[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Em về tới HN rồi, mấy hôm lang thang mệt và căng thẳng. Hôm nào cụ baoleo rảnh, anh em ngồi tí nhé:D
Làm chầu cha-lo-ti-ca cho nó hoành, Đ/C Pain nhẩy, còn nếu mát giời, ta làm hẳn góc con ....chóa, nhá :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Bài 9: Tư liệu Tường thuật của báo ‘Sao và Vạch’:

(Bản dịch của Baoleo)

Hải quân Mỹ đã trả tự do cho 14 lính thủy Bắc Việt.
(Bài viết của Jo Dave Warsh, trên tờ báo Sao và Vạch (Pacific Stars & Stripes), thứ Tư, ngày 23/10/1968)

Tin từ Sài Gòn: Một cuộc ngừng bắn ngắn ngủi đã được thực thi hôm thứ Hai vừa qua (21/10/1968), tại một vùng bờ biển nhỏ của Bắc Việt, để Hải quân Mỹ trao trả nốt nhóm lính thủy Bắc Việt cuối cùng, trở về nhà trên một chiếc xuồng của Hải quân Mỹ– Thông cáo của chính thức của sứ quán Hoa Kỳ cho biết.

Dường như không có tín hiệu nào cho thấy có sự lắng dịu của việc ném bom Bắc Việt và cuộc chiến ở Nam Việt tạm dừng. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng, việc trao trả 14 lính thủy Bắc Việt đã “tạo ra một tiền lệ tốt” và họ hy vọng rằng, tiền lệ tốt này sẽ mở đường cho việc trao đổi các tù binh trong tương lai.
36 giờ ngừng bắn ngắn ngủi, được bắt đầu từ đêm Chúa nhật, theo dọc một hành lang có chiều rộng 12 hải lý và chiều dài 24 hải lý, trải dọc theo bờ biển của thành phố Vinh – Bắc Việtnam, trong khi chiến hạm USS Dubuque hải trình vào một vị trí cách bờ 12 hải lý. Các lính thủy Bắc Việt được đưa lên 1 chiếc xuồng máy và được trả tự do.
Hai chiếc trực thăng của Hải quân Mỹ đã bay hộ tống chiếc xuồng máy, cho đến khi có thể nhìn thấy bờ, để đảm bảo rằng những thủy binh Cộng sản được an toàn. Và các trực thăng đã không gập phải hỏa lực.

Cuộc trao trả được tiến hành vào khoảng 1 giờ chiều hôm Thứ Hai. Cuộc ngừng bắn ngắn ngủi này được kết thúc vào cuối giờ chiều ngày thứ Ba.
Và đã không có tiếng nổ nào được ghi nhận trong hành lang này cho tới sớm ngày thứ Ba.

Theo một nguồn tin phi chứng thức, thì hành lang ngừng bắn phần lớn là ở trên biển, và nhấn mạnh rằng Hải quân Mỹ không cần thiết phải đánh bom ở đấy. Ông ta còn cho biết thêm là, khu vực đó không có giá trị về mặt quân sự.

Những nhà ngoại giao Mỹ đã đàm phán trực tiếp với đại diện của Bắc Việt ở Viên Chăn-Lào, để thỏa thuận về việc ngừng bắn tạm thời. Và điều đó đã được thực hiện mỹ mãn. Cuộc đàm phán đã được thực ngay sau khi trưởng phái đoàn Mỹ Averell W. Harriman thông báo ở Pa-ri hôm 10/08 về việc Mỹ có ý định trao đổi tù binh.

Quyết định về ngày giờ và chi tiết cụ thể của cuộc trao đổi, đã được hai bên thống nhất vào khoảng 7-10 ngày trước đây.
Nhóm thủy binh được trao trả lần này, là thuộc nhóm 19 thủy binh, đã bị bắt trên vùng biển quốc tế, khi những con tầu phóng lôi của họ, bị Hải quân Mỹ đánh chìm trên vịnh Bắc Bộ vào ngày 01/07/1966. Một nhóm 5 thủy binh (Bắc Việt) khác, đã được trao trả trước đó.

Từng người một trong số thủy binh, đều đã được thành viên Hội Chữ thập Đỏ quốc tế phỏng vấn. Và tất cả thủy binh (Bắc Việt) đều bầy tỏ nguyện vọng được trở về Bắc Việt.
Thoạt đầu, 1 chiếc tầu đánh cá, tương tự như những chiếc tầu đánh cá của Bắc Việt, đã được chở theo chiến hạm USS Dubuque để nhóm thủy binh trở về, nhưng chiếc bánh lái của con thuyền đột nhiên dở chứng, và Hải quân Mỹ quyết định đưa chiếc xuồng cứu hộ của chiến hạm, cho các thủy binh trở về, sau khi đã chỉ cho họ, hướng vào bờ - người phát ngôn cho biết.

