- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,780
- Động cơ
- 360,625 Mã lực
Người lính trở về
"Nước còn giặc, còn đi đánh giặc
Chiến trường rộn rã bước hành quân"
Nhưng rồi, cũng đến ngày đất nước bình yên, người chiến binh cởi bỏ binh phục triều đình, về lại với làng quê, về với gia đình nhỏ bé của mình.
Bây giờ, là loạt ký ức, về người lính rời quân ngũ về làng, người lính ấy đã côi cút bới đất-lật cỏ, để kiếm cân gạo kém, bìa đậu phụ xấu như thế nào, mưu sinh trong cơ chế thị trường ra sao, mà vẫn giữ bản chất của lính cụ Hồ.
NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Ý tưởng giải ngũ đến từ khi nào
Năm 1989 đến.
Tin đồn râm ran bấy lâu nay, giờ đã được bàn tán công khai trong nội bộ sỹ quan: có chế độ giải ngũ hàng loạt trong quân đội nay mai.
Lúc đó, baoleo cũng không hiểu lý do của tin đồn giải ngũ, mà lại thiên về: “đấy là luận điệu tuyên truyền của địch”
Chỉ mãi đến bây giờ, nhà cháu mới hiểu được rằng, hồi đó, năm 1989, đã kết thúc 10 năm của cuộc chiến biên ải phương Bắc, đã kết thúc 10 cuộc chiến bên Cam-pu-chia, đã đến lúc phe XHCN không còn, đã đến lúc: “phải đặt lợi ích dân tộc – lên trên lợi ích giai cấp”, đã đến cao điểm của Đổi Mới, đã đến lúc phải lo nồi cơm cho nhà.
Nên tinh giảm quân đội, là điều dễ hiểu và nên làm.
Nhưng đấy là hiểu biết của ngày hôm nay.
Quay trở lại năm 1989 đó.
Tin đồn cũng có tác dụng nhất định. Và sỹ quan baoleo bắt đầu có những đêm mất ngủ.
Một mặt, bộ quân phục đã quen mặc trên người. Nếp sống đã quen với đời quân ngũ, không vướng bận nếp trần tục - nỗi bụi trần, của đời sống dân sự bên ngoài chòi canh.
Nhưng mặt khác, tiếng gọi bi bô của con thơ, mỗi khi được dịp về thăm nhà, lại như đang thúc giục trái tim mình.
Đêm về, nằm trong doanh trại, tưởng như có thể nghe rõ tiếng sóng biển ngoài xa, đếm được từng lần hô mật khẩu đổi gác của lính vệ binh, và lại như thấy trước mặt hình ảnh gia đình:
Đứa con nhỏ 4 tuổi, bị nhốt 1 mình trong nhà. Tự chơi bằng cách hoà xà phòng bột vào thùng đựng nước ăn của nhà, để chế tạo sữa bột.
Người vợ đang chen lấn xuống con đò nhỏ, băng ngang sông Hồng mùa nước lên (bến đò chỗ cầu Vĩnh Tuy bây giờ), để từ chỗ dậy học bên Kim Lan (Gia Lâm), về cho thằng cu ăn bữa cơm nửa trưa-nửa chiều.
Và câu ngạn ngữ dân gian luôn ám ảnh: ‘vợ già –nhà dột – con dốt’ của gia cảnh nghèo như vợ chồng bộ đội – giáo viên nhà cháu, lại luôn hiện về trong những đêm mất ngủ này.
Và, ý định xin giải ngũ bắt đầu mạnh dần lên.
"Nước còn giặc, còn đi đánh giặc
Chiến trường rộn rã bước hành quân"
Nhưng rồi, cũng đến ngày đất nước bình yên, người chiến binh cởi bỏ binh phục triều đình, về lại với làng quê, về với gia đình nhỏ bé của mình.
Bây giờ, là loạt ký ức, về người lính rời quân ngũ về làng, người lính ấy đã côi cút bới đất-lật cỏ, để kiếm cân gạo kém, bìa đậu phụ xấu như thế nào, mưu sinh trong cơ chế thị trường ra sao, mà vẫn giữ bản chất của lính cụ Hồ.
NHỮNG NGÀY CUỐÍ CÙNG TRONG QUÂN NGŨ
Ý tưởng giải ngũ đến từ khi nào
Năm 1989 đến.
Tin đồn râm ran bấy lâu nay, giờ đã được bàn tán công khai trong nội bộ sỹ quan: có chế độ giải ngũ hàng loạt trong quân đội nay mai.
Lúc đó, baoleo cũng không hiểu lý do của tin đồn giải ngũ, mà lại thiên về: “đấy là luận điệu tuyên truyền của địch”
Chỉ mãi đến bây giờ, nhà cháu mới hiểu được rằng, hồi đó, năm 1989, đã kết thúc 10 năm của cuộc chiến biên ải phương Bắc, đã kết thúc 10 cuộc chiến bên Cam-pu-chia, đã đến lúc phe XHCN không còn, đã đến lúc: “phải đặt lợi ích dân tộc – lên trên lợi ích giai cấp”, đã đến cao điểm của Đổi Mới, đã đến lúc phải lo nồi cơm cho nhà.
Nên tinh giảm quân đội, là điều dễ hiểu và nên làm.
Nhưng đấy là hiểu biết của ngày hôm nay.
Quay trở lại năm 1989 đó.
Tin đồn cũng có tác dụng nhất định. Và sỹ quan baoleo bắt đầu có những đêm mất ngủ.
Một mặt, bộ quân phục đã quen mặc trên người. Nếp sống đã quen với đời quân ngũ, không vướng bận nếp trần tục - nỗi bụi trần, của đời sống dân sự bên ngoài chòi canh.
Nhưng mặt khác, tiếng gọi bi bô của con thơ, mỗi khi được dịp về thăm nhà, lại như đang thúc giục trái tim mình.
Đêm về, nằm trong doanh trại, tưởng như có thể nghe rõ tiếng sóng biển ngoài xa, đếm được từng lần hô mật khẩu đổi gác của lính vệ binh, và lại như thấy trước mặt hình ảnh gia đình:
Đứa con nhỏ 4 tuổi, bị nhốt 1 mình trong nhà. Tự chơi bằng cách hoà xà phòng bột vào thùng đựng nước ăn của nhà, để chế tạo sữa bột.
Người vợ đang chen lấn xuống con đò nhỏ, băng ngang sông Hồng mùa nước lên (bến đò chỗ cầu Vĩnh Tuy bây giờ), để từ chỗ dậy học bên Kim Lan (Gia Lâm), về cho thằng cu ăn bữa cơm nửa trưa-nửa chiều.
Và câu ngạn ngữ dân gian luôn ám ảnh: ‘vợ già –nhà dột – con dốt’ của gia cảnh nghèo như vợ chồng bộ đội – giáo viên nhà cháu, lại luôn hiện về trong những đêm mất ngủ này.
Và, ý định xin giải ngũ bắt đầu mạnh dần lên.
Chỉnh sửa cuối: