- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,852
- Động cơ
- 363,687 Mã lực
PHẦN 3:
CUỘC TRAO ĐỔI TÙ BINH HI HỮU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Bài 6/ Dẫn chuyện của baoleo:
(với tư cách người cùng đơn vị và Quân chủng)
Sau một thời gian thương lượng giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính quyền Mỹ, qua trung gian của Pháp, như là 1 món quà để thúc đẩy Hội nghị Hòa đàm Ba-Lê, một ‘Cuộc trao đổi tù binh hiếm hoi’ trong kháng chiến chống Mỹ, trao đổi 3 phi công Mỹ lấy 19 thủy thủ đoàn của biên đội tầu phóng lôi, từng đánh tầu Ma Đốc, đã được thực hiện.
Vào ngày 02/10/1968, ta đã trao trả cho Mỹ 3 phi công ở vùng biển Sầm Sơn, , phi công Mỹ được trực thăng Mỹ đón.
Ngày 05/10/1968, 5 sỹ quan của biên đội tầu phóng lôi, được Mỹ trao trả trước, tại sân bay Viên Chăn-Lào.
Còn đến ngày 21/10/1968, 14 thủy thủ ta được tầu khu trục USS Dubuque (LPA-8), dưới sự hộ tống của hai tầu khu trục khác, là HMAS PERTH và USS BAUSELL, trở đến ngoài khơi, cách bờ biển Cửa Lò 12 hải lý.
Sau đó, Hải quân Mỹ cấp cho các chiến sỹ ta 1 xuồng máy loại xịn.
Các chiến sỹ Hải quân của ta, tự lái xuồng, rời tầu USS Dubuque (LPA-8), và tự đi vào bờ Sầm Sơn.
Đặc biệt, cần phải nói thêm về chiếc xuồng máy này. Từ trước cho đến lúc ấy, phe XHCN chưa từng biết đến một chiếc xuồng hoàn hảo đến như thế. Vì thế, chiếc xuồng máy là một tặng vật trời cho, của hiếm để phe XHCN nghiên cứu về cấu tạo một chiếc xuồng máy cứu hộ của Hải quân Mỹ. Vì thế, sau khi cập bờ, chiếc xuồng liền được đưa đi cất dấu, và sau này, Chiếc xuồng này được ta biếu cho Liên xô, để bạn nghiên cứu.
Đây có lẽ là trường hợp trao đổi tù binh hy hữu trong kháng chiến chống Mỹ.
Bình luận thêm một số vấn đề:
a/ Tại sao lại là 12 hải lý:
Thời đó, lãnh hải của một quốc gia, được tính là cách bờ 12 hải lý, ngoài đó, là lãnh hải quốc tế. Bởi thế, biên đội tầu chiến Mỹ, hộ tống và tiễn các chiến sỹ Hải quân ta, dừng lại ở ngay mép lãnh hải quốc tế, để tiễn các chiến sỹ Hải quân ta.
Cái quy định cự ly 12 hải lý cũng khá buồn cười. Khi đưa ra quy định này, quốc tế lập luận rằng: cự ly lãnh hải của một quốc gia, là hết tầm bắn của đại bác (hị hị). Sau này, khi đã có tên lửa vượt đại châu, cái quy định này được bàn cãi lại, và hiện nay, cũng chưa rõ ràng. Như Việt ta, ở vùng không bị chồng lấn như biển Đông, tớn ra dững trăm lý.
b/ Trình độ của chiến sỹ Hải quân ta:
Như đã kể, các chiến sỹ Hải quân ta được trao trả ở cự ly 12 hải lý. 12 lý tức là tầm gần 25 cây. Mà tầm nhìn xa chỉ có hơn 10 km thôi nhé.
Trong điều kiện mênh mông trời nước, tầu hoàn toàn xa lạ, thế mà các chiến sỹ Hải quân ta làm chủ được ngay chiếc xuồng hiện đại này. Tự lái, tự dẫn đường, chở về đúng Sầm Sơn.
c/ Tính cao thượng-thượng võ của Hải quân nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng:
Như đã kể, Hải quân Mỹ cấp cho các chiến sỹ ta 1 xuồng máy loại xịn, một bí mật quân sự mà phe XHCN đang thèm muốn. Không những thế, họ còn cấp lương thực và nước uống. Đặc biệt, họ cấp cho lượng xăng dầu để chạy thỏa văn mái.
Đến mức, sau khi về đến Sầm Sơn, ta tổ chức đua xuồng đi cất dấu, chạy chán chê mê mỏi, xăng dầu Mỹ cấp vẫn ổn.
Vì sao Hải quân Mỹ lại cấp cho ta của báu đấy, Thì ra, đây là một tập tính cao thượng-thượng võ của Hải quân nói chung.
Đơn cử thế này: Khi các chiến hạm nghịch thù gập nhau, thì đánh nhau chí tử, cốt dìm thằng bên kia xuống biển.
Nhưng một khi tầu đối phương đã tan tành, chìm nghỉm roài, và thủy thủ đoàn đối phương sống sót đang bơi lỏm ngỏm trên đại dương, thì bên thắng trận lập tức dừng tầu, hạ xuồng cứu sinh, cứu tối đa lính hải quân đối phương, vớt họ lên, đưa về tầu của mình chăm sóc. Nếu bên thắng trận có là tầu ngầm nguyên tử đi chăng nữa, thì tầu cũng cứ nổi lên, vớt đối phương, đưa về tầu mình.
Kệ *** nó bí với chả mật quân sự hay giai cấp-giai tầng.
(Nhưng trừ Hải quân Trung Quốc)
(Bài sau: Tư liệu 'Nhật ký chiến tranh, của Bộ Quốc phòng Mỹ')
CUỘC TRAO ĐỔI TÙ BINH HI HỮU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Bài 6/ Dẫn chuyện của baoleo:
(với tư cách người cùng đơn vị và Quân chủng)
Sau một thời gian thương lượng giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính quyền Mỹ, qua trung gian của Pháp, như là 1 món quà để thúc đẩy Hội nghị Hòa đàm Ba-Lê, một ‘Cuộc trao đổi tù binh hiếm hoi’ trong kháng chiến chống Mỹ, trao đổi 3 phi công Mỹ lấy 19 thủy thủ đoàn của biên đội tầu phóng lôi, từng đánh tầu Ma Đốc, đã được thực hiện.
Vào ngày 02/10/1968, ta đã trao trả cho Mỹ 3 phi công ở vùng biển Sầm Sơn, , phi công Mỹ được trực thăng Mỹ đón.
Ngày 05/10/1968, 5 sỹ quan của biên đội tầu phóng lôi, được Mỹ trao trả trước, tại sân bay Viên Chăn-Lào.
Còn đến ngày 21/10/1968, 14 thủy thủ ta được tầu khu trục USS Dubuque (LPA-8), dưới sự hộ tống của hai tầu khu trục khác, là HMAS PERTH và USS BAUSELL, trở đến ngoài khơi, cách bờ biển Cửa Lò 12 hải lý.
Sau đó, Hải quân Mỹ cấp cho các chiến sỹ ta 1 xuồng máy loại xịn.
Các chiến sỹ Hải quân của ta, tự lái xuồng, rời tầu USS Dubuque (LPA-8), và tự đi vào bờ Sầm Sơn.
Đặc biệt, cần phải nói thêm về chiếc xuồng máy này. Từ trước cho đến lúc ấy, phe XHCN chưa từng biết đến một chiếc xuồng hoàn hảo đến như thế. Vì thế, chiếc xuồng máy là một tặng vật trời cho, của hiếm để phe XHCN nghiên cứu về cấu tạo một chiếc xuồng máy cứu hộ của Hải quân Mỹ. Vì thế, sau khi cập bờ, chiếc xuồng liền được đưa đi cất dấu, và sau này, Chiếc xuồng này được ta biếu cho Liên xô, để bạn nghiên cứu.
Đây có lẽ là trường hợp trao đổi tù binh hy hữu trong kháng chiến chống Mỹ.
Bình luận thêm một số vấn đề:
a/ Tại sao lại là 12 hải lý:
Thời đó, lãnh hải của một quốc gia, được tính là cách bờ 12 hải lý, ngoài đó, là lãnh hải quốc tế. Bởi thế, biên đội tầu chiến Mỹ, hộ tống và tiễn các chiến sỹ Hải quân ta, dừng lại ở ngay mép lãnh hải quốc tế, để tiễn các chiến sỹ Hải quân ta.
Cái quy định cự ly 12 hải lý cũng khá buồn cười. Khi đưa ra quy định này, quốc tế lập luận rằng: cự ly lãnh hải của một quốc gia, là hết tầm bắn của đại bác (hị hị). Sau này, khi đã có tên lửa vượt đại châu, cái quy định này được bàn cãi lại, và hiện nay, cũng chưa rõ ràng. Như Việt ta, ở vùng không bị chồng lấn như biển Đông, tớn ra dững trăm lý.
b/ Trình độ của chiến sỹ Hải quân ta:
Như đã kể, các chiến sỹ Hải quân ta được trao trả ở cự ly 12 hải lý. 12 lý tức là tầm gần 25 cây. Mà tầm nhìn xa chỉ có hơn 10 km thôi nhé.
Trong điều kiện mênh mông trời nước, tầu hoàn toàn xa lạ, thế mà các chiến sỹ Hải quân ta làm chủ được ngay chiếc xuồng hiện đại này. Tự lái, tự dẫn đường, chở về đúng Sầm Sơn.
c/ Tính cao thượng-thượng võ của Hải quân nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng:
Như đã kể, Hải quân Mỹ cấp cho các chiến sỹ ta 1 xuồng máy loại xịn, một bí mật quân sự mà phe XHCN đang thèm muốn. Không những thế, họ còn cấp lương thực và nước uống. Đặc biệt, họ cấp cho lượng xăng dầu để chạy thỏa văn mái.
Đến mức, sau khi về đến Sầm Sơn, ta tổ chức đua xuồng đi cất dấu, chạy chán chê mê mỏi, xăng dầu Mỹ cấp vẫn ổn.
Vì sao Hải quân Mỹ lại cấp cho ta của báu đấy, Thì ra, đây là một tập tính cao thượng-thượng võ của Hải quân nói chung.
Đơn cử thế này: Khi các chiến hạm nghịch thù gập nhau, thì đánh nhau chí tử, cốt dìm thằng bên kia xuống biển.
Nhưng một khi tầu đối phương đã tan tành, chìm nghỉm roài, và thủy thủ đoàn đối phương sống sót đang bơi lỏm ngỏm trên đại dương, thì bên thắng trận lập tức dừng tầu, hạ xuồng cứu sinh, cứu tối đa lính hải quân đối phương, vớt họ lên, đưa về tầu của mình chăm sóc. Nếu bên thắng trận có là tầu ngầm nguyên tử đi chăng nữa, thì tầu cũng cứ nổi lên, vớt đối phương, đưa về tầu mình.
Kệ *** nó bí với chả mật quân sự hay giai cấp-giai tầng.
(Nhưng trừ Hải quân Trung Quốc)
(Bài sau: Tư liệu 'Nhật ký chiến tranh, của Bộ Quốc phòng Mỹ')