Những chiếc trực thăng bay hộ tống chiếc xuồng, nhưng đã không lưu lại lâu trên không vực của bờ biển, để chứng kiến lễ đón các thủy binh- người phát ngôn cho biết thêm.

Các thủy binh trên đã bị giam giữ ở một căn cứ của Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng, cho tới tận khi họ được trao trả trên bờ biển Vinh hôm thứ Hai vừa qua. Trong số 14 thủy binh, có 2 sỹ quan, 2 thủy thủ trưởng và nhiều chuyên viên kỹ thuật.

Bài báo của tờ: ‘Sao và Vạch’ - thứ Tư, ngày 23/10/1968




(Bài sau: 'Nốt vĩ thanh trầm của biên đội tầu phóng lôi')
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,014
Động cơ
538,185 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Bài viết tuyệt vời quá. Nhưng điều tuyệt hơn là cụ Baoleo đã tham gia OF . E theo dõi rất thường xuyên các bài của cụ Baoleo bên quân sử. Giờ cụ tham gia diễn đàn này sẽ làm cho box Thủy quân sẽ hay hơn. Vodka cụ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Bài viết tuyệt vời quá. Nhưng điều tuyệt hơn là cụ Baoleo đã tham gia OF . E theo dõi rất thường xuyên các bài của cụ Baoleo bên quân sử. Giờ cụ tham gia diễn đàn này sẽ làm cho box Thủy quân sẽ hay hơn. Vodka cụ

Cảm ơn cụ Avalon-Bg đã có nhời động viên.
Cụ làm nhà cháu... thẹn quá ;)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Bài 10: Nốt vĩ thanh trầm của biên đội tầu phóng lôi:

Sau khi được trả về, các thủy binh nhanh chóng được trên cho ra quân.
Họ lập tức chìm vào trong triệu triệu người dân Việt và khuất lấp dưới lớp-lớp khói bụi thời gian.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện đánh tầu Ma-Đốc, bói mãi, mới tìm ra vài người.

Nhưng hy vọng chúng ta hôm nay, sẽ mãi nhớ về những thủy binh của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc nói riêng, và các chiến sỹ Hải quân nói chung – những người luôn có số phận bi hùng.

Chợt liên tưởng. Dạo này, đang có các bài viết về các lực lượng ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc, đang xâm lấn chủ quyền nước ta trên vùng biển Hoàng Sa. Nói ngay cho nó vuông, ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, cũng chính là anh em Hải quân mà ra.
Các đ/c ấy, đến nay, mới chỉ nhận được lời biểu dương từ các lãnh đạo. Chưa có huân chương, càng chưa có danh hiệu anh hùng.
Các lãnh đạo vẫn đang hô hào anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ tiếp tục hy sinh, và các lãnh đạo sẽ ghi nhớ.

Chợt nhớ tới cuộc chiến chống quân Trung Quốc 10 năm. Từ năm 1979 đến năm 1989. Có nhiều vạn huân chương, nhiều chục anh hùng được tuyên. Cùng với đó là nhiều chục nghìn chiến sỹ, âm thầm cống hiến, chiến đấu mà không có huy chương.
Tuy nhiên, chỉ sau đúng có năm. Đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, tất cả các chiến sỹ âm thầm, lẫn chiến sỹ được huân chương, và cả những chiến sỹ được tuyên anh hùng, đột nhiên bị biến mất và lãng quên. Đến tận hôm nay- giữa tháng 5/2014.
Lại lo, sự hy sinh-cống hiến của các anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, bị câu chuyện trên lặp lại. Có khi, đối tượng tác chiến của anh em, bị dấu mất cả tên, chỉ còn là ‘tầu lạ’ của ‘nước lạ’, như bấy lâu nay mà thôi.

Thôi, bỏ qua !
Các cụ trong OF à, lần uống rượu gần nhất tới đây, các cụ hãy giành 1 chén, để uống cho Hải quân nhà cháu, các cụ nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
Bài 10: Nốt vĩ thanh trầm của biên đội tầu phóng lôi:

Sau khi được trả về, các thủy binh nhanh chóng được trên cho ra quân.
Họ lập tức chìm vào trong triệu triệu người dân Việt và khuất lấp dưới lớp-lớp khói bụi thời gian.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện đánh tầu Ma-Đốc, bói mãi, mới tìm ra vài người.

Nhưng hy vọng chúng ta hôm nay, sẽ mãi nhớ về những thủy binh của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc nói riêng, và các chiến sỹ Hải quân nói chung – những người luôn có số phận bi hùng.

