồm các ngành: vũ khí dưới nước, ra đa, điện máy, thông tin và hàng hải... Hồi đầu, nhóm cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam xuống tàu, mỗi bộ phận đều có ít nhất một cán bộ người Nga kèm cặp, sẵn sàng xử lý những tình huống khó. Nhưng sau nhiều chuyến, dần dần, họ rút hết. Cuối cùng họ chỉ để lại một, hai chuyên gia trong tàu để giám sát. Để đội ngũ sĩ quan, thủy thủ Việt Nam thực hiện mọi thao tác.

Ông Sâm đã trải qua những ngày dài sống trong tiếng ồn ào của buồng máy. Đến nỗi mỗi lần trở lại bờ, tiếng bùng nhùng bên tai vẫn ám ảnh không dứt. Ngành điện máy của ông Sâm chịu trách nhiệm về mọi vận hành chìm nổi, động cơ máy móc của tàu. Tàu vũ trụ thì ông chưa biết, nhưng tàu ngầm có lẽ là loại phương tiện phức tạp nhất mà ông Sâm từng biết cho đến nay.

Làm trong tổ điện máy tàu ngầm, mỗi người phải phụ trách một máy và thao tác chính xác từng chi tiết một. Ông Sâm phải nhớ tới cả ngàn chi tiết động cơ, trong đó có khoảng 100 chi tiết phải thuộc nằm lòng. Đến nỗi nhắm mắt, ông cũng phải sờ thấy đúng vị trí từng chi tiết đó. Mắt ông luôn phải cố căng ra để theo dõi đồng hồ đo nhiên liệu, điện máy, nồng độ khí, tỷ lệ nước trong khoang…

Chỉ cần sai một thao tác, giá phải trả là cực kỳ đắt. Tàu ngầm luôn có hai lớp vỏ bọc. Giữa hai lớp vỏ là các khoang để hút và xả nước. Khí được lệnh chìm xuống, bộ phận điện máy sẽ mở van nạp nước vào. Tất cả phải cùng thực hiện một lúc.

Nếu hai bên thân tàu chưa có nước mà phía đầu tàu nước đã đầy, ngay lập tức mũi tàu sẽ đâm thẳng xuống dưới như bị một quả tạ ngàn cân lôi xuống. Lúc đó, tàu sẽ không thể lấy thăng bằng trở lại được nữa. Hoặc bên trái có nước mà bên phải chưa kịp bơm vào, tàu cũng sẽ bị lật mà không có cách nào cứu vãn nổi.

Bởi vậy, lắng nghe và làm theo mệnh lệnh tức khắc dưới tàu ngầm là phản xạ thường trực của tổ điện máy.




Kỳ nghỉ đông tại Le-nin-grat của các chiến sĩ tàu ngầm


Tàu ngầm của Liên Xô mà Hải đội tàu ngầm 182 học tập ngày đó vẫn còn thô sơ hơn nhiều so với loại tàu lớp Kilo Việt Nam đang mua về. Hầu như mọi thứ vẫn được thao tác thủ công.

Tàu ngầm hiện đại có thể ở dưới nước liên tục 6-7 tháng trời không cần nổi lên. Tàu ngầm của Liên Xô ngày đó cũng có thể lặn liên tục hàng chục ngày. Nhưng ông Sâm nhớ, thường khoảng 48 tiếng đồng hồ, tàu lại trồi lên mặt nước để lấy khí tươi. Những khi đó, máy móc lại nổ râm ran để nạp điện cho máy.

Ắc quy chính là trái tim của tàu ngầm. Dù động cơ máy móc chạy bằng bất kỳ nhiên liệu gì diesel hay tàu ngầm nguyên tử thì mục đích vẫn là để nạp điện cho ắc quy. Bất cứ tàu ngầm nào cũng chạy bằng điện. Ắc quy hết điện thì máy diesel phải nạp.

Tàu ngầm phải luôn luôn chạy chứ không bao giờ đứng im một chỗ. Nếu muốn đứng, buộc phải tháo nước khỏi lớp vỏ, bơm khí vào để trồi lên. Tàu ngầm càng hiện đại, tiêu tốn càng ít nhiên liệu để hoạt động. Có những tàu bây giờ có thể ở dưới nước hàng tháng trời không cần nổi lên.

Nhiên liệu là yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Tàu ngầm hết nhiên liệu thì ắc quy không có điện để chạy động cơ. Điều đó đồng nghĩa với cái chết.

Máy bay hết nhiên liệu vẫn có thể bay theo quán tính rồi lượn tìm chỗ bằng phẳng đáp xuống. Riêng tàu ngầm, hết nhiên liệu, không thể bơm khí vào khoang giữa hai lớp vỏ để trồi lên. Cũng không thể đứng một chỗ vì không còn lực nâng. Buộc tàu phải chìm dần xuống. Chìm xuống một độ sâu nào đó không còn chịu được áp suất, tàu sẽ bị bóp nát vụn.

Trên thực tế, từng có những tàu ngầm của Đức gặp sự cố này và đã bị vỡ nát, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương. Bởi vậy, tổ điện máy của ông Sâm luôn phải biết được điều đó.



Ảnh chụp tại phòng học Acoustic, thiết bị là hệ thống sonal GAX 100 và GAX 200 của model 613 và 877




Sau những chuyến đi dài ở lâu dưới nước, đôi khi ông Sâm cũng cảm thấy mệt mỏi, ức chế thần kinh. Mắt ông đờ đẫn. Người lính tàu ngầm đôi khi cũng như chính con tàu của họ. Cứ âm thầm làm việc miệt mài. Những lúc đó, ông dễ sinh cáu bẳn. Khi tàu vừa trồi lên mặt nước cập cảng, ông bước từng bước uể oải về phòng nằm vật ra giường. Ông nhớ, mình đã chìm vào giấc ngủ hơn 1 ngày mà không ăn uống gì.

Những cái tai của tàu ngầm


Một bộ phận cực kỳ quan trọng quyết định sự sống còn của tàu ngầm chiến đấu chính là Acoustic. Những người trong tổ Acoustic được ví như cái tai của tàu ngầm.

Người ta thường nói đến các loại sóng ra đa của tàu ngầm có khả năng phát hiện mục tiêu dưới nước. Nhưng kỳ thực khi xuống nước, mọi thiết bị trên tàu cũng như các loại máy phát sóng thăm dò đều phải tắt. Chỉ có 2 thứ hoạt động là chân vịt và cái tai của tàu.

Đơn giản một lẽ, sóng âm dưới lòng đại dương là loại sóng cực kỳ dễ nhận biết. Cho nên, tàu ngầm luôn hoạt động âm thầm lặng lẽ dưới đáy biển. Tiếng chân vịt vẫy nước cho tàu chạy cũng phải phát âm thanh cực nhỏ.

Theo lý thuyết truyền âm, âm thanh "sục sục" của chân vịt phát ra ở bên Nam Phi thì bên Úc châu có khi cũng phát hiện được. Nếu để đối phương nghe được sóng âm từ tàu mình phát ra sẽ không có cơ hội sống sót.




Thuyền trưởng K1 anh Phạm Tân và Thuyền phó HH anh Đinh Hải Huy đến thăm lớp học ngành 3 rada tại phòng thiết bị rada - sonar


Những cựu thủy thủ tàu ngầm đánh giá, tàu ngầm lớp kilo của Nga (Việt Nam đang đặt hàng) được gọi là "hố đen đại dương" chính vì điều này. Chân vịt của loại tàu này hoạt động cực êm, lúc chạy cũng như đứng yên. Nếu nó không phát sóng sona thì rất khó thiết bị nào có thể phát hiện ra.

Chính vì vậy, ở dưới độ sâu hàng trăm mét đại dương, rất cần những cái tai như của tổ trưởng Acoustic Vũ Hồng Hảo. Đến giờ, ông Hảo vẫn thừa nhận được trời phú cho đôi tai cực thính.

Khi con tàu lầm lũi bước đi dưới bóng tối của đại dương, mọi thứ trở nên lặng lẽ với người trên tàu. Chỉ duy nhất bộ phận Acoustic phải nghe đủ thứ âm thanh dưới đáy biển đập vào tai. Tiếng cá lội, tiếng máy tàu hàng, tiếng chân vịt của một chiếc tàu ngầm dò thám nào đó cách xa hàng chục cây số.

Ông Hảo đã được học về lý thuyết sóng của từng loại âm thanh dưới đáy biển. Nhưng có nghe và phân tích được chính xác hay không lại là chuyện khác. Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh. Không có những cuộc chiến đấu, rượt đuổi nhau. Nhưng đi dưới độ sâu hàng trăm mét của biển Baltic tối tăm, mọi bất trắc đều có thể xảy ra.

Ông Hảo phải nhuần nhuyễn mọi thứ âm thanh đó. Nếu xảy ra chiến sự, Thuyền trưởng ra quyết định bắn hay không là tùy thuộc vào khả năng phân tích âm thanh của những người như ông Hảo.

Khi tàu ngầm quyết định phóng ngư lôi, bộ phận Acoustic luôn phải xác định loại tàu to lớn cỡ nào, tương ứng với loại đạn có sức công phá bao nhiêu, hướng đi, tọa độ thế nào. Khi đã xác định đúng mục tiêu, tọa độ, chắc chắn không bao giờ bắn trượt. Dù tàu địch có chạy quả lôi vẫn sẽ đuổi theo mục tiêu đến cùng.

Sĩ quan và thủy thủ của Hải đội vẫn nhớ, các chuyên gia nước bạn ngày đó rất khâm phục tài nghe của đội trưởng Vũ Hồng Hảo. Họ nói rằng, Việt Nam có khoảng chục người như vậy thì đảm bảo không có loại tàu địch nào có thể thâm nhập được vùng biển Đông.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top