Chợt liên tưởng. Dạo này, đang có các bài viết về các lực lượng ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc, đang xâm lấn chủ quyền nước ta trên vùng biển Hoàng Sa. Nói ngay cho nó vuông, ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, cũng chính là anh em Hải quân mà ra.
Các đ/c ấy, đến nay, mới chỉ nhận được lời biểu dương từ các lãnh đạo. Chưa có huân chương, càng chưa có danh hiệu anh hùng.
Các lãnh đạo vẫn đang hô hào anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ tiếp tục hy sinh, và các lãnh đạo sẽ ghi nhớ.

Chợt nhớ tới cuộc chiến chống quân Trung Quốc 10 năm. Từ năm 1979 đến năm 1989. Có nhiều vạn huân chương, nhiều chục anh hùng được tuyên. Cùng với đó là nhiều chục nghìn chiến sỹ, âm thầm cống hiến, chiến đấu mà không có huy chương.
Tuy nhiên, chỉ sau đúng có năm. Đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, tất cả các chiến sỹ âm thầm, lẫn chiến sỹ được huân chương, và cả những chiến sỹ được tuyên anh hùng, đột nhiên bị biến mất và lãng quên. Đến tận hôm nay- giữa tháng 5/2014.
Lại lo, sự hy sinh-cống hiến của các anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, bị câu chuyện trên lặp lại. Có khi, đối tượng tác chiến của anh em, bị dấu mất cả tên, chỉ còn là ‘tầu lạ’ của ‘nước lạ’, như bấy lâu nay mà thôi.

Thôi, bỏ qua !
Các cụ trong OF à, lần uống rượu gần nhất tới đây, các cụ hãy giành 1 chén, để uống cho Hải quân nhà cháu, các cụ nhá.
Cái lo của cụ cũng có cái lý của nó vì nó đã từng xảy ra trong quá khứ, nhưng bây giờ thời thế đã thay đổi nhiều. Cũng có thể cái đã từng xảy ra coi như bài học và để các nhà lãnh đạo có những hành sử sáng suốt hơn. Những người con hy sinh xương máu cho đất nước VN sẽ luôn được con cháu và các thế hệ sau tìm hiểu, ghi nhớ một cách khách quan.
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Em vẫn nhớ có một liệt sỹ hải quân hy sinh khi đánh tàu Maddox là cựu học sinh Việt Đức, hình như tên là Đặng đình Lống, ngày em còn đi học vẫn còn nhớ chỗ ngồi của anh ấy, không biết nhà trường còn có nhắc tên anh ấy không?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,808
Động cơ
362,053 Mã lực
Em vẫn nhớ có một liệt sỹ hải quân hy sinh khi đánh tàu Maddox là cựu học sinh Việt Đức, hình như tên là Đặng đình Lống, ngày em còn đi học vẫn còn nhớ chỗ ngồi của anh ấy, không biết nhà trường còn có nhắc tên anh ấy không?
Xin giả nhời bác:
1/ Nếu trường Việt Đức này ở Hà Nội thì không phải. Anh Đ Đ Lống không phải là người Hà Nôi..
2/ Anh Đ Đ Lống hy sinh vào ngày 05/08/1964, trong trận đánh trả máy bay Mỹ, lần đầu tiên xâm phạm miền Bắc. Anh Lống ở tầu tuần tiễu 79 tấn, không liên quan gì đến tầu phóng lôi, đánh trận ngày 02/08/1964 với khu trục hạm Ma-Đốc của Mỹ.

Cảm ơn bác đã tìm hiểu.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Xin giả nhời bác:
1/ Nếu trường Việt Đức này ở Hà Nội thì không phải. Anh Đ Đ Lống không phải là người Hà Nôi..
2/ Anh Đ Đ Lống hy sinh vào ngày 05/08/1964, trong trận đánh trả máy bay Mỹ, lần đầu tiên xâm phạm miền Bắc. Anh Lống ở tầu tuần tiễu 79 tấn, không liên quan gì đến tầu phóng lôi, đánh trận ngày 02/08/1964 với khu trục hạm Ma-Đốc của Mỹ.

Cảm ơn bác đã tìm hiểu.
Cảm ơn bác Baoleo, em chắc bác biết tên liệt sỹ hải quan cựu học sinh VĐ, cũng hy sinh ngay5/8/64?! Bác có thể gọi tên anh ấy giúp em được không?? Em không thể tìm được.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Bài 10: Nốt vĩ thanh trầm của biên đội tầu phóng lôi:

Sau khi được trả về, các thủy binh nhanh chóng được trên cho ra quân.
Họ lập tức chìm vào trong triệu triệu người dân Việt và khuất lấp dưới lớp-lớp khói bụi thời gian.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện đánh tầu Ma-Đốc, bói mãi, mới tìm ra vài người.

Nhưng hy vọng chúng ta hôm nay, sẽ mãi nhớ về những thủy binh của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc nói riêng, và các chiến sỹ Hải quân nói chung – những người luôn có số phận bi hùng.

Chợt liên tưởng. Dạo này, đang có các bài viết về các lực lượng ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc, đang xâm lấn chủ quyền nước ta trên vùng biển Hoàng Sa. Nói ngay cho nó vuông, ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, cũng chính là anh em Hải quân mà ra.
Các đ/c ấy, đến nay, mới chỉ nhận được lời biểu dương từ các lãnh đạo. Chưa có huân chương, càng chưa có danh hiệu anh hùng.
Các lãnh đạo vẫn đang hô hào anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ tiếp tục hy sinh, và các lãnh đạo sẽ ghi nhớ.

Chợt nhớ tới cuộc chiến chống quân Trung Quốc 10 năm. Từ năm 1979 đến năm 1989. Có nhiều vạn huân chương, nhiều chục anh hùng được tuyên. Cùng với đó là nhiều chục nghìn chiến sỹ, âm thầm cống hiến, chiến đấu mà không có huy chương.
Tuy nhiên, chỉ sau đúng có năm. Đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, tất cả các chiến sỹ âm thầm, lẫn chiến sỹ được huân chương, và cả những chiến sỹ được tuyên anh hùng, đột nhiên bị biến mất và lãng quên. Đến tận hôm nay- giữa tháng 5/2014.
Lại lo, sự hy sinh-cống hiến của các anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, bị câu chuyện trên lặp lại. Có khi, đối tượng tác chiến của anh em, bị dấu mất cả tên, chỉ còn là ‘tầu lạ’ của ‘nước lạ’, như bấy lâu nay mà thôi.

Thôi, bỏ qua !
Các cụ trong OF à, lần uống rượu gần nhất tới đây, các cụ hãy giành 1 chén, để uống cho Hải quân nhà cháu, các cụ nhá.
Cụ viết hay quá, nhiều khi các lãnh đạo ở quá cao không nhìn rõ ở dưới được, hào hùng và bi tráng là vậy!:(
 

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,425 Mã lực
Chúc mừng bác Baoleo đến với diễn đàn. Mảng đề tài quân sự sẽ tỏa sáng hơn nữa khi có các cựu binh lão làng sử văn tham gia :)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Chào bác Baoleo, welcome bác đến với OF. Ko chỉ ở trên diễn đàn mà ngoài đời e cũng ngưỡng mộ con người của bác lắm :D.

E có người thân ở phân đội tàu tuần tiễu hộ tống tàu phóng lôi đánh Madoxx, cũng phân đội này là đơn vị đêm hôm sau đi tìm đồng đội trận Thượng Hạ Mai. Theo lời của các bác cựu binh Hải quân thì trận Thượng Hạ Mai ta phán đoán sai lực lượng của địch nên mới tổ chức 1 biên đội tấn công như trận đánh Madoxx. Tàu Mỹ cơ động che dấu đội hình nên trên rada chỉ nhìn ra một tàu khu trục. Khi tàu ta tiếp cận, tàu địch cơ động giãn đội hình bộc lộ ra 3 tàu khu trục bao vây đội hình tàu phóng lôi ta. Có vài câu chuyện được kể lại (theo e có thể là hư cấu) về hành động anh hùng của chiến sỹ ta trận này. 2 chuyện e nhớ nhất đó là khi bị bao vây 1 tàu của ta dùng tốc độ cao thoát được ra ngoài, rút theo lệnh của trên. Tuy nhiên chứng kiến đồng đội bị địch oanh kích thảm khốc nên cả tàu đã quay lại chiến đấu và bị đánh chìm cùng cả biên đội. Câu chuyện thứ 2 kể về một chiến sỹ sau khi tàu chìm được cano Mỹ vớt lên, lên boong chiến sỹ này đã dùng dao găm đâm một chuẩn đô đốc Mỹ?. E nhớ mọi người có nhắc đến tên của chiến sỹ đó, hôm nào gặp e hỏi lại để nhờ cụ Baoleo xác minh.
Lính tàu tuần tiễu ngày xưa kiêu hùng lắm, đánh máy bay, đánh tàu biệt kích, tiếp tế đảo, hộ tống tàu...trăm dâu đổ đầu tằm hết. Lính tàu phóng lôi, săn ngầm sướng hơn vì nhiệm vụ chính là "trú tránh" :D. Có những lần địch phong tỏa ác liệt, khi nhận nhiệm vụ đi tiếp tế đảo hay tìm kiếm đồng đội ngoài khơi lính ta gần như được tế sống trước khi lên đường. Tiếp tế đảo Cồn Cỏ là nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm nhất với tàu tuần tiễu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top